Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.23 KB, 2 trang )
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . KIỂM TRA 1 TIẾT Đề 1
Lớp: 8/... - STT:...... Môn VẬT LÍ 8
I- Trắc nghiệm (6đ)
1- Hiện tượng nào dưới đây khơng phải do chuyển động hỗn độn khơng ngừng của các phân tử gây ra?
A. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.
B. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.
C. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước.
D. Đường tự tan vào nước.
2. Một người thực hiện một công 960J trong thời gian 40 giây. Công suất của người đó là:
A. 5W B. 24W C. 38400W D. 2,4W
3. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật
không tăng?
A. Thể tích. B. Nhiệt độ. C. Nhiệt năng. D. Khối lượng.
4. Đường kính của một quả chanh khoảng 4,6cm; của phân tử hidro khoảng 0,00000023mm. Vậy đường
kính của quả chanh gấp bao nhiêu lần của phân tử hidro?
A. 20 triệu lần B. 200 triệu lần C. 2 triệu lần D. 2 tỉ lần
5. Vật nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?
A. Cái bàn đang đứng trên sàn nhà B. Quảbóng đang lăn nhanh trên mặt sân
C. Búa máy đang treo trên cao D. Quả bóng đang bay vào góc cao của cầu môn
6. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Chỉ có động năng B. Chỉ có thế năng
C. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng D. Chỉ có nhiệt năng
7. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng
lên?
A. Thể tích B. Nhiệt độ C. Khối lượng riêng D. Khối lượng
8. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bò xẹp?
A. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bò thổi căng nó tự động co lại.
B. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua
đó thoát ra ngoài.