Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Tuần 3. Thương vợ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.67 KB, 13 trang )

Tiết 9 – Đọc văn

Thương vợ
( Trần Tế Xương )


I/ Tìm hiểu chung




1/Tác giả Trần Tế Xương (1870- 1907)
- Cuộc đời :
+Sống trong buổi giao thời ( nửa thực dân- nửa
phong kiến).
 + Thông minh, ham học, hào hoa, phóng túng; có
tài làm thơ hay nhưng lại lận đận trên con đường
khoa cử.
 + Cả cuộc đời ông sống nghèo túng và thanh bạch.






- Thơ văn :
+ Thể loại phong phú, chủ yếu viết bằng chữ Nôm.
+ Nội dung : đề cập đến nhiều khía cạnh trong xã
hội và thơ tự trào , viết cho người thân ( vợ, bạn bè,
anh em, hàng xóm…)
 + Nghệ thuật : Vừa trào phúng , vừa trữ tình; dùng


hình ảnh tương phản và giọng cười châm biếm sắc
sảo.
 => Tú Xương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc
của văn học Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỷ
XIX.Ông đã để lại cho đời nhiều áng thơ hay, độc
đáo và ý nghĩa


 2. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
 +Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất
bại trên đường công danh, nhà thơ và
các con phải sống chủ yếu nhờ vào sự
tần tảo của bà Tú.
 + Cảm thông và yêu thương vợ, Tú
Xương đã làm cả một chùm thơ tặng
vợ.Bài thơ Thương vợ là một trong
những bài thơ trong chùm thơ ấy.


II/ Đọc hiểu
 1. Đọc và giải nghĩa từ khó :
 - Đọc diễn cảm : vừa trào phúng , vừa
trữ tình thể hiện sự tự trào về mình và
tấm lòng – tình cảm của nhà thơ với vợ.
 - Chú ý nghĩa của các từ :
 + Quanh năm; nuôi đủ .
 + lặn lội; đò đông.
 + thói đời; hờ hững.



 a. Hình ảnh của bà Tú ( 4 câu đầu ).
 a1.Hai câu đề : Công việc và hoàn cảnh mưu sinh
của người vợ:
 -Câu mở đầu nói đến hoàn cảnh làm ăn buôn bán
của bà Tú .Câu thơ vừa như là lời giới thiệu , lại
như gợi nên một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà
Tú tần tảo, tất bật của bà Tú .
 -Hoàn cảnh vất vả , lam lũ được gợi lên qua:
 +Cách dùng từ chỉ thời gian “quanh năm” (suốt
năm,không trừ ngày nào, năm này tiếp năm khác)
 +Cách nêu địa điểm bà Tú buôn bán “ở mom sông”(
một doi đất nhô ra phía lòng sông rất chênh vênh,
nguy hiểm ).


 -Câu thứ 2 tiếp tục giới thiệu trách nhiệm
và gánh nặng gia đình đối với bà Tú qua
cách :
 + Dùng số đếm “năm con với một chồng”/
cách nói hóm hỉnh, tự trào của nhà thơ
tự chế giễu mình của nhà thơ (xem mình
như một đức con của bà Tú).
 --> Hai câu đề đã giới thiệu được nỗi vất
vả, gian truân của bà Tú. Đằng tấm lòng
thương yêu và tri ân vợ của nhà thơ.


 a2.Hai câu thực :Cuộc sống tảo tần- ngược xuôi
của bà Tú .
 - Nghệ thuật đảo ngữ ( lặn lội thân cò… – eo sèo

mặt nước… ) nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân
của bà Tú trên con đường mưu sinh.
 - Cách sử dụng sáng taọ chất liệu dân gian qua
hình ảnh “thân cò” gợi tả thân phận nhỏ bé, tội
nghiệp của bà Tú .
 - Các từ ngữ “quãng vắng”(thời gian, không gian
heo hút, rợn ngợp, đầy lo âu và nguy hiểm); “đò
đông” ( đông đức, chen lấn, xô đẩy đầy bất trắc trên
những con đò chợ…)


 - Hai câu thực đối nhau về từ ngữ ( khi
quãng vắng>sự vất vả, gian truân, đơn chiếc của bà
Tú trong hành trình mưu sinh.
  Hai câu thơ vừa nói được cái thực
cảnh làm ăn của người vợ, vừa thấy
được cái thực tình của nhà thơ : tấm
lòng cảm thông,xót thương đối với vợ.


 b .Ca ngợi đức tính cao đẹp của bà Tú và tự trách
mình: ( 4 câu sau).
 - Ca ngợi đức tính cao đẹp của bà Tú:
 +Cách sử dụng từ số đếm ( một- hai, năm mười)
 +Kết hợp với thành ngữ dân gian (“duyên phận”
 “năm nắng mười mưa/ thành ngữ chéo).
 + Nghệ thuật đối từ, đối ý giữa 2 câu luận.
 + Âm điệu thơ như tiếng thở dài.
  nhà thơ mượn lời vợ để ca ngợi đức hy sinh vì

chồng con âm thầm và cam chịu của bà Tú .


 - Tự trách mình : qua tiếng chửi
 + Chửi “thói đời”( trọng nam- khinh nữ) / định
kiến khắt khe khiến ông không thể cùng san sẻ
gánh nặng gia đình cùng vợ bằng công việc buôn
bán  nên bà Tú phải đơn độc, vất vả trong công
việc mưu sinh.
 + Tự trách mình “bạc bẽo:, “hờ hững” trong trách
nhiệm và vai trò của người chồng bằng thái độ tự
lên án, tự phán xét mình của nhà thơ
  nhân cách của nhà thơ.
 * Hai câu kết, là lời tự rủa mát mình của Tú Xương
nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
 Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo
nói chung.











III/ Tổng kết ( thay cho ghi nhớ ):
1. Về nghệ thuật :

Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu cảm; vận dụng
sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sử
dụng ngôn ngữ bình dân.
2.Về nội dung :
Tình yêu thương, quý trọng vợ của nhà thơ qua việc
thấu hiểu nỗi vất vả - gian truân và những đức tính
cao đẹp của bà Tú.
Bài thơ vừa khắc họa chân dung của bà Tú, vừa thể
hiện tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
= > Hình ảnh của bà Tú trong bài thơ cũng chính là
vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×