Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.75 KB, 63 trang )

Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4
1.1. Đầu tư quốc tế....................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................4
1.1.2. Phân loại các hình thức đầu tư quốc tế............................................................4
1.1.2.1. Theo thời gian...............................................................................................4
1.1.2.2. Theo mục đích đầu tư...................................................................................5
1.1.2.3. Theo lĩnh vực kinh tế....................................................................................6
1.1.2.4. Theo vốn đầu tư..........................................................................................11
1.1.2.5. Theo hình thức đầu tư.................................................................................14
1.1.2.6. Theo mức độ tham gia quản lý...................................................................15
1.2. Các khái niệm liên quan..................................................................................18
1.2.1. Đầu tư...........................................................................................................18
1.2.2. Thương mại quốc tế......................................................................................19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRÊN THẾ
GIỚI........................................................................................................................ 20
2.1. Xu hướng chung...............................................................................................20
2.1.1. Đa dạng phương tiện đầu tư...........................................................................20
2.1.2. Đầu tư vẫn gia tăng trong thời kỳ khó khăn...................................................26
2.1.3. Đầu tư gián tiếp quốc tế vẫn là hình thức đầu tư chủ yếu..............................31
2.1.4. Đầu tư ODA có xu hướng giảm dần..............................................................31
2.2. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới..........................................31
2.2.1. Ngày nay vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển 35
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế


1


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

2.2.2. Sự biến đổi tương quan lực lượng chủ đầu tư................................................43
2.2.3. Thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư..........................................................45
2.2.4. Vốn FDI đổ vào các thị trường mới chiếm tỉ trọng lớn..................................47
2.2.5. Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong hoạt động FDI....48
2.3. Khái quát tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam...............................................52
2.3.1. Đầu tư gián tiếp là chủ yếu............................................................................52
2.3.2. Thực trạng đầu tư gián tiếp............................................................................54
2.3.3. Xu hướng và chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam...56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ..........................58
3.1. Các kiến nghị chung.........................................................................................58
3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp..................................................................58
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................61

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

2


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng


LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu đang diễn ra trên toàn thế giới, thế
giới đang dần trở nên phẳng hơn nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống công nghệ
thông tin và sự mở rộng thị trường của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự hợp tác
kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và phát triển. Các quốc gia đã
hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn, còn các quốc
gia chưa tham gia vào thị trường thế giới cũng đang trên đường cố gắng hoàn thành
các mục tiêu để được hòa chung vào dòng chảy của kinh tế thế giới. Khi xu thế kinh
tế ngày nay thì hội nhập và hợp tác phát triển là vô cùng quan trọng. Một quốc gia
không thể phát triển nếu đứng bên ngoài quỹ đạo đó. Những quốc gia phát triển thì
muốn phát triển lớn mạnh hơn trên thị trường thế giới bằng việc tìm kiếm các thị
trường nhiều tiềm năng ở các quốc gia khác, ngược lại các quốc gia đang và chưa
phát triển thì cần nhận được sự hổ trợ và đầu tư từ các nước phát triển. Từ những
nhu cầu thực tế đó đầu tư quốc tế đã diễn ra như một điều tất yếu đáp ứng được nhu
cầu của cả hai bên.
Đầu tư quốc tế được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo
dục,… và có nhiều hình thức đầu tư khác nhau mà tùy vào từng trường hợp và tính
chất cụ thể của dự án mà nhà đầu tư quốc tế sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
Những lợi ích mà các quốc gia đi đầu tư có được là sự mở rộng thị trường, tìm kiếm
cơ hội phát triển thương hiệu, gia tăng lợi nhuận và làm cho nền kinh tế của quốc
gia đó ngày càng lớn mạnh. Còn đối với nước nhận đầu tư đây là cơ hội để có thể
tiếp cận các khoa học công nghệ hiện đại, cơ cấu quản lý hiệu quả và phát triển cở
sở vật chất, hạ tầng, kĩ thuật của quốc gia mình, cũng như nguồn vốn để thực hiện
các kế hoạch khác của mình. Với mong muốn giúp các bạn có cái nhìn khái quát
hơn về đầu tư quốc tế cùng những xu hướng đầu tư quốc tế đang diễn ra hiện nay
nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lượng kiến thức có hạn và những thiếu sót trong quá trình thực hiện bài
tiểu luận nhóm mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy và các
bạn. Chân thành cảm ơn.


Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

3


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó các bên có quốc tịch khác nhau
cùng tham gia tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo một chương trình
đã định sẵn, trong một thời gian nhất định nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham
gia (theo luật đầu tư Việt Nam).
1.1.2. Phân loại các hình thức đầu tư quốc tế
1.1.2.1. Theo thời gian
Gồm có ba loại:
 Ngắn hạn
Ví dụ:
Kết thúc quý II năm 2011, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục (EFI)
ghi nhận khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 56,24 tỷ đồng trong đó có 15,5 tỷ đồng
đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. Chủ yếu EFI đầu tư vào cổ phiếu ngành sách như
EID, STC, HST, EBS, SED…
 Trung hạn
 Dài hạn
Ví dụ:
Công Ty Cổ Phần Chứng khoán Phố Wall (WSS), tập trung đầu tư của công

ty năm nay là vào các dự án bất động sản tại Đại La, Ngọc Lâm, Đức Giang và các
dự án dài hạn khác chiếm 70% vốn đầu tư với kỳ vọng doanh thu khoảng 50 tỷ
đồng. Công ty không dành nhiều vốn đề đầu tư ngắn hạn cổ phiếu, tỷ lệ dưới 30%
tổng vốn đầu tư.
Kế hoạch kinh doanh của WSS cũng có khoản đầu tư dài hạn vào công ty
CP Khoáng sản Thiên Đức có mỏ đá granite có trữ lượng 18,6 triệu m3.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

