Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

dap an bai kiem tra nang cao24052013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.32 KB, 4 trang )

Đáp án bài kiểm tra lớp nâng cao ngày 24/5/2013
A.Phần lý thuyết
Trong Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án, gói thầu Tư vấn khảo sát
& lập thiết kế bản vẽ thi công (tạm tính theo tỷ lệ giá trị xây lắp trong hồ sơ dự án
đầu tư được duyệt) có giá gói thầu lớn hơn 03 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị định số
85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, gói thầu này
phải tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên thực tế trong quá trình
thực hiện giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công, do dự toán gói thầu nói trên được chủ
đầu tư phê duyệt có giá trị dưới 03 tỷ đồng, như vậy theo quy định thì gói thầu này
không phải tổ chức đầu thầu để lựa chọn nhà thầu nữa mà chuyển sang hình thức chỉ
định thầu.
- Vậy trong trường hợp này có phải lập thủ tục phê duyệt điều chỉnh kế hoạch
đấu thầu đối với gói thầu này hay không (điều chỉnh giá gói thầu và hình thức từ
đấu thầu sang chỉ định thầu).
- Trong trường hợp chưa lập thủ tục phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu
đối với gói thầu này, hiện nay công trình đã triển khai thi công, vậy cách giải
quyết như thế nào, có phải bổ sung thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu đối với
gói thầu này không, cần phải làm thủ tục gì.
Trả lời gợi ý
Để trả lời nội dung trên, chúng ta cần nắm lại một số quy định liên quan
-Tại khoản 1 điều 70 nghị định 85: Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu
hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu
theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 và khoản 6 Điều này
Khoản 2 điều 70: Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được
duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu
để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá
gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.


Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã


được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư bảo đảm tổng
giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán
cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch
đấu thầu không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư
xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của
pháp luật về đấu thầu
Như vậy, tình huống 2 nghị định 85 chia làm hai trường hợp(1) khi giá dự toán thay
đổi thì sẽ thay thế giá gói thầu đã duyệt mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu
trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt, nhưng: nếu dẫn đến thay đổi hình thức đấu thầu đã
duyệt trong KHĐT thì: (2) Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa
chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định
của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức
lựa chọn nhà thầu.
Đồng nghĩa với việc trường hợp dự toán thấp hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa
chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định
của Luật Đấu thầu thì: quay lại khoản 1, có nghĩa là phải trình người có thẩm quyền điều
chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua điều chỉnh kế hoạch đấu thầu đã duyệt.
Ngoài ra, quy định tại khoản 4 điều 4 luật đấu thầu: Trình tự thực hiện đấu thầu
gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và
phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
và ký kết hợp đồng.
Từ sự hiểu thấu đáo quy định trên, chúng ta dễ dàng đưa được ra câu trả lời cho tình
huống cụ thể:
+Trường hợp dự toán duyệt trước khi phê duyệt hồ sơ mời thầu ( còn trong bước
chuẩn bị đấu thầu): nếu bên mời thầu muốn áp dụng hình thức chỉ định thầu ( vì giá dự
toán nhỏ hơn 3tỷ đồng, tư vấn, thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu, đồng thời
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chỉ định thầu quy định tại khoản 3 điều 40 nghị định
85) thì phải báo cáo chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét duyệt điều chỉnh kế
hoạch đấu thầu. (Lưu ý vì giá dự toán thấp hơn chứ không phải cao hơn, dẫn đến thay đổi
hình thức đấu thầu như đã nói trên)

+Trường hợp dự toán duyệt sau khi đã phát hành HSMT gói tư vấn trên: lúc này quá
trình đấu thầu đã ở bước tổ chức đấu thầu ( hình thức là rộng rãi, đã đăng thông báo mời
thầu, HSMT đã duyệt với hình thức đấu thầu rộng rãi, không phải là HSYC..), do đó hình


thức đấu thầu đã thực hiện là đấu thầu rộng rãi, thì việc chuyển qua chỉ định thầu không
còn ý nghĩa, có nghĩa là tiếp tục triển khai ĐT rộng rãi, không điều chỉnh gì nữa.
Và tất nhiên, trường hợp đã ký hợp đồng “ thực tế trong quá trình thực hiện giai đoạn
lập thiết kế bản vẽ thi công”, có nghĩa là đã hết quá trình đấu thầu, chưa kể “hiện nay công
trình đã triển khai thi công” thì không còn liên quan gì đến KHĐT nữa.
Trong trường hợp này, nếu như bên mời thầu, chủ đầu tư đã tự động chỉ định thầu
gói thầu tư vấn này trước đây( thay vì đấu thầu rộng rãi) thì chủ đầu tư đã làm sai quy
định, không phù hợp với luật; tuy nhiên không thuộc hành vi bị cấm, cơ quan kiểm tra sẽ
đề xuất xử phạt chủ đầu tư cảnh cáo, kết hợp xử phạt tiền theo nghị định 53/2007. Còn
công việc vẫn thực hiện theo hợp đồng, không điều chỉnh gì KHĐT.

