Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TUYẾN ĐƯỜNG QL30 ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.48 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

HOÀNG VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU
CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TUYẾN ĐƯỜNG QL30 ĐOẠN
QUA THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

HOÀNG VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẤT YẾU
CHO NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TUYẾN ĐƯỜNG QL30 ĐOẠN
QUA THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và đường thành
phô
Mã sô : 60.58.02.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC:
PGS.TS. LÃ VĂN CHĂM




HÀ NỘI - 2017


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả những kết quả khoa học trình bày trong luận
văn này là thành quả lao động của bản thân tôi với sự giúp đỡ của người hướng
dẫn khoa học.
Học viên

Hoàng Văn Biên


2
LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải trong thời
gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho học viên được nhiều kiến
thức cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong
trường đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của mình.
Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS. Lã Văn Chăm Trường Đại học Giao thông Vận tải đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn
giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 03 năm 2017
Học viên


Hoàng Văn Biên


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT YẾU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ
LÝ NỀN ĐẤT YẾU.........................................................................................7
1.1. Đất yếu và khái niệm về đất yếu...............................................................7
1.1.1. Khái niệm................................................................................................7
1.1.2. Phân biệt nền đất yếu..............................................................................7
1.1.3. Các loại nền đất yếu thường gặp.............................................................8
1.2. Các giải pháp xử lý nền đất yếu đang được áp dụng ở Việt Nam.........11
1.2.1. Mục đích của việc cải tạo và xử lý nền đất yếu.....................................11
1.2.2. Các yêu cầu thiết kế nền đường đắp trên đất yếu..................................12
1.2.3. Các phương pháp xử lý nền đất yếu hiện nay đang áp dụng ở
Việt Nam.........................................................................................................15
1.3. Kết luận chương 1....................................................................................43
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP
MỞ RỘNG QUỐC LỘ 30 ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP......................................................................................46
2.1.


Tổng quan về thành phô Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.........................46

2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................47
2.1.2. Địa hình.................................................................................................47
2.1.3. Khí hậu..................................................................................................48
2.2.

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật thành phô Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. .51

2.2.1. Hiện trạng giao thông............................................................................51


4
2.2.2. Hướng phát triển kinh tế của thành phố Cao Lãnh...............................53
2.3.

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quôc lộ 30 đoạn qua thành phô Cao

Lãnh tỉnh Đồng Tháp.....................................................................................54
2.3.1. Khung tiêu chuẩn áp dụng ....................................................................55
2.3.2. Các gói thầu trên quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp ...............................................................................................................56
2.3.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường nâng cấp quốc lộ 30 đoạn
qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.......................................................56
2.3.4. Thiết kế bình đồ tuyến...........................................................................61
2.3.5.Thiết kế trắc dọc.....................................................................................61
2.3.6. Thiết kế mặt cắt ngang..........................................................................64
2.3.7. Thiết kế nền đường................................................................................64
2.3.8. Thiết kế mặt đường...............................................................................66
2.4. Kết luận chương 2....................................................................................67

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU CHO
DỰ ÁN NÂNG CẤP MỞ RỘNG QUỐC LỘ 30 ĐOẠN QUA THÀNH
PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP......................................................68
3.1. Điều kiện địa chất công trình..................................................................68
3.1.1. Địa hình, địa mạo..................................................................................68
3.1.2. Địa tầng.................................................................................................68
3.1.3. Lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ tính toán................................................73
3.2. Các yêu cầu kỹ thuật...............................................................................78
3.2.1. Yêu cầu về chất lượng...........................................................................78
3.2.2. Tiêu chuẩn thiết kế và quy trình áp dụng .............................................78
3.2.3. Thời gian thi công nền đường...............................................................79
3.2.4. Yêu cầu tính toán...................................................................................80
3.2.5. Phương pháp tính toán...........................................................................80
3.2.6. Vật liệu đắp nền.....................................................................................86
3.2.7. Hoạt tải tác dụng nền đường..................................................................90


