Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.74 KB, 26 trang )

Nguyễn Trãi


( Nguyễn Trãi 1380 – 1442)


Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn


• I TÌM HIỂU CHUNG
`1. Tác giả:
-Nguyễn Trãi (1380 -1442) là cây đại thụ trong nền
văn học trung đại Việt Nam.
-Ông không chỉ nổi tiếng với các tác phẩm chữ Hán
mà còn là một trong những người Việt Nam đầu tiên
làm thơ bằng chữ Nôm. `
-`Với “Quốc âm thi tập”, ông được xem là bông hoa
đầu mùa tuyệt đẹp của làng thơ ca Việt Nam.


`2. Tác phẩm “Quốc âm thi tập”.
“Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm cổ nhất gồm
254 bài thơ.
Chia thành 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn
hoa mộc, Môn cầm thú.
- Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn
Trãi: yêu nước, thương dân, yêu thiên nhiên, con
người, cuộc sống.
- Nghệ thuật: Việt hóa thể thơ Đường luật.



`3. Tác phẩm “Cảnh ngày hè”.
a.Xuất xứ
-Bài thơ được trích trong tập thơ “Quốc âm thi
tập” là tập hợp những bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm,
bài này là bài số 43 trong chùm Bảo kính cảnh giới
(Gương báu răn mình)
b. Hoàn cảnh sáng tác.
Bài thơ được sáng tác trong những năm tháng
Nguyễn Trãi nhàn quan, lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
c. Thể thơ
BKCG số 43: được sáng tác theo lối bát cú
Đường luật xen lục ngôn( c1,8).


`3. Tác phẩm “Cảnh ngày hè”.
d.Bố cục
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống (6
câu đầu.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.( 2 câu cuối).
e. Chủ đề.
Qua việc tái hiện bức tranh ngày hè vui tươi
sinh động, tràn đầy sức sống.Bài thơ thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn của Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời,
yêu cuộc sống, niềm ao ước về cuộc sống thanh bình
và hạnh phúc cho nhân dân.


`II. PHÂN TÍCH
1. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.


Bài thơ mở đầu với câu thơ lục ngôn nêu rõ hoàn
cảnh của nhà thơ lúc ấy:
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ lục ngôn với cách ngắt nhịp một/hai/ba
cùng với từ cổ “rồi” chỉ sự nhàn nhã, rỗi rãi, không vướng
bận điều gì. “Rồi” được đặt ở đầu câu, tách ra thành một
nhịp như muốn nhấn mạnh đây là hoàn cảnh lý tưởng rất
hiếm hoi trong cuộc đời tác giả. Nhàn rỗi hóng mát suốt
cả ngày để ngắm cảnh, làm thơ. Cuộc đời Nguyễn Trãi
thường không mấy lúc được thảnh thơi, bởi vì ông vốn là
người thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn.


`II. PHÂN TÍCH
1. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
Với tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết, ông
mong muốn được phục vụ cho dân cho nước thì một
ngày nhàn hạ như thế trong cuộc đời NT đâu có nhiều.
Đây chính là lúc ông được sống ung dung, được thỏa
ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng
yêu mến.
 


“ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”


-Tác giả rỗi rãi quả là một hoàn cảnh lý tưởng để
làm thơ, để yêu say cảnh đẹp thiên nhiên và qua nét

bút tài hoa, qua sự cảm nhận tinh tế, một bức tranh
mùa hè sinh động đã hiện lên:
“ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”


Với từ láy “đùn đùn” vừa gợi hình, vừa gợi
cảm, vừa là động từ mạnh thể hiện sự dồn lại, dồn
nén, dồn dập và tuôn ra. “Giương” trong câu thơ
nghĩa là trương rộng ra. Chỉ vài nét bút phác họa mà
bức tranh mùa hè đã hiện lên tươi tắn, hài hoà. Trong
câu thơ này, với hai động từ mạnh, tác giả đã gợi lên
hình ảnh lá hòe xanh tươi, dày đặc, um tùm, tràn đầy
sức sống, dồn lại thành từng chùm, từng đám xanh
ngát che rợp cả mặt đất. Chính cái tươi mát của bông
hòe đã rọi xuống con người ông như một niềm an ủi,
vuốt ve, làm dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè, làm
mát tâm hồn thi sĩ.


Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ


Hồng liên trì đã tiễn mùi hương


Bức tranh mùa hè không chỉ có sự tươi mát của
bóng hòe mà còn có:
“ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Ở hiên nhà, thạch lựu phun hoa đỏ thắm điểm

thành những nét vui trên nền xanh của lá cây. Còn
dưới ao, sen hồng đã tỏa ngát mùi hương. Hai câu thơ
trên sử dụng động từ “phun” và “tiễn” tạo nên sức gợi
tả lớn, làm cho bức tranh tràn đầy sức sống. Câu thơ “
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” tạo nên nét độc
đáo trong thơ Ức Trai. Hoa lựu “phun thức đỏ”.
Màu đỏ của hoa lựu không phải tỏa ra, rực lên mà
“phun ra” dường như sức sống chất chứa, dồn nén
phải bật ra.


Sau này, Nguyễn Du cũng có câu thơ miêu tả về
mùa hè với hoa lựu:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”(Truyện
Kiều)
Như vậy cả hai nhà thơ có cái nhìn tinh tế về
cảnh vật. Nhưng với từ “lập lòe” Nguyễn Du thiên về
màu sắc để tạo hình cho bức tranh.Còn nhà thơ
Nguyễn Trãi thiên về miêu tả sức sống, ta cảm nhận
được từng lớp hoa lựu trổ ra hết đợt này đến đợt khác
qua động từ “phun”. Rõ ràng sức sống đang căng đầy,
chất chứa bên trong cảnh vật, nó đang trỗi dậy mãnh
liệt. Hình ảnh tác giả sử dụng thật mới lạ, gây được ấn
tượng sâu sắc trong lòng người đọc.


