Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de thi hsg tinh lop 12 mon dia ly 54990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.95 KB, 5 trang )

ONTHIONLINE.NET

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT - BẢNG A
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (3,5 điểm)
a. Nêu đặc điểm phân bố lượng mưa theo vĩ độ trên trái đất ? Vì sao ở khu vực xích đạo
mưa nhiều nhất ?
b. Tại sao ở vùng ven biển ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền , ban đêm thì gió thổi
từ đất liền ra biển?
Câu 2. ( 2,0 điểm)
Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Vì sao khí hậu nước
ta có tính chất nhiệt đới?
Câu 3. ( 3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học. Anh ( chị ) hãy:
a. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
b. Trình bày quá trình hình thành đất Feralit? Tại sao nước ta chủ yếu đất Feralit?
Câu 4. ( 2,5 điểm)
a. Trình bày khái quát về Biển Đông? Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu
nước ta?
b. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
Câu 5. (3,5 điểm)
a. Nêu các biện pháp nhằm sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của nước ta?
b. Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
của nước ta.
Câu 6. ( 5,0 điểm)
Cho bảng số liệu
Dân số và sản lượng lúa cả nước của nước ta thời kỳ 1982-2005


Năm
1982
1986
1990
1995
2002
2005
Số dân (triệu người)
56.2
61.2
66
72
79.7
83.1
Sản lượng lúa ( triệu tấn)
14.4
16
19.2
25
34.4
36
Anh ( chị) hãy:
a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (đơn vị: kg/người)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa
bình quân trên đầu người thời kỳ 1982-2005
c. Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu rút nhận xét .
--- Hết --(Lưu ý: Thí sinh được mang Átlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi)
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:................



Giáo viên ra đề: Lê Đình Hoàng
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011 – 2012

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT - BẢNG A
Câu Ý Nội dung
1
a Nêu đặc điểm phân bố lượng mưa theo vĩ độ trên trái đất
- Mưa nhiều nhất ở khu vùng Xích Đạo.
(3,5)
- Mưa tương đối nhiều ở vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.
- Mưa càng về gần 2 cực, mưa càng ít
Vì sao ở khu vực xích đạo mưa nhiều nhất
- Đây là khu áp thấp, nhiệt độ cao, nước bốc hơi mạnh
- Phần lớn diện tích là đại dương và rừng rậm xích đạo
b

2
(2,0)

Tại sao ở vùng ven biển ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền , ban đêm thì gió
thổi từ đất liền ra biển
- Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và nước biển
- Ban ngày: Mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ lên cao, không khí nở ra trở thành
khu áp thấp. Nước biển nóng chậm hơn mặt đất, nước vẫn còn lạnh trở thành áp

cao nên gió sẽ thổi vào đất liền
- Ban đêm: Mặt đất nguội nhanh hơn nước biển nên mặt đất hình thành áp cao,
biển nóng hơn nên hình thành áp thấp, gió thổi từ áp cao từ đất liền ra áp thấp ở
biển.
Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào
* Tính chất nhiệt đới:
- Tổng bức xạ, cán cân bức xạ luôn dương.
- Nhiệt độ trung bình năm toàn quốc cao hơn 200.
- Tổng số giờ nắng trong năm lớn: từ 1400 – 3000 giờ / năm.
* Tính chất ẩm
- Lượng mưa trung bình năm lớn, từ: 1500mm – 2000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương
Vì sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
- Hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn
- Mọi nơi trên lãnh thổ đều có Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


3
a
(3,5)

b

4
a
(2,5)

Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta
- địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là đồi, núi.
+ Phần lớn là đồi, núi thấp dưới 1000m.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
+ Trẻ hóa và phân bậc rõ rệt.
+ Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:Tây bắc – Đông nam ( hữu ngạn sông
Hồng đến dãy Bạch Mã) và hướng vòng Cung (Vùng Đông Bắc, Trường Sơn
Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Biểu hiện: Xâm thực mạnh ở vùng đồ núi, bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng…
- Địa hình chịu tác động của con người
Biểu hiện : Các hoạt động sản xuất của con người tác động vào địa hình ( khai
thác đá, khai thác rừng tăng thêm độ xói mòn, rửa trôi…)
Trình bày quá trình hình thành đất Feralit
Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra cường độ mạnh, tạo
nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm chua đất, đồng
thời có sợ tích tụ ôxit sắt, ôxit nhôm tạo ra đất đỏ vàng , đất này còn gọi là đất
Feralit
Tại sao nước ta chủ yếu đất Feralit?
- Quá trình Feralit là quá trình hình hành đất đặc trưng cho vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm mà nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm
- Nước ta ¾ là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, quá trình Feralit diễn
ra mạnh ở vùng đồ núi thấp
a Trình bày khái quát về Biển Đông?
- Là vùng biển rộng lớn, với 3,477 triệu km2.
- Là vùng biển tương đối kín.
- Nằm trong khu vực nhiệt ẩm gió mùa
Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
- Lượng mưa lớn và độ ẩm lớn
- Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt
nóng nực trong mùa hè ( điều hoà khí hậu) .
- Làm cho khí hậu nước ta có tính chất hải dương

