Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty TNHH thương mại Việt Ninh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.58 KB, 98 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1

LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới toàn thể các thầy cô
khoa Kinh tế lời chúc sức khoẻ, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất.Với
sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của
các bạn, đến nay em đã có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, đề tài: “Một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty TNHH thương mại Việt
Ninh”.
Để có được kết quả này em xin đặc biêt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô
giáo Phạm Thị Ngọc Vân đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch hướng dẫn em hoàn
thành một cách tốt nhất báo cáo tốt nghiệp trong thời gian qua. Không thể không
nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên chức Phòng dự án công ty TNHH thương mại Việt Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ
cho em trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một
sinh viên thực tập nên báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn
để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, phục vụ tốt hơn công tác thực tế
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển theo xu hướng hội
nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền
tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Muốn đạt
được mục tiêu đó, vấn đề cấp thiết là cần chú trọng phát huy nội lực đất nước kết
hợp tăng cường đầu tư vào mọi ngành sản xuất, trong đó, đầu tư vào ngành xây lắp
chiếm một tỷ trọng lớn nhất bởi muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ
tầng cần được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án
xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lương, thời gian, chi phí. Các
nhà đầu tư muốn hoàn thành dự án với chi phí thấp nhất. thời gian nhanh nhất và
chất lượng tốt nhất còn các nhà kinh doanh lại luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận
khi họ thực hiện công việc. Và có một phương thức tối ưu được coi là đáp ứng tốt
nhất mong muốn của cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầu thầu.
Thực tế cho thấy tại nước ta, hoạt động đấu thầu xây lắp hết sức phổ biến và có
vai trò đặc biệt quan trọng. Đấu thầu xây lắp tuy còn mới nhưng qua nhiều bước
hoàn thiện đã chứng tỏ sự phù hợp và tất yếu cần áp dụng trong nền kinh tế, nó
thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, thúc
đẩy sự hoàn thiện của bản thân nhà thầu về năng lực và tổ chức để đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng công trình cũng như tiến độ thực
hiện.
Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển, nhất là các doanh nghiệp xây lắp, cần liên tục hoàn thiện và đổi
mới để nâng cao khả năng thắng thầu. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3

thương mại Việt Ninh, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nhận
thức được vai trò của đấu thầu đối với công ty và những tồn tại, khó khăn mà công
ty gặp phải trong công tác đấu thầu,với mong muốn góp phần giải quyết tìm hướng
đi mới trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp cho công ty trong bối cảnh hiện tại, em đã
lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty
TNHH thương mại Việt Ninh”.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những lí luận cơ bản về Đấu thầu, lý luận về cạnh tranh,
lý luận chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Đề tài nghiên cứu,
tìm hiểu, phân tích về các yếu tố cấu thành nên năng lực đấu thầu xây lắp của công
ty TNHH thương mại Việt Ninh như: Năng lực về Tổ chức, năng lực máy móc –
thiết bị, năng lực về tài chính; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của trong hoạt
động đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp trên cơ sở đó đề xuất, đưa ra một số giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ở công ty
TNHH thương mại Việt Ninh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Thực trạng cạnh tranh đấu thầu trong ngành xây lắp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
và một số tỉnh lân cận, công tác đấu thầu ở công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện những nội dung trên, em đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau :
-

Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.


-

Phương pháp thống kê học đơn giản.

-

Phương pháp lý luận biện chứng.

5. Kết cấu của báo cáo.
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài bao gồm các phần :
Chương I. Giới thiệu đặc điểm công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4

Chương II. Thực trạng đấu thầu xây lắp ở công ty TNHH thương mại Việt Ninh
giai đoạn 2008 -2010.
Chương III. Một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây
lắp của công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Ngọc Vân đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này cũng như mong muốn nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.

SV: Mạc Hoàng Dung


Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5

Danh mục sơ đồ và bảng biểu:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và nhân sự công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Sơ đồ 2: Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp.
Bảng 1: Thông tin về máy móc và thiết bị của công ty TNHH thương mại Việt
Ninh.
Bảng 2: Cán bộ chuyên môn của công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Bảng 3: Công nhân các ngành nghề.
Bảng 4: Bảng cân đối tài sản của công ty TNHH thương mại Việt Ninh giai đoạn
2008-2010.
Bảng 5: Bảng cân đối nguồn vốn của công ty TNHH thương mại Việt Ninh giai
đoạn 2008-2010.
Bảng 6: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Việt Ninh
giai đoạn 2008-2010.
Bảng 7: Tổng hợp các chỉ tiêu tài sản và tài chính của công ty TNHH thương mại
Việt Ninh giai đoạn 2008-2010
Bảng 8: Kết quả tham gia đấu thầu của công ty TNHH thương mại Việt Ninh giai
đoạn 2008 – 2010.
Bảng 9: Danh mục các công trình công ty đã và đang thi công giai đoạn 2008 –
2010.
Bảng 10: Bảng các nhà thầu tham dự công trình.
Bảng 11: Bảng đánh giá tổng hợp các nhà thầu.
Bảng12: Bảng các đơn vị tham gia dự thầu.
Bảng 13: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các nhà thầu.


SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

6

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VIỆT NINH.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại Việt

Ninh.
Qua quá trình ngiên cứu thị trường, hiểu rõ xu hướng phát triển của chuyên
ngành đầu tư xây dựng ở nước ta, các thành viên của công ty TNHH Việt Ninh
nhận thấy rằng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là
khá lớn, song chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, tình trạng
đầu tư vào các dự án còn kéo dài do nhiều nguyên nhân.
Xuất phát từ thực tế đó, các thành viên trong công ty đã quyết định huy động
vốn đầu tư vào lĩnh vực này với ngành nghề kinh doanh tập trung vào các hoạt
động chính đó là:
+ Thi công xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, công trình dân dụng.
+ Mua bán vật liệu xây dựng, than xỉ và chất đốt.
+ Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa bằng ô tô, kinh doanh nhà nghỉ, karaoke, tẩm quất.
+ San lấp mặt bằng và các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí, sinh vật cảnh, kinh doanh dịch vụ văn phòng.
Công ty TNHH Việt Ninh được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 2002000456 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh

Bắc Giang cấp ngày 16 tháng 12 năm 2005. Công ty đặt trụ sở chính tại Cụm 5,
phường Thọ Xương, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã đầu tư trang thiết bị đầy dủ, hiện đại,
nguồn tài chính ổn định đảm bảo việc cung ứng vốn thực hiện các hợp đồng với
quy mô trên toàn quốc có chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Các tiêu chí hoạt động của công ty đó là:
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

7

- Thiết lập một môi trường làm việc có tính chuyên nghiệp cao, nâng cao khả
năng cống hiến, sự năng động sáng tạo của các thành viên trong công ty.
- Công tác tuyển dụng được đặc biệt chú trọng nhằm lựa chọn đội ngũ nhân
viên có trình độ và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
- Coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho nhân viên, cập
nhập các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong nước và trên thế giới nhằm có
được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn chuyên sâu trong công tác đầu tư và
xây dựng, có khả năng nhanh nhạy nắm bắt kịp thời những công nghệ tiên tiến,
phương thức quản lý khoa học để ứng dụng vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh xây
dựng của công ty.
- Tạo mối quan hệ tốt với tất cả các bên đối tác trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh xây dựng, ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến trong quản lý, kinh
doanh nhằn cung cấp cho các dự án đầu tư xây dựng những sản phẩm dịch vụ có
chất lượng tốt nhất trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, quy định về đầu tư xây
dựng của pháp luật Việt Nam.

- Luôn phấn đấu để sản phẩm do công ty thực hiện đảm bảo chất lượng,
đúng tiến độ, đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
- Phấn đấu xây dựng và phát triển công ty thành một địa chỉ tin cậy cho các
dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tỉnh Bắc Giang cũng như trên toàn quốc
với phương châm:
“ Lợi ích của dự án là lợi ích của công ty”
Với quan điểm lợi nhuận của đầu tư bắt nguồn từ chính thành công của doanh
nghiệp được đầu tư, Công ty TNHH Việt Ninh đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ
hơn thông qua các hoạt động tư vấn đầu tư vào các dự án, trao đổi kiến thức về
ngành nghề nhằm tối đa hóa giá trị cho các thành viên góp vốn.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại Việt Ninh.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

8

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và nhân sự công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Giám đốc công ty
PGĐ công ty

Phòng tài chính
– kinh doanh

Phòng tổ
chức- hành

chính

Đội thi công cơ giới

Tổ
máy
xúc

Tổ san
ủi
đầm

Tổ
vận
tải
ôtô

Phòng kỹ
thuật

Phòng dự
án

Phòng vật tư

Đội thi công thủ công

Tổ
thợ
sắt


Tổ
thợ
mộc

Tổ
thợ
xây

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Trong đó:
+Giám đốc công ty:
- Là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, có quyền điều hành cao nhất
và chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước về điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, chương trình kinh tế đời sống xã hội, hoàn thành
nhiệm vụ chính trị và các mặt quản lý theo luật doanh nghiệp nhà nước và điều lệ
về tổ chức hoạt động của Công ty.
- Trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo các mặt công tác:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các mặt quản lý doanh nghiệp.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

