Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

THUYẾT TRÌNH KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 19 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

KIẾN TRÚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

NHÓM 2
LƯU TOÀN ĐỨC
NGUYỄN CHÂU HOÀNG HUY
VÕ NHẬT HUY
PHẠM NGỌC THIỆN
NGUYỄN TRỌNG THANH HƯNG
HOÀNG QUỐC HUY


SỰ HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA PHỤC HƯNG
Đầu thế kỷ XV, chế độ phong kiến ở Châu Âu trên đà suy thoái, kinh tế - xã hội ở Châu Âu có nhiều biến đổi,
kinh tế tư bản chủ nghĩa lớn lên dẫn tới sự hình thành của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản có sự tiến bộ hơn so với
giai cấp phong kiến thối nát, có tư tưởng chống lại phong kiến và giáo hội nhưng vẫn mang tính chất bóc lột và bị
giai cấp phong kiến lợi dụng.

Năm 1457, Viện hàn lâm Platon được thành lập,
chủ nghĩa Platon mới do Marsile Phicin đề xướng
trở thành tư tưởng chủ đạo chi phối nhiều lĩnh vực
trong đó có Kiến trúc.


Năm 1487, Bartolomeo Díaz tìm ra đường vòng qua mũi Hảo Vọng, khám phá này tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế như công nghiệp, thương mại, tiền tệ, tài chính. Do buôn bán, thu thuế, bán chức tước và thực hiện công
trái, tài chính phát triển rộng rãi.

Năm 1492, Christopher Colombus đặt chân đến miền Tây Ấn Độ, là một trong những sự kiện đánh dấu bước


chuyển tiếp của kiến trúc Châu Âu. Để hiểu rõ hơn về Văn óa Phục hưng, chúng ta tìm hiểu từ nơi trào lưu văn hóa
này được khai sinh, đó là Italia.


Ở Italia, nơi đây các dấu ấn về kiến trúc cổ điển luôn hiện hữu qua các công trình La Mã. Kiến trúc cổ điển vẫn
ảnh hưởng đến các công trình trong suốt thời kỳ trung thế kỷ trên đất Italia.

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV ở thành phố của italia
các công trình chủ yếu vẫn là các lâu đài, dinh thự, ở
thành phố lớn như Florence và Siena các công trình
xây dựng có phong cách kiến trúc rõ nét, công trình
được xây bằng gạch, đá nặng nề với những ô cửa
vòm, đây là sơ sở khởi đầu cho sự ra đời của những
tòa lâu đài ở thế kỷ XV.


Trong quy hoạch của các thành phố ở italia các công trình của nhà nước và các công trình trung tâm cảu thành phố
được tổ chức chặt chẽ với nhau, tạo không gian mở hay những quảng trường trung tâm, đây cũng là ngôn ngữ quy
hoạch đô thị bấy giờ.

Vào những năm cuối của thời kỳ Trung thế kỷ thì italia đã là một nhà nước bao gồm tập hợp các thành bang, nằm giữa
Tây Âu và Byzantine nên thương mại ở italia rất phát triển. Đặc điểm chung trong các đô thị ở italia là các thành phố bị
chia bởi các gia tộc lớn, những gia tộc trở nên giàu có không phải do sở hưu nhiều đất đai mà nhờ sự hoạt động buôn
bán, thương mại.


Florence trở thành thành phố phát triển mạnh nhất được coi là nơi khai sinh của trào lưu văn hóa Phục hưng. Nơi đây
các thương gia, chủ ngân hàng thường thuê các nghệ sĩ sáng tác ra các tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng, thuê các
kiến trúc sư thiết kế các công trình lớn để thông qua đó thể hiện thanh thế, quyền lực của mình. Đây cũng là những tác
phẩm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ trào lưu văn hóa Phục hưng.


Với những điều kiện ấy, Florence trở thành tiền đồn chinh phụ đỉnh cao của văn hóa Phục Hưng Itali và từ đó lan rộng
ra toàn châu Âu và Itali cũng là quốc gia đầu tiên bước vào thời đại Phục Hưng huy hoàng. Đây là thời kì mà cả châu
Âu phải chiêm ngưỡng một cách thán phục và thừa nhận vai trò số một của Italia trong văn hóa nghệ thuật.


