Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

bài thực hành tổng hợp định giá doanh nghiệp công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong ntp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.82 KB, 76 trang )

Trường Đại học Kinh tế
Đại học Quốc Gia Hà Nội
----------

BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỊNH GIÁ
Môn: Định giá doanh nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG - NTP

1


MỤC LỤC

2


I.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM
2016
Năm 2015 chứng kiến một bức tranh đầy màu sắc của nền kinh tế thế giới dưới tác
động của các sự kiện nổi bật như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất,
những biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ Trung Quốc… Nền kinh tế toàn
cầu trong năm 2015 nhìn chung vẫn tăng trưởng chậm. Trong năm 2016, dự báo
kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với không ít thách thức…
1.Xu hướng tăng trưởng chậm
- Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB - tháng 01/2016), kinh tế
thế giới trong năm 2015 có xu hướng tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng trưởng
kinh tế giảm từ mức 3,4% trong năm 2014 xuống còn 3,1% trong năm 2015 do: (i)
Kinh tế các nước phát triển phục hồi chậm; (ii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các
nước mới nổi và phát triển giảm; (iii) Vấn đề người nhập cư châu Âu và (iv) Bất ổn


chính trị tại Nga và Pháp. Theo World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước
phát triển đạt 1,6% trong năm 2015 và sau đó tăng lên mức 2,1% trong năm 2016
và 2017 (GDP tính theo giá cố định năm 2010).
- Tại Mỹ, các số liệu được công bố của Mỹ cho thấy, nền kinh tế hàng đầu thế giới
đang trên đà hồi phục: (i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (quý so với quý) có xu hướng
tăng từ mức 0,6% trong quý I/2015 lên mức 3,9% và 2,0% trong quý II/2015 và quý
III/2015; (ii) Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức 5,7% trong tháng 1/2015 xuống còn
5% trong tháng 10 và tháng 11/2015 - mức thấp nhất kể từ tháng 4/2008; (iii) Chỉ số
niềm tin tiêu dùng sau khi giảm từ mức 98,1 điểm trong tháng 1 xuống còn 87,2
điểm trong tháng 9, đã tăng trở lại đạt mức 91,3 điểm và 92,6 điểm trong tháng 11
và 12/2015.Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu giảm, đồng USD tăng mạnh, hoạt
động sản xuất tại hầu hết các khu vực nhìn chung tăng trưởng yếu. Theo dự báo của
World Bank, GDP của Mỹ sẽ tăng từ mức 2,5% năm 2015 lên mức 2,7% trong năm
2016, sau đó giảm về mức 2,4% trong năm 2017.
- Tại Anh, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2015. Chỉ số PMI sản
xuất đã tăng từ mức 51,5 điểm trong tháng 9 lên mức 55,2 điểm trong tháng 10 và
52,5 điểm tháng 11; tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm từ mức 5,6% trong tháng 6
xuống còn 5,2% trong tháng 10 cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng
3


tốt. Anh cũng đạt được tốc độ tăng trưởng tốt trong năm 2015 song cũng phải đối
diện với những thách thức trong việc duy trì tăng trưởng do tốc độ tăng GDP vẫn
giảm qua các quý: quý III/2015 đạt 2,3%, giảm so với mức 2,4% của quý II/2015 và
2,5% của quý I/2015 (năm so với năm) do các chỉ số về chi tiêu tiêu dùng giảm.
World Bank cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh duy trì mức 2,4% trong
năm 2015 và 2016 sau đó giảm còn 2,2% trong năm 2017.
- Tại Nhật, theo World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản tăng từ mức 0,1% trong năm 2014 lên mức 0,8% trong năm 2015 và 1,3% trong năm 2016, tuy
nhiên, mức này sau đấy sẽ giảm còn 0,9% trong năm 2017. Trong năm 2015, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Nhật đạt 1,6% trong quý III/2015, tăng so với mức -1,1% và

0,7% trong quý I và quý II/2015 (năm so với năm). Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản
vẫn đối diện với những rủi ro và sự hồi phục không vững chắc khi: Tốc độ tăng
trưởng (quý so với quý) của Nhật có xu hướng giảm do sự sụt giảm về nhu cầu tư
nhân và nhu cầu bên ngoài; niềm tin kinh doanh đã giảm; mức tăng chỉ số giá tiêu
dùng vẫn chỉ ở khoảng 0% và có khả năng tiếp tục duy trì mức này do giá năng
lượng giảm.
- Khu vực đồng Euro có tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp song đang trên đà phục
hồi, với tốc độ tăng trưởng đã tăng từ mức 0,9% trong quý IV/2014 lên mức 1,2%
trong quý I/2015, 1,5% trong quý II/2015 và 1,6% trong quý III/2015 (năm so với
năm). Xu hướng phục hồi của khu vực đồng Euro đang trở nên rõ nét trong năm
2015: (i) Chỉ số PMI sản xuất có xu hướng tăng từ mức 51 điểm trong tháng 1/2015
lên mức 53,2 điểm trong tháng 12; (ii) Dù vẫn ở mức cao nhưng chỉ số thất nghiệp
cũng giảm từ mức 11,1% trong tháng 6 xuống còn 10,7% trong tháng 10/2015.
Khủng hoảng di cư và căng thẳng địa chính trị cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng của khu vực. Đánh giá về triển vọng của khu vực, World Bank dự báo tốc độ
tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng Euro đạt 1,5% trong năm 2015, sau đó tăng lên
mức 1,7% trong năm 2016 và 2017.
- Tại Nga, do chịu ảnh hưởng của giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế của
phương Tây nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga âm trong 3 quý đầu năm 2015.
Tổng thống Nga (vào ngày 17/12/2015) cho rằng kinh tế Nga sẽ giảm 3,7% trong
năm 2015 và sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm 2016 cùng với sự phục hồi của giá
dầu. World Bank dự báo nền kinh tế Nga sẽ hồi phục trong các năm tiếp theo khi
tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ mức -3,8% trong năm 2015 lên mức -0,7% và
1,3% trong năm 2016 và 2017.
- Tại Trung Quốc, sau khi đạt 7,0% trong quý I và II/2015 thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế đã giảm còn 6,9% trong quý III/2015 (năm so với năm) – đây là mức thấp
nhất kể từ năm 2009 do sự sụt giảm về sản xuất công nghiệp, đầu tư bất động sản và
xuất khẩu giảm. Một loạt các chỉ số được đưa ra cho thấy nền kinh tế Trung Quốc
4