9

- Tổ chức cán bộ, sắp xếp định biên bộ máy quản lý (bổ nhiệm, miễn nhiệm

cán bộ, tiếp nhận lao động, thuyên chuyển công tác, hợp đồng và chấm dứt hợp
đồng cho thôi việc, giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ công nhân viên, đào tạo đội
ngũ cán bộ viên chức và công nhân kỹ thuật theo quy hoạch).
- Là chủ tài khoản của công ty, phụ trách công tác vốn, tài chính kế toán, hợp
đồng kinh tế, đấu thầu, đầu tư thiết bị công nghệ, là chủ tịch hội đồng xét thầu thiết
bị của công ty.
- Xét duyệt dự toán sửa chữa phục hồi, mua sắm thiết bị.
+ Phó giám đốc công ty: Giám đốc công ty giao trách nhiệm cho các Phó
giám đốc công ty chỉ đạo thường xuyên tới các trưởng phòng, chủ nhiệm công
trình.
- Phó giám đốc Kinh doanh: Giúp giám đốc đôn đốc điều hành doanh nghiệp
theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất kinh
doanh, các hợp đồng kinh tế.. Trực tiếp chỉ đạo thanh quyết toán các công trình với
chủ đầu tư và thanh quyết toán nội bộ (kể cả dự án có giám đốc điều hành). Là chủ
tịch hội đồng giao, nhận khoán của công ty. Chỉ đạo nghiệp vụ phòng tài chính kế
toán. Đảm bảo vốn, cấp phát vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc nội chính: Giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân
công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ
được phân công và uỷ quyền. Phụ trách công tác nội chính, y tế, đời sống, hành
chính quản trị trong công ty. Tổ chức thực hiện chăm lo sức khoẻ, đời sống công
nhân viên chức. Giúp giám đốc kiểm tra thực hiện chương trình kinh tế xã hội theo
nghị quyết đại hội công nhân viên chức hàng năm. Chỉ đạo và thực hiện chế độ
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của công ty. Thay mặt
Giám đốc ký hợp đồng lao đồng thủ công ngắn hạn (kể cả giải quyết các mặt về
quản lý lao động trong công ty khi Giám đốc đi công tác uỷ quyền).
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

10

- Phó Giám đốc kỹ thuật thi công: Được Giám đốc phân công và uỷ quyền phụ
trách kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Trực tiếp chỉ đạo sản
xuất, KT chất lượng công trình trong toàn công ty. Điều động bố trí vật tư, thiết bị
cho các công trình theo tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận và áp
dụng các quy trình công nghệ mới thi công. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
công trình. Phụ trách công tác sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá sản xuất của công ty.
Phụ trách công tác BHLĐ, an toàn lao động, an toàn thi công công trình.
+ Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực về kỹ
thuật, chất lượng công trình trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa tất cả các
công trình. Nhiệm vụ chính:
- Lập phương án thi công công trình.
- Tổ chức nhân sự công trường, thiết bị máy móc thi công,lập, chỉ đạo các biện
pháp tổ chức thi công, nguồn vật liệu cho thi công chặt chẽ, đúng quy trình, quy
phạm.
- Trực tiếp theo dõi kỹ thuật chất lượng và công tác đảm bảo an toàn lao động
khi thi công của tất cả các công trường thi công.
- Chịu trách nhiệm về xây dựng biện pháp tổ chức thi công (công nghệ, thiết bị
thi công, các chỉ tiêu cung ứng, chất lượng vật liệu, sơ đồ tổ chức công trường, bố
trí nhân sự và các hướng mũi thi công, tiến độ thi công, tham mưu cho Giám đốc
về tính khả thi của các HSDT của Công ty ).
- Trực tiếp làm các thủ tục phục vụ thi công: Lập hồ sơ và bảo vệ biện pháp tổ
chức thi công, xin cấp giấy phép thi công.
- Tham mưu cho Giám đốc ký hợp đồng, lập và bảo vệ phương án thi công,
theo dõi, kiểm tra và trình duyệt.

- Kiểm tra khối lượng thực tế tại hiện trường, yêu cầu đơn vị cập nhật đầy đủ
các bản thí nghiệm chất lượng.
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

