Chuyên đề 1:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG
TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
I- TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
1- Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Khối các cơ quan
Trung ương:
Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Khối có thể được mô tả
trong sơ đồ dưới đây:
ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
CÁC ĐẢNG BỘ
CẤP TRÊN CƠ SỞ
CÁC ĐẢNG BỘ
CƠ SỞ
Đảng bộ cơ sở
Đảng bộ cơ sở có đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở
Chi bộ cơ sở
Đảng bộ bộ phận
Đảng bộ bộ phận
Chi bộ trực thuộc
Chi bộ trực thuộc
Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
(sau đây gọi tắt là Đảng bộ Khối) được sắp xếp theo mô hình 3
cấp:
(i) Đảng bộ Khối;
(ii) Các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối: bao gồm các đảng
bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng (gọi tắt là đảng bộ
cấp trên cơ sở) và các đảng bộ cơ sở;
(iii) Các tổ chức đảng trực thuộc các đảng bộ trực thuộc
Đảng bộ Khối: bao gồm các đảng bộ cơ sở có đảng ủy được giao
quyền cấp trên cơ sở, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, đảng bộ bộ
phận, chi bộ trực thuộc.
1.1- Đảng bộ Khối:
Đảng bộ Khối là một tổ chức đảng trực thuộc Trung ương ,
bao gồm tổ chức đảng và đảng viên trong các ban, bộ, ngành,
đoàn thể ở Trung ương, đó là các cơ quan tổng hợp, tham mưu
chiến lược, hoạch định đường lối, chính sách; các cơ quan quản lý
nhà nước, điều hành vĩ mô; các cơ quan trực tiếp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; các cơ quan lãnh đạo
đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức quần chúng.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Khối là đại hội đại
biểu được tổ chức 5 năm 1 lần (theo nhiệm kỳ đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng). Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Khối giữa 2
kỳ đại hội là Ban Chấp hành Đảng bộ Khối (gọi tắt là Đảng ủy
Khối) do đại hội bầu ra. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
của Đảng ủy Khối do Bộ Chính trị quy định (được trình bày c ụ
thể trong mục II.1).
1.2- Các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối:
Trực thuộc Đảng bộ Khối có các đảng bộ cấp trên cơ sở và
các đảng bộ cơ sở.
a- Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối:
Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối là đảng bộ
cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở các bộ, ngành, đơn vị
sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương do Đảng ủy
Khối quyết định thành lập.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng bộ cấp trên cơ sở là
đại hội đại biểu được tổ chức 5 năm 1 lần (theo nhiệm kỳ đại
hội đại biểu của Đảng bộ Khối). Cơ quan lãnh đạo của đảng bộ
cấp trên cơ sở giữa 2 kỳ đại hội là ban chấp hành đảng bộ (gọi
tắt là đảng ủy) do đại hội bầu ra. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở do Ban Bí thư quy định (được
trình bày cụ thể trong mục II.2).
b- Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối:
Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối là đảng bộ cấp cơ
sở trong các cơ quan, đơn vị ở Trung ương do Đảng ủy Khối
quyết định thành lập.
Các đảng bộ cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của
tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời
thực hiện quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ cụ thể
của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng (được trình bày c ụ thể
trong mục II.3).
1.3- Các tổ chức đảng trực thuộc các đảng bộ trực thuộc
Đảng bộ Khối:
a- Đối với các đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ
Khối:
Trong đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối có
các đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở
và chi bộ trực thuộc thẳng đảng ủy cấp trên cơ sở. Một số c ơ
quan, đơn vị có đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở hoặc
trực thuộc đảng ủy cấp trên cơ sở. Đảng ủy của một số đảng bộ
cơ sở có số lượng đảng viên đông, có vị trí, vai trò quan tr ọng
được giao một số quyền của đảng ủy cấp trên cơ sở.
b- Đối với các đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối:
Nhìn chung, trong đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối
chỉ có các chi bộ trực thuộc, một số ít đảng bộ cơ sở có đảng bộ
bộ phận trực thuộc. Tuy nhiên, do quá trình sắp xếp, tổ chức lại
các cơ quan ở Trung ương, hiện nay ở một số ít bộ, ngành vẫn có
tình trạng TCCSĐ trong TCCSĐ.
2- Đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng
bộ Khối:
2.1- Đặc điểm của tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối:
Các tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối có một số đặc điểm
đáng lưu ý như sau:
a- Có tầm quan trọng đặc biệt vì hầu hết là tổ chức đảng
trong các cơ quan đầu não của hệ thống chính trị: các cơ quan
tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các cơ
quan của Quốc hội; các cơ quan, bộ, ngành thuộc Chính phủ; c ơ
quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
b- Đa dạng về loại hình tổ chức đảng: cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan báo chí - xuất bản. Bao
gồm tổ chức đảng trong các cơ quan, ban đảng Trung ương; các
bộ, ngành quản lý nhà nước; các đơn vị sự nghiệp Trung ương;
các cơ quan đào tạo và nghiên cứu; các cơ quan truy ền thông, báo
chí; cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội, các hội và liên hiệp hội; các công ty và
tổng công ty trực thuộc các cơ quan, đơn vị ở Trung ương.
c- Chênh lệch khá lớn về quy mô tổ chức đảng: cùng trực
thuộc Đảng ủy Khối có đảng bộ dưới 100 đảng viên (như Đảng
bộ cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Đảng bộ c ơ quan
Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Đảng bộ cơ quan Trung ương
Hội Người cao tuổi Việt Nam), nhưng có những đảng bộ có t ới vài
nghìn đảng viên (như Đảng bộ Ngoài nước trên 10.000 đảng viên,
Đảng bộ Bộ Giao thông - Vận tải trên 8.000 đảng viên, Đảng bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4.500 đảng viên).
Có những đảng bộ cục, vụ, viện trực thuộc đảng bộ bộ,
ngành có quy mô lớn hơn đảng bộ một cơ quan ở Trung ương.
d- Mô hình tổ chức đảng chưa thống nhất (mặc dù mấy năm
qua đã có nhiều cố gắng kiện toàn, sắp xếp), hiện nay vẫn còn
tình trạng đảng bộ cơ sở trong đảng bộ cơ sở, còn nhiều chi bộ
trực thuộc thẳng đảng ủy cấp trên cơ sở, một số tổ chức đảng
vẫn sinh hoạt tại đảng bộ các địa phương trong khi nhiệm vụ
chính trị và công tác cán bộ lại do các cơ quan Trung ương quyết
định.
đ- Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng nhìn chung
chưa được cụ thể hóa, thể chế hóa tương xứng với vị trí, vai trò
quan trọng của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương; công tác xây
dựng Đảng còn chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều khó
khăn, vướng mắc chưa được giải quyết về cơ chế lãnh đạo, biên
chế cán bộ chuyên trách và kinh phí hoạt động.
2.2- Đặc điểm của đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ Khối:
Đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ Khối có một số đặc điểm
đáng lưu ý như sau:
a- Phần lớn được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và
trình độ lý luận chính trị tốt; tập trung đội ngũ trí thức, chuyên
gia hàng đầu của cả nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
b- Hầu hết có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối
sống trong sáng, nhiều đồng chí có kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn và được trưởng thành qua địa phương, cơ sở.
c- Tập trung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ
cấp chiến lược của các cơ quan đảng ở Trung ương, các cơ quan
của Quốc hội và Chính phủ, cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
d- Kết quả công tác chuyên môn và biểu hiện về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng
bộ Khối, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, có tác
động trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến hệ thống tổ chức và quần chúng. Bởi vì, m ột sai sót
hoặc yếu kém dù nhỏ ở đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ
Khối cũng có thể gây tác hại khôn lường đến sự vận hành của cả
hệ thống, nói cách khác chất lượng của đội ngũ này quyết định
đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị.
