Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐỒ án thiết kế dây chuyền sản xuất sản phẩm áo sơ mi nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.54 KB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên, là những năm tháng bổ ích của em. Qua thời gian học tập tại
đây, em đã nhận được rất nhiều sự dạy bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo đặc
biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ May và Thời trang, em thấy mình đã
trưởng thành thêm rất nhiều về kiến thức và cả các kỹ năng nhờ phương pháp
giảng dạy và tâm huyết của các thầy cô trong khoa.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô trong khoa,
những người đã luôn hết mình tâm huyết để mang tới cho chúng em những kiến
thức bổ ích nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo Hoàng Quốc
Chỉnh - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án
này.
Sau cùng em xin kính chúc tất cả các thầy cô trong khoa thật nhiều sức khoẻ,
niềm vui để có thể tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò chúng em đi tới thành
công.
Em xin chân thành cảm ơn
Hưng Yên, ngày 26 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Mai Anh

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp may đã và đang trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn
đất nước, mang lại giá trị kinh tế lớn. Những năm qua có rất nhiều trường Đại
học, Cao đẳng đến trường Trung cấp nghề đã đào tạo ngành Công nghệ May,
đóng góp một lực lượng lao động lớn cho ngành dệt may, đặc biệt kỹ sư công
nghệ may. Với mong muốn cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam nguồn
lao động chất lượng cao, Khoa Công nghệ May và Thời trang trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trong những năm qua đã rất nỗ lực đổi mới


phương pháp dạy và học. Trường đã tổ chức đào tạo nhiều môn học để giúp
cho sinh viên có thêm kiến thức áp dụng thực tế sau này. Thiết kế dây chuyền
là một môn học như vậy. Trong doanh nghiệp, khâu thiết kế dây chuyền có vai
trò rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất chất lượng sản phẩm. Do đó, để
củng cố kiến thức về môn học này, học kỳ này Khoa Công nghệ May và Thời
trang đã giao cho sinh viên thực hiện đồ án môn học Thiết kế dây chuyền.
Là một sinh viên học tập tại khoa Công nghệ May và Thời trang của Trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, em được giao nhận đề tài đồ án “Thiết kế
dây chuyền sản xuất sản phẩm áo sơ mi nam mã hàng 1239851”
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực và miệt mài tìm hiểu nhưng chắc chắn rằng đồ án
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp
ý của thầy cô cũng như các bạn để đồ án môn học của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
1
2
3
4
5
6

7
8

Tên hình vẽ
Hình 1: Hình vẽ mẫu kỹ thuật
Hình 2: Hình vẽ mô tả vị trí mặt cắt
Hình 3: Sơ đồ khối
Hình 4: Sơ đồ lắp ráp
Hình 5: Sơ đồ cây
Hình 6: Biểu đồ phụ tải trước đồng bộ
Hình 7: Biểu đồ phụ tải sau đồng bộ
Hình 8: Sơ đồ mặt bằng chuyền

Trang
8
10
15
17
19
26
30
33

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4
5


Tên bảng
Bảng 1: Số lượng cỡ vóc và màu sắc
Bảng 2: Thống kê chi tiết
Bảng 3: Bảng mô tả mặt cắt đường may
Bảng 4: Bảng thống kê nguyên phụ liệu
Bảng 5: Bảng quy trình công nghệ may trước đồng bộ

Trang
6
9
11
12
22

6

Bảng 6: Bảng quy trình may sau đồng bộ

27

7

Bảng 7: Ký hiệu và kích thước thiết bị được sử dụng trên

31

8

chuyền may

Bảng 8: Các thiết bị lắp đặt trên chuyền

34

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU KỸ THUẬT
MÃ HÀNG: 1239-851-Shark-Collar-LS
1.1 Dữ liệu ban đầu
- Mã hàng: 1239-851-Shark-Collar-LS
- Hãng: MILANO
- Chủng loại: Sơ mi nam
4


- Đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần may Đức Hạnh.
- Thị trường xuất: ITALY
- Thời hạn sản xuất: 20/03/2015 – 29/03/2015
Bảng 1. Bảng số lượng cỡ vóc và màu sắc
Cỡ
38
39
40
41
42
43
44
45

Màu
Trắng
Trắng

Trắng
Trắng
Trắng
Trắng
Trắng
Trắng

Tổng
600
650
780
800
910
1000
820
640

46

Trắng

400

47

Trắng

400
Tổng: 7000


*Dữ liệu khách hàng cung cấp bao gồm:
- Bản vẽ kỹ thuật mô tả sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật sản phẩm.
- Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu sử dụng.
- Bảng thông số kích thước thành phẩm các cỡ số.
1.2. Điều kiện sản xuất
Công ty cổ phần may Đức Hạnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày
11/11/2011 , là một công ty thành viên của tổng công ty Đức Giang chuyên gia
công các mặt hàng áo sơ mi cao cấp xuất khẩu. Vì vậy trình độ kỹ thuật, công
nghệ, thiết bị tại cơ sở này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng
này.
* Trình độ quản lý:
Trình độ quản lý nhìn chung tốt, tổ chức chuyên môn hóa cao đáp ứng được
nhu cầu sản xuất được các đơn hàng có độ phức tạp khác nhau.
5


* Thiết bị sử dụng:
Trang thiết bị sử dụng trong chuyền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
năng xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ đơn hàng có
độ phức tạp cao. Hiện tại, cơ sở này tập trung thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực
may và gia công áo sơ mi cao cấp.
Với những điều kiện đó, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của
đơn hàng này.
1.3. Đặc điểm đơn hàng
1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm
Mặt ngoài:
- Sản phẩm là áo sơ mi nam dài tay,cổ đức chân rời.
- Thân trước có nẹp cúc và nẹp khuyết rộng lần lượt là 2cm, 3cm. Không
có túi ngực. Thùa khuyết đầu bằng ngang.
- Thân sau có cầu vai rời, áo không xếp ly.

- Tay áo dài, măng séc 2 ly.
- Gấu đuôi tôm.
Mặt trong:
- Có nhãn cỡ tại chân cổ và nhãn hãng tại cầu vai lót. Đường sườn áo bên
phải từ gấu lên 8cm gắn nhãn hướng dẫn sử dụng.
1.3.2. Mẫu kỹ thuật
Hình 1. Hình vẽ mô tả mẫu kỹ thuật

6


Thân trước

Thân sau

7


1.3.3Bảng thống kê chi tiết
Bảng2. Bảng thống kê chi tiết
Vị Trí

STT

Tên chi tiết

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Lá cổ
Chân cổ
Mex lá cổ
Mex chân cổ
Mang tay
Thép tay
Măng séc
Mex măng séc
Cá thép tay
Thân sau
Cầu vai
Đáp nhãn
Thân trước trái
Thân trước phải

Cổ áo

Tay áo


Thân sau
Thân trước

Số lượng
2
2
1
1
2
2
4
2
2
1
2
1
1
1

1.4. Vị trí mặt cắt
1.4.1. Mô tả cấu trúc đường may
Mỗi sản phẩm được ghép lại từ các chi tiết riêng lẻ với nhau. Sự liên kết đó
được thực hiện bởi các đường may. Có rất nhiều loại đường may khác nhau, mỗi
loại đường may có tính chất và mục đích sử dụng riêng. Do đó, một sản phẩm
có thể sử dụng nhiều loại đường may khác nhau. Sản phẩm áo sơ mi nam của
đơn hàng sử dụng các loại đường may sau:
- Đường may can chắp
- Đường may diễu 0,1 – 0,6
1.4.2. Mô tả vị trí mặt cắt


8


Hình 2. Hình vẽ mô tả vị trí mặt cắt

Thân trước

9


Thân sau
1.4.3. Cấu trúc mặt cắt đường may
Bảng 3. Bảng mô tả mặt cắt đường may
STT