4


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

Khoản đầu tư tài chính 21 tỷ dài hạn vào công ty May Đức Giang để tận
dụng cơ hội chuyển đổi 4ha của công ty trên phố Đức Giang. Công ty kỳ vọng lợi
nhuận có thể hiện thực hóa trong năm 2011 và 2012.
1.1.2.2. Theo mục đích đầu tư
 Phát triển kinh tế tăng thu ngân sách
Thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh đã đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói
giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Việc thực hiện phân cấp đầu tư cho cấp
huyện và cấp xã đã phát huy được những điểm tích cực trong đầu tư xây dựng; thủ
tục đầu tư được triển khai thực hiện nhanh và phù hợp hơn với từng địa phương;
năng lực quản lý của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn cấp huyện, xã từng bước được
nâng lên; giảm nhiều áp lực công việc đối với các cơ quan cấp tỉnh.
 Giải quyết các vấn đề xã hội
Các vấn đề xã hội nảy sinh từ những quan hệ kinh tế, tư tưởng, chính trị, văn

hoá, xã hội, hội nhập quốc tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con
người và cộng đồng cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Tập trung giải quyết
các vấn đề xã hội là một trong những nét đặc trưng của con đường phát triển theo
định hướng XHCN; đó là con đường phát triển dựa vào con người và hướng đến
con người. Nó cũng là một đặc điểm bảo đảm sự điều tiết của Nhà nước XHCN đối
với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong điều kiện có sự tác động của
toàn cầu hoá, nhằm bảo đảm sự ổn định cho quá trình chuyển hoá sự tăng trưởng
kinh tế thành phát triển theo hướng tiến bộ một cách bền vững. Bởi lẽ, sự tăng
trưởng, dù là mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cũng không
thể tự động, trực tiếp giải quyết được các vấn đề xã hội và cũng không thể mặc
nhiên chuyển hoá thành phát triển theo hướng tiến bộ.
 Nô dịch các đối tượng khác

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

5


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

1.1.2.3. Theo lĩnh vực kinh tế
 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Ví dụ:

 Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ
      Dự

kiến đến đầu năm 2011 sẽ có hạ tầng để các doanh nghiệp thuê. Trong


giai đoạn này, Công ty sẽ triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao
gồm:
- Hệ thống giao thông trong KCN bao gồm: tuyến chính là đường đôi 7.5m x
2, dải phân cách 2m, hè mỗi bên rộng 6m; đường nhánh rộng 11.25m, hè đường mỗi
bên rộng 6m.
- Hệ thống cung cấp nước sạch: Công ty sẽ đầu tư xây dựng nâng công suất
nước sạch của toàn KCN lên 17.000m3/ngày. Trong đó công suất cấp nước giai
đoạn I đã nâng cấp từ 6.000m3/ngày lên 14.000m3/ngày và xây dựng thêm mới nhà
máy nước có công suất 3.000m3/ngày
- Nước thải KCN giai đoạn II sẽ được thu gom theo đường ống và tập trung
xử lý tại Trung tâm xử lý nước thải của KCN trong giai đoạn I. Khi nhu cầu xử lý
nước thải của KCN vượt quá công suất của Trung tâm xử lý nước thải hiện có thì sẽ
nâng công suất của Trung tâm xử lý nước thải từ 10.000m3/ngày lên 5.000m3/ngày.
- Công ty Điện lực Hưng Yên sẽ cung cấp nguồn điện 22 KV, phục vụ nhu
cầu về điện sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong giai đoạn II.
- Thông tin liên lạc: hệ thống mạng lưới điện thoại, đường truyền Internet tốc
độ cao ADSL và nhiều hình thức khác.

 Dự án xây dựng khu nhà ở công nhân:
      Dự

án xây dựng khu nhà ở cho công nhân nằm ngay cạnh khu công

nghiệp, đã được sự chấp thuận UBND tỉnh Hưng Yên và đang hoàn thiện các công
tác chuẩn bị để tiến hành thi công xây dựng. Khu nhà ở công nhân bao gồm nhà ở
và các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu về nhà ở cho công nhân của các doanh nghiệp
thể thao, siêu thị mini... và các dịch vụ khác.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế


6


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Đầu tư sản xuất công nghiệp
Ví dụ: Các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở Việt Nam

 Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II (Từ 600 đến 1.200 Mw)
- Mục tiêu dự án:
+ Giảm áp lực thiếu điện cho cả nước.
+ Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình.
+ Tạo thêm công ăn việc làm trên địa bàn.
+ Tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
- Quy mô dự án:
+ Vốn đầu tư: Tùy thuộc dự án đầu tư.
+ Diện tích đất sử dụng: 100 ha.
- Hình thức đầu tư:
+ Đầu tư trong nước.
+ 100% vốn nước ngoài.
+ Liên doanh
- Địa điểm xây dựng dự án: Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông,
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Gần Cảng Hòn La.