2.3- Nhận xét:
Từ những đặc điểm nêu trên về tổ chức đảng và đảng viên
trong Đảng bộ Khối có thể rút ra nhận xét sau đây:
a- Tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan Trung ương
có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng, có tác động tr ực tiếp và ảnh
hưởng lớn, sâu rộng đến sự vận hành của cả hệ thống chính tr ị
và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b- Đối với tổ chức đảng trong các cơ quan Trung ương,
không nên lấy “tư duy về lượng” mà nên lấy “tư duy về chất” làm
chủ đạo trong xác định chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức và
bố trí cán bộ.
c- Cần xây dựng và ban hành những quy định riêng, có những
hướng dẫn cụ thể về công tác xây dựng Đảng trong các c ơ quan
Trung ương thật sự tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng c ủa
các tổ chức đảng và thật sự phù hợp với đặc thù của các c ơ quan,
đơn vị ở Trung ương.
d- Cấp uỷ đảng trong các cơ quan, đơn vị ở Trung ương cần
tập trung vào nhiệm vụ then chốt và thường xuyên là xây dựng
đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, trong đó công tác quan
trọng hàng đầu trong thời kỳ mới là công tác chính trị tư tưởng.
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG
TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI
1- Chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy Khối:
Chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy Khối được quy định tại
Quyết định số 98-QĐ/TW ngày 22-10-2007 của Bộ Chính tr ị v ề
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối, cụ thể
gồm 2 chức năng và 7 nhiệm vụ như sau:
1.1. Chức năng:
Đảng ủy Khối là cấp ủy trực thuộc Trung ương, đặt dưới sự
lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường
xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có chức năng lãnh đạo các t ổ
chức đảng trực thuộc bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính tr ị
của các cơ quan Trung ương, xây dựng tổ chức đảng trong sạch,
vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan và đoàn thể trong Khối
vững mạnh.
1.2. Nhiệm vụ:
a- Lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc lãnh đạo cán bộ,
đảng viên và công nhân viên trong cơ quan gương mẫu chấp hành
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; tham gia v ới
lãnh đạo các cơ quan và đề xuất với Trung ương những vấn đề
cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các
cơ quan Trung ương.
b- Lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện tốt công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và công
nhân viên trong cơ quan; bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, đạo
đức, lối sống, trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng l ực
hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên.
c- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các tổ chức đảng trực thuộc
trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng; thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các
quy định của Trung ương về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng;
rèn luyện, bồi dưỡng cấp uỷ viên về phẩm chất, năng lực lãnh
đạo; chăm lo công tác phát triển đảng viên; thực hiện công tác
khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo
quy định.
d- Lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ của Đảng bộ
Khối theo phân công, phân cấp; phối hợp với các ban đảng, đảng
đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương trong
công tác cán bộ và quản lý cán bộ đối với đảng viên là cán bộ
thuộc diện Đảng uỷ Khối quản lý; quyết định việc lập các đơn vị
trực thuộc Văn phòng và các ban của Đảng uỷ Khối theo hướng
dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; quyết định về cán bộ và công
tác cán bộ đối với cán bộ chuyên trách của Đảng uỷ Khối (tr ừ
những chức danh do Trung ương quản lý); tham gia ý kiến về bổ
nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với nhân sự thuộc diện
Trung ương quản lý theo quy chế quản lý cán bộ của Trung ương.
đ- Lãnh đạo Đảng bộ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám
sát, giữ gìn kỷ luật Đảng, đoàn kết nội bộ; phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời những biểu hiện trái với quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, suy thoái v ề tư
tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng
phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
e- Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện
tốt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về công tác dân vận; lãnh đạo, chăm lo xây dựng
các đoàn thể trong các cơ quan Trung ương, bảo đảm thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của các đoàn thể; trực tiếp
lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ
quan Trung ương.
f- Lãnh đạo Đảng bộ thực hiện các chủ trương của Trung
ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhiệm vụ quốc phòng
và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đề cao c ảnh
giác, giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước; quản lý tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài theo
quy định.
2- Chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy cấp trên cơ sở
trong Đảng bộ Khối:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng
ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Khối
theo quy định tại Quyết định số 215-QĐ/TW ngày 05-12-2013
của Ban Bí thư, cụ thể gồm 2 chức năng và 5 nhiệm vụ như sau:
2.1- Chức năng:
Lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng tr ực
thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp
trên, của đảng uỷ, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
của cơ quan, đơn vị.
Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với
xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong cơ quan, đơn v ị v ững
mạnh.