5
3.2.8. Yêu cầu về kinh tế.................................................................................88
3.2.9. Yêu cầu về điều kiện thi công...............................................................88
3.2.10. Nguyên tắc và trình tự lựa chọn giải pháp thiết kế.............................88
3.3. Các vấn đề về địa chất và kết quả tính toán và ổn định tổng khi chưa có
biện pháp xử lý...............................................................................................90
3.4. Các biện pháp xử lý nền đất yếu có thể áp dụng cho dự án...................94
3.4.1. Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng thay một phần lớp đất yếu kết hợp
với gia tải trước...............................................................................................94
3.4.2. Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm (PVD) kết hợp với gia tải
trước ...............................................................................................................95
3.4.3. Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát (SD).................................97
3.4.4. Biện pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc gia cố xi măng đất....................99

3.5. Lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu Km5+380 -:- Km 8+320 đường
Ql30 đoạn qua thành phô Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp................................100
3.5.1. Giải pháp xử lý bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước..........................101
3.5.2. Tính toán bố trí bấc thấm....................................................................104
3.5.3. Các quy định kỹ thuật..........................................................................108
3.6. Tính toán xử lý sô liệu quan trắc ngoài hiện trường đường đầu cầu bà
Học (Phân đoạn: Km7+500-:-Km7+600).....................................................110
3.6.1. Lý thuyết đánh giá kết quả quan trắc ổn định.....................................110
3.6.2. Trình bày và đánh giá kết quả quan trắc lún cố kết.............................112
3.6.3. Phương pháp dự báo độ lún tiếp diễn theo kết quả quan trắc lún.......112
3.6.4. Tính toán xử lý số liệu quan trắc đoạn Km7+500-:-Km7+600...........114
3.7. Kết luận chương 3..................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................124


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Độ lún cố kết còn lại cho phép tại tim nền đường...........................13
Bảng 2.1 Bảng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC)........................49
Bảng 2.2 Thống kê tình hình ngập dọc tuyến..................................................51
Bảng 2.3 Tổng hợp các tiêu chuẩn thiết kế hình học......................................57
Bảng 2.4 Thông số đường cong gói thầu 10..................................................61
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp chiều dài đường cong, đường thẳng........................61
Bảng 2.6 Mực nước thiết kế trên các đoạn tuyến............................................62
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp kết quả thiết kế trắc dọc.........................................63
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đưa vào tính toán.........................73
Bảng 3.2 Kết quả kiểm toán trượt và tính lún trước khi có biện pháp xử lý..92
Bảng 3.3 Ưu nhược điểm của giải pháp bấc thấm so với giếng cát................98
Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả bố trí bấc thấm..................................................106

Bảng 3.5 Bảng nội dung xử lý chi tiết đất yếu từng phân đoạn....................107
Bảng 3.6 Số liệu quan trắc lún cầu bà Học ngoài hiện trường......................115
Bảng 3.7 Bảng thông số tính toán xử lý số liệu.............................................115


7
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1a. Sơ đồ đào thay đất yếu một phần...........................................................17
Hình 1.1b. Sơ đồ đào thay đất yếu một phần kết hợp với đóng cọc tre....................17
Hình 1.2. Hình ảnh máy đang thi công cắm bấc thấm và mặt bằng PVD sau khi
hoàn thành...............................................................................................................18
Hình 1.3. Giải pháp xử lý nền đường bằng bấc thấm (PVD)...................................19
Hình 1.4. Đường kính tương đương của bấc thấm ( Indraratna và nnk, 2005)........20
Hình 1.5a. Sơ đồ bố trí bấc thấm mạng lưới hình hoa mai......................................21
Hình 1.5b. Sơ đồ bố trí bấc thấm mạng lưới ô vuông..............................................21
Hình 1.6. Đường kính ảnh hưởng của bấc thấm theo cách bố trí bấc thấm hình tam
giác đều và hình vuông............................................................................................21
Hình 1.7. Phương pháp thoát nước bằng giếng cát.................................................22
Hình 1.8. Giải pháp xử lý nền đường bằng giếng cát (SD)......................................23
Hình 1.9a. Sơ đồ bố trí giếng cát mạng lưới hình hoa mai......................................24
Hình 1.9b. Sơ đồ bố trí giếng cát mạng lưới ô vuông..............................................24
Hình 1.10a. Mô hình xử lý nền bằng bơm hút chân không......................................26
Hình 1.10b. Lắp đặt vận hành hệ thống bơm hút chân không ngoài hiện trường....26
Hình 1.11. Bố trí nước trong lầy theo phương pháp điện thấm................................28
Hình 1.12. Sử dụng gia tải tạm thời để tăng tốc độ cố kết.......................................29
Hình 1.13. Bệ phản áp để gia tăng độ ổn định mái dốc...........................................30
Hình 1.14. Các ứng dụng của cọc cát đầm chặt.......................................................31
Hình 1.15. Phương pháp thi công cọc cát đầm chặt (SCP)......................................33
Hình 1.16. Thiết bị thi công cọc cát đầm chặt SCP.................................................33
Hình 1.17. Các ứng dụng của trộn sâu (Terashi, 1997)............................................35