 Nhà máy sản xuất gỗ MDF
- Mục tiêu dự án:
+ Hiện nay nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên không riêng gì nước ta mà trên thế
giới đã bị cạn kiệt không đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi đó nguyên liệu để sản xuất

ván gỗ MDF thì rất lớn do đó ván MDF dần dần thay thế gỗ tự nhiên là điều tất yếu.
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng ván gỗ nhân tạo các loại của thị trường trong
nước và quốc tế.
- Quy mô dự án:
+ Vốn đầu tư: 1.300 tỷ đồng.
+ Diện tích đất sử dụng: 40 ha.
- Hình thức đầu tư:
+ Đầu tư trong nước.
+ 100% vốn nước ngoài.
+ Liên doanh.
- Địa điểm xây dựng dự án: Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới.

 Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu
- Mục tiêu dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
- Quy mô dự án:
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

7


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

+ Vốn đầu tư: Tùy thuộc dự án.
+ Diện tích đất sử dụng: 30 ha.
- Hình thức đầu tư:
+ Đầu tư trong nước.
+ 100% vốn nước ngoài.
+ Liên doanh.

- Địa điểm xây dựng dự án: Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới hoặc
Khu Công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu.

 Nhà máy bia, rượu, nước giải khát
- Mục tiêu dự án: Xây dựng nhà máy bia, rượu, nước giải khát phục
vụ cho nhu cầu trong nước.
- Quy mô dự án:
+ Vốn đầu tư: Tùy thuộc dự án.
+ Diện tích đất sử dụng: 2 ha.
+ Công suất 50 triệu lít/năm.
- Hình thức đầu tư:
+ Đầu tư trong nước.
+ 100% vốn nước ngoài.
+ Liên doanh.
- Địa điểm xây dựng dự án: Khu Công nghiệp Cam Liên - huyện Lệ
Thủy.
 Đầu tư khai khoáng, khai thác tài nguyên
Tình hình thực trạng của việc đầu tư khai khoáng, khai thác tài nguyên của
Việt Nam hiện nay:

 Về khai thác và tuyển khoáng:
Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ
thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ
điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không
đảm bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các
công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan,
sắt, In-me-nhít…. Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa
học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác
thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế


8


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác
cơ giới. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi
trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Về tuyển khoáng cũng được thay thế
công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc
bán cơ giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim
loại như thiếc, vàng, crômit, mangan….
Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền,
tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị
tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản
có ích đi kèm.

 Về luyện kim và chế biến sâu
Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát
triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang,
thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp.
Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò
cao nhỏ V=100m3). Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân.
Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay.
Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang. Công nghệ thuỷ luyện
được áp dụng cho luyện vàng. Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu
chưa phát triển, thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản
phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình,

trừ thiếc điện phân đạt loại I thế giới (99,95%Sn).
Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập
kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình
phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ
chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi
vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin
và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý Xa…
Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần chi
phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có như
vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

9


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Đầu tư sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Bộ NN và PTNT đã xây dựng Chương trình hành động thu hút FDI trong
nông nghiệp. Theo đó, chương trình xây dựng các danh mục dự án ưu tiên gọi vốn
FDI với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam
để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình vận động đầu tư; xây dựng chương
trình vận động đầu tư trong và ngoài nước, có trọng điểm cho từng ngành, từng lĩnh
vực cụ thể như chè, cà-phê, cao-su... Trong năm 2009, Bộ NN và PTNT sẽ chủ trì tổ
chức các đoàn xúc tiến FDI tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ukraine...
Một số hoạt động thu hút FDI còn được lồng ghép vào các chương trình xúc tiến
thương mại, triển lãm, hội thảo chuyên ngành để tăng hiệu quả và giảm chi phí.
Tuy nhiên, sự nỗ lực chỉ từ phía Bộ NN và PTNT là chưa đủ, mà cần có sự

tiếp sức của Nhà nước trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính minh bạch,
thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục cấp phép, quản lý hoạt động đầu tư, cải thiện cơ
sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ
Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải góp sức trong việc thực hiện
các biện pháp ưu đãi về thuế, đất đai... Ngoài ra, các cơ quan quản lý ở địa phương
phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để triển khai tốt các dự án đầu tư nước ngoài đã
được cấp phép.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa rất lớn trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn, là một giải pháp tích cực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Hy vọng, với những chính sách mới và nỗ lực mới, cùng
những triển vọng của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, thời gian
tới nhiều dự án FDI sẽ "đầu quân" vào lĩnh vực này.
1.1.2.4. Theo vốn đầu tư
 Bằng ngân sách nhà nước
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành
phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ
trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu,
thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử
dụng. (Theo điều 3, số: 12/2009/NĐ-CP)
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