B.Phần bài tập
Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu cung cấp thiết bị, nhưng có một số thiết bị khi dự
thầu nhà thầu chào của một nhà sản xuất từ Mỹ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do
thiết bị trên cung cấp tại thị trường châu Á (Việt Nam) thì không được cung cấp trực tiếp
từ Mỹ mà thay thế cùng hãng nhưng được sản xuất ở Đài Loan. Nhà thầu đề nghị Chủ đầu
tư chấp nhận.
Vậy trong tình huống này nếu bạn là Chủ đầu tư thì giải quyết thế nào? Chấp
nhận hàng hóa xuất xứ từ Đài Loan hay có biện pháp gì khác?
Bài học kinh nghiệm qua tình huống này theo Bạn là gì?
Trả lời gợi ý:
Đây là phát sinh xảy ra sau khi hợp đồng đã ký. Nguyên tắc luôn luôn tuân thủ
là căn cứ vào hợp đồng đã ký để xử lý. Việc xử lý là giữa 2 bên ký kết hợp đồng,
không có bên thứ ba, đặc biệt là người có thẩm quyền không nên tham gia vào quá
trình thực hiện hợp đồng.

-Thứ nhất, nếu như chọn phương án hủy hợp đồng vì nhà thầu đã không cung
cấp đúng như hợp đồng đã ký sẽ dẫn đến hệ lụy là phải xử lý tranh chấp, thiệt hại,
nhất là nếu có tổ chức đấu thầu lại thì cũng không thể có hàng hóa này được cung cấp
từ Mỹ vì sự phân chia thị trường phân phối của nhà sản xuất (ví dụ theo quy định của
nhà sản xuất thì thị trường Châu Á là hàng sản xuất ở singapore chẳng hạn)
Thứ hai, trường hợp chấp nhận thay đổi (gần như là lý do khách quan) thì:
Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu phải giảm giá hợp đồng (vì lỗi của nhà thầu),
mức giảm thế nào cần được 2 bên thống nhất, hàng hóa tiêu chuẩn Mỹ khác hàng hóa
đó nhưng tiêu chuẩn Châu Á.


Áp dụng bổ sung 1số biện pháp chế tài như: tăng thời gian bảo hành, chế độ hậu
mãi, chịu mọi sự rủi ro nếu có do thay đổi nơi sản xuất dẫn đến thay đổi tiêu chuẩn
hàng hóa. Trước khi đi đến quyết định nào thì chủ đầu tư cần tìm hiểu xem đây có
phải là lý do khách quan không hay mánh lới của nhà thầu….
Bài học kinh nghiệm: chủ đầu tư, đặc biệt là bên mời thầu cần phải có những chuyên
gia am hiểu lĩnh vực thuộc gói thầu như quy định tại điều 9 luật, có nghĩa là:
-

Đối với thiết bị, hàng hóa cần phải am hiểu phân biệt giữa nhà sản xuất và nhà
phân phối.

Thực tế thì chỉ có thể yêu cầu nhà phân phối, đồng nghĩa với việc bên mời thầu phải
biết loại hàng hóa mà nhà thầu cung cấp không thể cung cấp từ Mỹ vì sự phân chia thị
trường phân phối của nhà sản xuất. việc nhà thầu khi tham dự thầu phải nêu rõ xuất xứ,
nhãn hiệu hàng hóa trong HSDT ( ngược lại trong HSMT thì không được nêu cụ thể xuất
xứ, nhãn hiệu hàng hóa). Khi đánh giá HSDT của nhà thầu nói trên, bên mời thầu phải
yêu cầu nhà thầu làm rõ, giải thích tại sao hàng hóa trên lại được cung cấp từ Mỹ ( trong
khi theo quy định của nhà sản xuất thì thị trường Châu Á là hàng sản xuất ở singapore
chẳng hạn).

Đây là 1 bài học mà các chủ đầu tư, bên mời thầu nếu không hiểu rõ thị trường thì rất
dễ bị nhà thầu đưa vào tình trạng đã rồi sau khi trúng thầu, ký hợp đồng nhưng không cung
cấp đúng xuất xứ hàng hóa như đã nêu trong HSDT.



×