1

Vị trí

Cấu trúc đường may

A–A
Cổ áo

1

Ghi chú
a. Lá cổ chính
b. Mex bản cổ
c. Lá cổ lót

d. Chân cổ chính
e. Mex chân cổ
f. Chân cổ lót
g. Thân áo
1. Đường may chắp
bản cổ
2. Diễu bản cổ
3. Chắp ba lá
4. May bọc chân cổ
5.May cổ vào thân áo
6. Mí chân cổ

10


2

B–B
Tra tay

3

C–C
Cửa tay

a. Tay áo
b. Thân áo

2


3
4

5

E–E
Vai con

F–F
May
cầu vai

1
1

4

a.lá bác tay chính
b.mex
c.lá bác tay lót
d.Tay áo
1.may bọc măng séc
2.may lộn măng séc
3.diễu măng séc
4.Tra măng séc
a. Cầu vai lớp ngoài
b. Cầu vai lớp lót
c. Thân trước
1. Chắp cầu vai vào
thân trước

2. mí cầu vai
a. Cầu vai chính
b. Cầu vai lót
c. Thân sau
1. Đường may mí cầu
vai
2. đường chắp cầu vai
vào thân sau
a. Thân trước áo
1. Đường may mí thân
trước

6

G–G
May
nẹp

8

H–H
May
sườn

a. Thân sau
b. Thân trước
1. Đường may cuốn
sườn

9


I–I
May
gấu

a. Thân áo
1. Đường may cuốn
gấu
11


1.5. Đặc điểm nguyên phụ liệu sử dụng
Căn cứ vào yêu cầu đưa ra của đơn hàng ta lập được bảng nguyên phụ liệu
sau:
Bảng 4. Bảng nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu

Mẫu vật liệu

Ghi chú

1. Vải áo
- Thành phần: Co/Pe
-Màu: Trắng
- Độ co ngang: Un =0%
- Độ co dọc: Ud =0,1%

1m8/1 chiếc

2. Chỉ

- Thành phần: Pe/Co
- Chi số : 80/3
- Nhãn : Tiger

50m/c

3. Cúc
- Màu : Trắng
- Cỡ 18L & 14L

Cúc 18L : 12 chiếc
Cúc 14L : 2 Chiếc

4. Mếch dựng
- Mếch nền vải
- Cán tráng nhựa toàn bề
mặt
5. Mác
- Mác hãng sản xuất đặt ở
giữa cầu vai lớp lót

40cm/ 1sp

6. Nhãn
-Nhãn hướng dẫn sử dụng
-Nhãn cỡ

1 nhãn/ 1sp

1 mác/ 1 sp


12


1.6. Nhận xét và đề xuất
1.6.1. Nhận xét
Sản phẩm áo sơ mi nam của đơn hàng này dựa trên việc thiết kế áo sơ mi cơ bản
do vậy việc chuẩn bị sản phẩm mẫu khá dễ dàng.
1.6.2. Đề xuất
Trong quá trình may em không tìm được nhãn mác chính và nhãn cỡ, vậy em
xin được thiếu các nhãn này tại sản phẩm mẫu và bảng màu.

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN
2.1. Nhiệm vụ thiết kế
Nhiệm vụ cụ thể của quá trình thiết kế dây chuyền may sản xuất chuyên môn
hóa áo sơ mi nam là:
- Nghiên cứu sản phẩm sản xuất: Chọn sản phẩm sản xuất; Phân tích đặc điểm,
cấu trúc, vật liệu sử dụng, yêu cầu chất lượng của sản phẩm may; Xây dựng quy
trình công nghệ gia công sản phẩm.
- Chọn hình thức tổ chức, công suất và tính các thông số cơ bản của dây chuyền
may: Thời gian gia công sản phẩm, thời gian của 1 ca làm việc, nhịp dây
chuyền, giới hạn dung sai cho phép của nhịp dây chuyền, tổng số công nhân
trên chuyền.

