Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Bài 22. Câu phủ định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 17 trang )

Ngữ Văn 8


CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Đặc điểm hình thức chức năng.
Ví dụ 1/ SGK 52
a) Nam đi Huế.
b) Nam không đi Huế.
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.


CÂU PHỦ ĐỊNH
Ví dụ 1/ SGK 52
a) Nam đi Huế.

thông báo, xác nhận sự việc “Nam đi
Huế” có diễn ra.  Câu khẳng định.

b) Nam không đi Huế.
thông báo, xác nhận không có
c) Nam chưa đi Huế.
sự việc “Nam đi Huế” diễn ra.
d) Nam chẳng đi Huế.
e) Nam đâu có đi Huế  Câu phủ định.


Ví dụ:

b) Nam không đi Huế.
c) Nam chưa đi Huế.


d) Nam chẳng đi Huế.

thông báo, xác nhận
không có sự việc “Nam
đi Huế” diễn ra.

1. Nam không phải là em tôi.
xác nhận không có quan hệ
2. Nam không có máy tính.
xác nhận không có sự vật
3. Nam làm việc đó không sai.
xác nhận không có tính chất
=> Câu phủ định miêu tả


Ví dụ 2/ SGK 52

Thầy sờ vòi bảo:
-Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con
đỉa .
Thầy sờ ngà bảo:
-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
-Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
=> Câu phủ định bác bỏ


Ghi nhớ

II. Luyện tập



Bài tập nhanh: Trong các câu sau đây câu nào là câu phủ
định miêu tả, câu nào câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
a. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai
trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các
trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam
kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục
thế hệ trẻ cho tương lai.
( Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
b.Tôi an ủi Lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
Vả lại ai
nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta
hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.


Bạn ấy không giỏi toán.
VD1:

VD2:

A: Thu có giỏi Toán không?

A: Thu rất giỏi Toán.

B: Bạn ấy không giỏi Toán.

B: Bạn ấy không giỏi Toán.


Câu phủ định miêu tả

Câu phủ định bác bỏ

Để phân biệt chức năng của câu phủ định, ta cần căn cứ vào
tình huống giao tiếp.


THẢO LUẬN NHÓM (thời gian 3 phút)
Nhóm 1,3: Làm phần a,c bài tập 2.
Nhóm 2,4: Làm bài tập 3.


Bài tập 2.
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường,
song không phải là không có ý nghĩa.
( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương )

c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần
nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách
ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm
nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội )

Cả 2 câu trên đều là câu phủ định. Nhưng không có
ý nghĩa phủ định.
Vì: a. “không phải là không” = có (khẳng định)
c. “ai chẳng” = ai cũng (khẳng định)



a. Câu chuyện có lẽ chỉ là
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một
một câu chuyện hoang
câu chuyện hoang đường, song
đường, song không phải có ý nghĩa.
là không có ý nghĩa.
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà
Nội, ai chẳng có một lần Nội, ai cũng có một lần nghển
nghển cổ nhìn lên tán lá cổ nhìn lên tán lá cao vút mà
cao vút mà ngắm nghía ngắm nghía một cách ước ao
chùm sấu non xanh hay thích
một cách ước ao chùm
thú chia nhau nhấm nháp món
sấu non xanh hay thích
sấu dầm bán trước cổng trường.
thú chia nhau nhấm
nháp món sấu dầm bán
trước cổng trường.
Những câu trong bài tập 2a,2c ý nghĩa khẳng định được
nhấn mạnh hơn những câu vừa đặt.


Bài tập 3.
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí )

- Nếu thay không bằng chưa thì câu viết lại là:
Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Ý nghĩa của câu cũng thay đổi:
+ không (dậy được) có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được

(phủ định tuyệt đối).
+ chưa (dậy được) có nghĩa là sau đó có thể dậy được (phủ
định tương đối).
- Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện
hơn (Vì sau khi bị chị Cốc mổ, Choắt đã nằm thoi thóp không
bao giờ dậy nữa và chết).


Bài tập 4.
a) Đẹp gì mà đẹp!

Không đẹp tí nào!

b) Làm gì có chuyện đó!

Không thể có chuyện đó được!

- Các câu trên không phải là câu phủ định.

-Những câu này dùng để bác bỏ một ý kiến (a), một
nhận định (b).


Bài tập 5.
- Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được.
- Vì:
- quên có nghĩa vì căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức
không nghĩ đến, không để tâm đến những nhu cầu thiết yếu
hằng ngày.
- không có ý phủ định tuyệt đối, có vẻ nói quá nhưng lại

giảm sức thuyết phục.
- chưa có hàm ý là hiện tại thì chưa nhưng sẽ có lúc làm được
việc xả thịt lột da quân thù.
- chẳng có ý là không khi nào có thể làm được việc đó, thể
hiện sự bất lực  sai lạc với chủ đề của đoạn văn và văn bản.


Bài tập 6. Hãy viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có
dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ .
Hà tình cờ gặp Linh, vôi kêu lên:
-Lâu quá, tớ không thấy
cậu!
(Câu phủ
định miêu tả)
-Linh cười:
- Làm gì có chuyện
(Câu
đó!
phủ định bác bỏ)
Hà nói:
- Thật mà!
Linh vẫn cười:
- Ngày nào tớ chẳng gặp cậu ở căn tin.
Khơng tin, cậu cứ hỏi Mai í.


HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc ghi nhớ, tự cho được ví dụ về câu phủ định.
- Làm các phần còn lại của bài tập 1( SGK/53), bài tập 2,4

( SGK/54).
- Viết đoạn đối thoại trong đó có sử dụng các kiểu câu đã
học: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu
khiến và câu phủ định.

* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Soạn bài “Hành động nói”, tìm hiểu:
+ Khái niệm hành động nói.
+ Các kiểu hành động nói thường gặp.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×