b

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông
nghiệp?
* Thuận lợi:
- Cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước

- Thuận lợi thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi
* Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết khí hậu: hạn hán , lũ lụt, rét đậm, rét

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5

0,5
0.5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,5
0,5


hại, sương muối…ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp: canh tác, cơ cấu cây
trồng, thời vụ, năng suất…
5
a

(3,5)

b

Nêu các biện pháp nhằm sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của nước ta?
 Đối với vùng đồi núi
- Hạn chế xói mòn bằng cách áp áp dụng các biện pháp tổng hợp: Thuỷ lợi,
canh tác
- Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp
- Bảo vệ rừng và đất rừng
- Tổ chức chức định canh, định cư cho dân miền núi
 Đối với vùng đồng bằng
- Cần quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng đất nông nghiệp
- Đẩy mạnh thâm canh , canh tác hợp lý ,nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Cải tạo và chống hiện tượng đất phèn, đất mặn, đất bạc màu
- Chống hiện tượng ô nhiễm đất
Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi
trường của nước ta.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

- Duy trì, phát triển các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái.
- Đảm bảo sự giàu có và đa dạng sinh học, cây trồng vật nuôi.

0,25
- Đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên.
0,25
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu sống của con người.
0,25
- Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài 0,25
nguyên.
0,25
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
0,25
6
a
(5,0)
b

Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (đơn vị: kg/người)
Năm
1982
1986
1990
1995
2002 2005
Sản lượng lúa bình quân 257.4 261.4 290.9 347.2
431.6 433.2
đầu người ( kg/người)
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng
lúa bình quân trên đầu người thời kỳ 1982-2005
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn ( đồ thị) .
- Xử lý số liệu: Lấy năm 1982 làm gốc bằng 100%
- Kết quả:


(đơn vị %)
Năm
Số dân
Sản lượng lúa

1982
100.0
100.0

1986
109.9
111.1

1990
117.4
133.3

1995
128.1
173.6

2002
141.8
238.9

2005
147.9
272.2


Sản lượng lúa/ người

100.0

101.6

113.0

134.9

167.7

168.3

-

Yêu cầu: Chính xác, có chú giải, có tên biểu đồ, trực quan .Các loại biểu đồ

0.5

1.5

0.5


khác không cho điểm. ( nếu vẽ thiếu 1 chi tiết thì trừ 0,25 điểm)
c

. Từ biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu rút nhận xét
 Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Dân số, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng nhưng tốc độ
gia tăng khác nhau:
- Dân số tăng đều, tăng 47.9%
- Sản lượng lúa tăng nhanh, tăng 172.7%
- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 68.3%
- Sản lượng lúa tăng nhanh sau năm 1986 ( dẫn chứng)
 Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
Dân số, sản lượng lúa, sản lượng lúa tăng nhanh:
- Dân số tăng: 26.9 triệu người, tăng 1.48 lần
- Sản lượng lúa tăng: 24.8 triệu tấn, tăng 2.72 lần
- Nước ta là nước có dân số đông, sản lượng lúa cao ( dẫn chứng)
 Kết luận: Dân số đông, tăng nhanh; sản lượng lúa tăng nhanh, cao và tăng
nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số nên sản lượng lương thực bình quân đầu
người liên tục tăng và tăng nhanh.
Tuy nhiên nếu so với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống hì sản lượng lúa
tăng còn chậm vì dân số tăng 1% thì sản lượng lương thực phải tăng 4%
--- Hết--Lưu ý: Thí sinh trình bày theo các cách khác nhau nhưng đủ ý thì vẫn cho
điểm tối đa

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25




×