Hình 1.18.Thi công cọc xi măng đất bằng công nghệ JetGrouting..........................36
Hình 1.19. Mô hình xử lý nền bằng cọc xi măng đất...............................................37
Hình 1.20. Sơ đồ thi công trộn khô..........................................................................37
Hình 1.21. Sơ đồ thi công trộn ướt..........................................................................38
Hình 1.22. Sơ đồ bố trí vải địa kỹ thuật gia cường lớp nền đắp...............................39
Hình 1.23. Hệ số ổn định tổng thể tăng khi có giải pháp VĐKT gia cường.............41


8
Hình 1.24. Giải pháp thay đổi chềiu dài và mật độ độ cọc ở đoạn đường chuyển tiếp
để đảm bảo chuyển đổi êm thuận độ lún giữa đường và cầu, cống..........................42
Hình 1.25. Giải pháp đổi chiều dài và mật độ độ cọc và sàn giảm tải theo dạng bậc
thang để đảm bảo chuyển đổi êm thuận độ lún giữa đường và cầu, cống................42
Hinh 2.1. Bản đồ thể hiện vị trí địa lý thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp...........47
Hình 2.2. Bản đồ hình chính tỉnh Đồng Tháp..........................................................48
Hình 2.3. Mạng lưới giao thông tỉnh Đồng Tháp....................................................53
Hình 3.1. Trắc dọc địa chất đoạn Km5.51+000 -:- Km5.51+533.............................70
Hình 3.2. Trắc dọc địa chất đoạn Km5.51+5.33 -:- Km5.52+100............................71
Hình 3.3. Trắc dọc địa chất đoạn Km5.52+100 -:- Km5.52+500.............................72
Hình 3.4. Bảng tính toán lựa chọn chỉ tiêu cơ lý lớp 1A..........................................74
Hình 3.5. Bảng tính toán lựa chọn chỉ tiêu cơ lý lớp 2............................................75
Hình 3.6. Bảng tính toán lựa chọn chỉ tiêu cơ lý lớp 3............................................76
Hình 3.7. Bảng tính toán lựa chọn chỉ tiêu cơ lý lớp 4A..........................................77
Hình 3.8a: Mô hình kiểm toán ổn định trượt..........................................................86
Hình 3.8b: Mô hình kiểm toán trượt sử dụng VĐKT gia cường..............................86
Hình 3.9a. Sơ đồ xếp xe xác định hoạt tải tác dụng nền đường...............................87
Hình 3.9b. Lựa chọn kích thước loại xe tải trọng trục H30.....................................87
Hình 3.10. Cắt ngang điển hình xử lý nền đất yếu bằng biện pháp bấc thấm........103
Hình 3.11. Trình bày và đánh giá kết quả quan trắc ổn định..................................111
Hình 3.12. Mô hình đánh giá kết quả quan trắc lún theo thời gian........................112

Hình 3.13. Biểu đồ xác định các hệ số trong phương trình tương quan.................113
Hình 3.14. Biểu đồ xác định thông số o , s.........................................................113
Hình 3.15. Biểu đồ quan trắc theo phương pháp Monden......................................114
Hình 3.16. Biều đồ độ lún theo thời gian...............................................................116


9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTC
TKKT
SD
SCP
PVD
CMD
GTVT
KCAĐ
BTN
BTXM
CPĐD
QL
TVGS
TVTK
TCVN
TCN
VĐKT

