Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.89 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG QUANG

CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG QUANG

CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành:. Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số:.60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. CAO THỊ OANH

HÀ NỘI, năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ........ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của loại trừ trách nhiệm hình sự ........ 8
1.2. Lịch sử lập pháp về loại trừ trách nhiệm hình sự đến khi ban hành Bộ
luật hình sự 1999 ......................................................................................... 14
1.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự
của một số nước trên thế giới ...................................................................... 19
Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÁC
TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC
TRẠNG THỰC HIỆN TẠI TỈNH TÂY NINH .......................................... 24
2.1. Quy định về Phòng vệ chính đáng và quy định về Tình thế cấp thiết . 24
2.2. Những trường hợp loại trừ trách hiệm hình sự khác mới được quy định
trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) .. 49
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ LOẠI TRỪ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ......................................................................... 60
3.1. Tăng cường nhận thức các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
loại trừ trách nhiệm hình sự ........................................................................ 60
3.2. Kịp thời hướng dẫn áp dụng về các trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự ......................................................................................................... 67
3.3. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về các
tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự ........................................................... 68
3.4. Chú trọng việc tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng về các tình tiết loại

trừ trách nhiệm hình sự ............................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật hình sự

CHLB

:

Cộng hòa Liên bang

CHND

:

Cộng hòa nhân dân

CTTP

:

Cấu thành tội phạm


PLHS

:

Pháp luật hình sự

PVCĐ

:

Phòng vệ chính đáng

TTCT

:

Tình thế cấp thiết

TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

TANDTC :

Tòa án nhân dân tối cao

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

:


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm bằng việc buộc người đó phải chịu
một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế do luật hình sự quy định. Tuy nhiên, trên
thực tế có nhiều hành vi của các chủ thể khác nhau, tuy hành vi giống nhau
nhưng được thực hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh, mục đích khác nhau
nên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội được nhà làm luật nhìn nhận,
đánh giá có sự khác nhau. Cùng một hành vi có dấu hiệu của một tội phạm cụ
thể được quy định trong luật hình sự nhưng có hành vi bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nhưng lại có hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chính vì có sự khác nhau đó nên khoa học luật hình sự cần có sự nghiên cứu
phân hóa, phân loại các hành vi của các chủ thể của luật hình sự để có chính
sách hình sự cho phù hợp. Đối với các hành vi tuy có dấu hiệu của một tội
phạm cụ thể nhưng nó lại được thực hiện trong các trường hợp cụ thể nhất
định làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó nên người thực
hiện hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoa học luật hình sự
gọi những trường hợp đó là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
Chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam hiện hành có sự kế thừa, bổ sung và phát triển so với luật hình
sự Việt Nam các giai đoạn trước. Có thể nói đây là một trong những chế định
hết sức quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
Chế định này thể hiện chính sách nhân đạo trong chính sách hình sự của nhà

nước ta đồng thời nó cũng là gianh giới để phân định một hành vi là tội phạm
hay không phải là tội phạm. Chế định này cũng giúp cho các cán bộ, công
chức của các cơ quan bảo vệ pháp luật có nhận thức đúng đắn, không ngừng

1


nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cùng giúp cho quần chúng nhân
dân nâng cao ý thức pháp luật trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thực tiễn áp dụng chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự theo pháp luật hình sự Việt Nam trên cả nước nói chung và trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh nói riêng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Vẫn còn có sự nhận
thức chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về các trường hợp
loại trừ trách nhiệm hình sự nên việc xử lý trong một số trường hợp có sự vận
dụng khác nhau, còn lúng túng trong việc xác định một hành vi cụ thể là có
tội hay không có tội. Nếu điều này tồn tại kéo dài thì chắc chắn sẽ dẫn đến
hậu quả là bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người không có tội. Một số trường
hợp quần chúng nhân dân khi rơi vào các trường hợp được loại trừ trách
nhiệm hình sự nhưng lại lo sợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không dám
thực hiện hành vi được pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến hiệu quả công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương còn bị hạn chế. Mặt khác,
pháp luật hình sự Việt Nam đã có những thay đổi khá lớn trong đó có việc bổ
sung chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân thương mại và bổ sung
một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới. Vậy vấn đề loại trừ trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong thực tiễn như thế nào, các
trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được vận dụng vào thực tiễn như
thế nào...là những vấn đề rất lớn cần được quan tâm nghiên cứu một cách hết
sức nghiêm túc và thấu đáo.
Để góp phần làm rõ những nội dung hết sức quan trọng cả về lý luận và

thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài “Những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây
Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2