đang tăng trưởng chậm lại và bước vào giai đoạn nhiều khó khăn: (i) Chỉ số PMI
sản xuất có xu hướng giảm, từ mức 49,8 điểm trong tháng 1 xuống 48,6 và 48,3
điểm trong tháng 11 và 12, dưới ngưỡng trung bình là 50 điểm; (ii) Niềm tin tiêu
dùng cũng đã giảm, từ mức 109,8 điểm trong tháng 2 xuống còn 103,8 điểm trong
tháng 10 và 104,1 điểm trong tháng 11; (iii) Thị trường chứng khoán sụt giảm.
Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững hơn, Trung Quốc đã hạ mục tiêu tốc
độ tăng trưởng GDP năm 2015 từ mức 7,5% xuống còn 7% (mức thấp nhất trong 15
năm qua). World Bank dự báo, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc lần lượt là 6,9%
và 6,7% trong năm 2015 và 2016, sau đó giảm còn 6,5% trong năm 2017.
- Tại ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 4,6% trong năm 2015, tương
đương mức tăng trưởng của năm 2014 song theo IMF dự báo sẽ lấy được đà tăng
trưởng trong năm 2016 (4,9%) , tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều
giữa các nước.
Trong năm 2016, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gặp phải một số thách thức như:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn
+ Sự sụt giảm của giá cả hàng hóa thế giới trong thời gian dài
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị suy giảm
+ Năng suất sản xuất thấp
+ Dân số già đi
- Do vậy, các tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2016.
Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 sẽ khả quan hơn
năm 2015, đạt mức 3,4% trong năm 2016 do giá dầu thấp và chính sách tiền tệ phù
hợp của các nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại hầu hết các nước. World Bank cũng dự
báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,6% và 3,8% trong năm 2016 và 2017
(nếu GDP tính theo giá sức mua). Còn nếu tính theo giá cố định năm 2010, World
Bank dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,9% và 3,1% trong năm
2016 và 2017.
2.Lạm phát có xu hướng giảm
- Trong năm 2015, giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm

do sự sụt giảm mạnh của giá dầu khi nguồn cung tiếp tục vượt cầu, giá kim loại và
nông nghiệp tiếp tục giảm do nguồn cung dư thừa.
- Giá cả hàng hóa thế giới sụt giảm là nguyên nhân khiến cho lạm phát thế giới có
xu hướng giảm tại hầu hết các nước. Tại các nước phát triển, lạm phát trong năm
2015 ở mức thấp đạt 0,3% do giá dầu và các loại hàng hóa khác giảm, tuy nhiên,
5


sang năm 2016, tỷ lệ lạm phát tại các nước phát triển được IMF dự báo tăng so với
năm 2015 ở mức 1,1%. Còn tại các nước mới nổi và đang phát triển, tỷ lệ lạm phát
sẽ ở mức 5,5% trong năm 2015 lên 5,6% trong năm 2016.
Tại khu vực đồng Euro: Mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng trong năm 2015, lạm phát
có xu hướng tăng, từ mức 0% trong tháng 1 lên mức 0,1% và 0,2% trong tháng 10
và tháng 11, đạt mức thấp nhất là -0,1% trong tháng 9.
Tại Mỹ: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 có xu hướng tăng từ mức -0,1% trong tháng
1/2015 lên mức 0,25 và 0,5% trong tháng 10 và 11. Tính riêng trong tháng 11, chỉ
số giá lương thực tăng 1,6%; dịch vụ y tế tăng 2,5% trong khi đó giá năng lượng
giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Tại Nhật Bản: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 giảm từ mức 2,4% trong tháng 1
xuống còn 0,3% trong tháng 11 và đạt mức thấp nhất là 0% trong tháng 9. Tính
riêng tháng 11 năm 2015, lạm phát của Nhật Bản đạt mức 0,3% do chỉ số CPI của
một số nhóm ngành tăng như các mặt hàng lương thực tăng 2,9%, nội thất và đồ
dùng gia đình tăng 2,1%, quần áo và giày dép tăng 1,8%.
Tại Trung Quốc: Tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) tăng từ mức 0,8% trong
tháng 1/2015 lên mức 1,3% và 1,5% trong tháng 10 và tháng 11/2015, giá nhóm
hàng rau sách tăng từ mức 4,7% trong tháng 10 lên mức 9,4% trong tháng 11, mặt
hàng thịt và thịt gia cầm tăng 6,2%, giá thịt lợn tăng 13,9%.
Tại khu vực Asean: Lạm phát có xu hướng giảm hoặc ở mức thấp tại một số quốc
gia. Tại Thái Lan: lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) giảm từ mức -0,41% xuống
còn -0,97% và -0,85% trong tháng 11 và tháng 12 do giá cả của các nhóm hàng giao

