Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

Tuần 17. Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 35 trang )

Nhóm 5 :
Đỗ Thị Thùy Vân
Lê Kim Thi
Võ Thị Qui
Hồ Thị Xuân
Nguyễn Đoàn Phương Uyên
Trần Thị Thu Quyên
Lê Thị Lan Anh
GVHD: TRƯƠNG HOÀNG LONG


VÕ NGUYÊN GIÁP

NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA
NƯỚC VIỆT NAM MỚI


I. GIỚI THIỆU
1. Tác giả.
a. Cuộc đời.

- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911, mất
ngày 04/10/2013  ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà
nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên
Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị
Kiên.


Một góc ngôi nhà của Võ Nguyên Giáp
sinh ra và lớn lên




- Ông tham gia cách mạng năm 1928.
- Ngày 3/5/1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh
là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên 
Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để
gặp Hồ Chí Minh.
- Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh
đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên
liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh
đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.


Hình ảnh người học trò và người thầy vĩ đại
(Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp năm 1945)


- Ông gia nhập Đảng Cộng Sản Đông
Dương và bắt đầu các hoạt động của mình
trong Việt Nam độc lập đồng minh hội, một tổ
chức chống phát xít và đấu tranh cho độc lập của
Việt Nam.
- Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng,
mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao
Bằng.


Võ Nguyên Giáp trong buổi lễ thành lập Đội
Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân



b) Sự nghiệp sáng tác.

– Ngoài việc lãnh đạo tài ba, ông còn viết các tác
phẩm hồi kí : “Từ nhân dân mà ra”, “Những
năm tháng không thể nào quên”, “Chiến đấu
trong vòng vây (1978)”, “Ðường tới Ðiện Biên
Phủ”, “Ðiện Biên Phủ - điểm hẹn lịch
sử (1994).”, “Tổng hành dinh trong mùa Xuân
toàn thắng”.





2. Tác phẩm.
– Đoạn trích thuộc chương XII của tập hồi kí
"Những năm tháng không thể nào quên" (do nhà
văn Hữu Mai thể hiện).
– Tác phẩm là cuốn hồi kí của đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Nội dung phần trích : tái hiện một
giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách với toàn
Đảng toàn dân ta, đó là những ngày đầu của nước
Việt Nam mới.


– Thuộc thể loại hồi kí.
– Bố cục đoạn trích gồm 4 phần :
– Đoạn 1: ( từ đầu đến... ập vào miền Bắc )
Tư thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc

từ thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về “giờ phút
hiểm nghèo” của đất nước Việt Nam mới.
– Đoạn 2: ( tiếp theo đếns... thêm trầm trọng )
 Những khó khăn mọi mặt của đất nước tưởng
khó có thể vượt qua.


– Đọan 3: ( tiếp theo đến... ba trăm kilôgam
vàng )  Những biện pháp tích cực của chính
quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn,
thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.
– Đoạn 4: ( phần còn lại )  Hình ảnh Bác
Hồ như sự tượng trưng cho một chính thể mới,
một nhà nước mới, do dân vì dân.


II. Đọc hiểu văn bản
1. Điểm nhìn và những cảm nghĩ cụ thể của
Võ Nguyên Giáp.
- Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước
năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ
đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. So với 25
năm trước thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của
ta đã khác.


- Năm 1945 là "thời kì làm mưa, làm gió của
chủ nghĩa đế quốc", "gần hai chục vạn quân
Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc"; còn bây
giờ (1970), "mỗi hành động kẻ cướp ... không

tránh khỏi bị trừng phạt", mọi cách tô son trát
phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai
ở miền Nam đều "hoàn công vô ích".


- Năm 1945, nước Việt Nam chưa có tên trên
bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên
Indo-China (vùng giáp giới Ấn Độ - Trung
Quốc) thuộc Pháp; còn bây giờ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã là một nước tự do.


2. Những khó khăn, nguy nan của nước Việt
Nam mới.
- Nước Việt Nam vừa mới khai sinh đã phải
đương đầu với bao khó khăn. Đảng phải hoạt
động bí mật, các đảng viên đều công tác dưới
danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính
quyền cách mạng mới, "chưa được nước nào
công nhận".


- Kinh tế hết sức khó khăn : Ruộng, đất vẫn
trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên,
buôn bán đình trệ, hàng hóa khan hiếm, ngân
khố chỉ còn một triệu bạc sách. Nạn thất nghiệp
nhiều, nạn đói, dịch tả phát sinh trở lại.
- Tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc" khi Pháp
xâm lược ở Nam Bộ làm cho càng khó khăn,
thách thức lớn.



3. Những chính sách để đưa đất nước vượt qua
gian khổ.
- Việc quan trọng trước hết là phải củng cố và
giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính
quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến)
xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính
quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành
chính đến Trung ương là Quốc dân đại hội, toàn
dân đóng góp ý kiến cho dự án Hiến pháp.


- Thi hành một số chính sách mới : địa chủ
phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn
dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử
đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp
trong nhân dân, lập "Quỹ Độc lập", kêu gọi đồng
bào hưởng ứng "Tuần lễ vàng". Nội lực của nước
Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.


4. Hình ảnh Bác Hồ.
– Bác toàn tâm toàn ý vì cách mạng Việt Nam
vì nhân dân Việt Nam, cả cuộc đời Bác chưa bao
giờ ngừng nghỉ, Bác vẫn đi tìm con đường cho
nhân dân Việt Nam thoát khỏi áp bức nô lệ.
– Bác chủ trương xây dựng mối quan hệ
những người có mặt trong bộ máy chính quyền
với người dân.



– Đề ra ba nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi ấy
là : “diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm”.
– Lý tưởng và tấm lòng của người được tác giả miêu
tả rằng :
+ Nước độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh
phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì.
+ Hạnh phúc cho nhân dân đó là mục tiêu của giành
chính quyền và giữ vững chính quyền ấy.



Và sau những gì nói về hình ảnh của
Bác Hồ tác giả tự hào trân trọng nghiêng mình
kết luận một câu rất chính xác “Đồng bào ta đã
nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao
đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng”.
Bác không chỉ là một vị lãnh tụ đất nước mà bác
còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc ta.


×