Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Tuần 23. Đây thôn Vĩ Dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.08 KB, 14 trang )


Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu bố cục bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của
Hàn Mặc Tử? Cảm nhận của em về cảnh vật
và tâm trạng nhà thơ trong khổ 1?


Đây thôn Vĩ Dạ
( tiết 2)

I.Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.

Hàn Mặc Tử

2. Khổ 2: Cảnh sông nước, đêm trăng và nỗi sầu
chia li, ngóng đợi.
- Thời gian: ngày -> đêm.

- Không gian: mở rộng: sông nước, đêm trăng
- Hình ảnh:
+ Gió, mây: Nghệ thuật đối, nhân hóa,
nhịp 4/3.
-> gió, mây chia lìa phi thực tế -> cảnh của
nội tâm: tâm trạng chia li.


Đây thôn Vĩ Dạ
( tiết 2)


I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
2.

Hàn Mặc Tử

Khổ 2: Cảnh sông nước, đêm trăng và nỗi buồn
chia li, ngóng đợi.
- Hình ảnh:
+ dòng nước buồn thiu: nhân hóa
hoa bắp: lay
-> Cảnh êm đềm, thơ mộng nhưng nhuốm cái buồn
của thi nhân.


Đây thôn Vĩ Dạ
( tiết 2)

I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
2.

Hàn Mặc Tử

Khổ 2: Cảnh sông nước, đêm trăng và nỗi buồn
chia li, ngóng đợi.
- Hình ảnh:
+ thuyền- bến- sông trăng: được gợi nhắc

trong câu hỏi tu từ
Thuyền ai: vừa cụ thể vừa khái quát
(thuyền) chở trăng: chở cái đẹp, người tri kỉ,
hạnh phúc, tình người….
Kịp tối nay: nỗi khắc khoải, trông mong và
ý thức về thực tại ngắn ngủi.
-> mong ngóng người tri kỉ, hạnh
phúc, sự sẻ chia, tình người….


Đây thôn Vĩ Dạ
( tiết 2)

I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
2.

Hàn Mặc Tử

Khổ 2: Cảnh sông nước, đêm trăng và nỗi buồn
chia li, ngóng đợi.
Cảnh êm đềm, thơ mộng, nửa thực nửa hư
trong nỗi buồn chia li, ngóng chờ.


Đây thôn Vĩ Dạ
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.

3.
2. Khổ 2.

( tiết 2)

Hàn Mặc Tử

Khổ 3: Cảnh trong mơ và nỗi khắc khoải, hoài nghi.
- Mở đầu: từ mơ: ước mơ, giấc mơ của thi nhân
- Mơ: khách đường xa: có thể là người thôn Vĩ, người
đời noí chung.
Điệp ngữ: nhấn mạnh sự xa xôi; niềm mong ước.
- Áo em trắng quá nhìn không ra
-> không thấy bóng người; không cảm, không
hiểu được tâm tư, tình cảm của con người.


Đây thôn Vĩ Dạ
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
3.
2. Khổ 2.

( tiết 2)

Hàn Mặc Tử

Khổ 3: Cảnh trong mơ và nỗi khắc khoải, hoài
nghi.

- Ở đây: thế giới của nhà thơ
sương khói mờ nhân ảnh:

Sương khói của
tự nhiên làm mờ
bóng người.

Sương khói của cuộc
đời, của những định kiến
xã hội ngăn cách con
người.


Đây thôn Vĩ Dạ
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
3.
2. Khổ 2.

( tiết 2)

Hàn Mặc Tử

Khổ 3: Cảnh trong mơ và nỗi khắc khoải, hoài
nghi.
- Câu hỏi tu từ: Ai biết tình ai có đậm đà?
Không biết tình cảm
người đời dành cho mình
có đậm đà hay không?


Liệu người đời có biết
tình cảm của mình rất
đậm đà hay không?

Khắc khoải, hoài nghi nhưng vẫn
thiết tha yêu đời, yêu người.