Cũng trong thời kì này, KH - KT cũng có những bước tiến lớn như tìm ra la bàn, in ấn, phát triển thuốc súng,…
làm cho nhận thức con người theo đó mà tiến bộ hơn.

Khoa học dần dần lan rộng vào trong đời sống hằng ngày của người dân, từ đó mang lại niềm tin cuộc sống cho
họ.

Tinh thần của những tác phẩm mang tính cách mạng trong sự phát triền của phong trào văn hóa Phục hưng xuất
phát từ cách nhìn nhận mới về con người, niềm tin vào sức mạnh và khả năng của con người. Các học giả mang chủ
nghĩa nhân văn muốn thông qua việc khôi phục lại các nền văn hóa cũ để xây dựng một trào lưu văn hóa mới cho thế
giới.


Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa hình thành đầu tiên trong văn học TK XIV và tác động mạnh mẽ đến các ngành
nghệ thuật khác ở TK XV, XVI.

Bắt đầu từ tác phẩm Dante - tác phẩm thần khúc (1307-1321),
Petrarque - Mười ngày (1349)
Boccace - Những chiến thắng (1352)

Trong tác phẩm Thần khúc, Dante tỏ ra xem trọng hạnh phúc trần thế, thừa nhận kiếp nhân sinh hiện hữu trước
mắt, không hề ảo tưởng thế giới mai sao. Điều này thì khác hẳn với nguyên tắc Thiên chúa giáo.


Hình ảnh con người mẫu mực trong thời này là con người khôn ngoan, can đảm chống lại lí tưởng sông thời

trung cổ của tầng lớp quý tộc, đi tìm một thế giới mới, cá nhân chủ nghĩa của giai cấp tư sản.

Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong văn hóa nghệ thuật thời kì Phục hưng.

Thời kì này các lãnh chúa phong kiến hay các giáo hội tuy phản đối, nhưng không phải không bị ảnh hưởng của giai
cấp tư sản. Vì thế, các lãnh chúa phong kiến và các nhà thờ cũng xây dựng những công trình nhà ở, tôn giáo theo
phong cách kiến trúc Phực hưng.


SỰ RA ĐỜI KIẾN TRÚC VĂN NGHỆ PHỤC HƯNG
Cuối thế kỷ thứ XIII, ở miền Bắc Italia và vùng Toscan đã xuất hiện một trào lưu văn hóa rất mạnh mẽ, được phát triển trên cơ sở những biến đổi to lớn của nền
kinh tế – xã hội đương thời có tên gọi là trào lưu Văn nghệ Phục hưng (Rơnétxăngxơ).

Lúc này, trên khắp lục địa châu Âu, cuộc tấn công vào chế độ phong kiến già nua đang diễn ra trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo, văn hóa văn
nghệ.

-Ra đời trong bước ngoặt cực điểm của những mâu thuẫn xã hội, khi xích xiềng Trung cổ đã bị đập tan, nhưng khuôn mẫu của xã hội mới – xã hội tư bản – còn
chưa kịp định hình, nền Văn nghệ Phục hưng đã bắt đầu từ văn học, với Đăngtê -“nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, và cũng đồng thời là nhà thơ đầu tiên của
thời đại mới”- (F. Ăngghen), với các tác giả văn chương khác như Petơraroca, Bơccagiô. Tiếp sau đó là các nhà hội họa như Dgiôttô, nhà điêu khắc Nhiccôlô
Pizano v.v…

-Nghệ thuật kiến trúc, do có những nhu cầu rất lớn vể vật tư và công sức so với văn chương hội họa, nên bước vào thời Văn nghệ Phục hưng chậm hơn – khoảng
cuối thế kỷ thứ XIV, đau thế kỷ thứ XV.


ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KIẾN TRÚC VĂN
- Nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong,
- Khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gôtích và phục
hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại
- Kiến trúc Phục hưng nhấn mạnh vẻ đẹp của con người (chủ nghĩa

nhân thế) và đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỷ
lệ của công trình. Các kiến trúc sư Phục hưng tiếp tục phát triển
những tỷ lệ toán học chuẩn mực mà thời Cổ đại mà pythagore đã
tìm ra trước đây như: 1:1, 1:2, 2:3, 3:4, đây là những tỷ lệ cơ sở để
kiến tạo vẻ đẹp cho không gian.

