Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chuyên đề 4 Quản lý nhà nước chuyên viên chính Hoạch định chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.13 KB, 15 trang )

Chuyên đề 4:
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
MỤC LỤC

Câu hỏi ôn tập:
Anh (chị) hãy cho biết chính sách công là gì? Trình bày tác dụng của loại
công cụ này đối với đời sống xã hội. Liên hệ một số chính sách trong đời sống
của nớc ta?
A. LÝ THUYẾT CHUNG
Chính sách là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra
quyết định trong tổ chức. Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách
khác nhau cho những mảng hoạt độngtrọng yếu. Ví dụ:
+ Chính sách khuyến khích tài năng trẻ nhằm tạo động lực phấn đấu
cho lớp người trẻ cho tổ chức.
+ Chính sách đào tạo nhân viên nhằn xác định phương thức đào tạo
nhân viên để đáp ứngvới đòi hỏi của công việc hiện tại và tương lai. Phương
thức đào tạo ở đây có thể là đào tạo quacông việc, đào tạo tại các cơ sở đào
tạo bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức…
Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để
hướng dẫn hay khaithông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định. Các
chính sách giúp cho việc giải quyết cácvấn đề trong các tình huống nhất định
và giúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác nhau của tổ chức
1. Lập quy trình ra quyết định
B1: Xác định vấn đề
B2: Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá phươngán
B3: Xác định các phương án
B4: Đánh giá các phương án
B5: Lựa chọn phương án và ra quyết định
2. Quy trình lập kế hoạch
B1: Nghiên cứu và dự báo môi trường
B2: Xác định các mục tiêu


B3: Xác định các phương án
1


B4: Đánh giá các phương án
B5: Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sự thống nhất giữa quy trình ra quyết định và lập kế hoạch
- Xác định vấn đề suy cho cùng là nghiên cứu và dự báo những cơ hội
và mối nguy cơ trongcả hiện tại và tương lai.
- Việc xác định mục tiêu phải được tiến hành trước việc lựa chọn các
tiêu chuẩn đánh giá phương án.
- Với những các nhìn nhận khác nhau: có nhiều nhóm xem xét các
phương án đánh giá phương án khả dĩ nhất ( chứ không phải đưa ra tất cả các
phương án có thể)
3. Quy trình hoạch định chính sách
Bước1: Xác định và lựa chọn vấn đề
“Vấn đề là gì?” là khoảng cách giữa điều mà con người mong muốn với
cái thực tế màcon người chưa đạt được. Việc xác định vấn đề thông qua trả lời
cho những câu hỏi sau:
- Vấn đề là gì?
- Có thực sự có vấn đề không?
- Triệu trứng của vấn đề là gì ? Nếu không giải quyết vấn đề thì hậu quả
sẽ như thế nào?
- Nguyên nhân của vấn đề là gì?
- Có cần ra quyết định về chính sách để giải quyết vấn đề hay không?...
Phân loại vấn đề
Bởi vì các vấn đề cũng như các cơ hội là rất nhiều và đa dạng, do đó sẽ
có lợi khi phân loại vànhóm các vấn đề theo một cách nào đó. Đối với hầu hết
các hoạt động cải thiện dựa theo nhómlàm việc, các vấn đề và các cơ hội có
thể phân chia thành 3 loại chung:

Loại I: Cá nhân có quyền điều khiển hoàn toàn đối với vấn đề hoặc cơ
hội và có quyềnthực thi biện pháp giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Bạn đang ở trong một cuộc họp, và bạn nhận ra căn phòng có vẻ
ấm. Bạn kiểm tra bộ điều chỉnh nhiệt trên tường. Nó báo là 38 độ. Bạn chuyển
nó thành 20 độ và căn phòng trở nênthoải mái hơn nhiều. Như vậy là bạn có
quyền thực thi biện pháp giải quyết vấn đề. Có thể xếptrường hợp này vào
loại I.
Loại II: Cá nhân không có quyền điều khiển trực tiếp các vấn đề hay
cơ hội, nhưng lại cókhả năng tác động tới những người có quyền điều khiển.
2