2.2- Nhiệm vụ:
a- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị:
(i) Lãnh đạo, chỉ đạo đảng bộ, chi bộ trực thuộc và cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chấp hành đường
lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của đảng uỷ, bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
(ii) Tham gia xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả phương hướng công tác, nhiệm vụ chính trị của c ơ
quan, đơn vị và nhiệm vụ được cấp trên giao theo đúng đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(iii) Lãnh đạo việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong c ơ
quan, đơn vị.
(iv) Tham gia xây dựng và lãnh đạo đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cơ quan, đơn v ị;
lãnh đạo giữ gìn bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước.
(v) Tham gia lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
(vi) Tham mưu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề
cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ
quan, đơn vị và các nội dung công tác có liên quan.
b- Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng:
(i) Lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ thực
hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tuyên truyền, giáo
dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
phổ biến, quán triệt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nắm vững
và thực hiện có hiệu quả.
(ii) Lãnh đạo và thực hiện việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn
luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn và ý thức tổ
chức kỷ luật cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan, đơn vị.
(iii) Lãnh đạo đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính
tiền phong gương mẫu, tính kỷ luật, đề cao cảnh giác, chủ động
phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hành vi vi phạm
kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống
tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.
c- Tham gia công tác tổ chức, cán bộ:
(i) Tham gia với tập thể lãnh đạo và thủ trưởng cơ quan,
đơn vị thực hiện chủ trương, giải pháp về công tác tổ chức, bộ
máy, cán bộ của cơ quan, đơn vị; tham gia ý kiến với ban cán sự
đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc đánh giá,
nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách đối
với cán bộ trong cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ.
(ii) Tham gia, đề xuất cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định
những vấn đề về tổ chức, cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị
thuộc thẩm quyền quản lý của cấp ủy cấp trên.
d- Xây dựng tổ chức đảng:
(i) Lãnh đạo thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp để
xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; không ngừng
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
(ii) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng và
cấp ủy trực thuộc thực hiện Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của
cấp ủy cấp trên, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đổi
mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt; làm tốt công tác quản lý
đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ.
(iii) Thường xuyên quan tâm và thực hiện việc bồi dưỡng
quần chúng ưu tú để kết nạp đảng viên mới; làm tốt công tác
phát triển đảng viên.
(iv) Xây dựng cấp ủy có uy tín, năng lực, phẩm chất, hoạt
động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ, chi bộ.
(v) Lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật đảng; bảo đảm cho các tổ chức đảng và
đảng viên trong đảng bộ chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của cấp
ủy cấp trên.
(vi) Lãnh đạo và thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
đ- Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng:
(i) Lãnh đạo xây dựng các đoàn thể trong đơn vị hoạt động
đúng pháp luật và điều lệ của từng tổ chức, tích cực tham gia
công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao và xây dựng đoàn thể
vững mạnh.
(ii) Lãnh đạo các đoàn thể chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của c ơ
quan, làm tốt công tác quản lý, giáo dục đoàn viên, hội viên.
(iii) Phân công cấp ủy viên phụ trách công tác đoàn thể.
Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, đảng ủy nghe các đoàn thể
báo cáo tình hình hoạt động và có chủ trương, định hướng lãnh
đạo hoạt động của từng đoàn thể.
Riêng đối với đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương, do
đã kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng và chuyển giao việc
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ cho
đảng ủy, ngoài việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đảng
ủy cấp trên cơ sở như trên, còn phải thực hiện các nội dung được
quy định cụ thể tại Quy định số 215-QĐ/TW ngày 26-3-2009 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng.
3- Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở
đảng trong Đảng bộ Khối:
3.1- Chức năng, nhiệm vụ chung của các loại hình tổ chức cơ
sở đảng trong Đảng bộ Khối:
Trong Đảng bộ Khối chủ yếu có 3 loại hình tổ chức c ơ sở
đảng (sau đây viết tắt là TCCSĐ): TCCSĐ trong cơ quan, TCCSĐ
trong các đơn vị sự nghiệp công lập, TCCSĐ trong các doanh
nghiệp nhà nước. Theo quy định của Điều lệ Đảng, các TCCSĐ
đều có 5 nhiệm vụ chung như sau:
a- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi
bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
b- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự
phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết
thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và
quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách
mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm
công tác phát triển đảng viên.
c- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành
chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính tr ị -
xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
d- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh
đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
đ- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các ngh ị
quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp
hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên
chấp hành Điều lệ Đảng.
