Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ảnh hưởng của KCl đến cải củ trắng radis navet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.89 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì ngành nông nghiệp được
coi là cơ sở, là tiền đề quan trọng. Chính vì thế mà yêu cầu đặt ra cho chúng ta là
phải nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng, các biện pháp kỹ thuật thích hợp (thời
vụ, bón phân, chăm sóc…) cho từng loại cây trồng và ở từng khu vực, vùng miền để
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Rau sạch đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong lĩnh vực lương thực thực
phẩm, cho đến nay Cải củ (Raphanus sativus) là một loại rau ăn củ thuộc họ cải
(Brassicaceae) vẫn được xem là nguồn rau sạch, an toàn.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu và cho thấy, cải củ là
nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin, các khoáng chất, chất xơ, nhiều chất có hoạt
tính sinh học cao và là nguồn bổ sung giàu vitamin B6, riboflavin, magnesi, đồng
và cali. Bởi vậy chúng không những làm thực phẩm mà còn được sử dụng trong các
ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và y học. Trong 100g cải củ chứa: 0,67(g)
đạm, 0,24(g) chất béo, 1,83 đường tống số, 750(mg) chất khoáng, 95,04(g) nước,
vitamin C 15,1(mg), folate 17(mg) và choline 6,8 (mg).
Cải củ trắng chứa chủ yếu các loại đường dễ hấp thu (glucose, fructose),
những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi, sắt và các vitamin nhóm B. Vì vậy củ
cải có nhiều tính năng, công dụng tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô
hấp (ho, hen, đàm, suyễn…) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ợ
chua, nôn, ăn không tiêu, trĩ…). Ngoài ra còn chữa trị được một số bệnh ở bộ máy
tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu it, tiểu thắt, tiểu đục, sỏi…), chữa một số bệnh chuyển
hóa (béo, trệ, đái tháo đường…), bệnh về máu ( hoạt huyết) và còn có công dụng
đặc biệt là giải độc do ngộ độc khí độc do gas, than, độc của rượu, hàn the, …

1



Cải củ trắng là cây tương đối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nhưng hiệu quả
kinh tế lại khá cao so vơi nhiều loài cây trồng khác. Cải củ trắng có thể trồng nhiều
vụ trong năm.
Hạt giống Cải củ trắng được sử dụng phổ biến tên là cải củ 45 ngày được sản
xuất bởi công ty trách nhiệm hữu hạn Chánh Nông.
Bình Định là nơi có vùng đất ven biển chủ yếu là các loại đất có thành phần
cơ giới nhẹ nên khả năng thoát nước nhanh, vào mùa mưa nhiệt độ trung bình
khoảng từ 20 – 28 độ C là thời điểm thích hợp cho việc trồng cải củ. Để cây cải củ
sinh trưởng, phát triển tốt mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có những
yêu cầu cần thiết như: yếu tố môi trường, đất đai, điều kiện ngoại cảnh, hay chế độ
chăm sóc cần được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó phân bón có vai trò rất quan trọng
trong việc thâm canh, tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và tăng độ phì nhiêu của đất.
Để có một nền nông nghiệp bền vững chúng ta phải chuyển từ nông nghiệp truyền
thống “dựa vào đất” sang nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón”.
Theo Nguyễn Thanh Bình, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cần áp dụng
kỹ thuật bón phân cân đối cung cấp đủ cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu,
đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng,
đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất.
Việc bón phân hóa học nếu quá nhu cầu của cây sẽ gây ra ô nhiễm môi
trường đất, còn nếu thiếu sẽ làm giảm năng suất và chât lượng sản phẩm. Khi bón
đầy đủ phân KCl, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Do vậy
phân KCl được coi là nền dinh dưỡng của cây trồng. Vì thế nó đóng vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của bộ rễ, thân cây, tỷ lệ ra củ hữu hiệu và sự tổng hợp các
chất dinh dưỡng có ở trong củ.
Hiện nay cải củ trắng Radis navet là giống sinh trưởng mạnh, gieo trồng
được quanh năm cho củ chất lượng ngon, sau khi trồng 45 ngày thì thu hoạch củ.
Việc bón phân KCl cho cây cải củ trắng Radis navet để nâng cao được năng suất,
chất lượng đường. Từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của KCl đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển và


2


năng suất của giống cải củ trắng Radis navet trồng trong vụ Đông Xuân tại
Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng KCl đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh,
sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cải củ trắng Radis navet.
- Xác định lượng bón phân KCl thích hợp mang lại năng suất, hiệu quả kinh
tế cao cho giống cải củ trắng Radis navet.
- Góp phần khẳng định vai trò của KCl đối với cây trồng nói chung và cải củ
trắng Radis navet nói riêng và cây trồng nói chung
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm dữ liệu về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống cải củ trắng Radis navet trồng
trên đất cát pha dưới ảnh hưởng của các mức bón phân KCl khác nhau.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được mức bón phân KCl phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng ở Bình Định, từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cải củ đạt
năng suất cao. Đồng thời, phổ biến quy trình kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp
phần làm tăng thu nhập cho người trồng rau.
4. Bố cục của luận văn
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và bàn luận
Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về một số đặc điểm sinh học của cây cải củ