Bản vẽ thi công
Thiết kế kỹ thuật
Giếng cát
Cọc cát đầm chặt

Bấc thấm
Cọc xi măng đất
Giao thông vận tải
Kết cấu áo đường
Bê tông nhựa
Bê tông xi măng
Cấp phối đá dăm
Quốc lộ
Tư vấn giám sát
Tư vấn thiết kế
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn ngành
Vải địa kỹ thuật


10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống giao thông nói chung và hệ thống giao thông đường bộ nói riêng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
Xây dựng công trình giao thông, đặc biệt là công trình xây dựng đường bộ là ngành
kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các công trình xây dựng giao thông phải kể đến như đường
cao tốc Nội Bài –Lào Cai, đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, cao tốc Hà Nội Hải
Phòng…Bên cạnh xây dựng phát triển các tuyến đường cao tốc thì các tuyến đường
quốc lộ cũng đang được quan tâm nâng cấp và mở rộng để phục vụ giao thông đi lại
giữa các tỉnh trong cả nước.
Hiện nay có rất nhiều công trình giao thông như nền đường đắp trên đất yếu,
cần phải nghiên cứu lựa chọn để đưa ra giải pháp xử lý đất yếu vừa đảm bảo kỹ
thuật vừa đạt được hiệu quả về kinh tế.
Có rất nhiều biện pháp xử lý ổn định nền đường đắp trên nền đất yếu đang

được áp dụng như giải pháp thoát nước thẳng đứng: xử lý nền đất yếu bằng bấc
thấm kết hợp gia tải trước (PVD), bằng giếng cát kết hợp với gia tải trước (SD),
bằng bơm hút chân không, bằng gia tải tạm thời.. Giải pháp cải tạo điều kiện ổn
định trượt như: đào một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu, tăng chiều rộng nền đường
làm bệ phản áp, xử lý đất yếu bằng cọc cát đầm chặt, cọc xi măng đất, dùng vải địa
kỹ thuật gia cường hoặc sàn giảm tải, mỗi giải pháp có ưu và nhược điểm riêng.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm kẹp
giữa Sông Tiền và sông Hậu. Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao
phổ biến từ 1-2m so với mặt biển. Phía bắc giáp với tỉnh Prey-Veng Camphuchia,
phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An
Giang, phía đông giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Camphuchia với chiều
dài khoảng 50Km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh
Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, hệ thống đường quốc lộ 30, 80,54 cùng với quốc lộ
N1, N2 gắn kết Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh trong khu


11
vực. Do nhu cầu vận tải ngày càng tăng nên hầu hết các tuyến đường trên toàn tỉnh
chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong tỉnh.
Quốc lộ 30 là một tuyến giao thông đường bộ quốc gia của Việt Nam nối liền
hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy theo
hướng Tây Bắc nối với các trục giao thông chính và quan trọng như QL1A, đường
Hồ Chí Minh, QLN1. Tuyến Quốc lộ này có chiều dài 119,64 km chạy dọc theo bờ
bắc sông Tiền, xuất phát từ ngã ba An Hữu (ngã ba An Thái Trung) tại nơi giao nhau
với quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đi vào địa phận tỉnh
Đồng Tháp, từ huyện Cao Lãnh, đến thành phố Cao Lãnh, sau đó đi qua các huyện
Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, và kết thúc tại cửa khẩu Dinh Bà, xã Tân Hộ
Cơ, huyện Tân Hồng, nối kết với đường 102 của tỉnh Prey Veng thuộc địa phận
Campuchia.