13


- Xây dựng sơ đồ công nghệ với các nguyên công sản xuất: Kiểm tra điều kiện
phối hợp nguyên công công nghệ, xây dựng các nguyên công sản xuất, xác định
số công nhân, thiết bị và đánh giá phụ tải của các nguyên công sản xuất.

- Thiết kế mặt bằng dây chuyền may: Thiết kế chỗ làm việc cho các nguyên
công sản xuất, chọn hình thức sắp xếp, bố trí thiết bị trên dây chuyền, xác định,
đánh giá đường đi của bán thành phẩm trên dây chuyền may.
- Thiết kế các chế độ phục vụ dây chuyền may: Hình thức cung cấp bán thành
phẩm, hình thức và phương tiện vận chuyển bán thành phẩm trên dây chuyền;
Tính các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của dây chuyền may.
2.2. Xây dựng quy trình may
2.2.1. Sơ đồ khối quy trình may sản phẩm
Sơ đồ khối quy trình công nghệ may dạng hình khối là dạng quy trình mà
trong đó các công đoạn được phân tích theo từng cụm chi tiết.
Sơ đồ khối sử dụng các hình khối để mô tả thứ tự các bước may sản phẩm,
mỗi hình khối được chú thích bởi tên của các chi tiết bán thành phẩm tương
ứng, các bước nối tiếp nhau và được thể hiện bởi các mũi tên.

14


Hình 3. Sơ đồ khối quy trình may áo sơ mi nam
Gia công
thân sau

Gia công
thân trước

Gia công
cổ áo

Gia công
tay áo


Gia công
măng séc

Ráp vai con

Tra cổ
15
Tra tay
Tra măng séc
Cuốn

Hoànsườn
chỉnh
bụng
tay
sản
phẩm


2.2.2. Sơ đồ lắp ráp áo sơ mi dài tay
Sơ đồ lắp ráp là sơ đồ chi tiết hình vẽ các (mảnh) chi tiết mẫu, thể hiện đầy đủ
các chi tiết của sản phẩm và quá trình ráp nối với nhau.
Sơ đồ này cho thấy rõ ràng hơn trình tự các chi tiết được ráp nối trong các
cụm chi tiết cũng như sự ráp nối các cụm để tạo thành sản phẩm.
Hình 4.Sơ đồ lắp ráp

16


17



18


2.3.Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ gia công áo sơ mi nam
Hình 5.Sơ đồ cây

Chú thích: May trên máy 1 kim
May trên máy 2 kim
Thao tác thủ công
Bán thành phẩm đã cắt
Sản phẩm hoàn thiện
+ Cách biểu thị nguyên công
Tên chi tiết

19


Thân trước trái

Thân sau

May nhãn vào cầu vai
5

14”

1


14”

Thân trước phải
17”

Là nẹp trái

13”

Cầu vai

May nẹp trái

Chăp cầu vai

17”

2
6”

Là nẹp phải

4

Mí nẹp phải

6

3
12”


Mí cầu vai
7

30”

Bản cổ

8

Chắp vai con

chân cổ
Lộn bản cổ

24”

10

14”
Sửa lộn bản cổ

4”

Bọc chân cổ

10”

Diễu bản cổ


12

21”

Kẹp ba lá
4
Mí sống cổ

18”

25”

16

Tay áo trái
Mí gáy cổ

18”
18

13”

Tra cổ

13”

55

Tay áo phải
39”


Diễu vai con

13

11
15”

9

17

Là thép tay

19
13”

May thtay nhỏ
20
23

39”

25”

May thtay to
28”

24


Là thép tay

21May thtay nhỏ
22

May thtay to

Tra tay
Măng séc trái

Măng séc phải
32”
8”

25

Chắp sườn, bụng tay

Bọc măng séc
26

18”

18”

Quay lộn
27

14”


Diễu măng séc
28
29

Quay lộn
27
Sửa lộn
28

28

14”

26

4”

Sửa lộn

4”

Bọc măng séc
8”

26”

Tra măng séc

28
29


Diễu măng séc

30

29”

May gấu áo
31

183”

Thùa khuyết

183”