3.2- Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các loại hình tổ chức cơ
sở đảng trong Đảng bộ Khối:
Để cụ thể hóa 5 nhiệm vụ trên cho phù hợp với từng loại
hình TCCSĐ, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các quyết
định về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ, cụ thể đối
với 3 loại hình TCCSĐ chủ yếu trong Đảng bộ Khối là:
- Quy định số 96-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ
sở trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ
sở trong các đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện
nghiên cứu...).
- Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ
sở cơ quan.
Bốn chức năng và 5 nhiệm vụ cụ thể của 3 loại hình TCCSĐ
nói trên được trình bày trong bảng dưới đây để dễ so sánh những
điểm giống nhau và khác nhau trong chức năng, nhiệm vụ của 3
loại hình (những chỗ in đậm là thể hiện có sự khác nhau về mức
độ trong từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của ba loại hình
TCCSĐ; những mục không in đậm thể hiện sự giống nhau hoàn
toàn về mỗi chức năng, nhiệm vụ cụ thể của ba loại hình TCCSĐ).
a- Chức năng:
TCCSĐ
TCCSĐ
TCCSĐ
cơ quan
đơn vị sự nghiệp
doanh nghiệp nhà
nước
1- Lãnh đạo thực 1- Lãnh đạo thực 1- Lãnh đạo thực
hiện đường lối, chủ hiện đường lối, chủ hiện đường lối, chủ
trương, chính sách trương, chính sách trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Đảng, pháp luật của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
của Nhà nước.
của Nhà nước.
2- Tham gia lãnh 2- Lãnh đạo thực 2- Tham gia đề ra
đạo xây dựng và hiện có hiệu quả và lãnh đạo thực
thực hiện có hiệu các chủ trương, hiện có hiệu quả
quả các chủ trương nhiệm vụ, công tác nhiệm vụ phát triển
công tác của cơ của đơn vị, hoàn sản xuất kinh doanh
quan.
thành nghĩa vụ đối của doanh nghiệp,
với Nhà nước.
thực hiện tốt nghĩa
vụ đối với Nhà
3- Chăm lo đời 3- Nâng cao đời nước.
sống vật chất, tinh sống vật chất, tinh 3- Không ngừng
thần của cán bộ, thần của cán bộ, nâng cao đời sống
công chức và người đảng viên và quần vật chất, tinh thần
lao động.
chúng.
của người lao động,
4- Xây dựng đảng 4- Xây dựng đảng 4- Xây dựng đảng
bộ, chi bộ và cơ bộ, chi bộ và đơn vị bộ, chi bộ và doanh
quan vững mạnh.
vững mạnh.
nghiệp vững mạnh.
b- Nhiệm vụ:
TCCSĐ
TCCSĐ
TCCSĐ
cơ quan
đơn vị sự nghiệp
1- Lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính
trị, an ninh, quốc
phòng:
- Lãnh đạo cán bộ,
công chức và người
lao động đề cao
tinh thần trách
nhiệm, tham gia
xây dựng và thực
hiện có hiệu quả
nhiệm vụ chính trị
của cơ quan.
- Lãnh đạo cán bộ,
công chức và người
lao động phát huy
tính chủ động, sáng
tạo, làm tốt chức
năng tham mưu,
nghiên cứu, đề
xuất và kiến nghị
với lãnh đạo cơ
quan về những vấn
đề cần thiết.
- Lãnh đạo xây dựng
và thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở ở
cơ quan.
1- Lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính
trị, an ninh, quốc
phòng:
- Lãnh đạo xây
dựng và thực hiện
có hiệu quả các chủ
trương, nhiệm vụ,
công tác chuyên môn
của đơn vị.
- Lãnh đạo cán bộ,
đảng viên và quần
chúng giám sát mọi
hoạt động của đơn
vị; đề cao tinh thần
trách nhiệm, phát
huy tính chủ động
sáng
tạo,
hoàn
thành tốt nhiệm
vụ được giao.
- Lãnh đạo xây dựng
và thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở ở
đơn vị.
- Lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ quốc
doanh nghiệp nhà
nước
1- Lãnh đạo nhiệm
vụ sản xuất kinh
doanh, an ninh, quốc
phòng:
- Tham gia xây
dựng và lãnh đạo
thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Lãnh đạo đảng
viên và quần chúng
giám sát mọi hoạt
động của doanh
nghiệp.
- Lãnh đạo xây dựng
và thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở ở
doanh nghiệp.
- Lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ quốc
phòng toàn dân, giữ
- Lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ quốc
phòng toàn dân, giữ
vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn
xã hội trong cơ
quan.
2- Lãnh đạo công tác
tư tưởng:
- Thường xuyên giáo
dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh
cho cán bộ, công
chức và người lao
động.
- Kịp thời phổ
biến, quán triệt để
cán bộ, công chức và
người lao động nắm
vững và chấp hành
đúng đường lối, chủ
trương, chính sách
của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các
chủ trương, nhiệm
vụ của cơ quan.
- Lãnh đạo cán bộ,
đảng viên và quần
phòng toàn dân, giữ
vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn
xã hội trong đơn vị.
2- Lãnh đạo công tác
tư tưởng:
- Thường xuyên giáo
dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh
cho cán bộ, đảng
viên và quần chúng.
- Kịp thời phổ
biến, quán triệt để
cán bộ, đảng viên và
quần chúng nắm
vững và chấp hành
đúng đường lối, chủ
trương, chính sách
của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các
chủ trương, nhiệm
vụ của đơn vị.
- Lãnh đạo cán bộ,
đảng viên và quần
chúng đấu tranh
chống các quan
điểm sai trái và các
vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn
xã hội trong doanh
nghiệp.
2- Lãnh đạo công tác
tư tưởng:
- Thường xuyên giáo
dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh
cho cán bộ, đảng
viên và người lao
động.
- Tuyên truyền,
vận động làm cho
cán bộ, đảng viên và
người lao động hiểu
và chấp hành đúng
đường
lối,
chủ
trương, chính sách
của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các
nhiệm vụ của doanh
nghiệp.
- Lãnh đạo đảng
viên và quần chúng
đấu tranh chống các
quan điểm sai trái và
các hành vi, biểu
chúng đấu tranh
chống các quan
điểm sai trái và các
hành vi, biểu hiện
tiêu cực.
3- Lãnh đạo công tác
tổ chức, cán bộ:
- Cấp ủy tham gia
xây dựng và lãnh
đạo thực hiện chủ
trương về kiện toàn
tổ chức, sắp xếp bộ
máy và quy chế hoạt
động của cơ quan.
hành vi, biểu hiện
tiêu cực.
3- Lãnh đạo công tác
tổ chức, cán bộ:
- Cấp ủy lãnh đạo
xây dựng và thực
hiện chủ trương về
kiện toàn tổ chức,
sắp xếp bộ máy và
quy chế hoạt động
của đơn vị.
- Cấp ủy lãnh đạo
xây dựng quy hoạch,
kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ và
nhận xét, đánh giá,
bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động,
luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật...
đối với cán bộ thuộc
thẩm quyền quản lý
của cấp ủy.
- Cấp ủy tham gia ý
kiến với ban cán sự
đảng, đảng đoàn và
lãnh đạo cơ quan về
quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và nhận xét,
đánh giá, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều
động, luân chuyển,
khen thưởng, kỷ
luật... đối với cán bộ - Cấp ủy đề xuất ý
thuộc thẩm quyền kiến để cấp trên
quản lý của cơ quan. xem xét, quyết định
hiện tiêu cực.
3- Lãnh đạo công tác
tổ chức, cán bộ:
- Đề ra chủ trương,
nghị quyết và lãnh
đạo thực hiện công
tác tổ chức, cán bộ
(sắp xếp bộ máy
quản lý, đào tạo, bồi
dưỡng, đề bạt, bổ
nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ
luật cán bộ).
- Cấp ủy xây dựng
quy hoạch, quy chế,
quy định về công tác
cán bộ của doanh
nghiệp.
- Cấp ủy đề nghị cấp
trên xem xét, quyết
định các vấn đề về
tổ chức và cán bộ
- Cấp ủy đề xuất ý
kiến để cấp trên
xem xét, quyết định
các vấn đề về tổ
chức và cán bộ của
cơ quan thuộc thẩm
quyền của cấp trên.