11

- Đơn vị lập báo cáo thanh toán khối lượng và hồ sơ hoàn công công trình.
- Chủ trì việc nghiệm thu khối lượng, chất lượng thi công theo điểm dừng kỹ
thuật và khi kết thúc công trình.
- Được đề nghị Giám đốc Công ty hoặc thừa lệnh Giám đốc Công ty yêu cầu
đơn vị thi công tạm ngừng thi công công trình mà kiểm tra phát hiện thấy:
+ Thi công sai hồ sơ bản vẽ thi công
+ Thi công không đúng quy trình, quy phạm, không đảm bảo chất lượng
+ Thi công không đảm bảo an toàn lao động cho người lao động
- Được từ chối nghiệm thu nội bộ các hạng mục hay toàn bộ công trình của
đơn vị thi công không đảm bảo chất lượng, không đúng hồ sơ thiết kế.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật thi công công trình.
- Ứng dụng tiến bộ KHKT, sáng kiến cải tiến hợp lý hoá trong sản xuất,
thường trực hội đồng sáng kiến của Công ty.
+ Phòng dự án:
- Phòng dự án là một phòng nghiệp vụ thuộc bộ máy quản lý của Công ty.
Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực marketing, tìm kiếm
đối tác liên danh nhằm tìm kiếm việc làm cho Công ty.
- Thu thập, xử lý thông tin liên quan đến công tác bỏ thầu, đấu thầu toàn bộ
công trình và quan hệ rộng rãi thường xuyên trong nước và nước ngoài.

- Tìm các đối tác để liên doanh nhằm thực hiện công việc đấu thầu có hiệu
quả.
- Trực tiếp đàm phán với các đối tác, trong các liên danh về các vấn đề liên
quan đến liên doanh liên kết và làm hồ sơ thầu.
- Lập và trình duyệt các dự án, các hồ sơ thầu cho các dự án trong và ngoài
nước.
- Chuyển giao kêt quả sau khi trúng thầu của các dự án cho phòng tài chính và
các phòng ban liên quan để triển khai thực hiện.
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

12

+ Phòng tài chính – kinh doanh:
- Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tạo đủ vốn để SXKD, ban hành và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Lập và trình duyệt kế hoạch thu, chi tài chính với cấp trên, tham gia xây
dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Đảm bảo về mặt tài chính cho các hoạt động SXKD của toàn Công ty.
- Quản lý tất cả các loại vốn.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra tài chính, chủ động phối hợp với các phòng có liên
quan lập thủ tục thanh lý TSCĐ, tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ, thu hồi khấu hao,
đồng thời phải thường xuyên phát hiện sai phạm, kịp thời uốn nắn và đề nghị xử lý
vi phạm nguyên tắc thu, chi tài chính.
- Thu hồi công nợ và chỉ đạo các đơn vị thu hồi công nợ.
- Phân tích hoạt động kinh tế giúp Giám đốc Công ty điều hành có hiệu quả

trong SXKD.
+ Phòng tổ chức- hành chính: Tổ chức thực hiện công tác hành chính, bảo vệ
đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước: là cầu nối trong quan hệ công tác với
cấp trên, cấp dưới, ngang cấp; quản lý tài sản của Công ty; thực hiện các phương án
sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý tuyển dụng và điều
phối nhân lực đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch, sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty theo từng thời kỳ.
+ Phòng cung ứng vật tư:
- Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư cho các hạng mục công trình của công ty.
- Đầu tư mua sắm những máy móc thiết bị có hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh, quản lý, khai thác và sử dụng hữu ích những thiết bị hiện có. Thuê những
thiết bị mà Công ty cần sử dụng nhưng không có và cho thuê những thiết bị mà
Công ty chưa có nhu cầu sử dụng đến. Mua dự phòng những phụ tùng đặc chủng
thay thế cần thiết.
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

13

- Quản lý tất cả các loại vật tư trên các công trình trong toàn Công ty: Từ
nguồn nhập vào bao gồm số lượng, chất lượng và chủng loại, hợp lý về giá cả,
đồng thời sử dụng đúng hạn mức của những công việc và nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu và chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho
Công ty hàng năm và dài hạn.
- Quản lý và điều động các máy móc thiết bị trong Công ty theo yêu cầu sản
xuất kinh doanh.

+ Đội thi công cơ giới: chịu trách nhiệm quản lý hướng dẫn các tổ thợ máy
hoạt động, thi công các công trình của công ty.
+ Đội thi công thủ công: chịu trách nhiệm quản lý các tổ thợ sắt, thợ mộc, thợ
xây…, hướng dẫn các tổ thợ thi công các công trình của công ty.
3. Đặc điểm các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của
công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
3.1.Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Công ty.
Công ty hoạt động trên thị trường xây dựng cơ bản, sản phẩm cuả Công ty là
các công trình công cộng, và các công trình xây dựng khác. Các sản phẩm xây
dựng của Công ty có các đặc điểm:
- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư.
- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố định.
- Sản phẩm có tính mùa vụ, phụ thuộc vào việc thắng thầu của công ty.
Những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực
của Công ty tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc
làm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ở công ty TNHH thương mại
Việt Ninh có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