Đây thôn Vĩ Dạ
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu
1. Khổ 1.
3.
2. Khổ 2.

( tiết 2)

Hàn Mặc Tử

Khổ 3: Cảnh trong mơ và nỗi khắc khoải, hoài
nghi.

Thế giới của nhà thơ: thế giới của những mộng ước,
những ảo ảnh xa vời; đầy cô đơn nhưng vẫn khát khao
giao cảm; đầy hoài nghi nhưng vẫn thiết tha.


Sự vận động của tứ thơ:
Cảnh


Tâm trạng con người

Nghệ thuật

Khổ 1

Thôn Vĩ Dạ vào buổi sớm
mai.

Vui tươi, phấn khởi.

Câu hỏi: Sao anh…?
Hình ảnh cụ thể, trực giác.

Khổ 2

Cảnh sông nước, đêm
trăng nửa thực nửa hư từ
ngày-> đêm

Buồn sầu, ngóng đợi

Câu hỏi: Có chở…?
Hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu
tượng.

Khổ 3

Cảnh trong mộng, hư ảo.


Khắc khoải, hoài nghi
Câu hỏi: Ai biết…..?
nhưng vẫn thiết tha yêu đời, Hình ảnh trong mơ, trừu
yêu người.
tượng.

Cụ thể, hữu hạn-> trừu
tượng, xa rộng
Thực-> ảo
Quá khứ-> hiện tại-> tương lai
Thế giới của cuộc đời-> thế
giới của nhà thơ.

Phức tạp dần: thoắt vui,
thoắt buồn; tình yêu khi
đứt, khi nối với cuộc đời;
sầu chia li nhưng vẫn
ngóng đợi; hoài nghi
nhưng vẫn thiết tha…

cái nhìn trực giác->
ảo giác;
miêu tả-> biểu cảm,
Hiện thực->tượng
trưng, siêu thực.


Chu Văn Sơn đã từng bình thật hay: Khép lại bài
thơ, người đọc có thể thấy rõ mạch liên tưởng “cóc

nhảy” đứt đoạn, bất định trong ba khổ thơ. Khổ
đầu: một ước ao thầm kín ngấm ngầm bên trong
lại cất lên như một lời mời mọc từ bên ngoài, nỗi
hoài niệm âm u lại mang gương mặt sáng sủa của
khát khao rực rỡ. Khổ hai: một ước mong khẩn
thiết dâng lên thoắt trở thành một hoài vọng chới
với nghẹn ngào. Khổ ba: một niềm mong ngóng
vừa ló dạng hướng ra thế giới bên ngoài đã vội
biến thành mối hoài nghi hướng vào nơi đang tồn
tại. Mối u hoài nối ba khổ thơ tách biệt ấy còn
được thể hiện bằng một “sợi dây” liên kết khác
nữa: Ba khổ thơ đều ngầm chứa ba câu hỏi với
bốn chữ ai dãi đều trong lòng bài thơ (Vườn ai?
Thuyền ai? Ai biết tình ai?) khiến chúng vang lên
thành giọng điệu da diết khắc khoải. Vậy là, nếu lối
liên tưởng “cóc nhảy” tạo ra một văn bản hình
tượng đầu Ngô mình Sở, thì dòng lưu chuyển cảm
xúc đau thương dưới dạng u hoài khắc khoải kia
lại tạo ra một âm điệu nhất quán, liền mạch. Phi
logic ở bề mặt, nguyên phiến, nguyên điệu ở bề
sâu, đó chính là siêu logic, đây là nét thi pháp điển
hình của “ Đây thôn Vĩ Dạ”.


Đây thôn Vĩ Dạ
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc- hiểu

Hàn Mặc Tử
III. Tổng kết:

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền
quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tài hoa
mệnh bạc: buồn sầu, cô đơn nhưng vẫn thiết tha
yêu người, yêu đời.
- Nghệ thuật: Những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút
pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng….


Hàn
Mặc
Tử


bài
học
với
chúng
ta



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×