Tải bản đầy đủ (.pptx) (8 trang)

Bài 21. Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.33 KB, 8 trang )

A
O
H
Y
Â
C
H
N
I
M
T

TH U Y
T

T
Y
À
MAI NG



im
à
b
1:

ẫu

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích
hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác


với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng
tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng
còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong
ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho
nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu
năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.


Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai.
Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú
đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có
mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong
ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to,
da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình
thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các
nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể
phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.
Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia
thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non
vừa nhú.
Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ

phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương,
Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ
bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công
phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các
nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như
vậy).
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem
bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói
riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi
cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.


Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày
bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn,
bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm,
có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc
lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu
cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc
vạn.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước
để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ
đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để
dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến
ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp
một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên
gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh
mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u
bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn.
Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu

thắp đèn, nhiều khói ít sáng.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc
đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bánh dày bánh chưng, cây nêu
tràng pháo, thịt mỡ dưa hành
 


bài mẫu 2:
Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân
phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam . Trong khu vườn hay trước sân
mỗi nhà,thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây
dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ,chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay,
màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.
Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và
mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại
trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ.
Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn
với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch)
thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ
sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi
chùm
một
lá non
màu
tím
nhạt
Trước là
tết
vàitúm
ngày,

hoa
mai
lác
đác nở. Sáng Mùng Một Tết, cả cây mai bừng lên một

sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở
giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng
hết, nhuỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt
cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm
vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của Tạo hoá : đã có mai vàng
rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh
vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng
phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi
khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti
mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát ,thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào
hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng
rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc


 Nhà

ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa
mai tươi nở đúng sáng Mồng Một đầu năm để lấy may.
Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì
gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được
xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện
cho bốn mùa trong năm: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là
biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai
tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con
người. Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón

xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực
rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô
điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước
Việt Nam yêu dấu.
Để kết luận cho bài giới thiệu và thuyết minh về hoa mai,
thật thiếu sót nếu không nhắc đến một bài thơ nổi tiếng
về hoa mai của một nhà sư Việt Nam thời xưa, Mãn giác
thiền sư (1052-1096) – trong bài thơ “Cáo tật thị chúng”
(Có bệnh bảo mọi người):
 


Have a good
time!
Chúc cho bạn có bài viết thật hay nha !

THANK YOU FOR
YOUR ATTENTION!



×