2.Tình hình nghiên cứu
Chế định “các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” trong luật hình
sự Việt Nam là một trong những chế định có vai trò và ý nghĩa hết sức quan
trọng về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, chế định này đã được nhiều nhà khoa học
và nhiều nhà hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều
góc độ, khía cạnh khác nhau.
Hầu hết trong các Giáo trình Luật hình sự - Phần chung của các cơ sở
đào tạo đại học đều có nội dung trình bày những kiến thức cơ bản về chế định
này cũng như về nội dung của các điều luật trong BLHS quy định về chế định
này. Tuy nhiên, đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhất, tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn của các đối tượng là sinh viên mới
ban đầu tiếp cận học tập, nghiên cứu về pháp luật hình sự.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu khác về vấn đề mà tác
giả luận văn nghiên cứu bao gồm các luận án, luận văn, các sách và các bài
báo. Các công trình này có thể được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm nghiên cứu về nhiều vấn đề của Luật hình sự trong đó có nội
dung về chế định mà tác giả luận văn nghiên cứu. Ví dụ: Lê Văn Cảm, Những
vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo
Sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Nguyễn Ngọc Hòa, Tội
phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội (2010); Trịnh
Tiến Việt, Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb. Lao động, Hà Nội (2013);
- Nhóm nghiên cứu “các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình

sự” được hiểu bao gồm cả các trường hợp không có TNHS khác. Do vậy,
trong các công trình này, vấn đề mà tác giả luận văn nghiên cứu chỉ là một nội
dung trong nhiều nội dung khác được nghiên cứu. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Chí,
Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4

3


(1999); Giang Sơn, Các yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2002); Trịnh
Tiến Việt, Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi
sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Luật học, tập 29,
số 4 (2013); Nguyễn Tuyết Mai, Hoàn thiện chế định loại trừ trách nhiệm
hình sự trong BLHS Việt Nam, Tạp chí Luật học số 2 (2014);...
Như vậy, hai nhóm nghiên cứu này có nội dung nghiên cứu tương đối
rộng và nội dung thuộc đề tài luận văn của tác giả không phải là nội dung
được tập trung nghiên cứu của các công trình này.
- Nhóm nghiên cứu chuyên về một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự cụ thể. Đây là nhóm có nhiều công trình nghiên cứu để phục vụ trực tiếp
việc giải thích, bình luận các điều luật của BLHS. Điểm chung của các công
trình này là tập trung giải thích nội dung quy định của BLHS về phòng vệ
chính đáng và tình thế cấp thiết, từ cơ sở, nội dung, phạm vi đến các vướng
mắc có liên quan. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng, Tìm hiểu về bản chất của tình thế
cấp thiết, Tạp chí Luật học số 5/1999; Nguyễn Đức Mai, Phòng vệ chính
đáng theo quy định của BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6
(2000); Giang Sơn, Quy định về chế định phòng vệ chính đáng theo BLHS
Việt Nam năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và pháp
luật, số 8 (2001); Phạm Quốc Hưng, Phòng vệ chính đáng trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2001);
Đinh Văn Quế, Một số vấn đề phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng

vệ chính đáng và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 17 (2009); Nguyễn Hương Giang, Tình thế cấp thiết trong luật
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia
Hà Nội (2011); Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,

4


Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2014); v.v… Các công trình này đều
nghiên cứu từng điều luật trong BLHS mà không gắn kết các điều luật này với
nội dung của chế định chung “các tình tiết loại TNHS”.
- Nhóm nghiên cứu “các tình tiết loại trừ TNHS” theo nghĩa như cách
hiểu trong luận văn của tác giả. Ví dụ: Hoàng Văn Hùng, Các tình tiết loại trừ
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong luật hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (1999); Trần Thị Thanh
Thủy, Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội
(2015)… Các công trình công trình nghiên cứu này tuy đã làm rõ hơn cơ sở lí
luận về các tình tiết loại trừ TNHS nhưng mới chỉ tập trung vào hai tình tiết
đã được quy định trong BLHS.
Tóm lại, các công trình đã được công bố đã góp phần làm rõ cơ sở lý
luận cũng như những vướng mắc trong thực tiễn của chế định các tình tiết loại
trừ TNHS. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn pháp lý, vẫn còn một số vấn
đề yêu cầu cần được làm rõ hơn như: làm rõ hơn bản chất của các trường hợp
được loại trừ TNHS; mối quan hệ giữa chế định này với các trường hợp
không có TNHS và miễn TNHS; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định
các tình tiết loại trừ TNHS, cũng như làm rõ nội dung của các quy định mới
được bổ sung trong BLHS năm 2015 cũng như vấn đề loại trừ trách nhiệm
hình sự đối với chủ thể là pháp nhân.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn
của chế định các trường hợp loại trừ TNHS từ thực tiễn của tỉnh Tây Ninh để
đánh giá và đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng các
quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về loại trừ TNHS. Để đạt được mục
đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