10


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

Ví dụ:
Ngày 20/12/2012, UBND tỉnh ban hành văn bản số 4979/UBND-TH về việc

ứng vốn đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Theo đó, việc tạm ứng vốn trong quý IV năm 2012 cho các dự án đầu tư
được thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu tạm ứng vốn cao hơn phải được người
quyết định đầu tư cho phép. Căn cứ vào văn bản cho phép tạm ứng của người quyết
định đầu tư và hồ sơ tạm ứng theo quy định, Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng
tối đa 50% giá trị hợp đồng nhưng không vượt quá kế hoạch vốn được giao năm
2012 đối với các trường hợp sau: các công trình bí mật nhà nước, công trình xây
dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày
06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Các dự án
đầu tư để đảm bảo an ninh, quốc phòng và phòng chống thiên tai, bão lũ và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Các dự án, gói thầu cung cấp thiết bị trong nước và
thiết bị nhập ngoại. Các dự án đầu tư có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương. Các dự án nằm trong các trường hợp nêu trên
được tạm ứng phải cam kết đảm bảo khi kết thúc năm 2012 tổng số vốn tạm ứng
không vượt quá khối lượng thực hiện và kế hoạch vốn được giao năm 2012 của dự
án. Người quyết định đầu tư và chủ đầu tư kiểm tra, quản lý chặt chẽ số vốn tạm
ứng theo quy định và đảm bảo đúng cam kết, kịp thời thu hồi nộp ngân sách nhà
nước khi nhà thầu không thực hiện đúng quy định và cam kết.
 Bằng vốn tư nhân
Ví dụ:
Sáu dự án gồm đường liên cảng huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai); hệ thống xử
lý nước thải khu kinh tế Nghi Sơn và cầu Nguyệt Viên (Thanh Hóa); dự án đầu tư
giai đoạn II Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp An Nghiệp (Sóc
Trăng); cảng cạn Lao Bảo và cảng hậu cần Đông Hà (Quảng Trị) được các tỉnh đề

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế


11


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

xuất, thí điểm theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) với mong muốn tháo điểm thắt
hạ tầng phát triển kinh tế địa phương.
Tổng mức đầu tư của các dự án này là hơn 11 nghìn tỷ đồng và trên 102 triệu
USD. Thế nhưng các dự án này đang đứng trước khả năng khó hút vốn tại chính
tỉnh, huyện của mình. Nguyên nhân một phần cũng do khoảng 90 nghìn tỷ đồng nợ
đọng xây dựng cơ bản đang treo lại, “làm khó” không ít DN địa phương.
Thí điểm PPP tại Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nguồn lực đầu tư tư nhân
cũng như các định chế tài chính bị ảnh hưởng đáng kể bởi suy thoái kinh tế toàn cầu
và khủng hoảng nợ công tại châu Âu… Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn
xã hội thực hiện trong năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Cơ quan này lưu ý thêm, đây
là năm tỷ trọng vốn đầu tư xã hội so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại
đây.
Điều đáng nói hơn cả là nguồn lực đầu tư Nhà nước hạn chế vẫn đang phải
căng ra khi vốn ngoài Nhà nước chưa thể phát huy. Trong vốn đầu tư toàn xã hội
thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so
với cùng kỳ năm trước; trong khi khu vực ngoài Nhà nước đạt 385 nghìn tỷ đồng,
tăng thấp hơn ở mức 8,1%; còn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 230
nghìn tỷ đồng và chỉ tăng 1,4%.
Các con số trên cho thấy, việc sử dụng ngân sách khá “căng”. Theo số liệu
được công bố trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra trong ngày 25/12, tổng
thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) năm nay ước chỉ đạt 741,5 nghìn tỷ đồng,
trong khi tổng chi NSNN tương ứng là 904,1 ngàn tỷ đồng. Như vậy, bội chi tạm

tính là khoảng 162,6 nghìn tỷ đồng. Nếu so với GDP theo giá thực tế được Tổng cục
Thống kê công bố là 2.950,68 nghìn tỷ đồng, con số bội chi kể trên ước vào khoảng
5,5% GDP.
Trong khi đó, dưới góc nhìn của Chính phủ, việc huy động vốn từ các nguồn
vốn Nhà nước truyền thống như hiện nay cho phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm
NSNN, DNNN và trái phiếu Chính phủ, sẽ khó có thể tăng đột biến do đầu tư bằng
NSNN bị khống chế bởi mức trần bội chi ngân sách, cũng như hạn mức nợ quốc gia

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

12


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

trong trường hợp vay ODA. Hơn nữa, vốn tài trợ cũng sẽ giảm dần do Việt Nam trở
thành nước có mức thu nhập trung bình.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận, cho đến
những năm gần đây, các nhà tài trợ cũng phải rất khó khăn trong việc cân nhắc phân
bổ nguồn tài trợ của mình trong khuôn khổ ngân sách ngày càng chặt chẽ. Tại phiên
bế mạc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012 diễn ra hồi
giữa tháng 12, số vốn cam kết tài trợ cho Việt Nam từ các nhà tài trợ chỉ còn ở mức
hơn 6,48 tỷ USD. Nhìn lại vài năm vừa qua, 2012 đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp cam
kết ODA dành cho Việt Nam sụt giảm.
Với khả năng cuối cùng hướng về phía khu vực tư nhân trong nước, nhiều
quan điểm cho rằng cũng không dễ thu hút vốn từ khu vực này. Mức tăng trưởng
vốn đầu tư năm 2012 của khu vực tư nhân chỉ đạt 8,1% cũng là mức khá thấp so với
giai đoạn trước. Trong khi đó nhiều phân tích cho rằng, khu vực DN tư nhân luôn sử