thông, thông tin liên lạc, thực phẩm khô và năng lượng giảm. Đối với Philippines,
tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) tăng từ mức 0,4% trong tháng 10 lên mức
1,1% trong tháng 11 do giá của các mặt hàng lương thực, đồ uống không cồn và
giao thông tăng. Tại Indonesia, tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) có xu
hướng giảm từ 6,96% trong tháng 1/2015 xuống mức 4,89% và 3,35% trong tháng
11 và 12/2015 do giá của nhóm hàng giao thông giảm.
3.Chính sách tài chính – tiền tệ tại một số nước
- Trong bối cảnh giá cả hàng hóa giảm, dòng vốn vào các nước đang phát triển giảm
xuống đã tạo áp lực lên tỷ giá, thị trường tài chính các nước có nhiều biến động
phức tạp, nhiều nước trong năm 2015 đã theo đuổi chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa mở rộng.
Chính sách tài khóa

6


Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, một số nước đã thực hiện chính sách tài khóa
mở rộng thông qua việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân, tiết kiệm chi
tiêu... Tiêu biểu có thể kể đến:
Thái Lan: Ngày 01/9/2015, Thái Lan đã công bố gói kích thích kinh tế 136 tỷ Baht
(gần 4 tỷ USD). Trong bối cảnh xuất khẩu giảm thì gói kích thích kinh tế này được
kỳ vọng sẽ giúp Thái Lan có thể đạt được mức tăng trưởng đã đặt ra (3,1% và 4,2%
trong năm 2015 và 2016).
Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã nâng ngưỡng miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ (từ mức 100.000 RMB lên
200.000 RMB trong tháng 2/2015 và lên 300.000 RMB trong tháng 8/2015); Miễn
áp dụng thuế kinh doanh và thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp có doanh thu
hàng tháng lên tới 30.000 RMB sẽ được nới rộng đến 31/12/2017.
Indonesia: Nhằm kích thích tăng trưởng, Indonesia đã đưa ra nhiều gói kích thích
kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực: Hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng cường đầu

tư, kích thích tiêu dùng và trợ giá cho đồng rupiah. Theo đó, chính phủ cung cấp
nhiên liệu giá rẻ cho ngư dân, tài trợ nguồn vốn cho các khu vực nông thôn và hỗ
trợ người dân mua gạo giá rẻ; tiến hành đơn giản hóa thủ tục xin cấp phép tại các
khu công nghiệp; Nới lỏng quy định dành cho ngân hàng trong vấn đề quản lý ngoại
hối từ lợi nhuận xuất khẩu...
Chính sách tiền tệ
-Trong năm 2015, do tình hình kinh tế có nhiều cải thiện nên Mỹ đã thực hiện chính
sách thắt chặt tiền tệ. Phần đông các nước còn lại thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng thông qua các biện pháp như cắt giảm lãi suất, hạ dự trữ bắt buộc, thực hiện
các gói nới lỏng định lượng, chính sách đồng tiền yếu nhằm hỗ trợ xuất khẩu và
tăng trưởng dù không gian chính sách tài khóa tiền tệ đang trở nên chật hẹp hơn do
áp lực của nợ công.
- Mỹ đã chính thức tăng lãi suất cơ bản trong ngày 16/12/2015, từ mức 0 - 0,25%,
lên 0,25 - 0,5%. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã tuyên bố chính sách tiền
tệ của ngân hàng trung ương này sẽ được thắt chặt dần tùy theo tốc độ của lạm phát.
- Tại Trung Quốc, ngày 20/11 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) quyết định
hạ lãi suất mà các ngân hàng địa phương có thể vay mượn theo Cơ chế cho vay tiêu
chuẩn (SLF) xuống 2,75% đối với lãi suất tiền gửi qua đêm và 3,25% đối với lãi
suất tiền gửi bảy ngày. Trước đó, lãi suất tiền gửi qua đêm và tiền gửi bảy ngày theo
cơ chế kể trên lần lượt ở mức 4,5% và 5,5%. Bên cạnh đó, trong năm 2015, Trung
Quốc đã 3 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với mức giảm 0,1 – 0,5% mỗi lần, đưa tỷ