Ví dụ: Bạn đang ở một cuộc họp khác, trong một phòng hội thảo khác,
và bạn nhận thấymọi người cũng đồng ý rằng, căn phòng nóng một cách khó
chịu. Bạn liên lạc với người giám sátviệc bảo dưỡng máy móc và nói cho cô
ta về vấn đề 38 độ trong phòng và việc tất cả 11 ngườitrong phòng đều cảm
thấy khó chịu. Người giám sát vào phòng, mở vỏ nhựa, chuyển nhiệt độxuống
còn 20 độ. Một vài phút sau căn phòng trở nên mát hơn. Trong trường hợp
này, bạn đã làngười có khả năng tác động đến có quyền điều khiển để đưa ra
hành động. Một yếu tố quan trọnglà bạn đã truyền tải được thông tin
- Nhiệt độ trong phòng là 38 độ và mọi người đều cảm thấynóng. Điều
này đặt vấn đề vào vị trí của người có quyền điều khiển. Nếu đơn giản chỉ gọi
ai đóvà nói rằng căn phòng nóng và yêu cầu họ hạ thấp nhiệt độ xuống, người
đó có thể đã khóa cuộcgọi, giả thiết rằng cô ta đang làm việc theo ưu tiên, cô
ta có thể nghĩ rằng nhiều vấn đề khác cầnưu tiên hơn. Nếu bạn muốn tác động
đến ai đó và khiến họ thấy được mức nghiêm trọng của vấnđề hay mối lo âu
thì hãy cho họ những thông tin ủng hộ quan điểm của bạn.
Loại III: Cá nhân không có quyền điều khiển hay tác động gì lên vấn
đề. Trong môitrường làm việc, các khoản nằm trong hợp đồng liên hiệp hay
chính sách của công ty cóthể là điển hình nằm trong loại III này.

Ví dụ: Một lần nữa bạn lại tổ chức một cuộc họp các nhân viên của
bạn. Lần này, cuộc họpđược tổ chức ở một phòng hội thảo tại một trung tâm
hội nghị lớn. Nhiệt độ trong phòng bạn cứtăng dần lên suốt buổi sáng, và sau
một cuộc kiểm tra kỹ càng, bạn nhận ra rằng ở phòng nàykhông hề có bộ điều
chỉnh nhiệt độ để điều khiển nhiệt độ trong phòng. Các nhân viên của bạncảm
thấy rất bực bội và năng suất công việc của cuộc họp và việc hợp tác giữa họ
xuống thấp. Bạn đã phải đi rất xa tới đây vì cuộc họp và chi phí công ty bỏ ra
là rất lớn. Bạn gọi người quảnlý trung tâm hội nghị tới chỉ để nghe họ nói
rằng họ rất lấy làm tiếc về sự bất tiện của bạn, nhưngtất cả các máy nhiệt độ
đều được điều chỉnh bởi một trung tâm điều khiển và không thể điềuchỉnh
một cách riêng lẻ được. Thậm chí vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi
nhiệt độ bênngoài là 40 độ và vẫn đang tiếp tục tăng. Trong trường hợp này,
bạn không hề có quyền điềukhiển nhiệt độ phòng họp và cũng không có tác
động được tới bất kì ai có khả năng giải quyếtvấn đề trước mắt. Chúng tôi
nhận thấy rằng hầu hết phần lớn các vấn đề mà chúng ta gặp phải đều là loại I
hoặc II.
+ Nếu nó là vấn đề loại I, thì hãy tìm ra nguyên nhân và sửa chữa nó.
+ Nếu nó là vấn đề loại II, hãy thu thập thông tin chứng tỏ cho sự
nghiêm trọng của vấnđề và sử dụng thông tin này để tác động lên người có
quyền thực thi một biện pháp để giải quyết vấn đề.
+ Nếu nó là loại III, hãy chấp nhận sự thiếu hiệu quả của việc giải
quyết vấn đề nòng cốt trước mắt và hãy tập trung vào các biện pháp thay thế
3


có sẵn sàng sử dụng các cách của loại I và II – những cách có thể cho ta
phương pháp nào đó có tác dụng giảm nhẹ tạm thời hơn là biện pháp giải
quyết vấn đề triệt để.
Phân biệt giữa triệu trứng và vấn đề
Từ “vấn đề” sẽ được nhắc đến rất thường xuyên trong bước này. Vì