dụng đòn bẩy tài chính lớn, trước bối cảnh chính sách tiền tệ chặt chẽ được áp dụng,
sẽ khó để trông đợi dòng vốn tư nhân chảy vào các dự án hạ tầng.
Thêm vào đó, một số dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT được
triển khai trong thời gian qua đã không thành công như mong đợi, bộc lộ một số hạn
chế như: chi phí đầu tư lớn, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp, thời gian đàm
phán kéo dài, nhiều dự án thi công chậm tiến độ dẫn đến điều chỉnh tăng tổng mức
đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhìn nhận,
những dự án BT thực hiện “đổi đất lấy công trình” chưa mang lại lợi ích như kỳ
vọng của Nhà nước.
Vì vậy, việc huy động nguồn vốn phát triển các dự án PPP đang đối mặt
nhiều thách thức. Một mặt là khả năng hút vốn khó, ngược lại nhu cầu ngày càng
tăng. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tạo bước đột phá trong đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. Đối chiếu với “tham
vọng” tại Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 - 2020, trong vòng 10 năm tới,
nhu cầu đầu tư cho phát triển hạ tầng sẽ cần khoảng 385 - 395 tỷ USD (chưa kể hạ
tầng văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại...).
 Bằng vốn cổ phần
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

13


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

Ví dụ:
Huy động vốn cổ phần trong năm 2012 vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
Thị trường chứng khoán trong năm 2012 sẽ được cải thiện hơn so với năm

2011 tuy nhiên lực lượng đầu tư trong nước và nước ngoài đã bị tổn thương nhiều
và đã trở nên phòng thủ, rất kén dự án.
Có thể có 1 số doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả vẫn có khả năng huy động
vốn nhưng giá phát hành sẽ rất thấp, gây bất lợi lớn cho cổ đông hiện hữu , nói cách
khác là việc huy động thêm vốn có thể đi ngược lại lợi ích của cổ đông hiện hữu.
1.1.2.5. Theo hình thức đầu tư
 Tổ chức KT 100% vốn trong nước hoặc nước ngoài.
 Tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước
 Hợp tác kinh doanh(BCC); xây dựng – kinh doanh- chuyển giao(BOT);
xây dựng – chuyển giao - kinh doanh(BTO); xây dựng- chuyển giao(BT).
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( gọi tắt là hợp đồng BBC) là hình thức đầu
tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm mà không thành thành lập pháp nhân.
 Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp
đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn
nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho
Nhà nước Việt Nam.
 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp
đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu
tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu
tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận.

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

14



Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực
hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư
theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
 Đầu tư phát triển kinh doanh.
 Mua cổ phần, góp vốn trực tiếp.
 Đầu tư sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
 Các hình thức đầu tư trực tiếp hợp pháp khác.
1.1.2.6. Theo mức độ tham gia quản lý

 Đầu tư trực tiếp(FDI)
Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn
đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành
đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư

 Đặc điểm của hình thức FDI
 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa
theo quy định luật đầu tư của nước( ví dụ ở VN vốn tối thiểu của phía nước ngoài
phải bằng 30% vốn pháp định của dự án)
 Quyền điều hành doanh nghiệp theo tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn
pháp định.
 Lợi nhuận của các chủ đầu tư được chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp
định.


 Các hình thức đầu tư trực tiếp
 Góp vốn, xây dựng doanh nghiệp mới.
 Mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

15


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập.
 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, BT.
 Đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh.

 Ưu điểm của hình thức FDI
 Về phía chủ đầu tư nước ngoài:
 Khai thác lợi thế của nước sở tại: tài nguyên, lao động, thị trường.
 Giúp các tập đoàn MNC và TNC bành trướng mở rộng thị phần nâng cao
lợi nhuận.
 Phân tán rủi ro.
 Giảm chi phí vận chuyển (nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm, …)
 Tránh các hàng rào bảo hộ mậu dịch được dựng lên bởi chính phủ các
nước sở tại.
 Cho phép chủ đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.
 Tham dự vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết thương mại của
nước chủ nhà (khi gia nhập WTO, đàm phán song phương và đa phương).

 Về phía nước nhận đầu tư:

 Giúp giải quyết vấn đề thiếu vốn trầm trọng.
 Giúp tiếp thu công nghệ, KH - KT tiên tiến và kinh nghiệm quản lí của
chủ đầu tư nước ngoài.
 Có điều kiện khai thác tốt nhất những lợi thế của mình: tài nguyên, vị trí
địa lí, nguồn nhân lực…
 Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước làm kích thích sự đổi mới và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá
thành sản phẩm.

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

16


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao mức sống người lao động, phân công
lao động quốc tế hiệu quả hơn.

 Hạn chế của FDI
 Dễ bị tổn thất nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế chính trị.
 Nếu nước chủ nhà không quản lí hiệu quả sẽ dẫn đến một số hiện tượng xã
hội: cạn kiệt nguồn tài nguyên, nạn ô nhiễm môi trường.
 Khi liên doanh hoặc hợp tác đầu tư, bên yếu vốn và kinh nghiệm dễ bị chi
phối và thôn tính.