14

Sơ đồ 2: Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp

Đấu thầu và nhận
thầu xây lắp

Lập kế hoạch
Xây lắp công trình

Tiến hành thi
công xây lắp

Mua sắm nguyên
vật liệu, thuê
nhân công

Giao nhận công trình
Hạng mục công trình
Hoàn thành

Duyệt, quyết toán
công trình, Hạng
mục công trình

Thanh lý hợp đồng
Bàn giao công trình

Nguồn: Phòng Kỹ thuật - công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh
tranh mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng và yêu cầu
mỹ thuật công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty thường trên địa bàn thành phố
Bắc Giang và các tỉnh lân cận khác. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhà nước

quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

15

Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao trong
lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu là một
sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi.
3.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty.
Công ty TNHH thương mại Việt Ninh là một doanh nghiệp tư nhân có tư
cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập với mô hình tổ chức là một thể thống
nhất bao gồm: Ban giám đốc Công ty, các phòng ban và các đội sản xuất trực tiếp
thi công hoạt động vì mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển của Công ty, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống của mọi thành
viên trong Công ty.
Trong Công ty, Giám Đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước công
ty và pháp luật của Nhà nước về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty
mình. Giúp việc cho Giám đốc có ba Phó Giám đốc.
Phòng dự án chịu trách nhiệm về hoạt động đấu thầu của công ty, lập và
trình duyệt các dự án, tìm kiếm đối tác…
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm lập kế hoạch, phương án điều hành các bộ
phận hỗ trợ công trình về nhân lực, thiết bị, vật tư…thường xuyên theo dõi đôn đốc
tiến độ thi công, thống kê khối lượng hoàn thành, giám sát công tác an toàn lao
động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Phòng tài chính có trách nhiệm đảm bảo vốn thi công cho công trình, giám
sát việc sử dụng tài chính theo đúng tiến độ thi công, đúng mục đích, đúng nguyên
tắc và có hiệu quả, đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn.
Phòng vật tư cung ứng vật tư cho các hạng mục công trình của công ty.
Các đơn vị sản xuất (đội, công trường) có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức sản
xuất thi công công trình dưới sự chỉ đạo và quản lý của Giám đốc Công ty thông
qua các phòng ban nghiệp vụ.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

16

Trong công tác đấu thầu, Ban dự án là bộ phận nòng cốt. Ban có nhiệm
nắm bắt thông tin về khả năng đầu tư xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư, thu thập
thông tin, số liệu về đơn giá, giá vật tư, nhân công, máy của các khu vực tại từng
thời điểm, các chế độ, chính sách có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản để
tham mưu cho lãnh đạo và tổ chức lập hồ sơ dự thầu các công trình đảm bảo cho
các hợp đồng được ký kết với giá bỏ thầu cạnh tranh nhưng vẫn đủ chi phí và có lợi
nhuận. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Ban dự án phải chủ động thực hiện công
tác Marketing, mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư, tìm hiểu thị trường và nghiên
cứu các tài liệu, thông tin có liên quan đến đấu thầu và kết hợp với các Phòng, Ban
trong Công ty để tổ chức lập hồ sơ đấu thầu. Công ty giao nhiệm vụ cho các trưởng
phòng chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra, đôn đốc và điều phối các phương tiện
phục vụ tiến độ công trường, cùng với Chủ nhiệm công trình bàn biện pháp để thực
hiện hợp đồng có hiệu quả cao .

3.3.Đặc điểm về công nghệ thiết bị của Công ty.
Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư đổi mới thiết bị, đặc biệt là đấu thầu tư
theo chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực sự. Năng lực về máy móc thiết bị là
một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu bởi nó
không chỉ mang lại hiệu quả trong thi công xây dựng mà còn là một thế mạnh của
Công ty trong HSDT, nó chỉ cho chủ đầu tư thấy nhà thầu có đủ năng lực để thi
công công trình hay không.
Với năng lực thiết bị hiện có, công ty có khả năng cung cấp đầy đủ các thiết bị
để phục vụ thi công hoàn thành các công trình. Máy móc, thiết bị cần thiết để thi
công được huy động theo tiến độ huy động máy móc, được lập theo tiến độ thi công
công trình, trong trường hợp công trình có nhu cầu sử dụng thiết bị thi công đột
xuất, công ty cũng có phương án dự phòng đó là huy động thiết bị thi công tại các
công trình lân cận đến hỗ trợ.

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

17

BẢNG 1: THÔNG TIN VỀ MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT NINH.