4- Lãnh đạo các
đoàn thể chính trị xã hội:
- Lãnh đạo các đoàn
thể trong cơ quan
xây dựng tổ chức
vững mạnh, phát
huy quyền làm chủ,
đẩy mạnh các phong
trào thi đua.
- Lãnh đạo các đoàn
thể và quần chúng
tham gia xây dựng
và bảo vệ dường lối,
chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
và các chủ trương,
nhiệm vụ của cơ
quan.
5- Xây dựng tổ chức
đảng:
- Đề ra chủ trương,
các vấn đề về tổ
chức và cán bộ của
đơn vị thuộc thẩm
quyền của cấp trên.
4- Lãnh đạo các
đoàn thể nhân dân:
- Lãnh đạo các đoàn
thể trong đơn vị xây
dựng tổ chức vững
mạnh, phát huy
quyền làm chủ, đẩy
mạnh các phong
trào thi đua.
- Lãnh đạo các đoàn
thể và quần chúng
tham gia xây dựng
và bảo vệ đường lối,
chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
và các chủ trương,
nhiệm vụ của cơ
quan.
5- Xây dựng tổ chức
đảng:
- Đề ra chủ trương,
nhiệm vụ và biện
pháp xây dựng đảng
bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh.
của doanh nghiệp
thuộc thẩm quyền
của cấp trên.
4- Lãnh đạo các
đoàn thể chính trị xã hội:
- Lãnh đạo các đoàn
thể trong doanh
nghiệp xây dựng tổ
chức vững mạnh,
phát huy quyền làm
chủ, đẩy mạnh các
phong trào thi đua.
- Lãnh đạo các đoàn
thể và quần chúng
tham gia xây dựng
và bảo vệ dường lối,
chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
và các chủ trương,
nhiệm vụ của doanh
nghiệp.
5- Xây dựng tổ chức
đảng:
- Đề ra chủ trương,
nhiệm vụ và biện
pháp xây dựng đảng
bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh.
nhiệm vụ và biện
pháp xây dựng đảng
bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh.
- Giáo dục, rèn luyện
đội ngũ cán bộ,
đảng viên nêu cao
vai trò tiền phong,
gương mẫu.
- Cấp ủy xây dựng
kế hoạch, biện pháp
quản lý đảng viên,
phân công nhiệm vụ
cho đảng viên.
- Làm tốt công tác
tạo nguồn và phát
triển đảng viên.
- Xây dựng cấp ủy có
đủ phẩm chất, năng
lực, hoạt động có
hiệu quả, được
đảng viên, quần
chúng tín nhiệm.
- Cấp ủy thường
xuyên kiểm tra tổ
chức đảng và đảng
viên chấp hành Điều
lệ, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính
sách, pháp luật của
- Giáo dục, rèn luyện
đội ngũ cán bộ,
đảng viên nêu cao
vai trò tiền phong,
gương mẫu.
- Cấp ủy xây dựng
kế hoạch, biện pháp
quản lý đảng viên,
phân công nhiệm vụ
cho đảng viên.
- Làm tốt công tác
tạo nguồn và phát
triển đảng viên.
- Xây dựng cấp ủy có
đủ phẩm chất, năng
lực, hoạt động có
hiệu quả, được
đảng viên, quần
chúng tín nhiệm.
- Cấp ủy thường
xuyên kiểm tra tổ
chức đảng và đảng
viên chấp hành Điều
lệ, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính
sách, pháp luật của
Nhà nước và Quy
định của Bộ Chính
trị về những điều
đảng viên không
- Giáo dục, rèn luyện
đội ngũ cán bộ,
đảng viên nêu cao
vai trò tiền phong,
gương mẫu.
- Cấp ủy xây dựng
kế hoạch, biện pháp
quản lý đảng viên,
phân công nhiệm vụ
cho đảng viên.
- Làm tốt công tác
tạo nguồn và phát
triển đảng viên.
- Xây dựng cấp ủy có
đủ phẩm chất, năng
lực, hoạt động có
hiệu quả, được
đảng viên, quần
chúng tín nhiệm.
- Cấp ủy thường
xuyên kiểm tra tổ
chức đảng và đảng
viên chấp hành Điều
lệ, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính
sách, pháp luật của
Nhà nước và Quy
định của Bộ Chính
trị về những điều
đảng viên không
Nhà nước và Quy được làm.