Quốc lộ 30 là một tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp ngoài ra còn có vai trò giao
thương quốc tế đảm bảo quốc phòng an ninh khi nối liền cửa khẩu quốc tế Thường
Phước, Dinh Bà với tỉnh Prây Veng của Vương Quốc Camphuchia.
Hiện nay trên đoạn tuyến quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp có lưu lượng giao thông rất lớn, lượng xe qua lại ngày càng tăng tuy
nhiên với quy mô kỹ thuật như hiện tại của tuyến đường đã không đáp ứng kịp với
sự phát triển trong vùng, tuyến đường đang trong tình trạng chật hẹp, lại bị hư hỏng
nặng gây khó khăn do nhu cầu đi lại vận chuyển giao thương hàng hóa của người
dân khu vực, ngoài ra tình trạng tai nạn giao thông luôn xảy ra trên quốc lộ 30 đoạn
qua thành phố Cao Lãnh trong tình trạng báo động do hiện trạng mặt đường hẹp và
xuống cấp nghiêm trọng đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người dân khi tham gia
giao thông. Do vậy nhu cầu cấp thiết hiện nay cần làm đó là hình thành xây dựng
mở rộng nâng cấp quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Khi
dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của người dân đi TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh lâm cận, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, thúc đẩy sự phát triển của
hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đảm bảo an ninh quốc phòng phù hợp với quy
hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải. Quốc lộ 30 sẽ cùng với cầu Cao
Lãnh và cầu Vàm Cống tạo trục kết nối, giao thương hàng hoá cho địa phương và


12
khu vực, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà, giúp Đồng Tháp cất
cánh bay lên.
Dự án tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp có nhiều đoạn tuyến thiết kế mới đi qua khu vực đồng ruộng điều kiện địa
chất yếu phức tạp, nhiều vị trí nhằm đảm bảo cao độ quy hoạch của tỉnh nên đắp
nền cao dễ gây mất ổn định tổng thể nên đường, vấn đề này càng dễ xảy ra hơn khi
nó đi qua những nơi có địa chất yếu. Khi xây dựng qua những khu vực như trên cần
có nghiên cứu kỹ lưỡng những biện pháp xử lý nền một cách triệt để đáp ứng được

yêu cầu kỹ thuật đề ra, tuyến đường sau khi hoàn thành đi vào hoạt động được hiệu
quả.
Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành
của Trung ương, của Tỉnh, thành phố Cao Lãnh đã tích cực triển khai các dự án thực
hiện chương trình phát triển đô thị gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới,
khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mà trọng điểm là khu di tích lịch
sử Xẻo Quýt thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp là một địa điểm du lịch
nổi tiếng với những hầm tránh bom chữ A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự
chiến đấu hình chữ Z của lực lượng cách mạng được phục chế nguyên vẹn như
trước. Ở đây môi trường sinh thái cũng hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật:
tràm, sáo, sậy, trâm bầu, san súng…với 200 loài động vật hoang dã trong đó có 13
loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam
Với định hướng khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương, kết nối,
mở rộng không gian phát triển đô thị đặc biệt tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua
thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp kết nối với các khu du lịch sinh thái nổi tiếng
như du lịch sinh thái Gáo Giồng TP Cao Lãnh. Đến đây du khách được chèo xuồng
tam bản cùng các cô gái miền Tây trong trang phục áo bà ba xinh đẹp. Du khách
vừa xuôi mái chèo tận hưởng khung cảnh chim trời cá nước, vừa lắng nghe khúc
vọng cổ ngân nga. Leo lên đài quan sát cao 18 m du khách có thể chiêm ngưỡng
màu xanh bạt ngàn của rừng tràm và hàng trăm đàn cò trắng phía xa xa .
Công trình quốc lộ 30 là công trình xuyên suốt qua khu trung tâm của tỉnh
Đồng Tháp và đóng vai trò kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các
tuyến giao thông tỉnh, huyện. Tuyến quốc lộ 30 và tuyến kết nối cầu Vàm Cống, cầu