STT

Tên thiết bị


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Cần trụ thiếu nhi
Cầu vận thăng
Giáo định hình
Đầm rung Komasu
Máy trộn bê tông
Máy hàn
Cốp pha định hình
Máy bơm
Máy mài
Máy khoan
Máy cưa
Máy đầm bàn
Máy lu rung

Máy san tự hành
Máy đào bánh xích
Xe vận tải
HUYNDAI
Xe vận tải tự đổ
Máy đầm dùi
Máy đào bánh xích 2
Máy thuỷ bình
Máy hàn ống
Máy phá bê tông

17
18
19
20
21
22

Số
lượng
20
15
84
03
15
23
45
26
10
10

18
05
06
08
08
12

Công suất

15
07
06
03
10
09

35 tấn
0,6 KW
400

0,5 tấn
0,5 tấn
10 tấn
250 lít
40 KW
0,55 KW
0,4 KW
0,4 KW
1,1 KW
0,5 KW

15 tấn
108 CV
700
16 tấn

Giá trị còn
lại
90%
99%
90%
90%
90%
96%
90%
90%
90%
90%
90%
95%
95%
90%
95%
100%

Liên Xô
Liên Xô
Việt Nam
Nhật
Trung Quốc
Việt Nam

Việt Nam
Hàn Quốc
Đài Loan
Đức
Trung Quốc
Trung Quốc
Đức
Nhật
Nhật
Hàn Quốc

100%
99%
90%
100%
90%
90%

Trung Quốc
Liên Xô
Nhật
Nhật
Nhật
Trung Quốc

Xuất xứ

Nguồn: Phòng Kỹ thuật - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
Toàn bộ máy móc và thiết bị của công ty kể trên đều đang trong điều kiện hoạt
động tốt đảm bảo việc thi công công trình.

3.4.Đặc điểm về lao động.
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần vào
sự thắng lợi của HSDT. Nó thể hiện trình độ quản lý và năng lực của nhà thầu. nhà
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

18

thầu muốn thắng thầu khi tham gia dự thầu xây lắp phải có một đội ngũ công nhân
thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có một đội
ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng lực về quản lý và thực hiện hợp đồng.
Công ty hiện có một lực lượng lao động gồm gần 500 cán bộ công nhân viên
với cơ cấu như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật ở các phòng ban nghiệp vụ
gồm 18 kỹ sư, 5 cán bộ trung cấp được thử thách qua thực tế thi công các dự án.
- Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy qua các
trường lớp và Công ty cũng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao
tay nghề tại chỗ cho cán bộ, công nhân thông qua hình thức đào tạo tại chỗ.
BẢNG 2: CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VIỆT NINH.
STT
I.

II.

Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề

Đại học và trên đại học.

Số lượng
18

- Xây dựng

09

- Thuỷ lợi

03

- Giao thông

01

- Đường bộ

01

- Cầu đường

02

- Kinh tế
Cao đẳng, Trung cấp

02
05


- Xây dựng

05

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - công ty TNHH thương mại Việt Ninh.
BẢNG 3: CÔNG NHÂN CÁC NGÀNH NGHỀ.
STT

Công nhân theo nghề

SV: Mạc Hoàng Dung

Số

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

lượng

3/7

4/7

5/7


6/7

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

19

Công nhân lề
Công nhân mộc
Công nhân sắt
Công nhân điện
Công nhân vận hành ôtô, cẩu trục
Thợ vận hành máy xây dựng
Công nhân làm đường
Công nhân bê tông
Công nhân lắp đặt điện nước

Công nhân sơn, vôi ve

135
40
31
15
26
25
38
42
35
46

45
13
18
09
15
08
20
15
09
12

53
8
06
05
07
16

09
16
18
28

25
10
05
01
04
01
09
06
08
06

12
09
02

05

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
Nhìn vào bảng trên, ta thấy công ty đã có công nhân đạt bậc 6/7, tuy nhiên số
lượng còn ít. Do đó, công ty cần chú trọng công tác đào tạo để nâng cao chất lượng
và trình độ công nhân.
Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty trẻ, trong ngành xây dựng cần phải có
những người trẻ trung, năng động sáng tạo có sức khỏe và có trình độ. Hơn nữa đội
ngũ lao động hơn 35 tuổi chiếm 50%,đây là những người có kinh nghiệm trong
hoạt động xây dựng cơ bản, có chuyên môn vững vàng, tay nghề thành thạo, nghiệp

vụ tinh thông. Với đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao thì sự nhận thức và
hiểu biết công việc dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm.
Công nhân được tuyển chọn vào làm việc tại các công trường cũng phải đáp ứng
các yêu cầu về chuyên môn của ngành xây dựng yêu cầu. Sau khi được tuyển vào
làm việc, công nhân mới sẽ tiếp tục được đào tạo nghề tại các bộ phận mà họ làm
việc.
3.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Công ty có nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng gồm các đại lý vật liệu
trong địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh lân cận, là các đại lý có uy tín đã cộng
tác với nhiều nhà thầu khác. Tất cả các vật tư, vật liệu đưa vào công trình được