7


lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng quy mô lớn từ 20% xuống còn 18%
kể từ ngày 28/6.
- Các nước châu Âu lại áp dụng gói kích thích kinh tế (QE) kể từ tháng 3/2015 đến
tháng 9/2016 với quy mô 1,1 nghìn tỷ EUR (tương đương 1,2 nghìn tỷ USD), mỗi
tháng bơm 60 tỷ Euro vào nền kinh tế với mục tiêu tăng lượng tiền mặt cho hệ

thống tài chính nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay thêm tiền để
tăng mua sắm và đầu tư, qua đó tác động tác động đến GDP. Tuy nhiên, ngày
3/12/2015, ECB đã thông báo sẽ kéo dài thời hạn áp dụng gói QE đến hết tháng
3/2017 thay vì chỉ đến tháng 9/2016 như đã công bố trước đó, đồng thời cũng tuyên
bố có thể sẽ nâng quy mô của chương trình mua tài sản nếu cần thiết.
- Năm 2015, nhằm đối phó với giá dầu sụt giảm, lạm phát ở mức thấp, Nhật Bản đã
tiếp tục duy trì chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô kỷ lục 80 nghìn
tỷ Yên (640 tỷ USD). Đến tháng 12/2015, BOJ đã quyết định điều chỉnh 4 nội dung:
(i) Kéo dài thời gian đáo hạn của trái phiếu chính phủ mà BOJ đang mua từ 7-10
năm lên 7-12 năm; (ii) BOJ cho biết mỗi năm sẽ mua vào 300 tỷ JPY (tương đương
2.45 tỷ USD) quỹ hoán đổi danh mục ETF, bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp
chủ động đầu tư vào vốn con người và vốn vật chất; (iii) Chấp nhận các khoản vay
ngoại tệ trong danh mục các khoản vay mua nhà và việc làm làm tài sản thế chấp;
(iv) Nới lỏng hạn chế trong việc mua ủy thác đầu tư bất động sản.
- Trong năm 2016, kinh tế thế giới dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường. Để hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và nợ công, chắc chắn trong thời gian
sắp tới sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi rõ rệt trong điều hành chính sách tài khóa và
tiền tệ của các nước.
II.TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ DỰ BÁO NĂM 2016
1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV
tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn
mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong
mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức
tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức
tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng
6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
8



- Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP
bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109
USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự
chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực
dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu
tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%)
- Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với
năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản
tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm (2011 – 2015)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước, trong đó: Nhóm nhà ở và vật liệu
xây dựng tăng 0,5% do giá gas điều chỉnh tăng tại thời điểm 01/12/2015 và nhu cầu
sửa chữa nhà ở tăng trong những tháng cuối năm; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng
0,32% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá, hàng ăn
và dịch vụ ăn uống cùng tăng 0,16% (lương thực tăng 0,45% do nhu cầu gạo cho xuất
khẩu tăng; thực phẩm tăng 0,13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giáo dục tăng
0,04%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm
1,57% chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm vào thời điểm
18/11/2015 và thời điểm 03/12/2015 (làm chỉ số giá xăng dầu giảm 3,39%); thiết bị
9


và đồ dùng gia đình giảm 0,1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; bưu chính

viễn thông giảm 0,03%.
CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân mỗi tháng CPI
tăng 0,05%. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014. Mức
tăng CPI tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2014 và mức tăng CPI bình quân năm
2015 so với bình quân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và
thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%.
Biểu đồ: Chỉ số CPI qua các năm từ 2006 - 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê
3.Lạm phát
Lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,69% so
với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2,05% so với
năm trước.
4. Đầu tư nước ngoài - FDI

10


Trong năm 2015, cả nước có 2.120 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với
tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, có
918 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷ
USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ
2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD).
Trong năm 2015, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút
được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 1.012 dự án đầu tư đăng ký
mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà đứng thứ 2 với 10
dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,79 tỷ USD,

chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động
sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng
vốn đăng ký.
Trong năm 2015 có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là
6,98 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ
hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,47 tỷ USD, chiếm
10,2 % tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và vốn tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Đài
Loan đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,46 tỷ
USD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Không kể dầu khí ngoài khơi, trong 12 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài
đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước
ngoài là TP Hồ Chí Minh với 4,1 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm
17% tổng vốn đầu tư của cả nước. Bắc Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp
mới và vốn tăng thêm là 3,66 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư của cả nước.
Bình Dương đứng thứ 3 với 3,12 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm.
Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Trà Vinh, Đồng Nai, Hà Nội với quy mô vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 2,5 tỷ USD; 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.
Tuy nhiên trong năm 2015, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ. Cả
năm 2015 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD, 32 dự án
trên 100 triệu USD, 74 dự án trên 50 triệu USD, 363 dự án trên 10 triệu USD. Còn
lại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 88% tổng dự án cấp mới năm 2015). Quy
mô vốn trung bình của dự án ĐTNN trong năm 2015 khoảng 7,9 triệu USD, thấp
hơn so với quy mô vốn bình quân dự án ĐTNN nói chung là 14 triệu USD.
11


Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam trong năm 2015 ước đạt 14,5 tỷ
USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 11,5% so với kế hoạch năm 2015.

Năm 2015, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải
ngân của khu vực FDI vẫn tăng và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI đạt
được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự án đã được
chú trọng hơn. Đồng thời công tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đang
hoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư
được đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 12 tháng năm 2015 đạt
114,3 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 110,5 tỷ USD tăng
17,7% so với cùng kỳ 2014.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 12 tháng năm 2015 đạt 97,26 tỷ USD, tăng
15,5% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 58,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính
chung trong 12 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17 tỷ USD.
Có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trong
bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu của
khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong các
năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm
2013 là 66,9%, năm 2014 là 68%). Và trong năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước
đến nay 114,3 tỷ USD, chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu.
5. Xuất nhập khẩu
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD,
tăng 10% so với năm 2014,trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so
với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với
cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD
(tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược
lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước.
Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu
đã tăng hơn 124 tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015)
nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp
hơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015.