 Đầu tư gián tiếp(FII)
Là hình thức đầu tư mà chủ tư bản thông qua thị trường tài chính mua cổ

phần hoặc chính khoáng của các công ty nước ngoài nhằm thu lợi nhuận dưới hình
thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán.

 Đặc điểm của FII:
 Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn
đầu tư
 Đầu tư dưới hình thức tiền tệ
 Hình thức đầu tư đa dạng: trái phiếu, cổ phiếu, giấy nợ thương mại..

 Ưu điểm của FII:
 Có tính thanh khoản cao, nên dễ chuyển mục tiêu hoặc rút vốn đầu tư
 Bên nhận vốn chủ động quản lý vốn tập trung

 Hạn chế của FII:
 Tính bất ổn và dễ bị đảo ngược của thị trường chứng khoán tác động xấu
đến tài chính quốc gia, dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

17


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

 Thị trường chứng khoán dễ bị thao túng với các thế lực đầu cơ tiền tệ quốc
tế.
 Lượng vốn đầu tư của từng chủ nước ngoài bị khống chế mức tối đa
 Chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động doanh nghiệp

mà họ đầu tư.
 Không tiếp thu được khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và kinh
nghiệm quản lý nước ngoài

 Tín dụng QT:
Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời bằng lãi
suất vay.
 Vốn vay dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển qua các hạn mục đầu tư khác
 Nước vay vốn toàn quyền sử dụng vốn vào mục đích của mình
 Lợi nhuận của chủ đầu tư không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của
vốn đầu tư
 Nhiều nước cho vay vốn có thể trói buộc các quốc gia vay: chính trị, kinh
tế, chính sách đối ngoại,..
Đây là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá
nhân trong nước với các chính phủ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cá
nhân ngoài nước, trong đó với các tổ chức ngân hàng thế giới và ngân hàng khu vực
là chủ yếu.
Tín dụng quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức như vay nợ bằng tiền
tệ, vàng, công nghệ, hàng hóa hoặc thông qua hình thức đầu tư trực tiếp.
Vốn tín dụng quốc tế thường dùng để mở rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ
tầng - những khu vực vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nhưng cần phải được sử
dụng có hiệu quả.

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

18


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM


GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

Tuy nhiên, hình thức tín dụng quốc tế cũng có hạn chế do nước cho
vay không tham gia quản lý trực tiếp, dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu
quả. Hậu quả là nhiều nước lâm vào tình trạng mất khả năng trả nợ.

 ODA - hình thức tín dụng quốc tế đặc biệt :
 Bên cho vay là các tổ chức tài chính hoặc chính phủ
 Bên vay là chính phủ các nước có nhu cầu về vốn để cải thiện môi trường
kinh doanh xã hội.
 Đa số vốn vay phải trả cả gốc và lãi
 Muốn được sử dụng vốn vay phải có dự án và được thẩm định bởi nhiều
bên có liên quan.
 Việc triển khai dự án phải có sự giám sát của bên cho vay và bên vay.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Đầu tư
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư
và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư là một hình thức kinh
doanh.

1.2.2. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình
và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với
một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch
sử loài người, tuy nhiên tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được
để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển
mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu


Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

19


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường
thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá”.

Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

20


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC
TẾ TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng chung
2.1.1. Đa dạng phương tiện đầu tư
Ngoài việc đầu tư sử dụng đồng đôla Mĩ, người ta còn sử dụng những đồng
ngoại tệ mạnh khác như: euro, yên Nhật, đôla Canađa, đôla Úc, bảng Anh….

 Công ty TNHH Fuji Xerox quyết định đầu tư 9 tỷ Yên thành lập một
nhà máy sản xuất mới tại KCN Việt Nam - Singapore, thành phố Hải Phòng.

Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 01 năm 2013 và dự kiến đi
vào hoạt động vào tháng 11 năm 2013. Tổng vốn đầu tư vào dự án là khoảng 9 tỷ
Yên.
Với số lượng nhân viên khoảng 500 nhân viên, nhà máy sẽ có công suất 2
triệu sản phẩm/năm cho máy photocopy, thiết bị đa chức năng và máy in. Ngoài ra,
nhà máy còn sản xuất linh kiện cho các thiết bị này như bo mạch in, mực in, trống.
Fuji Xerox Hải Phòng sản xuất thông qua việc tích hợp theo chiều dọc việc
sản xuất các linh kiện với các dây chuyền lắp ráp sản phẩm để nâng cao hiệu quả
sản xuất và cũng phấn đấu giảm chi phí bằng cách mở rộng nguồn cung ứng nguyên
vật liệu đầu vào từ khắp các nước châu Á, để cuối cùng tạo ra các sản phẩm cạnh
tranh cho thị trường đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, Mỹ và châu Âu.