vậy, bước đầu tiên đểgiải quyết vấn đề là bạn phải phân biệt được đâu thực sự
là một vấn đề, còn đâu mới là triệuchứng của vấn đề:
Bài tập tình huống 1
Giả sử tối nay bạn đi làm về thì trời mưa. Trong khi bạn đang chạy ra ô
tô để tránh bị ướt thì bị trượt chân ngã trên vỉa hè và bị sái chân. Bạn thấy
chân mình đau kinh khủng nhưng bạn vẫncố gắng đi khập khiễng đên chỗ ô tô
của mình. Tối hôm đó chân của bạn đau dữ dội đến mức bạnkhông thể ngủ
được. Sáng hôm sau, chỗ đau đó còn trở nên tồi tệ hơn nên bạn đã hẹn đến
khám bác sĩ. Sau khi ngồi đợi lâu đến mức tưởng như phải ngồi đợi vĩnh viễn
trong phòng, cuối cùng bạncũng đã được gọi vào gặp bác sĩ. Khi bác sĩ hỏi
bạn đang gặp vấn đề gì, bạn đã giải thích về tainạn trượt chân của bạn, nói
rằng chân bạn đang bị sưng lên, và bạn cảm thấy đau rất dữ dội. Bác sĩ mỉm
cười như đã hiểu ra vấn đề, rồi như thông lệ bác sĩ kê cho bạn hai đơn thuốc.
Bạn hỏi bácsĩ: “những cái đơn này để làm gì”. Bác sĩ trả lời bạn rằng một đơn
thuốc để làm một chân bạn đỡ sưng, còn một đơn để giúp bạn làm giảm đau
Như vậy thì vấn đề đã được giải quyết hay chưa?
Bác sĩ đã làm gì trong trường hợp giả thuyết này?
Bác sĩ đã giải quyết được vấn đề chưa? Trong trường hợp này, bác sĩ đã
chưa phân biệtđược giữa vấn đề và triệu chứng. Bác sĩ của bạn đã không
khám cho bạn mà chỉ đưa cho bạn vàiviên thuốc để trị những triệu chứng.
Bạn vẫn chưa biết được vấn đề thực sự là gì. Bạn có thể bịgãy chân, vỡ sụn ở
đầu gối, hay chỉ đơn giản là bị bong gân cấp tính. Cái chân bị sưng và đau
buốt không phải là những vấn đề bác sĩ nên giải quyết. Chúng đơn thuần chỉ
là những triệu chứngcủa vấn đề. May mắn là hầu hết các bác sĩ sẽ chụp Xquang, làm chân bạn chuyển động theo một sốhướng, cố gắng tìm ra nguyên
nhân thực sự của chỗ đau buốt và bị sưng tấy rồi sau đó chuẩnđoán. Khi đó,
bác sĩ của bạn sẽ điều trị nguyên nhân của vấn đề chứ không phải là các
triệuchứng.
Bài tập tình huống 2
Giả sử, sau khi bạn đã đọc xong cuốn sách về giải quyêt vấn đề này,
bạn đi ra ô tô hay xe tảiđể về nha hay trở lại nơi làm việc. Khi bạn đề ga, bạn

thấy xe chẳng hoạt động. Sau khi chắc chắnlà xe bạn đang ở điểm đỗ (để
tránh khỏi sự bối rối về sau), bạn kiểm tra và nhận ra rằng đèn pha,đèn chụp
và cả radio đều không hoạt động được. Vấn đề ở đây là gì? Một giả thuyết
4


hợp lý có thể là do ắc quy chết. Tất nhiên nếu bạn đang sống trong khu vực
luôn bị rình rập bởi bọn tội phạm,nhiều người có thể nhanh chóng kết luận
rằng “có ai đó đã ăn trộm ắc quy của bạn!”
Nếu không, bạn có thể cho rằng ắc quy của bạn vẫn an toàn ở đúng vị
trí của nó và bạn sẽ nhờ ai đó đưa bạn đến chỗ bán ắc quy để mua ắc quy mới.
Sau đó, bạn quay trở lại xe, tháo ắc quy cũ ra và đưa ắcquy mới vào. Bây giờ
thì xe có thể khởi động được. Thế là vấn đề đã được giải quyết, phảikhông?
Không may cho bạn là 3 ngày sau, khi bạn đã sẵn sàng đến chỗ làm, bạn cho
chìa khóa xevào ổ và nổ máy, xe bạn lại không khởi động được. Bạn biết và
chắc chắn là lần này đèn pha, đènchụp không lên và cả radio không bật bài
hát mà bạn thích nữa. Vấn đề bây giờ là gì đây? Ắc quylại chết sao? Lần này,
có thể ắc quy chết không phải là một giả thuyết hợp lý nữa. Trong trườnghợp
này, ô tô không khởi động được và ắc quy chết đều chỉ là các triệu chứng của
một vấn đềkhác. Chúng ta nói rằng, trong ví dụ này, nguyên nhân cốt lõi của
vấn đề là cái máy phát điện bịtrục trặc. Để làm rõ hơn trường hợp này, hãy giả
dụ rằng bạn lờ cái giả thuyết hợp lý này đi và lại điđên quầy bán hàng hay
tiệm khuyến mãi để mua một cục ắc quy mới. Ba ngày sau, “thật là ngạc
nhiên!” vì bạn không thể khởi động xe được. Lần này, có một điều hiển nhiên
là khi bạn xử lý cáctriệu chứng và không giải quyết nguyên nhân cốt lõi của
vấn đề thì vấn đề đó sẽ không bao giờ biến mất và các triệu chứng thì sẽ tiếp
tục xảy ra. Sẽ tốn kém thế nào nếu như bạn tiếp tục thay ắcquy 2 lần/tuần?
Hai ắc quy ô tô một tuần sẽ tốn $150 và trong một năm sẽ mất $7500. Thời
gian là tiền bạc, do vậy bạn cũng phải tính thêm sự bất tiện và thời gian để đi
mua một cục ắc quykhác, lấy ắc quy cũ ra và cho cục ắc quy cũ vào, hoặc bạn