Biểu đồ : Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóavà cán cân
thương mại giai đoạn 2006-2015

12


Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa
-Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ
USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%)
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
- Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch
55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng
xuất nhập khẩu cao nhất.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng
9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79
tỷ USD, giảm tới 16,2%.
- Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa
cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD
tăng 13.9% so với năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong
năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so
với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại:
5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ USD,
tăng 13,9%...
- Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ
USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm
13


2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản

phẩm điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết
bị, dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện:
3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm
từ sắt thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...
- Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so
với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị
giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…
- Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam
đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu
sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm
32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại
với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,…
- Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ,
(tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014. Bên cạnh đó xuất khẩu
sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.
Biểu đồ: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các Châu lục năm
2015
Xuất khẩu

Nhập khẩu

14


Nguồn: Tổng cục Hải quan
6. Chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng năm 2015
- Ngày 24/12/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông cáo báo chí thông
báo kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng năm 2015,

định hướng giải pháp điều hành năm 2016.
- Như vậy, trong năm 2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,
NHNN đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT trên cơ sở chỉ đạo
của Chính phủ và phù hợp với sự thay đổi lớn của tình hình thực tế. Những kết quả
đạt được cho thấy năm 2015 tiếp tục là một năm thành công trong việc điều hành
CSTT. CSTT đã có đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô,
lạm phát cả năm ở mức thấp khoảng 1-2%, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài
nhất trong một thập kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5%, mức
cao nhất trong 5 năm gần đây. Năm 2015 đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp ngành ngân
hàng hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà Đảng và Chính phủ giao, góp phần vào việc
thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của
đất nước.
- Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016,
thông cao báo chí của NHNN nêu rõ: NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp
trọng tâm về điều hành CSTT năm 2016 là: Thực hiện CSTT chủ động, linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%). Điều hành lãi
suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong
nước và quốc tế. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín
dụng. Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường
vàng, để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; Đẩy mạnh
thanh toán không dùng tiền mặt.
7. Chính sách tài khóa
- Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008),Việt Nam đã xây dựng được các
mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng, phù hợp với bối cảnh kinh tế
xã hội từng thời kỳ: sử dụng CSTK thắt chặt và CSTT thắt chặt để chống lạm phát;
sử dụng CSTK mở rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế, ngăn chặn
đà suy giảm kinh tế. Dựa vào những diễn biến của nền kinh tế, quá trình phối hợp
chính sách tài khóa và tiền tệ 2011-2015 có thể chia thành 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn

15


2010-2011: Kiềm chế lạm phát; (ii) Giai đoạn 2012-2015: Ổn định kinh tế vĩ mô
vàhỗ trợdoanh nghiệp. Cụ thể:
- Giai đoạn 2010 - 2011 (Kiềm chế lạm phát):
- Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng lạm phát cao, do đó,
Chính phủ đã xác định nhiệm vụ của giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc kiểm
soát lạm phát, thông qua việc ban hành Nghị quyết 11/ NQ-CP (2011). Phối hợp
chính sách kinh tế vĩ mô và tầm quan trọng của sự phối hợp cũng được thể hiện khá
rõ nét trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Chính sách tài khóa – tiền tệ giai đoạn này được
thực hiện theo hướng thắt chặt thông qua các biện pháp: tăng lãi suất cơ bản, quy
định trần lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp
vốn; tăng tỷ giá; hạn chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiết
kiệm 10% chi tiêu1.
- Mặc dù phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ được tăng cường nhằm ứng phó với
lạm phát, tuy nhiên, trong giai đoạn này, tốc độ lạm phát vẫn ởmức khá cao, đồng
thời tác động của chính sách tài khóa – tiền tệ nới lỏng đã làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Kết quả, tốc độ tăng GDP đã giảm từ mức 6,24% của năm 2011
xuống còn 5,25% vào năm 2012 trong khi một số lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu suy
giảm, tăng chậm lại và có nguy cơ nền kinh tế rơi vào thiểu phát. Thực tế này đã
buộc chính sách tài khóa – tiền tệ chuyển sang hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ
trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
- Giai đoạn 2012-2015 (Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp):
- Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ký
kết Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin (ngày 29/2/2012) với 5 nội
dung chính gồm: (i) Phối hợp xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính
sách tiền tệ; Quản lý ngân quỹ của Chính phủ và phát triển hệ thống thanh toán;
Quản lý nợ quốc gia và vốn ODA; (ii) Phối hợp trong việc phát triển các thị trường
tài chính an toàn, bền vững; (iii) Phối hợp trong việc thực hiện công tác quản lý,

giám sát liên quan đến thu thuế, hải quan qua hệ thống ngân hàng; (iv) Phối hợp
trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ thông tin; (v) Phối hợp trong
nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đảm bảo phù hợp với
nhu cầu của hai Bộ.
- Cùng với việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế phối hợp vĩ mô, trên thực tế,
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng từng bước được phối hợp nhịp nhàng
trong giai đoạn 2012-2015. Theo đó, từ đầu năm 2012, trước tình hình tăng trưởng
thấp, có dấu hiệu suy giảm kinh tế, hàng tồn kho cao, ngày 03/01/2012 Chính phủ
16


đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP đưa ra các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2012. Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 01 trong lĩnh vực kinh tế tài chính bao
gồm: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là phải thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; tiếp tục thực hiện chính sách tài
khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị
trường trong nước; khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập
siêu.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phối hợp CSTK và CSTT, 2008-2015
Chỉ tiêu (cuối kỳ)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015*

Tăng trưởng GDP (%
năm)
5,66 5,4

6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68


Lạm phát (% năm)

19,9 6,5

11,75 18,13 6,81 6,04 1,84 0,63

Lãi suất cơ bản (%)

8,5

8

9

9

9

9

9

9

Lãi suất tái chiết khấu
7,5
(%)

6


7

13

7

7

6,5

6,5

Lãi suất tái cấp vốn (%) 9,5

8

9

15

9

5

4,5

4,5

Tăng trưởng M2 (% so
20,31 28,99 33,3 12,07 18,46 18,51 17,69 16-18

với tháng 12 năm trước)
Tăng trưởng tín dụng (%
so với tháng 12 năm 23,38 39,57 32,43 14,7 8,85 12,51 14,16 17-18
trước)
Tăng trưởng huy động22,84 29,88 36,24 12,39 17,87 19,78 15,15 13-15
17


(% so với tháng 12 năm
trước)
Tỷ giá bình quân liên 16.97 17.94 18.93 20.82 20.82 21.03 21.24
21.890
ngân hàng (USD/VND) 7
1
2
8
8
6
6
Bội chi NSNN (%
GDP)
4,58 6,9
Dư nợ công (% GDP)

5,5

4,4

5,36 6,6


5,69 5,3

44,3 52,9 51,7 50,1 50,8 54,2 60,3 64

(Nguồn: GSO, Bộ Tài chính, NHNN. Số liệu năm 2015 là số ước tính)
8. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016
- Theo dự báo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2016 mức cải thiện về
tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015. Trước đó, tăng trưởng ngắn hạn đã bắt đầu
có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015.
- Tại báo cáo vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia
(UBGSTCQG) đánh giá, tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68%, cao hơn nhiều so
với mức kế hoạch đầu năm là 6,2%.
- Tăng trưởng phục hồi có đóng góp của cải thiện về năng suất của nền kinh tế, thể
hiện trước hết ở hệ số ICOR giảm chỉ còn 4,62 so với mức 5,2 và 5,6 của năm 2014
và 2013 và 6,4 của thời kỳ 2008 - 2012. Các yếu tố sản xuất khác (vốn và lao động)
cũng tiến bộ, giúp nâng cao mức tăng trưởng dài hạn.
Tuy nhiên, theo Ủy ban, tăng trưởng ngắn hạn (thành phần tăng trưởng do yếu tố
chu kì) đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015.
- Do đó, dựa trên phương pháp phân rã tăng trưởng thành tăng trưởng dài hạn và
tăng trưởng do yếu tố chu kì, UBGSTCQG dự báo năm 2016 mức cải thiện về tăng
trưởng sẽ không cao như năm 2015.
-Trong năm 2016 tăng trưởng GDP có một số thuận lợi. Cụ thể, hiệp định thương
mại được ký kết, đầu tư khu vực tư nhân và nước ngoài khả quan hơn, môi trường
kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ triển khai các Luật mới ban hành và sửa đổi.
18


Tuy nhiên, UBGSTCQG cũng lưu ý, các thách thức đối với tăng trưởng là không
nhỏ. Theo đó, xu hướng tăng chậm lại của khu vực nông sản- thủy sản và xuất khẩu
nông sản; khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực kinh tế

trong nước còn hạn chế; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu nền kinh
tế còn chậm.
Cũng theo UBGSTCQG, lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức thấp. Tháng
1/2016, lạm phát ở mức 0,8% (so cùng kỳ), tăng nhẹ so với tháng trước. Lạm phát
thấp do giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản
cũng duy trì xu hướng giảm nhẹ kể từ quý 3/2015, còn 1,8% vào tháng 1/2016.

III. TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
1.Tổng quan ngành nhựa năm 2015
Tính đến thời điểm hiện tại, 10 doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa đã công bố Báo
cáo tài chính năm 2015 với kết quả khả quan, tăng trưởng cao hơn năm trước.
Cụ thể, tổng doanh thu toàn ngành năm 2015 đạt 13.238 tỷ đồng, tăng 16%; lợi
nhuận toàn ngành đạt 1.340 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2014.

19


Trong các doanh nghiệp, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong – NTP dẫn đầu toàn ngành
với doanh thu cao nhất, đạt 3.567 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm và tăng 19% so
với cùng kỳ năm trước. Xét về lợi nhuận, Nhựa Bình Minh – BMP lại dẫn đầu với
665,3 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch năm và tăng 38% so với kết quả năm trước.
Hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa đều có hệ số biên lợi nhuận gộp tăng so với
năm trước. Duy chỉ có 3 doanh nghiệp là Kỹ nghệ Đô Thành – DTT, Nhựa Tân Đại
Hưng – TPC và Nhựa Bình Minh – BMP không có thay đổi về hệ số lợi nhuận gộp;
còn lại 7/10 doanh nghiệp khảo sát đều có con số biên lợi nhuận gộp tăng mà tăng
mạnh nhất là Nhựa và Môi trường xanh An Phát – AAA với con số tăng 4,7%. Lý
giải một phần kết quả kinh doanh năm 2015, công ty cho biết đã hoàn toàn hồi phục
sau biến động giá dầu từ cuối năm ngoái, có thêm nhiều đơn hàng và cải thiện được
doanh thu.