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

20

trình trước với chủ đầu tư và tư vấn giám sát, nếu đạt yêu cầu mới được đưa vào sử
dụng.
Về chất lượng của nguyên vật liệu; Công ty dùng những loại nguyên vật liệu có
chất lượng rất cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình và được chủ đầu tư
chấp nhận.
3.6. Đặc điểm về tài chính.
Năng lực về tài chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để BMT đánh giá
HSDT. Đây là yếu tố luôn được khách hàng và các BMT đưa ra xem xét trước tiên.
Là Doanh nghiệp xây dựng nên vấn đề sử dụng, huy động vốn trong công ty có
nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác:

Thứ nhất: Do quá trình xây lắp thường kéo dài, quy mô lớn nên phải huy động
khối lượng lớn nhằm cung cấp liên tục cho việc thi công công trình. Vì thế Công ty
phải đi vay ngân hàng, phải có sự thế chấp, bảo lãnh phức tạp. Chính vì điều này đã
khiến công ty gặp không ít những khó khăn khi cùng lúc thực hiện nhiều công trình
gây ra sự chậm chễ trong tiến độ thi công, tăng chi phí sản xuất vì tình trạng ứ động
vốn do các công trình xây lắp dở dang gây ra.
Thứ hai: Không phải công trình nào khi thực hiện xong đưa vào bàn giao và sử
dụng cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn,
gây khó khăn trong việc thi công các công trình tiếp theo của đơn vị.
Thứ ba: Chủ đầu tư luôn yêu cầu phải có một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng
chiếm khoảng 10-15% giá trị hợp đồng, công trình trúng thầu nên Công ty cần
phải có một lượng tiền dự trữ đủ lớn để có thể đáp ứng được điều kiện này.
Chúng ta có thể xem xét khái quát đặc điểm: Về tổng giá trị sản xuất kinh doanh;
về tổng giá trị đầu tư; về các chỉ tiêu tài chính; về vốn và việc sử dụng vốn của
công ty qua một số bảng sau:
BẢNG 4: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VIỆT NINH GIAI ĐOẠN 2008-2010
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

21

Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
A
1

2
3
4
5
6
B
1
2
3
4

Năm
2008
2009
2010
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
3.368
7.208
8.127
Tiền
1.538
1.829
2.567
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
23
35
20
Các khoản phải thu
1.366
4.830

4.851
Hàng tồn kho
441
514
689
Tài sản lưu động khác
Chi cho sự nghiệp
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
4.191
4.430
4.579
Tài sản cố định
2.693
2.894
3.025
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
287
102
304
Chi phí XDCB dở dang
1.211
1.434
1.250
Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn
Tổng số
7.559
11.638
12.706
Nguồn: Báo cáo Tài chính - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
Tài sản


BẢNG 5: BẢNG CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VIỆT NINH GIAI ĐOẠN 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT

Vốn

A
1
2
3
B
1
2

Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ khác
Vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh
nguồn kinh phí
Tổng Số

2008
4.081
1.985
2.096
3.478

2.648
1.100
7.559

Năm
2009
7.916
1.853
6.063
3.722
3.089
633
11.638

2010
8.963
2.014
6.949
3.743
3.254
489
12.706

Nguồn: Báo cáo Tài chính - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


22

BẢNG 6: CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT NINH GIAI ĐOẠN 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
I
1
2
II
III
IV
V

Năm

Chỉ tiêu
Tổng
GTSXKD
Giá trị xây lắp
Giá trị ngoài
xây lắp
Tổng giá trị
đầu tư
Tổng doanh
thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách


Chênh lệch

Chênh lệch
(10/09)
(+/-)
%

2008

2009

2010

(09/08)
(+/-)
%

48.500

38.430

58.206

(10.070) (20,76)

19.776

51,46

38.500


25.810

48.302

(12.690) (32,96)

22.492

87,15

10.000

12.620

9.904

2.620

25.862

30.296

36.547

4.434

38.802

32.640


51.216

3.054

4.146

5.981

1.130

982,57

1.504

Nhà nước

26,2 (2.716) (21,52)
17,15

6.251

20,63

(6.162) (15,88)

18.576

56,91


35,76

1.835

44,26

(147,4) (13,05)

