Trường PT Võ Thị Sáu- PY Giáo án Ngữ Văn 12 CT Nâng cao
Tiết 107,
Làm văn:
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH LỐI DIỄN ĐẠT
CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG HIỂU KHÁC NHAU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nhận biết một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau.
- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc-hiểu văn bản, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tổ chức cho HS thảo luận, đàm thoại, kết hợp làm bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn ở nhà của HS
2.Bài Mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1. GV hướng dẫn HS luyện tập, bài tập 1.
GV yêu cầu HS đọc bài tập 1. Các nhóm thảo luận.
Theo các yêu cầu SGK.
+ Tìm xem mỗi câu, có những cách hiểu nào ?
GV nhận xét và đính hướng cách viết câu tránh lối
câu mơ hồ
1. Bài tập1.
a. Các câu diễn đạt với nhiều cách hiểu:
- Xe không được rẽ trái. + Xe không ( chở gì ) thì được rẽ trái ( xe có tải hay không tải )
+ Xe ( thì ) không được rẽ trái ( luật đi đường, chỉ được rẽ phải )
- Chiếc xe đạp nặng quá. + ( hành động đạp: nặng-nhẹ) / ( Chiếc xe ( này thì) đạp nặng quá )
+ ( khối lượng xe: nặng nhẹ) / ( Chiếc xe đạp ( này thì) nặng quá )
- Máy nổ tắt liên tục. + ( hoạt động của máy: tắt-nổ liên tục) /( máy nổ rồi lại tắt liên tục )
+ ( hoạt động tắt của một loại máy ) / ( máy nổ thì tắt liên tục )
- Người thợ lặn lội trên dòng sông đầy rác thải.
+ ( hành động lội của người thợ lặn) /( người thợ lặn ấy lội trên dòng sông đầy rác thải )
+ ( hành động lặn lội của người thợ) /(người thợ ấy lặn lội trên dòng sông đầy rác thải )
- Đôi chân không nhúng xuống nước.
+ ( đôi chân (trần-không mang giày dép)- nhúng xuống nước)
+ ( hành động không được nhúng nước) / ( đôi chân thì không nhúng nước)
- Anh chàng mặc áo sơ mi trắng trợn tròn mắt nhìn cô.
+ ( Màu sắc của chiếc áo sơ mi)/ ( anh chàng mặc áo sơ mi trắng (thì) trợn tròn mắt nhìn
cô )
+ ( Hành động trắng trợn của anh chàng mặc áo sơ mi)/ ( Anh chàng mặc áo sơ mi kia
trắng trợn tròn mắt nhìn cô.)
- Có một chiếc xe lăn trên con đường sỏi.
+ ( Chỉ tên gọi của một chiếc xe-xe lăn)/ (có một chiếc xe lăn (ở ) trên con đường sỏi)
Người thực hiện:
GV Đỗ Thông
Trường PT Võ Thị Sáu- PY Giáo án Ngữ Văn 12 CT Nâng cao
+ Qua việc tìm hiểu các nghĩa của các câu trên, thử
nhận xét chúng có chung đặc điểm ngữ pháp nào ? Hãy
xác định đặc điểm đó?
+ Yêu cầu HS tự rút ra cách sửa để mỗi cau xhỉ được
hiểu theo một nghĩa.
HĐ2. GV hướng dẫn HS làm bài tập2
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2. Các nhóm thảo luận.
Theo các yêu cầu SGK
+Mỗi câu trong bài tập có những cách hiểu nào?
+ Hãy xác định đặc điểm chung về từ vựng của các câu
trên?
+ HS nêu cách sửa, để mỗi câu chỉ còn một cách hiểu
HĐ3. GV hướng dẫn HS làm bài tập 3
-GV yêu cầu HS đọc bài tập 2.Thực hiện theo các yêu
cầu SGK
GV có thể minh hoạ một số câu thơ:
+ ( Hành động lăn của chiếc xe)/ ( có một chiếc xe( đang) lăn trên con đường sỏi)
- Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
+ ( Đối tượng hát (cả nhà) )/ ( cả nhà hát (đang) say sưa theo tiếng đàng vĩ cầm )
+ ( tính chất hát say sưa )/ ( cả nhà ( đang) hát say sưa theo tiếng đàng vĩ cầm )
b. Đặc điểm ngữ pháp chung của các câu trên: cùng một yếu tố nhưng có thể hiểu khi thì thuộc
về chủ ngữ, theo khả năng khác thì thuộc về vị ngữ.
c. HS tự sửa mỗi câu chỉ có một cách hiểu.
2. Bài tập2
- Tôi không đi đâu.
+ Nhất định không đi .( Tôi không đi đâu nhé)
+ Nơi nào cũng không đi ( Tôi không đi đâu cả)
- Thằng bé có thể bơi qua sông.
+ Sự kiện thằng bé có thể qua sông- khả năng dự đoán
+ Năng lực của thằng bé có thể bơi được qua sông
- Bây giờ thì nó phải lên đường rồi.
+ Thời điểm buộc nó lên đường ( - Bây giờ thì nó (buộc) phải lên đường rồi)
+ Dự đoán sự kiện đã xãy ra ( - Bây giờ thì nó (hẳn) phải lên đường rồi)
- Anh ấy nói nghe có được không?
+ Đối tượng nghe, có nghe anh ấy nói ( anh ấy nói, anh có nghe được không)
+ Lời anh ấy có hay không ( anh ấy nói nghe có hay không)
- Gã định đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em.
+ Hành động chiếm tài sản của gã ( Gã (có ý) định/ đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em)
+ Quyền quyết định, định đoạt tài sản thuộc về gã
- Chị lấy sách cho tôi.
+ Hành động (cho),(biếu) / (Chị lấy sách (tặng) cho tôi)
+ Hành động giúp đỡ, dùm / Chị lấy dùm sách cho tôi
- Đằng ấy có chuyện gì không ?
+ Chỉ địa điểm, nơi chốn/ (Ở phía ấy có chuyện gì không ?)
+ Chỉ đối tượng giao tiếp được hỏi / ( Bạn có (việc) chuyện gì không?)
b. Các từ vựng nêu trên tạo ra nhiều cách hiểu do có hiện tượng đồng âm hay đa nghĩa
c. Cách sửa: HS tự sửa theo cách riêng.
3. Bài tập 3.
- Nếu tách câu thơ ra khỏi chỉnh thể bài thơ, có thể hiểu “đâu” là một từ phủ định, có thể chấp
nhận được. Nhưng ở trong chỉnh thể bài thơ thì câu: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, từ đâu là
Người thực hiện:
GV Đỗ Thông
Trường PT Võ Thị Sáu- PY Giáo án Ngữ Văn 12 CT Nâng cao
- Người đâu gặp gỡ làm chi/ ….hay không
- Sự đâu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn
hai.
- Dùng dằng nửa ở nửa về/ Nhạc vàng đâu đã tiếng
tiếng nghe gần gần.
từ phiếm chỉ, phiếm định: cá ở đâu đó đớp động dưới chân bèo. Thủ pháp lấy cái động để tả cái
tĩnh.
- Tương tự câu thơ: “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, từ đâu được hiểu là từ phiếm chỉ: ở đâu
đó có tiếng lãng xa vãn chợ chiều, nó phù hợp với mạch thơ hơn.
3. Củng cố và dặn dò: có ý thức viết câu đúng chỉ hiểu một nghĩa; Và hiểu đúng từng loại câu trong văn bản VH
Người thực hiện:
GV Đỗ Thông