BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THPT Kim sơn A
GV ra đề: Trần Chí Trung
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ
cùng nguồn gốc thì gọi là:
A. bằng chứng phôi sinh học. B. bằng chứng giải phẫu so sánh.
C. bằng chứng sinh học phân tử. D. bằng chứng địa lí sinh học.
Câu 2: Theo Đácuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa là:
A. biến dị cá thể hay biến dị không xác định
B. những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
C. biến đổi đồng loạt hay xác định
D. biến dị cá thể hay biến dị xác định
Câu 3: Giả thuyết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các
nhóm là: A =0,45; B= 0,21; AB=0,3; O=0,04. Gọi p là tần số tương đối của alen I
A
, còn q- I
B
; r – I
0
.
Tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu là bao nhiêu ?
A. p = 0,2; q = 0,7; r = 0,1 B. p = 0,5; q = 0,3; r = 0,2
C. p = 0,3; q = 0,4; r = 0,3 D. p = 0,4; q = 0,3; r = 0,4
Câu 4: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 5: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được
toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.
B. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng
C. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
D. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
Câu 6: Khi môi trường sống thay đổi một thể đột biến có thể
A. hồi biến, trở lại trạng thái ban đầu B. rất có lợi cho cơ thể
C. rất có hại cho cơ thể D. thay đổi giá trị thích nghi của nó
Câu 7: Vai trò chủ yếu của chọn lọc cá thể là
A. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của cá thể
B. làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể
C. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
D. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định
Câu 8: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 60AA:40aa. Sau 5 thế hệ ngẫu phối thì quần thể có
cấu trúc di truyền như thế nào ?
A. 0,64AA:0,32Aa:0,04aa B. 0,36AA: 0,48Aa:0,16aa
C. 0,49AA:0,42Aa:0,09aa D. 0,25AA:0,5Aa:0,25aa
Câu 9: Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu
trúc di truyền của mỗi quần thể như sau:
- quần thể I: MM – 25%; NN – 25%; MN- 50%
- quần thể II: MM – 39%; NN – 6%; MN- 55%
- quần thể III: MM – 4%; NN – 81%; MN- 15%
- quần thể IV: MM – 64%; NN – 32%; MN- 0,04%
Những quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền ?
Trang 1/3 - Mã đề thi 132
A. quần thể I và IV B. quần thể I và III C. quần thể II và IV D. quần thể I và II
Câu 10: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi , thì chọn lọc tự nhiên tác động vào sinh vật
như thế nào:
A. Tác động tới kiểu gen thông qua kiểu hình.
B. Tác động trực tiếp vào kiểu gen.
C. tác động nhanh với alen lặn, chậm với alen trội.
D. Tác động gián tiếp vào kiểu hình.
Câu 11: Công thức nào sau đây là chưa chính xác ? ( biết quần thể có cấu trúc di truyền là;
xAA+yAa+zaa=1)
A. q=z+y/2 B. q=
2
q
C. p+q=1 D. p=x+y/2
Câu 12: Một đột biến có hại có thể bị loại trừ ra khỏi quần thể chỉ sau một thế hệ khi nó là:
A. đột biến trội có hại B. thể dị hợp có hại
C. đột biến lặn có hại D. thể đồng hợp lặn có hại
Câu 13: Thường biến không phải là nguyên liệu trực tiếp cho tiến hóa vì
A. thường hình thành các cá thể mất khả năng sinh sản
B. tỉ lệ các cá thể mang thường biến ít
C. thường hình thành các cá thể só sức sống kém
D. không di truyền được
Câu 14: Sự hình thành loài mới theo Đácuyn như thế nào ?
A. loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của ngoại cảnh
B. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi
nhỏ trong một thời gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
C. loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của sự thay đổi tập tính của động vật
D. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên,
theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung
Câu 15: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới?