5


- Phân tích cơ sở lý luận của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự;
- So sánh giữa lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của tỉnh Tây Ninh.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ngoài cơ sở lý luận của chế định các trường hợp loại trừ TNHS, luận văn
còn có các đối tượng nghiên cứu là: các quy định của BLHS Việt Nam về loại
trừ trách nhiệm hình sự qua các thời kỳ, các quy định của luật hình sự một số
quốc gia khác trên thế giới về các tình tiết này, thực tiễn áp dụng các trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự tại tỉnh Tây Ninh.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, so sánh,
tổng hợp.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh” có ý nghĩa quan trọng trong
nhiều lĩnh vực.
Đối với người đọc là mọi công dân đặc biệt là những người có những
hiểu biết còn hạn chế về pháp luật, nó có ý nghĩa giúp cho họ có thể hiểu và
hiểu một cách rõ ràng, sâu sắc các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Từ

những hiểu biết về các tình tiết không phải là tội phạm đó, họ sẽ bảo vệ được
mình và bảo vệ được sự tôn nghiêm của pháp luật; tránh được những lo lắng,
sự mất tự tin khi thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép trong khi họ
tưởng rằng đó là tội phạm. Quy định một cách chính thức và rõ ràng, đầy đủ
các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự cũng là thể hiện tính nhân đạo,
công bằng trong luật hình sự của Nhà nước ta, giúp cho nhân dân thực sự tin
tưởng vào pháp luật.

6


Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, các
vấn đề được trình bày trong luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về các
trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, giúp cho họ thận trọng, khách quan
hơn khi gặp phải các tình tiết tương tự, đó cũng là tiếng nói góp phần làm
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho sự nghiêm minh của pháp
luật, tránh tình trạng chủ quan duy ý chí, bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô
tội.
Đối với BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn
với các nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ các trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự cùng với các phương hướng hoàn thiện sẽ góp phần hoàn thiện
các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự xứng đáng với tầm quan trọng
của các tình tiết này đồng thời góp một phần nhỏ bé vào tiến trình hoàn thiện
BLHS nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, luận văn này cũng là một tài liệu tốt để cho các bạn sinh viên
ngành luật tham khảo khi nghiên cứu các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự. Đồng thời, việc nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
kiến thức pháp luật cho cán bộ và quần chúng nhân dân.
7.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 03 chương có kết cấu như sau:
-Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam về loại trừ trách nhiệm hình sự
-Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về các trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự và thực trạng thực hiện tại tỉnh Tây Ninh
-Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về loại trừ trách nhiệm hình sự

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của loại trừ trách nhiệm hình sự
1.1.1. Khái niệm về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
BLHS nước ta hiện nay không có quy định khái niệm về những trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Khái niệm này chỉ được các nhà hình sự học
đề cập trong khoa học luật hình sự. Tuy nhiên, vấn đề này từ trước đến nay
giữa các nhà hình sự học còn có các ý kiến chưa thống nhất về tên gọi của chế
định này, trên thực tế nó tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau như: những
trường hợp loại trừ tính chất phạm tội của hành vi, các trường hợp loại trừ
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, những trường hợp không phải là
tội phạm… Mặc dù, giữa các nhà hình sự học chưa thống nhất về cách gọi của
chế định này nhưng nhìn chung về bản chất của nó là giống nhau.
Nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam là truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã cấu thành tội phạm. Tuy
nhiên, thực tế chúng ta gặp không ít trường hợp hành vi của con người về
hình thức có các dấu hiệu của tội phạm cụ thể; thế nhưng khi phân tích kỹ lại

cho ta thấy những hành vi đó lại có một số tình tiết nhất định làm mất tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hành vi ấy không bị coi là tội phạm. Hay
nói cách khác, hành vi ấy thực tế gây thiệt hại cho Nhà nước, cho tổ chức
hoặc cá nhân nào đó, nhưng nhìn từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích công cộng
và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm…thì thiệt hại đó là không đáng
kể so với lợi ích mà các hành vi đó mang lại.
Như vậy, khái niệm về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ta
có thể hiểu: Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi

8


gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo pháp luật họ
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [25, tr. 6].
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Dựa vào khái niệm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và
trên cơ sở các quy định pháp luật hình sự liên quan đến vấn đề loại trừ trách
nhiệm hình sự ta có thể đưa ra một số đặc điểm về loại trừ trách nhiệm hình
sự sau đây:
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự phải được điều chỉnh
bằng các quy phạm của pháp luật hình sự chứ không thể bằng các quy định
của các ngành luật khác. Bởi lẽ, một hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức
độ nào đi chăng nữa mà không được quy định trong luật hình sự là tội phạm
thì hành vi đó sẽ không bị coi là tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự cũng
không đặt ra với người đó. Như vậy, để xem xét hành vi gây thiệt hại có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì chúng ta phải căn cứ vào chính
quy định của pháp luật hình sự. Từ đó, xem xét người có hành vi gây thiệt hại
trong trường hợp đó có bị coi là tội phạm hay không, có được loại trừ trách
nhiệm hình sự hay không, chứ chúng ta không thể căn cứ vào các quy định
các ngành luật phi hình sự khác (dân sự, hành chính…) rồi lại kết luận rằng

người đó được loại trừ trách nhiệm hình sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc gây thiệt hại của hành vi về mặt pháp lý hình sự trong từng trường
hợp tương ứng cụ thể phải có các dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự
cấm bằng việc đe doạ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế hình sự
khác. Tức việc gây thiệt hại của hành vi có chứa đựng dấu hiệu của một tội
phạm cụ thể được quy định Phần các tội phạm của BLHS. Ở đó từng điều luật
quy định từng loại tội phạm cụ thể, quy định những dấu hiệu nào sẽ cấu thành
tội phạm và đưa ra biện pháp cưỡng chế và khung hình phạt nhất định tuỳ
theo tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Thông thường, một

9


người thực hiện hành vi gây thiệt hại có đủ yếu tố để cấu thành một tội phạm
cụ thể quy định trong pháp luật hình sự thì người này sẽ bị đe dọa áp dụng
hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế mà chính Nhà nước đặt ra để trừng trị
hành vi đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi phân tích kỹ lại cho thấy
hành vi đó lại có một số tình tiết được loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi - hành vi đó thực tế có gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc cá
nhân nào đó, nhưng nhìn từ góc độ lợi ích xã hội, cộng đồng, yêu cầu đấu
tranh chống tội phạm…thì thiệt hại đó không đáng kể so với lợi ích mà hành
vi đó mang lại) và người thực hiện hành vi trong trường hợp này sẽ được loại
trừ trách nhiệm hình sự.
Việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong trường hợp tương ứng cụ
thể mặc dù có thể là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng được coi là hợp
pháp về mặt pháp lý vì nó được thừa nhận chung bằng sự chấp nhận của xã
hội bởi một trong những lý do như: để bảo vệ lợi ích của xã hội hay của Nhà
nước, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của chính chủ thể có hành vi gây thiệt
hại hoặc của người khác tránh khỏi sự xâm hại hoặc đe doạ thực tế gây thiệt
hại của tội phạm; khuyến khích việc đạt được mục đích có ích cho xã hội

hoặc cho Nhà nước bằng hành vi hợp lý và hợp pháp; vì mục đích nhân đạo.
Tính chất tội phạm của hành vi gây thiệt hại được thực hiện trong trường
hợp tương ứng cụ thể bị loại trừ do căn cứ nhất định được điều chỉnh bằng
pháp luật hình sự, tức thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm đã được
phân tích ở phần khái quát chung về tội phạm. Việc gây thiệt hại do thiếu một
trong các dấu hiệu của tội phạm – thiếu tính có lỗi của hành vi, vì trong
trường hợp này – sự kiện bất ngờ – mặc dù về hình thức gây thiệt hại, về mặt
pháp lý có dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định trong Phần các tội
phạm BLHS, nhưng người phạm tội hoàn toàn không có lỗi. Cũng tương tự
như vậy, việc gây thiệt hại được loại trừ do thiếu một trong các dấu hiệu của

10


tội phạm – hành vi được thực hiện bởi người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự hoặc hành vi được thực hiện bởi người không có năng lực trách nhiệm
hình sự. Có ba trường hợp mà hành vi gây thiệt hại được loại trừ do thiếu một
trong dấu hiệu của tội phạm – thiếu tính trái pháp luật hình sự của hành vi, vì
trong ba trường hợp này – tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể,
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết – mặc dù về hình thức gây thiệt hại, về
mặt pháp lý hình sự có dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định trong
phần các tội phạm BLHS, nhưng nó đều không trái pháp luật hình sự (không
bị nhà làm luật coi là tội phạm).
1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở
Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về những trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trên một số bình diện sau:
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là một trong những chế
định cơ bản thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam hiện nay.

Trong khoa học luật hình sự vấn đề về khái niệm, hệ thống, bản chất
pháp luật của chế định này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cần
phải khẳng định dứt khoát về mặt lập pháp. Từ đó, có cách hiểu thống nhất
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng làm cho việc áp dụng chế định này chính
xác và đúng pháp luật.
Tìm hiểu những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự giúp cho mọi
người vững tin hơn khi hành động, chủ động đấu tranh chống lại những hành
vi nguy hiểm cho xã hội bị Nhà nước cấm, từ bỏ ý định hoặc hành vi có hại
cho xã hội mà mình tưởng lầm là không trái pháp luật, nâng cao ý thức pháp
luật, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công
bằng, văn minh.

