Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 18 trang )


I . Tìm hiểu chung
Tác giả : Nguyễn Trãi (1380 -1442) là đại
thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở
“Bình Ngô”, danh nhân văn hoá Đại Việt. Thơ
chữ Hán cũng như thơ chữ Nôm của Nguyễn
Trãi đẹp đẽ, sâu sắc, biểu tượng cao quý của nền
văn hiến Việt Nam.


Xuất sứ :Bài thơ Cảnh Ngày hè là bài số 43 trong mục “ Bảo Kính Cảnh Giới “ của tập thơ Quốc
Âm Thi Tập.
Bài thơ được sáng tác khi ông về quê ở ẩn vì chán nản việc triều chính. (Đây là hoàn cảnh bất đắt
chí )


Cảnh ngày hè

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương."


II. Đọc-hiểu văn bản

Bố cục:



 Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống cảnh
 Khát vọng của nhà thơ (2 câu cuối)

ngày hè (6 câu đầu)




Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè
(6 câu đầu)


‘’Rồi hóng mát thưở ngày trường,’’
- Câu thơ 6 chữ nhưng giới thiệu khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Qua từ “rồi’’ “ngày
trường’’ ta thấy thật lạ, một người có tài đức như ông luôn muốn đóng góp sức mình cho đất nước thêm giàu mạnh
,phát triển thế mà giờ đây lại phải sống nhàn rỗi trong những ngày dài như thế.
- Câu thơ mang nhịp 1/2/3 kết hợp với thanh bằng cuối câu cho ta cảm giác nghe như tiếng thở dài nhưg không giống
lời than thở.

Qua câu thơ đầu tiên ta thấy tâm hồn nhà thơ luôn rộng mở để đón nhận thiên nhiên và cuộc sống xung
quanh.nhưng thật chất bên trong ẩn chứa nỗi niềm của một người yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cho
thấy “thân nhàn nhưng tâm không nhàn”


- Ba câu thơ tiếp theo cho ta cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
- Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc.

- Cảnh vật lần lượt hiện ra từ cây hòe trước sân với những tán lá xanh um, xòe rộng. Cây tỏa rộng bóng
mát xuống sân và như trải luôn bóng mát vào lòng người


“ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”
Cây thạch lựu ngoài hiên đang nở những chùm hoa đỏ thắm

“ Thạch lựu hương còn phun thức đỏ “
Sen hồng dưới ao đang tỏa hương thơm ngát

“ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương ”


•Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng
lung linh của ánh nắng chiều. Mọi vật sinh sôi, nảy nở, vươn dậy 1 cách nhanh chóng tất cả như hòa quyện
lại với nhau tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.

•Nhịp thơ ¾ công với từ cổ “ thức”, từ “tiễn”, động từ mạnh “phun” góp phần làm cảnh vật nổi
bật hơn.Cách miêu tả từ gần đến xa bằng nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa kết hợp với các động
từ mạnh, từ láy đã tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa hè sinh động, đáng yêu,căng tràn nhựa sống,dường
như vạn vật đều khoe sắc, tỏa hương.


- Hai câu thơ tiếp theo giúp ta hình dung được vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống con người:
“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. “

- Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác. Ông thấy âm thanh “lao xao” của làng
chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh.

- Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ láy
“lao xao”, “dắng dỏi” ta thấy dc cảnh vật thật yên vui, thanh bình tràn đầy sự sống. Phải là 1 người thiết tha yêu cuộc sống,
gắn bó với cuộc sống như Nguyễn Trãi mới cảm nhận được những âm thanh đời thường như vậy.



- Nguyễn Trãi tìm đến thiên nhiên bằng một tâm trạng phấn khởi, sôi nổi vì với ông “ Non nước cùng ta
đã có duyên”. Ông đã cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh mùa hè rất vui tươi sinh động, thể hiện lòng yêu
thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.
- Ở ẩn nhà thơ có điều kiện gần gũi với quần chúng nhân dân . Tiếng lao xao của chợ cá làm tâm hồn nhà
thơ rộn rã niềm vui trước cảnh dân giàu đủ, khúc nhạc ve cũng là khúc nhạc lòng vui tươi của tác giả
 Một cuộc sống giản dị mà thanh cao, không chỉ chan hòa với thiên nhiên mà còn gắn bó với con
người


3/ Nghệ thuật tả cảnh hết sức tài tình và điêu luyện:

-

Phép đối chặt chẽ ở cặp câu 3-4 và 5-6 đã tập trung sự chú ý của người đọc

-

Bằng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, nhà thơ không chỉ miêu tả vẻ ngoài mà còn khắc họa trạng thái bên trong của cảnh vật

-

Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan

-

Sự khéo léo bên trong việc sử dụng màu sắc, đường nét, âm thanh theo quy luật của của cái đẹp trong hội họa, âm
nhạc, làm cho bức tranh thiên nhiên vừa sống động vừa sâu lắng


 Nhìn bức tranh, người đọc nhận ra bài thơ là người có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, hòa mình say đắm với
cảnh đẹp và cuộc sống của quê hương.


Phần tóm tắt nội dung 6 câu
đầu


Tịch dương - lúc mặt trời sắp lặn – chiều muộn, ngày tàn

Thời gian
Cây hòe

Hình ảnh, âm thanh

Hoa lựu
Hoa sen

Âm thanh cuộc sống con người: lao xao chợ cá
Âm thanh của tự nhiên: dắng dỏi cầm ve.
Sắc thái của cảnh vật
Cây hòe: động từ mạnh “đùn đùn”, “tán rợp giương

Hoa lựu: động từ mạnh “phun” thiên về tả sức sống, diễn tả trạng thái tinh thần của sự
vật,cách ngắt nhịp ¾ để gây sự chú ý

Sắc thái của âm thanh
Hoa sen: “tiễn mùi hương” – ngát mùi hương
Dắng dỏi cầm ve: tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn
Lao xao chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài



Khát

vọng của

nhà thơ
(2 câu cuối)


-Nhà thơ luôn có tâm niệm “lấy dân làm gốc” vì thế trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước những người dân cần cù
ông lại dấy lên một khát vọng mãnh liệt .
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

-Câu cuối 6 chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 âm hưởng mạnh mẽ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài.Dù không được
trọng dụng nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn đau đầu vì dân, dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn nghĩ cho dân cho nước.

- Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để đàn lên khúc “Nam Phong”. Với cây đàn đó,
Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.Đây cũng là tiếng thở dài ẩn ý,
trách triều đình nhà Lê chưa làm tròn trách nhiệm với dân nên hạnh phúc chỉ là giấc mơ xa.


-Tác giả sử dụng nhiều từ cùng trường nghĩa “giàu” “đủ” “khắp” “đòi”. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắt nhịp
2/2/2 thể hiện sự dồn nén cảm xúc toàn bài, khắc họa đậm nét tấm lòng ưu dân ái quốc tha thiết đến trọn đời của
Nguyễn Trãi.

-Vượt qua cảnh ngộ của riêng mình, Nguyễn Trãi thể hiện khát vọng về cuộc sống thái bình hạnh phúc cho
nhân dân.
“ Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”

 Tuy ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn ôm ấp khát vọng giúp dân giúp nước. Ông là tấm gương tận trung
tận hiếu. Lý tưởng “vì dân” của ông vẫn có giá trị thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc đến ngày hôm nay


nh
i
h
G
t
ế
k
g
n

T
.
I
II

)
9
1
1
/
K
ớ (SG




×