A. bằng chứng giải phẫu học so sánh B. bằng chứng phôi sinh học so sánh
C. bằng chứng sinh học phân tử D. bằng chứng tế bào học
Câu 16: Theo Đácuyn, nhân tố có vai trò chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là:
A. biến dị cá thể và quá trình giao phối
B. CLTN tác động thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền
C. đột biến, giao phối, CLTN
D. đột biến và CLTN
Câu 17: Dấu hiệu nào không phải của tiến bộ sinh học;
A. phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú
B. số lượng cá thể giảm dần , tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
C. số lượng cá thể tăng dần , tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
D. khu phân bố mở rộng và liên tục.
Câu 18: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một có 2 alen qui định: A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với a qui định hoa trắng. Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng Hacdi- Vanbec
A. 25% hoa trắng
B. 100% hoa đỏ có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ bất kỳ
C. 100% hoa đỏ có kiểu gen Aa
D. 100% hoa trắng
Câu 19: Khảo sát một quần thể cây tự thụ phấn, người ta thấy ở thế hệ thứ nhất có 50% các cá thể có
kiểu gen Aa. Ở thế hệ tiếp theo, số cá thể mang kiểu gen Aa sẽ là:
A. 12,5% B. 50% C. 25% D. 75%
Câu 20: Quần thể luôn đạt trạng thái can bằng Hacdi – Vanbec là quần thể
A. không tiến hóa B. đã tiến hóa
C. đang tiến hóa D. không xác định được
Câu 21: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là lòai
mới vì :
Trang 2/3 - Mã đề thi 132
A. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
B. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái lớn hơn hẳn các cây 2n.
C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ.
D. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 22: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể
sinh vật nhân thực vì:
A. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
B. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.
D. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.
Câu 23: Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
B. đột biến, biến động di truyền
C. di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên
D. đột biến, di – nhập gen
Câu 24: Nhân tố tiên hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả 2 quần
thể là:
A. đột biến B. biến động di truyền C. di – nhập gen D. chọn lọc tự nhiên
Câu 25: Một cá thể có kiểu gen AaBbCc sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất
hiện:
A. 4 B. 6 C. 8 D. 2
Câu 26: Mặt chủ yếu của CLTN theo quan niệm hiện đại là phân hóa khả năng
A. sống sót của những cá thể thích nghi hơn
B. sống sót của những các thể thích nghi nhất
C. sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
D. sinh sản của những cá thể thích nghi nhất
Câu 27: Loài sinh học là:
A. một đơn vị sinh sản, một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể không thống nhất về sinh thái, di
truyền và có sự cách li sinh sản hoàn toàn với loài khác
B. một đơn vị sinh sản, một đơn vị tổ chức nhân tạo, một thể thống nhất về sinh thái, di truyền và có
sự cách li sinh sản hoàn toàn với loài khác
C. . một đơn vị sinh sản, một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể không thống nhất về sinh thái, di
truyền và có sự cách li sinh sản chưa hoàn toàn với loài khác
D. một đơn vị sinh sản, một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái, di truyền và có
sự cách li sinh sản hoàn toàn với loài khác
Câu 28: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền , xét 1 gen có 2 alen (A và a), người ta
thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 16 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong
quần thể này là:
A. 32% B. 3,2%. C. 16% D. 37,5%
Câu 29: Thực chất của quá trình hình thành loài mới là
A. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới,
cách li sinh sản với quần thể gốc B. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể
ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
C. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới,
cách li sinh sản với quần thể gốc D. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể
ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc
Câu 30: Một quần thể có 600 cá thể mang kiểu gen AA, 600 cá thể mang kiểu gen Aa và 300 cá thể
mang kiểu gen aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là:
A. 0,09AA: 0,42Aa:0,49aa B. 0,64AA: 0,32Aa:0,049aa
C. 0,36AA: 0,48Aa:0,16aa D. 0,16AA:
0,48Aa:0,36aa-----------------------------------------------
Trang 3/3 - Mã đề thi 132