11


Tìm hiểu những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự còn góp phần
hoàn thiện pháp luật là các quy định của BLHS, làm cho pháp luật từng bước
đi vào cuộc sống, loại trừ những quy phạm không phù hợp với cuộc sống
cũng như kịp thời bổ sung những quy phạm để điều chỉnh các quan hệ xã hội
cần có sự can thiệp của pháp luật.
1.1.4. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với một số khái
niệm khác
1.1.4.1. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với chế định miễn
trách nhiệm hình sự
Loại trừ trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với miễn trách nhiệm
hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi và
hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng họ được Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát hoặc Toà án miễn trách nhiệm hình sự. Một người phạm tội
được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử,
do chuyển biến của tình hình mà hành vi tội phạm hoặc người phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc trước khi hành vi phạm tội bị phát
giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả
của tội phạm. Ngoài ra, khi có quyết định đại xá, người phạm tội cũng có thể
được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 BLHS hiện hành).
Như vậy, miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội và người này đã phạm tội và lẽ ra phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nhưng trong những điều kiện nhất định, có sự hiện diện
của những tình tiết cụ thể, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án xét
thấy không cần áp dụng biện pháp cưỡng chế và cho họ được miễn trách
nhiệm hình sự. Còn loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng người này không phạm tội và theo

12


quy định của pháp luật là thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như
vậy, loại trừ trách nhiệm là hành vi không bị coi là tội phạm còn miễn trách
nhiệm hình sự là hành vi bị coi là tội phạm nhưng được miễn và hai trường
hợp này có tính nguy hiểm cho xã hội là khác nhau. [25, tr. 6-7].
Ví dụ:
Phan Hoàng H phạm tội huỷ hoại tài sản (Điều 143 BLHS hiện hành)
gây thiệt hại 3 triệu đồng, nhưng trong quá trình điều tra vụ án H đã chủ
động tích cực bồi thường cho bị hại năm triệu đồng. Vì vậy, mặc dù H có tội
nhưng Viện kiểm sát ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho H.
1.1.4.2. Phân biệt trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với không có sự
việc phạm tội
Loại trừ trách nhiệm hình sự không hề đồng nghĩa với không có sự việc
phạm tội. Không có sự việc phạm tội là không có hành vi gây thiệt hại hoặc
đe doạ gây thiệt hại cho xã hội, nhưng do những yếu tố khách quan hoặc chủ

quan nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy cứu trách nhiệm hình sự oan
một người hoặc một số người. Tuỳ theo giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra,
truy tố hoặc xét xử phát hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự oan một người
hoặc xét xử phát hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự là không đúng nên đã
ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, nếu bản án hoặc quyết định
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện không có sự việc phạm tội
thì bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và Hội đồng giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật
đó và đình chỉ vụ án.
Không có sự việc phạm tội là không có tội phạm xảy ra, nhưng mọi
người kể cả các cơ quan tiến hành tố tụng tưởng lầm là có tội phạm xảy ra,
nên đã khởi tố, truy tố hoặc kết án người không thực hiện hành vi phạm tội.

13


Ví dụ: Châu Hoàng Đ sinh năm 1985 điều khiển xe trâu chở củ mì trên
quốc lộ 22B theo hướng từ xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh về
xã Tân Phong, huyện Tân Biên. Khoảng 16h45 cùng ngày, khi về đến ấp Cầu,
xã Tân Phong thì có xe môtô của anh B đi ngược chiều. Do thiếu quan sát nên
anh B đã lao càng xe trâu của Đ và tử vong tại chỗ.Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát nhân dân huyện Tân Biên cho rằng Đ có lỗi khi điều khiển xe xúc vật
kéo đáng lẽ ra phải đi bộ dắt nhưng lại ngồi trên xe để trâu tự đi nên đã khởi
tố Đ về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
theo khoản 1 Đ202 BLHS”. Trong trường hợp trên, lỗi chính dẫn đến tai nạn
giao thông làm B chết phải được xác định là do B thiếu quan sát gây nên.
Việc Đ không đi bộ dắt trâu chỉ là lỗi vi phạm hành chính nên việc khởi tố,
điều tra, truy tố đối với Đ là không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, giữa loại trừ trách nhiệm hình sự với không có sự việc phạm
tội xảy ra giống nhau là chủ thể của hai trường hợp này đều không phải là

người phạm tội. Nhưng, loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp chủ thể đó
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng họ không phạm tội và theo quy
định của pháp luật thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn không có
sự việc phạm tội xảy ra là trường hợp chủ thể không thực hiện bất kỳ hành vi
nào nguy hiểm nào cho xã hội nhưng do yếu tố khách quan hoặc chủ quan nên
các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy cứu trách nhiệm hình sự oan cho họ.
1.2. Lịch sử lập pháp về loại trừ trách nhiệm hình sự đến khi ban hành
Bộ luật hình sự 1999
1.2.1. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình
sự Việt Nam trước khi ban hành BLHS 1985
Trong thời kỳ phong kiến, pháp luật hình sự Việt Nam được hình thành
qua các triều đại khác nhau và pháp luật là công cụ có hiệu quả trong công
cuộc bảo vệ và thống nhất đất nước. Pháp luật hình sự phản ánh xã hội ở mỗi