định của Bộ Chính
trị về những điều
đảng viên không
được làm.
được làm.
Qua bảng so sánh trên, có thể thấy rằng chức năng, nhiệm
vụ của ba loại hình TCCSĐ về cơ bản là giống nhau, chỉ có sự khác
nhau nhất định ở mức độ tham gia lãnh đạo nhiệm vụ chính trị và
công tác cán bộ.
4- Nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc:
4.1- Nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận:
Ở một số tổ chức cơ sở đảng có đông đảng viên có thể được
lập đảng bộ bộ phận. Đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở
và là cấp trên của các chi bộ, có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện nghị quyết của đảng uỷ cơ sở ở các chi bộ, thẩm đ ịnh
nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, về thi hành kỷ luật,
khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên để đề đạt ý kiến với đảng
uỷ cơ sở. Đảng uỷ bộ phận không quyết định các vấn đề về tổ
chức, cán bộ, không có con dấu. Việc lập chi bộ trực thuộc do
đảng uỷ bộ phận đề nghị, đảng uỷ cơ sở quyết định. Nhiệm kỳ
của đảng uỷ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng uỷ cơ sở
4.2- Nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và chi bộ
trực thuộc đảng ủy cấp trên cơ sở:
Trong Đảng bộ Khối, chi bộ dưới cấp cơ sở nhìn chung trực
thuộc đảng ủy cơ sở, nhưng cũng có nhiều chi bộ trực thuộc
thẳng đảng ủy cấp trên cơ sở (phổ biến là chi bộ các vụ trong các
bộ, ngành). Dù trực thuộc đảng ủy cơ sở hay trực thuộc thẳng
đảng ủy cấp trên cơ sở, theo quy định của Điều lệ Đảng, các chi
bộ trực thuộc đều có 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:
a- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
b- Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên.
c- Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển
đảng viên.
d- Kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng viên.
đ- Thu, nộp đảng phí.
KẾT LUẬN
Tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị ở Trung ương có
những đặc điểm khác biệt về mô hình tổ chức, về đội ngũ đảng
viên và về chức năng, nhiệm vụ so với các tổ chức đảng ở địa
phương. Mỗi cấp uỷ viên và bí thư chi bộ cần nắm vững các đặc
điểm đó để phát huy tốt nhất vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng
đối với các mặt công tác trong cơ quan, đơn vị.
Trọng tâm công tác của tổ chức đảng của Đảng bộ Khối bao
gồm: lãnh đạo bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính tr ị
của các cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác giáo dục chính tr ị tư
tưởng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, l ối sống,
kiên quyết phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức c ơ s ở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác ki ểm
tra, giám sát, đặc biệt là công tác giám sát của chi bộ; lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các c ơ
quan, đơn vị, đồng thời chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng, củng c ố,
kiện toàn các tổ chức đoàn thể và đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của các đoàn thể.
Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu trên, các cấp uỷ
trong Đảng bộ Khối cần quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng; xây dựng
và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp uỷ, quy chế
phối hợp giữa cấp uỷ với lãnh đạo cơ quan, đơn vị; thực hiện
chương trình hóa, kế hoạch hóa các nội dung công tác, xác đ ịnh
nhiệm vụ trong tâm, địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo
thực hiện trong từng giai đoạn; tập trung chỉ đạo điểm những
vấn đề mới và khó để rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong quá trình
thực hiện; sâu sát từng bộ phận và từng đảng viên, nắm chắc và
kịp thời có biện pháp giải quyết những vấn đề tư tưởng phát
sinh; thường xuyên tổng kết thực tiễn, xây dựng và nhân rộng các
mô hình, điển hình tốt, cách làm hay.
Phấn đấu nỗ lực với trách nhiệm chính trị cao nhất, góp
phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu
quả của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Khối trong thời
gian tới, trước hết là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, chính là đóng
góp thiết thực của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, của mỗi cán bộ,
đảng viên, trước hết là cấp ủy viên cơ sở và bí thư chi bộ trong
các cơ quan, đơn vị ở Trung ương vào việc thực hiện thắng lợi
Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng trong thời
kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.