20


Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp ngành nhựa năm 2015
Không chỉ đơn thuần dẫn đầu về doanh thu, NTP còn là doanh nghiệp có biên lợi
nhuận gộp cao nhất ngành với con số 35,5%, vị trí thứ 2 thuộc về BMP với 30%.
Biên lợi nhuận gộp thấp nhất ngành nhựa phải kể đến là DTT với 6,9%, thấp hơn
28,6% so với doanh nghiệp cao nhất ngành.
70% doanh nghiệp vượt kế hoạch doanh thu, tồn kho tăng nhẹ 6%
Theo kết quả thống kê, 3 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm
2015 gồm Nhựa Đà Nẵng – DPC (82%), Nhựa Rạng Đông – RDP (95%) và AAA
(77%). Còn lại, 7 doanh nghiệp vượt kế hoạch doanh thu của năm, trong đó TPC
vượt cao nhất 50% (tuy nhiên TPC lại đặt kế hoạch năm 2015 thấp hơn khoảng 36%
kết quả thực hiện năm 2014).
Về kế hoạch lợi nhuận, 2 doanh nghiệp gồm DTT và TPP không đưa ra con số dự
kiến nên chỉ có thể xét 8 doanh nghiệp còn lại. DPC, AAA và TPC đều không hoàn
thành kế hoạch năm với con số hoàn thành lần lượt 80%, 51% và 88%.RDP vượt
55% kế hoạch năm và là doanh nghiệp có mức hoàn thành vượt kế hoạch cao nhất
(kế hoạch LN 2015 cao gấp đôi kết quả thực hiện 2014).
Tính đến cuối năm 2015, lượng hàng tồn kho của toàn ngành đạt 2.284,6 tỷ đồng,
tăng nhẹ 6% so với năm 2014.Tuy nhiên, 6/10 doanh nghiệp lại có lượng tồn kho
giảm, 4/10 doanh nghiệp còn lại gồm DNP, AAA, TPC và NTP chính là nguyên
21


nhân làm tăng tồn kho toàn ngành. Trong đó, đáng kể nhất phải nhắc tới AAA và
TPS với con số tăng tồn kho lên lần lượt 55% và 48% so với cùng kỳ năm trước.
2.Cơ hội - Triển vọng đầu tư năm 2016
Việc tham gia các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) song phương và đa
phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sẽ được

hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan để thâm nhập và mở rộng thị trường, cơ hội
đổi mới và nâng cấp công nghệ, tăng quy mô sản xuất từ làn sóng đầu tư và liên
doanh với nước ngoài… Tuy nhiên, trong mỗi cơ hội đó đều tồn tại các thách thức
lớn mà các doanh nghiệp phải vượt qua, như một điều kiện để biến cơ hội thành
hiện thực…
Trong báo cáo Chiến lược Thị trường Việt Nam 2016, Bộ phận Phân tích của CTCP
Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) khuyến nghị nên đầu tư Ngành nhựa trong
năm 2016, bên cạnh 9 nhóm ngành triển vọng khác. Theo SSI Research, ngành
nhựa năm 2016 sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
xây dựng và bất động sản. Ngành xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng 10% trong năm
2016 và bộ phận phân tích kỳ vọng ngành ống nhựa sẽ tăng hơn 15%.
Trong một diễn biến khác, nhiều người cho rằng việc thâu tóm các doanh nghiệp
ngành nhựa sẽ được tiếp diễn trong năm 2016 sau khi AEC có hiệu lực và TPP sắp
đi vào thực hiện. Đi liền với đó, nhóm cổ phiếu ngành nhựa sẽ được hưởng lợi từ
hoạt động thu gom cổ phiếu để bán lại cho nước ngoài.
Trong vòng 3 tháng trở lại đây, 4 mã cổ phiếu gồm DAG, DPC, TPC và AAA đều
giảm giá, lần lượt giảm 3%, 4%, 2% và 34%. Ngược lại, như phản ánh đúng kết quả
kinh doanh, BMP tăng giá 10% và hiện đang có mức giá cao nhất toàn ngành, đạt
138.000 đồng/cp. NTP cũng tăng 4%, đạt 58.900 đồng/cp; RDP tăng 11%, đạt
30.700 đồng/cp.
3. Áp lực cạnh tranh-thách thức
Có 3 điểm cần lưu ý đối với ngành nhựa trong năm 2016 là nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm nhựa trong nước và xuất khẩu được dự báo tăng; Các Hiệp định Thương mại
tự do có thể thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nhựa xuất khẩu, tuy nhiên, điều này sẽ
làm tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Việt Nam
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), với dân số hơn 90 triệu người, chi tiêu nhựa
bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp. VPA dự báo tiêu thụ nhựa bình quân đầu
22