14


giai đoạn khác nhau tuỳ vào từng thời kỳ mà có những quy định phù hợp với
xã hội đó.
Thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay
còn gọi là Bộ luật Hồng Đức năm 1483. Bộ luật Hồng Đức được chia làm 6
quyển với 13 chương và 722 điều. Chế định về những trường hợp loại trách
nhiệm hình sự đã được ghi nhận thông qua các quy phạm sau: 1) “Kẻ ban
đêm xông vào nhà người, không phải định ăn trộm, là định thông gian, quyết
khép vào tội đồ. Nếu chủ nhà đánh tại chỗ, không phải tội” (Điều 303 Hồng
Đức thiện chính thư); 2) “Bắt gian phu trong đêm tối, nếu chưa phân phải
trái mà lỡ đánh chết ngay tại chỗ, thì không phải tội” (Điều 410 Bộ luật
Hồng Đức).
Thời kỳ nhà Nguyễn, năm 1802, sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng
của triều đại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long đã cho

ban hành Hoàng Việt luật lệ gồm 2 phần với 398 điều và bộ luật này đã tiếp
thu các giá trị lập pháp hình sự thời kỳ nhà Lê.
Thời kỳ kỳ Pháp thuộc, ở Nam kỳ, áp dụng Hình luật canh cải của Pháp
theo sắc luật ngày 31/12/1912 của toàn quyền Đông Dương sửa đổi 56 điều
của BLHS Pháp. Hình luật canh cải quy định hai tình tiết về trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự đó là sự cưỡng bức về tinh thần hoặc vật chất và
phòng vệ chính đáng. Về sự cưỡng bức, Điều 64 quy định: “Nếu người phạm
tội mắc cơn điên, hay là bị sự gì ép uổng mà nó cự lại không được, thì không
có trọng tội hay khinh tội”; Bộ luật này không có quy phạm định nghĩa về
phòng vệ chính đáng, mà chỉ có quy phạm trường hợp cụ thể, ví dụ như quy
định tại Điều 228: “Khi giết người, làm cho có thương tích và đánh đập mà
giữ thân mình, hay giữ thân người ta, thì không có trọng tội, khinh tội”.
Ở Bắc kỳ, áp dụng luật hình An Nam theo Nghị định ngày 02/12/1921
của toàn quyền Đông Dương. Nhìn chung, luật hình sự An Nam không có gì

15


khác biệt lớn so với Hình luật canh cải về nội dung mà chủ yếu chỉ khác nhau
về mặt hình thức.
Ở Trung kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31/7/1933 của vua Bảo Đại. Hoàng
Việt hình luật được ban hành gồm 29 chương với 424 điều. Các trường hợp
loại trừ trách nhiệm hình sự cũng được quy định. Ngoài trường hợp người bị
não bệnh, Hoàng Việt hình luật còn quy định thêm ba trường hợp nữa là:
“Tình thế bắt buộc, mệnh lệnh của pháp luật và hàn vệ chánh đáng”. Điều 78
quy định: “Khi nào làm một việc gì là vì tuân theo pháp luật mà do mệnh lệnh
của quan ty có đủ quyền phép sai làm, thời không phải là phạm tội. Khi nào
mệnh lệnh của quan ty mà không hợp với pháp luật, thời bất câu người truyền
mệnh lệnh trái phép ấy, chiếu luật nên nghĩ xử tội gì, quan Toà sẽ tuỳ theo
tình trạng mà xét định phần trách nhiệm của kẻ nào thừa hành”.

