Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Tuần 25. Tóm tắt văn bản thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 12 trang )

Kính chào các thầy cô giáo và các em học sinh


TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH


I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết
minh.

1. Mục đích
- Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài
văn.
- Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết
minh hoặc về văn bản đó.
2. Yêu cầu
- Ngắn gọn, rành mạch.
- Sát với nội dung của văn bản gốc.


II. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

1. Phân tích ngữ liệu.


Thảo luận nhóm
a, Văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào?
b, Đại ý của văn bản là gì?
c, Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý
chính của mỗi đoạn là gì?
d, Viết đoạn văn tóm tắt văn bản “Nhà sàn” khoảng
10 câu.




1. Phân tích ngữ liệu
a, Đối tượng thuyết minh: nhà sàn- một kiến trúc độc
đáo của một số dân tộc miền núi nước ta và Đông Nam
Á.
b, Đại ý của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn
gốc và tiện ích của nhà sàn.
c, Bố cục: 3 phần
- Mở bài (đoạn 1): định nghĩa, mục đích sử dụng nhà
sàn
-Thân bài ( đoạn 2,3): cấu tạo, nguồn gốc, chức năng
của nhà sàn.
-Kết bài ( đoạn 4): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp của nhà
sàn ở Việt Nam từ xưa đến nay.


2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Các bước tóm tắt văn bản thuyết minh
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của văn bản thuyết
minh.
Bước 2: Đọc kĩ văn bản, tìm bố cục.
Bước 3: Sắp xếp các ý chính, diễn đạt nội dung bằng lời
văn của mình.
Bước 4: Kiểm tra, sửa chữa lại.


GHI NHỚ
- Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và nắm được
những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ

ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh, cần xác định mục đích,
yêu cầu tóm tắt, đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng
thuyết minh, tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm lược các
ý để hình thành văn bản tóm tắt.


III. Luyện tập
1. Bài tập 1
Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ Hai-cư của Ba –sô ( Ngữ văn 10, tập
một) và trả lời các câu hỏi.
Thảo luận nhóm
a, Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.
b, Tìm bố cục của văn bản.
c, Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh
về thơ hai-cư.


1. Bài tập 1
a, Đối tượng thuyết minh: thơ Hai-cư của Ba-sô.
b, Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu... M.Si-ki(1867-1902).
Tóm tắt tiểu sử và tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ba-sô.
- Đoạn 2: Đoạn còn lại.
Thuyết minh về đặc điểm nội dung của thơ Hai-cư.


Tóm tắt
Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất nhưng vẫn ngắt làm
ba đoạn. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong

cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thời điểm trong thơ
được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ”.
Thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn
hoá phương Đông. Cảm thức thẩm mĩ của Hai-cư rất cao và
tinh tế. Hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ
thể hoá sự vật mà thường chỉ dùng những nét chấm phá,
gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng
tượng của người đọc. Thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của
Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.


IV. Củng cố, dặn dò.
- Qua bài học nắm vững khái niệm, mục đích, yêu cầu
của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Hiểu và thực hành các bước tóm tắt văn bản thuyết
minh.
- Chuẩn bị bài Truyện Kiều (phần I-tác giả).



×