NGHỆ PHỤC HƯNG


Tỷ lệ của cơ thể con người tuân theo những đường giới hạn có dạng
hình tròn và hình vuông chứng minh tỷ lệ cơ thể con người chính là
chuẩn mực.
Viruvius đã tìm ra được một tỷ lệ là: Con người ở tư thế đứng thẳng,
hai tay dang rộng ngang bằng đầu thì các ngón tay và ngón chân sẽ
chạm vào chu vi của một đường tròn có tâm trùng với vị trí rốn. Một
giới hạn theo hình vuông cũng tìm ra từ tỷ lệ của cơ thể con người.
Khoảng cách từ chân tới đầu khi đứng thẳng lưng cũng bằng khoảng
cách sải tay khi tay dang ngang vai; có nghĩa là chiều cao và chiều
rộng bằng nhau; do đó lập nên một hình vuông.


Trào lưu kiến trúc mới được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách Gôtích, phục hưng di sản truyền thống của nền kiến trúc La Mã cổ đại. Bố
cục các tòa nhà trở lại rõ ràng, khúc chiết, có tỷ lệ hài hòa, phân chia mạch lạc, dựa trên hệ thức cột cổ điển.
-Tường, cột, cuốn là ba thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đã đạt được độ hoàn hảo đáng kinh ngạc. Hàng loạt phương pháp xây dựng mới,
nguyên tắc nghệ thuật mới được áp dụng. Trong các công trình mới, tính động của phong cách Gôtích, tính nặng nề của phong cách Rôman
được thay thế bằng tính yên tĩnh, êm đềm của các hình thức kiến trúc Phục hưng. Những mái vòm của thời Rôman, mái vòm nhọn mũi tên của
thời Gôtích đã phải nhường chỗ cho các loại vòm cuốn chữ thập và vòm bán cầu.


Biệt thự, cung điện là loại hình rất phát ‘ triển ở cả thành phố lẫn vùng ngoại vi. 

Trong trang trí nội thất, đá hoa thiên nhiên và đá nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Các kỹ năng gia công đá thời cổ đại
được khôi phục ở mức độ hoàn thiện cao hơn. Có nhiều chi tiết trang trí được làm tư kim loại. Trần và tường trong nhà
được trang hoàng bằng những bức tranh hoành tráng rất lộng lẫy. Song tường ngoài lại được trát vữa thay vì ốp đá như
người La Mã cổ đại vẫn làm.

Biệt thự Rotonda (1556-1557)

Biệt thự Poscari (1559-1560)


Các lâu đài mang tính chất phòng ngự là chính, được đặt ở những nơi
nặng về phòng ngự, có phong cách bưng bít, tập trung được nhiều người
khi có biến cố thì các lâu đài Phục hưng lại thường được đặt ở những vị
trí quan trọng trong thành phố. Mặt bằng các lâu đài Phục hưng thường
có dạng chữ nhật, lối vào chính dẫn vào một sân trong lấy ánh sáng ở trên
xuống.
Lâu đài Ducale (1465-1472)


Đánh giá về thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, trong cuốn “Phép biện chứng của tự nhiên”, F. Ăngghen viết: “Văn nghệ
Phục hưng là một biến cố tiến bộ vĩ đại nhất trong mọi biến cố mà loài người đã trải qua cho đến nay”. Điều đó đã
được minh chứng một cách hùng hồn qua sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc.

Phát triển liên tục ở Italia trong vòng hai thế kỷ, kiến trúc Văn nghệ Phục hưng có thể được chia làm ba thời kỳ sau:

- Thời kỳ tiền Phục hưng (1420 đến thế kỷ thứ XV).
- Thời kỳ Phục hưng toàn thịnh (nửa đầu thế kỷ thứ XVI).
- Thời kỳ hậu Phục hưng (nửa sau thế kỷ thứ XVI).



KẾT LUẬN: ĐẶC ĐIỂM CHUNG KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG
Mặt bằng: có dạng đối xứng, tuân theo những đường giới hạn dạng hình tròn, hình vuông

Nhà thờ San Pietro


Mặt đứng:
Đối xứng quanh trục thẳng đứng
Sử dụng lại các thức cột Hy lạp, La Mã
Mái vòm cung tròn, bán cầu thay thế cung gãy của Gothic

Mái vòm của St. Peter's

Nhà thờ Santa Maria Novella 


BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE



×