Sau, Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân ngày 1010-1945 đã ban hành sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ luật lệ cũ, trong đó
có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt luật lệ”, Bộ “Hình luật pháp tu
chính” với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của Việt Nam và chính
thể dân chủ cộng hoà.
Sau năm 1954, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự thời kỳ này chưa
có định nghĩa pháp lý của khái niệm phòng vệ chính đáng, nhưng đã có quy
định về phòng vệ chính đáng trong các trường hợp được sử dụng vũ khí trong
khi thi hành nhiệm vụ. Nghị định số 301-TTg ngày 10-7-1957 của Thủ tướng
chính phủ quy định chi tiết Luật số 103-SL ngày 20- 5-1957 bảo đảm quyền
tự do thân thể: “Nếu trong khi tiến hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám
người, khám nhà ở gặp những trường hợp cần thiết sau đây, người thi hành
nhiệm vụ có thể dùng vũ khí: a) Khi thi hành việc bắt, giữ, khám mà gặp sức
kháng cự của kẻ phạm pháp, cần phải bảo vệ tính mệnh của mình hoặc của
người khác đang đe doạ nghiêm trọng; b) Khi cần phải ngăn chặn những

16


người phạm tội chính trị hoặc hình sự quan trọng có hành động trốn tránh
pháp luật; c) Khi người bị tạm giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm
quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải. Trong cả ba trường hợp
trên, người thi hành nhiệm vụ chỉ được dùng vũ khí đã cảnh báo, đã ra lệnh
hoặc giơ tay lên mà kẻ phạm pháp không tuân theo hoặc vẫn cố tình chống cự lại”.
Đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng,
nước nhà được thống nhất nhưng trên thực tế, Việt Nam tạm thời tồn tại hai
Nhà nước: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Nhà nước cộng hoà miền
Nam Việt Nam. Mỗi Nhà nước có pháp luật riêng, trong đó Nhà nước cộng
hoà miền Nam Việt Nam chủ yếu ban hành một số văn bản quy phạm hình sự
nhằm phục vụ thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách là
trấn áp bọn phản cách mạng và tội phạm khác bảo vệ vững chắc an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội. Sau đó, hàng loạt các văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành như: pháp lệnh trừng trị tội hối lộ; pháp lệnh trừng
trị các tội đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép…
Lịch sử hình thành những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong
giai đoạn này tuy đã được hình thành từ rất sớm nhưng nó chưa thật sự được
phát huy hiệu quả vì trong giai đoạn này đất nước chưa thống nhất các văn
bản pháp luật đề ra chỉ nhằm mục đích củng cố và bảo vệ đất nước.
1.2.2. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình
sự Việt Nam từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến năm 1999
Ngày 27/6/1985, BLHS đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/1986. Chế định về những trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự đã được kế thừa và phát triển bao gồm các trường hợp sau: tính
nguy hiểm cho xã hội không đáng kể (Khoản 3 Điều 8), sự kiện bất ngờ (Điều
11), tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12), phòng vệ
chính đáng (Điều 13), tình thế cấp thiết (Điều 14), người chưa đủ tuổi chịu

17


trách nhiệm hình sự (Điều 58). Sau đó, BLHS năm 1985 đã qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung các quy định này vẫn được giữ nguyên.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà
Đảng ta đề ra, việc sửa đổi bổ sung toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi
khách quan của hoạt động lập pháp hình sự. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày
21/12/1999, Quốc hội thông qua BLHS năm 1999 có hiệu lực ngày
01/7/2000. Trong BLHS năm 1999, những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự đã sửa đổi hợp lý hơn:
Quy định về tính nguy hiểm đáng kể chỉ thay đổi về mặt hình thức, còn
về bản chất nhìn chung không có gì thay đổi so với BLHS năm 1985, trước
đây BLHS năm 1985 quy định tại Khoản 3 Điều 8 đến khi BLHS năm 1999

được quy định Khoản 4 Điều 8.
Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước đây trong BLHS năm
1985 tại Điều 58 được quy định trong Chương VII – Những quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội, nay được quy định tại Điều 12 Chương III –
Tội phạm cho hợp lý hơn bởi tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một dấu hiệu
thuộc chủ thể tội phạm và vì vậy nó phải được quy định liền với các dấu hiệu
khác của tội phạm thuộc chương “Tội phạm”.
Về sự kiện bất ngờ: theo quy định tại Điều 11 BLHS năm 1985: “Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong
trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” là không hợp lý, vì
bản chất của sự kiện bất ngờ là gây nguy hại cho xã hội mà không có lỗi. Vì
vậy, Điều 11 BLHS năm 1999 đã sửa đổi lại thành: “Người thực hiện hành vi
gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi
đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

