HƯNG ĐẠO VƯƠNG
TRẦN QUỐC TUẤN
Trích Đại Việt sử kí toàn thư
- NGÔ SĨ LIÊN-
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
-Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh, năm mất), người làng Chúc
Lí, nay thuộc Chương Mĩ, Hà Nội.
-Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông.
-Đến đời Lê Thánh Tông, ông làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám
(Hiệu trưởng).
-Là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại, người
tiếp tục sự nghiệp làm sử của Lê Văn Hưu, cũng là tác giả
chính biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư.
2. Tác phẩm:
-Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời
trung đại được Ngô Sĩ Liên hoàn tất vào năm 1479.
-Quy mô: gồm 15 quyển.
-Được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn
Hưu ở thời Trần và Sử kí tục biên của Phan Thu Tiên ở đầu thời
Hậu Lê.
-Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử
học vừa có giá trị văn học.
Trang
bìa
cuốn
“Đại
Việt sử
kí toàn
thư”
Một số hình ảnh về nội
dung bộ chính sử
3. Đoạn trích “Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn”:
-Đoạn trích thuộc tập 2, quyển VI, phần Bản ki.
-Bố cục: gồm 3 phần
+ Phần 1: từ đầu đến “giữ được vậy”.
Kế sách của Trần Quốc Tuấn tâu lên vua khi lâm bệnh.
+ Phần 2: tiếp theo đến “Quốc Tảng vào viếng”.
Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con.
+ Phần 3: đoạn còn lại.
Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Kế sách của Trần Quốc Tuấn:
-Trong đánh giặc: “Nó cậy trường trận…tùy thời tạo thế”
→ Sách lược chống giặc linh hoạt, uyển chuyển, vận dụng
linh hoạt không theo khuôn mẫu, tùy thời tạo thế.
-“ Có được….dùng được”
→ Điều kiện quan trọng là toàn dân đoàn kết một lòng.
-“ Vả lại, phải biết…giữ nước vậy”
→ Phải “khoan thư sức dân” ( giảm thuế khóa, bớt hình
phạt, chăm lo để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc…)
=> Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng,
mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân,
trọng dân và biết lo cho dân.
2. Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con:
a.Thái độ của Trần Quốc Tuấn với lời cha dặn:
-“Con mà không…nhắm mắt được”
→ Đặt Trần Quốc Tuấn vào tình huống mâu thuẫn
giữa trung và hiếu.
-Trần Quốc Tuấn “để điều đó trong lòng nhưng
không cho là phải”
→ Đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích của gia
đình.
2. Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con:
b. Thử lòng gia nô và các con:
-Trước lời nói của Dã Tượng và Yết Kiêu - hai người gia
nô, ông “cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”
→ Thấy lòng trung nghĩa của họ cũng đúng với lòng
mình.
-Trước lời nói của Hưng Vũ Vương: ông vui mừng,
đồng tình, “ngầm cho là phải”
-Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương: câu trả lời có ý
bất trung.
→ Ông nổi giận, rút gươm định trị tội, không cho vào
nhìn mặt ông lần cuối.
=> Là người hết lòng trung với vua với nước, không
tư lợi, thẳng thắng trong việc giáo dục con cái.
Yết Kiêu
Dã Tượng
Sách
truyện
về Dã
Tượng
và Yết
Kiêu
3. Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:
- Lòng trung quân ái quốc :
+ Thể hiện ở tinh thần yêu nước dâu sắc và ý thức trách
nhiệm của công dân đối với vận mệnh quốc gia (đánh
giặc, hiến kế giữ nước…)
+ Khi bị buộc lựa chọn giữa “hiếu” và “trung”, ông đã đặt
lợi ích quốc gia lên hàng đầu để lựa chọn.
- Là một vị anh hùng, có công lớn với đất nước, vua ban
cho nhiều quyền nhưng ông không bao giờ sử dụng.
“Ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy”
→ Khiêm nhường, cẩn thận.
3. Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:
- Với các tướng sĩ dưới quyền: dày công soạn sách kinh
nghiệm đánh giặc, tiến cử người tài.
→ Là một người tận tình.
- Công đức vang dội muôn nơi: không những được nhân
dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.
Trần Quốc Tuấn là tấm gương sáng
về đạo đức làm người.
Cuốn sách
“Binh thư
yếu lược”
do Trần
Quốc
Tuấn dày
công soạn
4. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật:
a. Nghệ thuật kể chuyện:
-Không đơn điệu theo trình tự thờị gian.
-Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng, tự nhiên và hấp dẫn
đồng thời giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa then
chốt về lịch sử : nhân vật là ai, có đặc điểm gì, có đóng
góp gì…
-Xen vào những nhận xét khéo léo để định hướng cho
người đọc.
b. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
-Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ để làm nổi bật phẩm
chất: với vua, với cha, với dân, với bề tôi, với con cái.
→ Tác giả thành công trong việc lựa chọn chi tiết đặc sắc,
có thật để khắc họa chân dung nhân vật.
III. Tổng kết:
•Ý nghĩa:
- Thể hiện tình yêu, lòng cảm phục, ngưỡng mộ và biết ơn
đối với ông sâu sắc.
- Khẳng định sự bất tử của ông trong lòng người Việt, thể
hiện sự biết ơn của nhân dân ta với vị anh hùng dân tộc.