521,43

53,06

1.092

Nguồn: Báo cáo tài chính - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

23

Nhìn vào bảng 6 ta thấy:
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 giảm 10.070 triệu đồng (-20,76 %) so
với năm 2008, đến năm 2010 tăng 19.776 triệu đồng (+51,46%) so với năm 2009.
Điều này do giá trị xây lắp giảm mạnh, Năm 2009 giá trị xây lắp giảm 12.690
triệu đồng (-32.96%) so với năm 2008, đến năm 2010 tăng 22.492 triệu đồng
(+87,15 %) so với năm 2009. Như vậy công tác xây lắp của công ty đang gặp phải

những khó khăn đi kèm với nó là công tác đấu thầu kém hiệu quả.
Tổng giá trị đầu tư: Năm 2009 tăng 4.434 triệu đồng (17,15%) so với năm 2008,
năm 2010 tổng giá trị đầu tư đã tăng lên 6.251 triệu đồng (20,63%) so với năm
2009.
Doanh thu của Công ty qua các năm: Năm 2009 giảm 6.162 triệu đồng(-15,88%)
so với năm 2008, đến năm 2010 doanh thu tăng 18.576 triệu đồng (+56,91%) so
với năm 2009. Mặc dù vậy lợi nhuận của Công ty lại tăng qua các năm trở lại đây
điều này là do nhiều công trình đến năm 2008 Công ty mới thu được vốn và thanh
quyết toán được. Lợi nhuận năm 2009 tăng 1.092 triệu đồng (+35,76 %) so với năm
2008, đến năm 2010 lợi nhuận tiếp tục tăng 1.835 triệu đồng (+53,06%) so với năm
2009. Điều đó cho thấy công ty đang làm ăn khá thuận lợi, có sự tăng trưởng qua
các năm.
Khả năng cân đối vốn:
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu xây lắp.
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
x 100%
Doanh thu xây lắp
Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn :
H1 =

Liên quan đến khả năng huy động vốn và khả năng vay tiền từ các tổ chức tín dụng
và ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (Hệ số nợ) : H2
H2 =

Tài sản nợ
Tổng tài sản

SV: Mạc Hoàng Dung


Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

24

Hệ số nợ càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng giảm.
Trong trường hợp khả năng thanh toán lãi vay thấp doanh nghiệp khó có khả năng
huy động vốn và do đó thiếu vốn lưu động để cung ứng cho các công trình trong
trường hợp chủ đầu tư yêu cầu.
Khả năng thanh toán lãi vay Kv
Lợi nhuận trước thuế + lãi tiền vay
Kv = Lãi tiền vay
Các chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ và lãi tiền vay của doanh
nghiệp, khả năng được ngân hàng tin cậy trong các khoản vay tiếp theo.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động
>1 ----> Tốt
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Kh =

Kn =

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời

Tiền mặt
Nợ ngắn hạn
Các chỉ tiêu này càng cao thì tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng lớn

Kth =

tất nhiên các chỉ tiêu nay càng cao không đồng thời với một cơ cấu tài chính phù
hợp, linh hoạt. Do đó doanh nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng giá trị thích hợp
của nó. Các chỉ tiêu được tính trong bảng tổng hợp sau:

SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

25

BẢNG 7: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT NINH GIAI ĐOẠN 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT

Chỉ tiêu

I
1
2
II

1
2
3
4
III
IV
1
2
3
V

Tài sản
Tài sản lưu động
Hàng tồn kho
Tiền mặt
Tài sản cố định
Nguồn vốn
Vốn nợ
Vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Khả năng cân đối vốn
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành (Kh)
Khả năng thanh toán nhanh (Kn)
Khả năng thanh toán tức thời (Kth)
Tỷ suất lợi nhuận

2008
7.559

3.368
441
1.538
4.191
7.559
4.081
3.478
1.985
2.096
0,54

Năm
2009
11.638
7.208
514
1.829
4.430
11.638
7.916
3.722
1.853
6.063
0,68

2010
12.706
8.127
689
2.567

4.579
12.706
8.963
3.743
2.014
6.949
0,71

1,70
1,47
0,77
0,08

3,89
3,61
0,99
0,16

4,04
3,69
1,27
0,12

Nguồn: Báo cáo tài chính - công ty TNHH thương mại Việt Ninh
Nhìn vào bảng 7: Để đánh giá được khả năng tài chính của công ty cũng như khả
năng huy động và sử dụng vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ nợ vừa phải
nhưng các doanh nghiệp xây dựng do những yêu cầu lớn về ứng vốn nên được
chấp nhận một hệ số nợ cao. Công ty đang có hệ số nợ (khả năng cân đối vốn) vừa
phải điều này có thể chấp nhận được. Qua bảng phân tích cho thấy, khả năng thanh
toán nhanh và thanh toán hiện hành của công ty cao điều này cho thấy tài sản lưu

động của công ty tương đối nhiều, đây là điều khả quan trong việc huy động vốn
SV: Mạc Hoàng Dung

Lớp K5 - KTĐTB


×