1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân KCl đối với cây cải củ trên thế
giới và ở Việt Nam

3


1.3. Tình hình sản xuất cải củ trên thế giới và ở Việt Nam
1.4. Kỹ thuật trồng cây cải củ
1.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.6. Đặc điểm thời tiết khu vực thí nghiệm
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống cải củ 45 ngày (Radis navet) thuộc loài củ cải trắng (Raphanus
Sativut L.) thuộc họ cải (Brassicaceae)
Đặc tính: sinh trưởng mạnh và kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất chất lượng
và hiệu quả kinh tế cao, thu hoạch 45 ngày sau gieo.
Đặc điểm sinh học: là loại cây thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị
nồng cay, dài khoảng 10 – 20 cm, có dạng trụ tròn dài. Lá chụm ở đất, có khía sâu
gần đến gân chính. Chùm hoa đứng; hoa trắng hay đỏ; 6 nhị: 4 dài, 2 ngắn. Quả
hình trụ có mỏ dài. Hạt hình tròn dẹt, có một lưng khom, mặt bụng tạo nên một
cạnh lồi ở giữa, dài hạt 2,5 – 4mm, rộng 2 – 3 mm màu nâu đỏ hoặc đen
Nguồn gốc xuất xứ: được trồng từ thời thượng cổ ở Trung Quốc và Ai Cập.
Ở Việt Nam cải củ trắng được trồng khắp nơi, để lấy củ hay làm rau hay muối dưa,
thân lá làm rau ăn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Trồng giống cải củ trắng Radis navet trên diện tích 90m 2 ở Nhơn Tân –
huyện An Nhơn – tỉnh Bình Định
- Trồng cải củ trắng Radis navet trong vụ Đông Xuân (từ 12/2013 đến
02/2014).
- Các chỉ tiêu về đất, sinh lý, hóa sinh được phân tích tại phòng thí nghiệm

trường Đại Học Quy Nhơn, viện nghiên cứu KH&KTNN duyên hải Nam Trung
Bộ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu trong đất trước và sau khi trồng thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu trong phân KCl.

4


- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến một số chỉ
tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây cải củ trắng Radis navet.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến một số chỉ
tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá của cây cải củ trắng Radis navet.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến một số chỉ
tiêu về năng suất, phẩm chất của cây cải củ trắng Radis navet.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến một số chỉ
tiêu về sâu, bệnh của cây cải củ trắng Radis navet.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân KCl đối với giống cải củ
trắng Radis navet trồng ở Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định.
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
2.4.1. Các công thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Công thức thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 5 công thức với các mức phân KCl khác nhau trên nền bón:
+ Công thức I:
Nền + 83kg phân KCl/ha.
+ Công thức II:
Nền + 166kg phân KCl/ha.
+ Công thức III:
Nền + 250kg phân KCl/ha.
+ Công thức IV:

Nền + 333kg phân KCl/ha
Nền: 12 – 15 tấn phân chuồng/ha, 30 - 50 kg lân/ha, 65 - 100 kg đạm
urê/ha.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
CT I

CT II

CT III

CT IV

CT II

CT III

CT IV

CT I

CT III

CT IV

CT I

CT II

Dải bảo vệ

- Diện tích thí nghiệm:

5


Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5 m2 , lặp lại 3 lần
Diện tích dải bảo vệ: 30,0 m2
Tổng diện tích thí nghiệm: 90 m2
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định
2.4.2.1. Phân tích một số chỉ tiêu đất trồng trước và sau thí nghiệm
+ Xác định độ chua trao đổi theo phương pháp Daicuhara.
+ Phân tích độ mùn theo phương pháp Walkley- Black.
+ Phân tích nitơ dễ tiêu theo phương pháp Chiurin- Cononova.
+ Phân tích kali dễ tiêu theo phương pháp kiecxano.
2.4.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian từ gieo đến khi cây có 2 lá, cấy ra vườn
+ Thời gian từ trồng đến khi cây hình thành củ:
+ Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch
+ Thời gian sinh trưởng được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch củ
- Chỉ tiêu hình thái
+ Đường kính cây (cm): Dùng thước kẹp đo đường kính bề ngang của cây, sự
vươn dài của tán lá. Từ mút điểm lá dài nhất bên này, đến điểm mút dài nhất của lá
bên kia.
Theo dõi 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm, đo từ sau khi cây hồi xanh, đo 1 tuần 1
lần.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao
+ Diện tích lá
+ Tốc độ ra lá.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Đếm tổng số củ
+ Khối lượng trung bình củ
+ Chiều dài củ
+ Đường kính củ
Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = số cây/m2 x khối lượng củ /số cây