• Hai câu thơ sử dụng cách ngắt nhịp ba/bốn không
theo nhịp thông thường đã khắc họa được nét đặc
trưng trong bức tranh mùa hè khiến người đọc có thể

liên tưởng rằng cả hiên nhà đầy thạch lựu phun hoa
đỏ thắm, cả ao đầy sen hồng tỏa ngát mùi hương.
Với hồn thơ của Nguyễn Trãi, cảnh vật tràn đầy sức
sống, đẹp và lạ hơn rất nhiều.
 


“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”


• Nguyễn Trãi không chỉ cảm nhận cảnh vật bằng thị
giác, khứu giác mà còn cảm nhận bằng thính giác :
“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
 


• Ở hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ sử dụng từ láy
“lao xao” gợi lên tiếng ồn ào của người dân chài
trong những phiên họp chợ, “dắng dỏi” là tiếng
ve kêu inh ỏi, lánh lót vào buổi chiều tà. Với nghệ
thuật đảo ngữ “lao xao chợ cá” và từ láy tượng
thanh “lao xao” , “dắng dỏi” đã làm không khí
trở nên vui tươi, xua đi cái tĩnh mịch, im ắng của
buổi chiều tà. Không chỉ sử dụng hình thức đảo
ngữ, nhà thơ còn sử dụng những phép đối như
“lao xao” đối với “dắng dỏi”, “làng ngư phủ” đối
với “lầu tịch dương”, “chợ cá” đối với “cầm ve”.



• Điều đó đã nêu bật lên sự cảm nhận cảnh vật của tác
giả dưới mọi giác quan, góc cạnh, từ âm điệu của
cảnh sinh hoạt bình thường “lao xao” đến âm thanh
rộn ràng “dắng dỏi”. Từ những hình ảnh từ cuộc
sống đời thường rất bình dị như phiên chợ cá nhộn
nhịp ở làng chài, hay cảnh chiều tà ở “lầu tịch
dương”. Tất cả đều được Nguyễn Trãi nhìn, nghe
bằng đôi mắt yêu thương, bằng tâm hồn nhạy cảm
để phát hiện ra những nét đẹp, nét vui của cảnh. Bởi
tâm hồn của người anh hùng ấy rất gần gũi, rất thân
thiết với thiên nhiên.


• Thiên nhiên qua Nguyễn Trãi trở nên sinh
động, đáng yêu và tràn đầy sức sống. Cội
nguồn sâu xa của cảm xúc trên chính là tấm
lòng tha thiết, yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu
cuộc sống của Nguyễn Trãi. Cảnh vật thanh
bình yên vui bởi sự thanh thản trong tâm hồn
nhà thơ. Âm thanh lao xao từ chợ cá “làng ngư
phủ” đến tiếng cầm ve dắng dỏi như tiếng đàn
hay chính lòng tác giả đang rộn lên một niềm
vui.


• Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trước hết vẫn là
tấm lòng tha thiết của ông với dân với nước:
 
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”
 
Hai câu thơ cuối thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
Nhìn cảnh vật tràn đầy sức sống, cuộc sống của người
dân chài được yên vui, no ấm, Nguyễn Trãi ao ước
được cây đàn của vua Ngu Thuấn để được đánh khúc
nhạc “Nam phong” ca ngợi cảnh “dân giàu đủ khắp đòi
phương”. Tiếng đàn của vua Ngu Thuấn tượng trưng
cho đường lối chính trị tốt đẹp, mang lại hạnh phúc no
ấm cho người dân. Ức Trai ao ước có cây đàn của vua
Thuấn chính là ông ước muốn nhà vua thực hiện đường
lối nhân nghĩa để cho dân giàu nước mạnh. Đây là biểu
hiện của một tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết:


• “ Dân giàu đủ khắp đòi phương”. 
• Câu thơ lục ngôn ngắn gọn với cách ngặt nhịp
ba/ba thể hiện sự dồn nén cảm xúc của nhà
thơ, làm đọng lại tất cả cảm hứng của bài thơ.
Điểm kết của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải
là thiên nhiên mà chính là cuộc sống của
người dân. Nguyễn Trãi mong muốn tất cả mọi
người dân ở mọi nơi, mọi nhà “khắp đòi
phương” trên đất nước Đại Việt được “giàu
đủ”, ấm no hạnh phúc. Phải chăng đây là nỗi
niềm khao khát, mong muốn được cống hiến
và phục vụ cho dân, cho nước của Ức Trai.


• ĐOẠN ĐÁNH GIÁ

“Cảnh ngày hè” là một sáng tạo của Nguyễn Trãi
về hình thức thơ. Bài thơ sử dụng nhiều động từ
mạnh, đảo ngữ, nhịp thơ, sử dụng điển cố Trung
Quốc. Hình ảnh gần gũi với cuộc sống đời
thường. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn: phá vỡ
tính quy phạm…Bài thơ đã thể hiện tâm hồn yêu
thiên nhiên và chan chứa tình thương với nhân
dân, với cuộc sống của Nguyễn Trãi. Bên cạnh
đó, bài thơ thể hiện sự phá cách, đi tìm cái mới lạ
khi đưa tiếng nói dân tộc vào thơ ca. “Cảnh ngày
hè” xứng đáng là bông hoa đầu mùa đẹp nhất
trong văn học chữ Nôm.


×