13
Cao Lãnh sau khi hoàn thành, sẽ mở ra hướng giao thông mới là kết nối với đường
Xuyên Á R1 để kết nối với khu vực Asean thông qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và
cầu Niếc Lương (Campuchia). Như vậy việc xây dựng nâng cấp tuyến đường quốc
lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng đường cũng gặp phải những khu vực có
nền đất yếu và việc xử lý đất yếu dưới nền đường đắp là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Trên thực tế có nhiều công trình được xây dựng trên nền đất yếu với các điều
kiện về địa chất rất phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như sức chịu tải của
nền thấp, độ lún lớn, thời gian lún kéo dài, nền kém ổn định... Để đảm bảo các yếu
tố kinh tế - kỹ thuật trong quá trình thi công cũng như trong quá trình khai thác sử
dụng các công trình cần thiết phải có các biện pháp xử lý nền móng công trình hợp
lý.
Nền đường đắp là một trong những công trình xây dựng lâu đời và thường gặp
nhất ở Việt Nam cũng như trên Thế Giới. Từ mấy chục năm nay đất nước ta đã từng
bước xây dựng để có được một hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh trên cả nước
trong đó phần nền đắp trên đất yếu chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Trước đây người ta thường xây dựng nền đắp đi qua các vùng đất có địa chất
tốt để giảm bớt những vấn đề kỹ thuật phải xử lý và hạ giá thành xây dựng. Những
vấn đề liên quan đến sự ổn định của nền đắp là những điều cần được quan tâm trước
tiên. Do thiếu sót các công tác khảo sát thiết kế hoặc thi công mà nền đường thường
bị hư hỏng vì mất ổn định trong và sau khi xây dựng công trình. Mặc dù hiện nay
công nghệ cũng như các giải pháp xử lý ổn định nền đường tiên tiến trên Thế Giới
đã áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên hiện tượng mất ổn định nền đường vẫn
thường xảy ra hiện hữu, mới đây nhất là hiện tượng mất ổn định tổng thể nền mặt
đường trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Phú Thọ
mà nguyên nhân ban đầu xác định là đoạn tuyến đi qua khu vực có địa chất mềm
yếu, hay là dự án Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Trị năm 2015 trong quá
trình thi công nền đường đã xảy ra mất ổn định trên một đoạn tuyến dài lên đến
200m…là những điển hình để rút kinh nghiệm. Việc xử lý hậu quả do những hư
hỏng nền đắp mất ổn định thường rất phức tạp và tốn kém, chưa kể là có khi những
hư hỏng này còn có thể gây ra những tai họa đáng tiếc mà con người không lường


14

trước được. Ta thường gặp các vấn đề liên quan đến lún (với các mức độ khác nhau)
cho tất cả các nền đắp xây dựng trên nền đất yếu, do ứng suất của nền đắp tác dụng
lên đất yếu đủ để gây ra biến dạng lớn. Cho nên trong xây dựng cầu đường cần đặc
biệt chú ý đến vấn đề lún và ổn định tổng thể nền đường vì đây là những nguyên
nhân làm cho nhiều công trình cầu đường bị hư hỏng phải xử lý rất tốn kém hoặc
nhiều khi không xử lý được, vì vậy vấn đề nghiên cứu chi tiết về đất yếu và hiểu
thấu đáo về chúng là rất cần thiết.
Nhằm đáp ứng được giải pháp lựa chọn xử lý ổn định nền đường đắp vừa
đảm bảo kỹ thuật và kinh tế cho tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao
Lãnh tỉnh Đồng Tháp;
Học viên lựa chọn đề tài“Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xử lý đất yếu cho
nền đường đắp tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp” qua đó lựa chọn được biện pháp xử lý nền đất yếu góp phần nâng cao chất
lượng công trình và thỏa mãn bài toán kinh tế cho dự án.
2. Đôi tượng nghiên cứu
- Đất yếu và thuộc tính đất yếu trên tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua thành
phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
- Các giải pháp xử lý nền đất yếu.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tuyến đường quốc lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Lý thuyết về các giải pháp xử lý nền trên đất yếu.
- Giới thiệu chung về dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL30 đoạn qua thành phố
Cao Lãnh tỉnh Đổng Tháp
- Lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu cho dự án nâng cấp, mở rộng QL30 đoạn
qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
- Tính toán ổn định nền đường khi chưa có giải pháp xử lý từ đó đề xuất ra
phương án xử lý nếu nó không đạt về độ lún và ổn định tổng thể nền đường
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thu thập số liệu tại dự án để

tổng hợp, phân tích, đánh giá đưa ra biện pháp xử lý phù hợp cho tuyến đường quốc


15
lộ 30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về đất yếu và các biện pháp xử lý nền đất yếu.
Chương 2: Giới thiệu chung về dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL30
đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu cho dự án nâng cấp, mở
rộng QL30 đoạn qua thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp


16



×