18


Về phòng vệ chính đáng: Điều 13 BLHS năm 1985 quy định: “Phòng vệ
chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể,
bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại
một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”.
Thực tiễn thi hành BLHS năm 1985 cho thấy sự “tương xứng” ở đây cũng chỉ
thể hiện sự đánh giá của người ngoài cuộc mà không xuất phát từ sự nhận
định đánh giá của người trong cuộc. Từ những quy định hạn chế đó làm cho
quần chúng nhân dân ngại tham gia tấn công lại những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, họ né tránh, bỏ mặc vì sợ liên lụy không khéo sẽ bị đánh giá là
chống trả không tương xứng thì phải bị xử lý, tạo tâm lý tiêu cực làm giảm tác

dụng của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để khắc phục những
nhược điểm trên Điều 15 BLHS năm 1999 đã sửa lại thành: “chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên”.
Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, tình thế cấp thiết
được quy định trong BLHS 1999 chỉ thay đổi về mặt hình thức góp phần hoàn
thiện chế định này nhưng về mặt nội dung thì không có gì thay đổi. [38, tr.25
– 168].
Đến năm 2009, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp
với tình hình tội phạm trong xã hội. Tuy nhiên, các quy định về những tình
tiết loại trừ trách nhiệm hình sự vẫn được giữ nguyên.
1.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình
sự của một số nước trên thế giới
Trong khoa học luật hình sự, khi nghiên cứu bất kỳ vấn đề nào để có thể
nhận thức thấu đáo về vấn đề đó chúng ta cần có quan điểm đứng trên sự đối
chiếu, so sánh nó với một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh
đó cho phép chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về pháp luật hình sự nước
mình và từ đó có thể đưa ra các ý tưởng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật

19


hình sự nước mình. Một phương pháp, công cụ được sử dụng để đấu tranh
phòng, chống tội phạm ở nước này có thể được điều chỉnh và áp dụng có hiệu
quả ở nước khác. Chính vì vậy, khi nghiên cứu những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam chúng ta cần phải nghiên
cứu những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của một số nước trên thế
giới. Trong bài viết này, người viết chỉ lựa chọn một số nước tiêu biểu, điển
hình và có ảnh hưởng ít nhiều đến pháp luật hình sự Việt Nam đó là: Vương
quốc Anh theo hệ thống Anh – Mỹ; Cộng hoà Pháp theo hệ thống Châu Âu
lục địa; Liên Bang Nga theo hệ thống xã hội chủ nghĩa.

1.3.1. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của nước Anh:
Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì pháp luật hình
sự thực định nước Anh không có quy định nhưng trong hoạt động xét xử, các
thẩm phán thường dựa vào quy tắc Mak – Naten vốn được nêu từ năm 1843.
Theo quy tắc này thì chừng nào bồi thẩm đoàn chưa chứng minh một cách
đáng tin cậy theo cách khác thì mỗi một con người đều được suy đoán là khoẻ
mạnh về tinh thần và có mức độ trí tuệ tương đối để có thể chịu trách nhiệm
về hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện. Như vậy, có thể nói một người
không bị truy cứu trách nhiệm về hành vi của mình thì cần xác định được
rằng: Tại thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, người bị buộc tội bị tác
động bởi căn bệnh thần kinh hoặc khiếm khuyết thần kinh đã không làm chủ
được bản thân hoặc làm chủ bản thân song không nhận thức được tính trái đạo
đức của hành vi mà mình đã thực hiện.
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, ở nước Anh người dưới 10 tuổi sẽ
không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã gây ra.
Trường hợp phạm tội do sự cưỡng bức:
-

Nếu bị cưỡng bức về thân thể thì người phạm tội sẽ không phải chịu

trách nhiệm hình sự trừ tội giết người;

20


-

Nếu bị cưỡng bức về tinh thần mà phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm

hình sự trừ trường hợp cưỡng bức liên quan đến tính mạng hoặc sức khoẻ.

Đối với tội giết người có một ngoại lệ là nếu kẻ cưỡng bức thân thể của tinh
thần người này phạm tội thì người này có thể giết chết kẻ cưỡng bức mà
không phải chịu trách nhiệm hình sự;
-

Đối với người vợ phạm tội do sự cưỡng bức của người chồng cũng

không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của đạo luật hình sự
được ban hành năm 1925, trừ tội phản bội và tội cố ý giết người, người vợ
phạm tội có quyền bào chữa rằng, tội phạm được thực hiện có mặt chồng và
do sự cưỡng bức của chồng. Nói cách khác, đạo luật này xuất phát từ quan
điểm vợ phải phục tùng chồng.
Trường hợp gây thiệt hại do chấp hành mệnh lệnh của chủ hoặc lệnh của
thủ trưởng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu mệnh lệnh đó về nội
dung không trái pháp luật một cách vô điều kiện.
Gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng cũng không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Động cơ tự bảo vệ biện minh cho sự gây thiệt hại trong trường
hợp này.
1.3.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của nước Pháp
Pháp luật hình sự Pháp quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự như sau:
Thiếu khả năng nhận thức do rối loạn tinh thần (Điều 122-1 BLHS Cộng
hoà Pháp). Theo quy định này, thì người thực hiện hành vi tại thời điểm bị
mắc bệnh rối loạn tinh thần hoặc bị tổn thương hệ thần kinh làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định pháp lệnh ngày
02/02/1945 thì những người chưa đủ 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm

21



×