 Liên minh châu Âu tài trợ 15 triệu Euro cho dự án EU-MUTRAP ở VN.
Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ
thống thương mại toàn cầu, ASEAN và tiểu khu vực, tăng cường quan hệ thương
mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, tối đa hóa lợi ích của sự phát
triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế toàn diện và xóa đói giảm nghèo.
Mục đích cụ thể của dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương trong thuận lợi hóa
thương mại quốc tế và đầu tư thông qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính
sách, tham vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan, đặc biệt là
trong quan hệ với Liên minh châu Âu.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

21


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng


Hai bên cam kết hỗ trợ để đảm bảo thành công cho dự án quan trọng này như
một chương tiếp nối 15 năm hợp tác thành công giữa Liên minh châu Âu và Bộ
Công Thương Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại.
Liên minh châu Âu (các nước thành viên và Ủy ban châu Âu) là thị trường
xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà tài trợ không hoàn lại chính với tổng
số 1,01 tỷ đô la Mỹ viện trợ ODA trong năm 2012.
Dự án EU-MUTRAP có tổng ngân sách 16,5 triệu Euro trong đó Liên minh
châu Âu tài trợ 15 triệu Euro, Chính phủ Việt Nam đóng góp 1,5 triệu Euro. Dự án
sẽ hoạt động trong thời gian từ 2012 đến 2017.

 HIAP SENG đầu tư 1,2 triệu đô-la Singapore vào Việt Nam
Theo businesstimes, tập đoàn kỹ thuật tích hợp Hiap Seng Engineering Ltd
hôm thứ 4 vừa qua cho biết, họ đã mua lại 20% vốn cổ phần tại Công ty cổ phần
Dịch vụ Bảo trì Xăng dầu, một công ty con của Tổng công ty Công nghệ năng
lượng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng trị giá 20 tỷ đồng (tương đương
1,2 triệu USD Singapore).
Công ty trên của Singapo cho biết sự đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc cộng tác với PetroVietnam, hai bên đã ký kết một thỏa thuận hợp tác chiến
lược và thỏa thuận bán cổ phần và mua bán. Các công ty sẽ hợp tác để phát triển
công việc kinh doanh các dịch vụ bảo trì của PetroVietnam tại Việt Nam, khai thác
dựa trên kinh nghiệm chuyên môn và chuyên ngành trong việc bảo trì nhà máy bậc
một của Hiap Seng.
Thêm nữa, sự phát triển chung và hợp tác này bao gồm cả việc phát triển
kinh doanh và lập mô hình kinh doanh cho công tác bảo trì tại Việt Nam ngoài chiến
lược đầu tư vốn có hiệu lực và hiệu quả tập trung vào các yêu cầu về thiết bị và cơ
sở vật chất. Hiap Seng cũng sẽ cung cấp cho PetroVietnam những dịch vụ hỗ trợ
công nghệ và phát triển các thủ tục liên quan và hướng dẫn cho các thủ tục của dự
án bảo trì nhà máy theo đúng yêu cầu.
Hiap Seng sẽ ưu tiên lựa chọn PetroVietnam làm đối tác hàng đầu, là cơ sở
cho liên doanh, tập đoàn hoặc các công việc thầu lại trong công tác cung cấp hoạt

động và bảo trì và các dịch vụ quay vòng cho các cơ sở hạ nguồn (chế biến các sản
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

22


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

phẩm dầu khí và hóa dầu) trong phạm vi Việt Nam và trở thành một thành viên tập
đoàn chịu trách nhiệm về các vấn đề công nghệ trong trường hợp cùng tham gia
trong hồ sơ dự thầu của PetroVietnam.
PetroVietnam cung cấp một loạt các dịch vụ thượng nguồn, trung nguồn và
hạ nguồn (khai thác và thăm dò, vận chuyển và chế biến các sản phẩm dầu khí và
hóa dầu và kinh doanh & phân phối các thành phẩm dầu khí) chuyên nghiệp cho các
công ty chuyên ngành về dầu khí toàn cầu.

 Tesco đầu tư 1 tỷ bảng cải thiện hoạt động tại Anh.
Tập đoàn siêu thị Tesco (Anh) cam kết sẽ đầu tư 1 tỷ bảng Anh cho các kế
hoạch thu hút khách hàng trong nước, trong đó sẽ bao gồm việc sửa sang lại các cửa
hàng, tuyển thêm nhân viên và đưa ra mức giá hợp lý hơn.
Tesco cho biết trong tài khóa kết thúc vào ngày 25/2/2012, lợi nhuận sau
thuế của tập đoàn này tăng 6% đạt 2,80 tỷ bảng (4,47 tỷ USD), so với mức 2,66 tỷ
bảng của tài khóa trước; còn doanh thu tăng 7,4% đạt 72 tỷ bảng, nhờ doanh số bán
trên toàn cầu gia tăng.
 Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài vượt 10.000 tỷ Yên trong năm 2012.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tài khóa 2011 (kết thúc ngày
31/3/2012) lần đầu tiên trong 3 năm qua đã vượt mức 10.000 tỷ yen (khoảng 125 tỷ
USD).

Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng
tăng. Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại
của nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ
trợ cho thu chi thông thường của Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong tài khóa vừa kết
thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là 3.120,9
tỷ yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ Yên. Vốn đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã
tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ yen. Sau khi xảy ra "cú sốc Lehman" giữa tài khóa
2008, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

23


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng

Trong 2 tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã
giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ yen, nhưng xu hướng đồng yên tiếp tục tăng giá đã
giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng.
Tháng 4/2011, Tập đoàn Mitsubishi Butsan đã đầu tư 30% vốn vào Tập đoàn
bệnh viện lớn nhất châu Á tại Malaixia thông qua công ty con. Tháng 8/2011, Công
ty dược phẩm Shionogi thông báo đã đầu tư khoảng 14,3 tỷ yên để mua 66% cổ
phiếu đã phát hành của công ty dược phẩm Trung Quốc. Các hoạt động liên doanh,
mua lại công ty liên tục diễn ra nhằm vào các thị trường tăng trưởng nhanh.
Về mặt thu lợi nhuận như thu lãi từ đầu tư trực tiếp, sự hiện diện của châu Á
cũng được thấy rõ. Lãi năm 2011 tăng khoảng 380 tỷ yên so với năm trước, lên

2.049,7 tỷ yên. Lợi nhuận thu được từ châu Âu, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ
công, ít hơn, nhưng có cải thiện so với tài khóa thua lỗ 2010, đứng ở mức lãi 165,8
tỷ yên.
Theo số liệu thống kê thu chi quốc tế do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố
ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai tài khóa 2011 của nước này là 7.893,4 tỷ
yên, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trận động đât, sóng thần ở đông bắc Nhật
Bản đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu, khiến cán cân thương mại lần đầu
tiên bị thâm hụt.
Đây là thắng lợi của Chính phủ Anh trong thu hút đầu tư nước ngoài vào các
dự án chiến lược.

 Nhật đâu tư nhiều tỷ Bảng vào cơ sở hạ tầng của Anh.
Trong chuyến thăm Tokyo của Thủ tướng David Cameron ngày 10/4/2012,
ngày đầu tiên trong chuyến công du châu Á nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư
giữa Anh với các nước Đông và Đông Nam Á,
Thứ trưởng Thương mại Anh Lord Green đã ký bản ghi nhớ với Ngân hàng
Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng của Anh, đặc biệt các dự án trong các chương trình năng lượng xanh.
Số tiền trị giá nhiều tỷ bảng trên dự kiến chủ yếu để đầu tư xây dựng các
trang trại gió lớn ngoài khơi và chiếm khoảng 100 tỷ bảng trong tổng số 250 tỷ
bảng nằm trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng toàn quốc của Chính phủ Anh.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

24


Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM

GVHD: Tiến sĩ Mai Thanh Hùng


Các công ty Nhật đã sẵn sàng đầu tư vào ngành năng lượng xanh của Anh.
Công ty Marubeni đã mua 49,9% cổ phần của Trang trại gió Gunfleet Sands và gần
đây đã mua một công ty dịch vụ gió ngoài khơi. Các quan chức Anh hy vọng thỏa
thuận mới vừa được ký sẽ giúp tăng tốc các thỏa thuận khác như vậy.
Nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng của Anh trước đây dự tính có nguồn đầu
tư tiềm năng của Trung Quốc, nhưng các quan chức cấp cao của Bắc Kinh mới
tuyên bố chứ chưa thỏa thuận nào được ký kết chính thức.
Ngoài ra việc đồng đôla mất giá khiến nhiều nước đầu tư chuyển hướng
sang vàng làm giá vàng tăng mạnh( tháng 4/2010: 1161$/ounce). Trong tình hình
kinh tế thế giới suy thoái, vàng càng thể hiện rỏ ưu thế của mình.
Có lúc đỉnh điểm vàng chạm ngướng 1923$/ounce trong tháng 8/2011.
Thống kê của hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho thấy sản phẩm vàng tại các quỹ đầu tư
tín thác vàng lớn trên thế giới đã tăng lên mức kỉ lục 2.603,692 tấn tính đến
12/11/2012. Nhiều lúc vàng có dấu hiệu sụt giảm khi USD có những tín hiệu khởi
sắc trở lại. Sau thời gian sụt giảm vàng đang có dấu hiệu phục hồi. Giá tháng
27/12/2012: 1663$/ounce.

 Xu thế vàng thế giới:
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua 27/12/2012 thị trường tiếp tục biến
động trong biên độ không lớn, vàng đi ngang trong phần lớn thời gian giao dịch của
Phiên Á, Âu ( biên độ 1655 – 1659 ), nhưng khi phiên Mỹ mở cửa giá vàng đã giảm
nhẹ xuống mức thấp nhất của ngày tại 1652 USD/oz, vàng sau đó đã bật mạnh lên
mức cao nhất của ngày tại 1665 USD/oz, đóng cửa tại 1663 USD/oz tăng 5 USD so
với giá mở cửa đánh dấu phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp.
Các chỉ số kinh tế Mỹ công bố trong phiên giao dịch ngày trước đó tiếp tục
là các số liệu tốt ( số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 12.000 đơn xuống còn
350.000 căn, doanh số bán nhà mới của Mỹ tăng 4.4% lên mức 377.000 căn trong
tháng 11, chỉ số niềm tin tiêu dùng có chút giảm nhẹ từ mức 71.5 điểm của kỳ trước
xuống mức 65.1 của kỳ này ). Các chỉ số kinh tế tốt khiến cho giá trị USD index
tăng điểm mạnh, nhưng đã không khiến cho vàng giảm điểm. Vàng còn có sự hồi

phục tốt do lực mua đang dần lấn át lực bán từ các NĐT.
Đề tài: Những hiểu biết về đầu tư quốc tế

25


×