Đính cúc

89”

32
Thu hóa
33

Sản phẩm hoàn thiện

20


2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thời gian

Nghiên cứu thời gian là công việc đo (hay tính toán) thời gian cho một hoạt
động nào đó của một nguyên công hay một công đoạn.
Việc nghiên cứu thời gian định mức cho từng công đoạn có vai trò rất quan
trọng trong việc tính toán đơn giá của sản phẩm và tiền lương, là cơ sở cho việc
thiết kế chuyền, lên kế hoạch nhân sự và kế hoạch trang bị. Vì vậy việc nghiên
cứu thời gian là rất cần thiết.
* Có các phương pháp đo thời gian như sau:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Dựa vào kinh nghiệm ước tính của
trưởng ca, tổ trưởng, thợ giỏi để xây dựng định mức.
+ Phương pháp thống kê: Dựa vào giấy báo năng suất ca, giấy báo nhiệm vụ sản
xuất để tính bình quân.
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp điều tra phân tích: Đo, ghi các thời gian tiêu hao trong quá trình
thực hiện công đoạn (hoặc nguyên công ) bằng đồng hồ bấm giờ để xây dựng
thời gian định mức.
+ Phương pháp tính toán phân tích: Thời gian tính toán theo công thức công
nghệ.
Tùy vào điều kiện sản xuất, mục đích của việc nghiên cứu thời gian, ưu, nhược
điểm của mỗi phương pháp mà mỗi công ty, doanh nghiệp lựa chọn một phương
pháp nghiên cứu thời gian khác nhau. Trong đồ án này, em lựa chọn phương
pháp tính toán phân tích để xác định thời gian định mức cho từng công đoạn.
21


Muốn tính thời gian cho một công đoạn, trước hết ta phải phân tích các nguyên
công thành các thao tác và cử động. Thời gian của mỗi thao tác và cử động được
lấy trong Bảng mã hóa thao tác (được thế giới áp dụng) và tính toán thời gian
của mỗi đường may theo công thức sau:
T = (BST ×GT × MC) + 18 + P


Trong đó:
BST = (ST/CM) / (RPM × 0.0006)
T : Thời gian may
BST : Thời gian may cơ bản
ST/CM: Số mũi may/1 cm đường may
RPM: Vận tốc máy (số mũi mỗi phút khi máy chạy) = 3200 (vòng/phút)
0,0006: Chuyển phút cho mỗi TMU
GT: Độ khó đường may
MC: Độ dài đường may
18: Thời gian cho máy chạy và bắt đầu dừng
P: Độ dừng chính xác
2.3.2. Xây dựng quy trình công nghệ gia công sản phẩm
Bảng quy trình công nghệ gia công sản phẩm liệt kê, mô tả nội dung nguyên
công công nghệ, thiết bị sử dụng, cấp bậc kỹ thuật, mức thời gian lao động của
các nguyên công theo trình tự thống nhất với sơ đồ khối, sơ đồ lắp ráp sản
phẩm.
22


Thiết bị được sử dụng cho nguyên công phù hợp với nội dung công việc, yêu
cầu kỹ thuật và vật liệu của sản phẩm.
Cấp bậc kỹ thuật được quy định phù hợp với mức độ phức tạp của nguyên công.
Mức thời gian lao động của nguyên công cơ sở xác định bằng phương pháp
thống kê, kinh nghiệm, điều tra phân tích hoặc tính toán phân tích.
Bảng 5. Bảng quy trình may trước đồng bộ
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Tên nguyên công
Là nẹp khuyết
Là nẹp cúc
May mí nẹp cúc
May mí nẹp khuyết
May nhãn chính vào cầu vai

May chắp cầu vai sau
May diễu cầu vai sau
Chắp vai con trái
Chắp vai con phải
Diễu 5mm vai con bên trái
Diễu 5mm vai con bên phải
May lộn bản cổ
Sửa lộn bản cổ
May diễu bản cổ
May bọc chân cổ
May cặp ba lá
Sửa cặp ba lá
Mí cặp ba lá
Định vị tra cổ
Tra cổ
Mí chân cổ, đặt nhãn cỡ
Vơ xỏa đầu tay trái
Vơ xỏa đầu phải
Là thép tay to bên trái
Là thép tay to bên phải
Là thép tay nhỏ bên trái