6


Năng suất thực thụ(NSTT) (tấn/ha) = cân toàn bộ khối lượng củ thu hoạch/ một
công thức thí nghiệm và quy về tấn/ha
-

Một số chỉ tiêu phẩm chất
+ Hàm lượng tinh bột
+ Hàm lượng đường khử
+ Hàm lượng chất khô
+ Hàm lượng chất xơ
+ Hàm lượng nguyên tố K, Ca
+ Độ dày thịt củ
+ Tỷ lệ thịt củ/vỏ củ

- Tình hình sâu, bệnh
- Sâu hại.
+ Sâu xanh ăn lá: Theo dõi 20 lá ngẫu nhiên/ô thí nghiệm, tính số lá bị hại.
Điều tra 3 lần, cách nhau 1 tuần.

Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) =

Số cây bị hại

Tổng số cây theo dõi

x 100

- Bệnh hại.
+ Bệnh đốm lá: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây đánh dấu, 7 ngày theo dõi
một lần, tính tỷ lệ bệnh theo công thức:
Tỷ lệ bệnh hại (%) =

Số cây (lá) bị hại
Tổng số cây (lá) theo dõi

X 100

+ Bệnh thối củ: Theo dõi 5 cây đánh dấu đếm tổng số củ bị thối và số cây bị
nhiễm bệnh của 3 lần điều tra, tỷ lệ bệnh hại xác định theo công thức:

7


Tỷ lệ bệnh hại (%) =

Số cây (củ) bị hại
Tổng số cây (củ) theo dõi

x 100

2.4.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá
- Hàm lượng diệp lục qua 3 giai đoạn: cây con, ra hoa và hình thành quả
theo phương pháp quang phổ.

- Hàm lượng tro.
- Hàm lượng nitơ tổng số.
2.4.2.4. Phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong quả
- Tỉ lệ chất xơ trong củ .
- Hàm lượng nitơ tổng số và protein trong quả theo phương pháp
Microkjeldahl .
- Hàm lượng chất khô trong củ.
- Hàm lượng đường tổng số, hàm lượng tro, axit hữu cơ và hàm lượng
nguyên tố khoáng Ca, k trong quả ở giai đoạn thu hoạch.
2.4.2.5. Chỉ tiêu về chống chịu sâu, bệnh:
- Tỉ lệ cây (gốc) bị sâu ở các công thức thí nghiệm.
- Tỉ lệ cây bị bệnh ở các công thức thí nghiệm.
- Tỉ lệ củ bị sâu đục củ.
2.4.3. Phương pháp xử lý các số liệu
Số liệu được tính toán và xử lý bằng các công thức toán học thông thường,
phần mềm Excel 2003, phần mềm IRRISTAT, phần mềm LSD 0,05
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trước và sau khi trồng thí nghiệm
3.2. Một số chỉ tiêu ở trong phân KCl
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của giống cải củ trắng Radis navet

8


3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển, tỷ lệ đậu củ
3.4.1. Chiều cao cây
3.4.2. Số lá trên thân
3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá

3.5.1. Hàm lượng diệp lục trong lá
3.5.2. Hàm lượng chất khô trong lá
3.5.3. Hàm lượng tro trong lá
3.5.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong lá
3.6. Các chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất
3.6.1. Các chỉ tiêu về năng suất
3.6.1.1. Chiều dài củ
3.6.1.2. Đường kính củ
3.6.1.3. Trọng lượng củ
3.6.1.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
3.6.2. Các chỉ tiêu về phẩm chất
3.6.2.1. Hàm lượng N tổng số trong củ
3.6.2.2. Hàm lượng K, Ca trong củ
3.6.2.3. Hàm lượng chất khô trong củ
3.6.2.4. Hàm lượng đường tổng số, hàm lượng tro, axit hữu cơ và hàm lượng
nguyên tố khoáng trong củ ở giai đoạn thu hoạch.
3.6.2.5. Tỷ lệ chất xơ trong củ
3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân KCl khác nhau đến khả năng chống
chịu sâu, bệnh
3.7.1. Tỷ lệ nhiễm sâu hại
3.7.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh hại
3.8. Hiệu quả kinh tế
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


Quy Nhơn, Ngày tháng
Người hướng dẫn khoa học

(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2013

Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Võ Minh Thứ

Nguyễn Quốc Huy

Phòng sau đại học

Chủ tịch Hội đồng bảo vệ

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

10



×