người sẽ tăng lên 45 kg/người/năm vào năm 2020, tương đương tốc độ tăng trưởng
bình quân là 4%/năm.
Bên cạnh đó, ngành bất động sản, xây dựng tiếp tục phục hồi trong thời gian tới
cũng sẽ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nhựa xây dựng. Đặc biêt, với xu hướng
chuyển dịch sản xuất về Việt Nam, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ kéo
theo sự tăng trưởng phân khúc nhựa kỹ thuật.
VPA dự báo, xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ tăng do thuế nhập khẩu sản phẩm nhựa
Việt Nam từ các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn
Quốc được kỳ vọng giảm về 0-5% sau khi FTA Việt Nam - EU, TPP và RCEP có
hiệu lực.
Tuy nhiên, xuất khẩu túi nhựa có thể giảm do nhiều nước thành viên thuộc liên
minh châu Âu đã thống nhất thông qua quy định về hạn chế sử dụng túi nhựa, và xu
hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bao bì tự phân hủy, thân thiện với môi
trường. Hoa Kỳ cũng đã kéo dài lệnh áp thuế áp dụng thuế chống bán phá giá từ
5,28%-52,56% đối với sản phẩm túi nhựa Việt Nam.
Theo VPA thì cạnh tranh trong ngành nhựa có xu hướng tăng trên cả thị trường nội
địa và xuất khẩu. Lý do là Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), FTA Việt Nam-Hàn
Quốc chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2016 cùng với kỳ vọng hoàn tất hiệp định
TPP có thể sẽ gây áp lực làm giảm thị phần nội địa của các doanh nghiệp nhựa
trong nước.
Với áp lực cạnh tranh có thể đến từ các đối thủ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan
(chiếm lần lượt là 29%, 17% và 5% cơ cấu nhập khẩu sản phẩm nhựa trong 11
tháng đầu năm 2015) với nhận diện thương hiệu và chất lượng sản phẩm cao hơn so
với các doanh nghiệp trong nước. Đồng Nhân dân tệ mất giá làm tăng lợi thế cạnh
tranh của các sản phẩm của Trung Quốc trên cả thị trường Việt Nam và các thị
trường xuất khẩu.
Riêng mặt hàng nhựa PP, loại dùng để sản xuất màng kéo sợi BOPP được hưởng
mức thuế suất nhập khẩu là 0% do trong nước chưa sản xuất được. Điều này sẽ làm
tăng chi phí sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước. Tháng
12/2015, Bộ Tài chính dự kiến phương án sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi theo đó,

thuế suất nhập khẩu ưu đãi hạt nhựa PP có thể về 0%.
Hai doanh nghiệp đầu ngành là Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Thiếu Niên Tiền
Phong (NTP) được hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng của ngành vật liệu xây
dựng. Ngành nhựa thuộc nhóm ngành không bị hạn chế bởi sở hữu của khối ngoại
và cả BMP và NTP đều nằm trong danh mục thoái vốn của SCIC trong năm 2016.
23


IV. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
4.1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong – NTP
Địa chỉ: Số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải
Phòng
Điện thoại: (84 31) 3640758
Fax: (84 31) 3847755
Email:
Website:
Thông tin chứng khoán
Vốn điều lệ: 619,730,950,000 đồng
Vốn thực góp: 619,730,950,000 đồng
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
Mã chứng khoán: NTP
Mã Isin: VN000000NTP5
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10,000 đồng
Sàn giao dịch: HNX
Giấy chứng nhận ĐKCK: Số 23/2006/GCNCP-TTLK do VSD cấp lần đầu ngày
07/12/2006, Số 23/2006/GCNCP-VSD-4 đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày
15/07/2015
Tổng số chứng khoán đăng ký: 61,973,095 Cổ phiếu

Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 619,730,950,000 đồng
Ngày giao dịch đầu tiên: 11/12/2006
4.2. Lịch sử hình thành:
24




Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Công ty Nhựa
Thiếu niên Tiền phong được thành lập theo Quyết định số 386/CNn – TCLĐ
ngày 29 tháng 4 năm 1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp).
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp.



Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số 2979/QĐ-TCCB ngày 10 tháng
11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp. Năm 2004, Công ty thực hiện cổ phần hoá
thành công theo hình thức bán bớt phần vốn Nhà nước và huy động tăng vốn
điều lệ lên 90 tỷ đồng.



Ngày 15 tháng 9 năm 2005, Bộ Tài chính có Quyết định số 11652/BTCTCDN về việc phê duyệt đề nghị bán bớt phần vốn của Nhà nước tương ứng
với 13,78% vốn điều lệ.



2006-2007: Ngày 24/10/2006: Cổ phiếu của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu
niên Tiền phong được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội với mã chứng khoán NTP Công ty phát hành thêm 7.222.998 cổ phiếu để

tăng vốn điều lệ lên trên 216 tỷ đồng. Công ty góp vốn thành lập Công ty cổ
phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam Dự án đầu tư mở rộng nhà máy
với diện tích 13,6 ha tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải
phòng, cách cơ sở cũ 5km được cấp phép xây dựng.



2014: Tháng 5/2014, Công ty tiếp tục phát hành thành công 13.001.294 cổ
phiếu để nâng vốn điều lệ
lên 536 tỷ đồng. Công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và Thiết kế đô
thị Khu tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp do Công
ty làm chủ đầu tư tại số 2 An Đà. Công ty được nhận cờ thi đua của Thủ
tướng chính phủ.

4.3. Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh:


Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa kỹ
thuật phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận
tải.



Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác Nhà nước cho phép.



Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi




Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.
25


×