Thiết bị CB
KT

Tđ/m
(s)

Bàn là
Bàn là

M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
Kéo
M1K
M1K
M1K
Kéo
M1K
Phấn
M1K
M1K
M1K
M1K
Bàn là
Bàn là
Bàn là

13
13
14
14
14

17
12
15
15
7
7
24
4
15
10
21
8
18
7
13
18
13
13
14
14
14

2
2
3
3
2
2
3
2

2
3
3
3
2
3
2
3
3
3
3
3
3
2
2
2
2
2

Sci
(ng)

Ghi
chú

23


27
28

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58

59
60

Là thép tay nhỏ bên phải
May thép tay to bên trái
May thép tay to bên phải
May thép tay con bên trái
May thép tay con bên phải
Tra tay bên trái
Tra tay bên phải
Diễu vòng tay trái
Diễu vòng tay phải
Cuốn sườn và bụng tay trái
Cuốn sườn và bụng tay phải
May bọc chân măng séc trái
May bọc chân măng séc phải
Quay măng séc trái
Quay măng séc phải
Diễu xung quanh măng séc trái
Diêũ xung quanh măng séc phải
Tra măng séc trái
Tra măng séc phải
Cuốn gấu
Thùa khuyết nẹp
Thùa khuyết chân cổ
Thùa khuyết bác tay trái
Thùa khuyết bác tay phải
Thùa khuyết thép tay trái
Thùa khuyết thép tay phải
Đính cúc nẹp áo

Đính cúc chân cổ
Đính cúc bác tay trái
Đính cúc bác tay phải
Đính cúc thép tay trái
Đính cúc thép tay phải
Vệ sinh công nghiệp
Thu hóa
Tổng

Bàn là
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M2K
M2K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
M1K
MTK

MTK
MTK
MTK
MTK
MTK
MĐC
MĐC
MĐC
MĐC
MĐC
MĐC
TC
TC

2
3
3
3
3
3
3
2
2
3
3
2
2
3
3
2

2
3
3
3
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

14
25
25
13
13
14
14
14
14
29
22

8
8
18
18
14
14
13
13
29
25
6
9
9
6
6
25
5
8
8
5
5
45
44
887

24


2.4. Thiết kế dây chuyền
2.4.1. Phân tích dữ liệu ban đầu và xác định hình thức tổ chức

* Các dữ liệu ban đầu:
- Số công nhân 32 người
- Thời gian làm việc ca 8 tiếng
Với các dữ liệu ban đầu như trên thì em chọn hình thức tổ chức dây chuyền liên
hợp vì các lý do như sau:
a.Về cấu trúc tổ chức và bố trí, sắp xếp các vị trí làm việc
- Chuyền không phân khu, tức là không có sự phân tách giữa các công
đoạn sản xuất thành các khu chuyên môn hóa.
- Các vị trí làm việc thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ.
- Các vị trí làm việc được chuyên môn hóa.
- Các vị trí làm việc được sắp xếp sao cho đường đi là ngắn nhất,theo kiểu
nước chảy.
- Vị trí làm việc được bố trí theo hàng (2 hàng)
- Đường đi của bán thành phẩm ziczac và có cho phép quay ngược để khai
thác hết công suất của thiết bị
b.Về hệ thống cung cấp bán thành phẩm
- Dùng băng tải cố định, xe đẩy và thùng đựng bán thành phẩm.
- Cung cấp bán thành phẩm theo tập ( 15 chiếc/ tập)
c.Về nhịp làm việc
- Nhịp làm việc là tự do, cho phép nhịp làm việc ở các vị trí gia công dao
động so với nhịp trung bình ấn định cho chuyền là 10%
d.Về mức độ chuyên môn hóa

25


×