có thể mua một lúc 2 đến 3 cục ắc quyvà để ắc quy chưa dùng tới vào trong
thùng xe. Cách đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để bạnmua ắc quy mới,
nhưng liệu như vậy đã giải quyết được vấn đề hay chưa? Câu trả lời là chưa.
Cho đến khi nào bạn thay thế cái máy phát điện trục trặc, bạn sẽ không phải
thay ấc quy nữa. Đây rõ ràng là một giải pháp nực cười, và bạn sẽ không bao
giờ nghĩ rằng bạn sẽ dùngkhoảng thời gian và tiền bạc đó để giải quyết vấn đề
di chuyển của bạn! Nhưng trong bao lâu thìchúng ta sẽ thay ắc quy trong thiết
bị của chúng ta để máy chạy tốt và không bao giờ phải xácđịnh hay xử lý
những vấn đề thực sự là cái máy phát điện? Phí tổn trong kế hoạch của chúng
ta cảvề mặt tiền bạc và thời gian là gì? Và tiêp tục thực hiện giải pháp trị triệu
chứng này về lâu dài sẽlàm bạn tiêu tốn như thế nào? Cũng nực cười như ví
dụ bên trên, liệu đó có phả là giải pháp màngày này qua ngày khác mà chúng
ta sẽ chọn không? Và giống như hai ắc quy dự trữ, bạn cũngsẽ dự trữ các phụ
tùng khác trên xe như thế nào trong trường hợp dự phòng?
“Từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta có thể rút ra được điều gì từ những
ví dụ trên vàqua đó áp dụng vào môi trường làm việc của chúng ta?”

5


Ví dụ 1: Bạn có nghĩ là trong các công việc thường ngày chúng ta hay
bị nhầm lẫn khi phân biệt giữavấn đề và dấu hiệu (triệu chứng) của vấn đề?
Bạn đã bao giờ nghe câu này chưa:
“Tinh thần yếu là một vấn đề lớn trong công việc của chúng ta”.
Hãy suy nghĩ về câu nói đó. Bây giờ, hãy hỏichính bản thân của bạn
xem liệu tinh thần yếu có phải là vấn đề, hay nó chỉ là một triệu chứngcủa
một vấn đề? Trong hầu hết các trường hợp, tinh thần yếu là một triệu chứng
của những vấn đề chính yếu như lương thấp, giám sát không tốt, thiếu sự lãnh
đạo… Cũng giống như chân đau và bị sưng tấy là một triệu chứng của gãy
chân hay bong gân. Ví dụ 2: Vậy câu nói này thì sao?

“Phế thải là vấn đề hàng đầu của chúng ta. Tôi muốn mỗi bạn ở đây hãy
tự nguyện tham gia vào nhóm giải quyết vấn đề và hãy tập trung vào giải
quyết vần đề về phế thải”. Phế thải có phải là vấn đề cốt lõi không hay nó chỉ
là dấu hiệu của vấn đề?Trong hầu hết các trường hợp lượng phế thải nhiều là
triệu chứng của một vấn đề (hay nhiềuvấn đề) và bản thân nó không phải là
một vấn đề. Cái gì đã khiến chúng ta phải giảm lượng phếthải di? Chân chúng
ta bị sưng và bị buốt bởi có thể nó đã bị gãy. Chúng ta có lượng phế thải nhiều
là bởi chúng ta đã thải ra các vật liệu mà lẽ ra chúng ta không nên thải, chúng
ta đập phánguyên vật liệu khi quản lý chúng, chúng ta cuộn, rèn, dập hay chế
tạo các sản phẩm không đúngtiêu chuẩn kỹ thuật…Chúng ta phải hiểu rõ sự
khác nhau giữa vấn đề và triệu chứng. Lý do cần có sự phân biệt làchúng ta
hường nỗ lực cả nhóm làm việc vào tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân cốt
lõi của vấnđề chứ không chỉ dùng “băng keo” để xử lý các triệu chứng.
Bài tập tình huống 3
Bạn là giám đốc một nhà máy sản xuất thép. Dây chuyền sản xuất thép
tấm liên tục của bạnđang trải qua nhiều lần ngắt điện liên tục ở lò điện cảm
ứng cao tần được sử dụng để sử dụng đểxử lý lớp phủ ngoài bằng nhựa thông
được phết và thép ngay trước khi đưa vào lò. Bất cứ khi nào lò cảm ứng điện
bị ngắt, trục lăn dùng để bôi nhựa thông sẽ mở và cho phépchưa có nhựa
thông đi qua. Điều này tạo ra các sản phẩm bị lỗi (không hoàn hảo). Sự ngắt
điện này được kích hoạt bởi các nhiệt kế được sử dụng để cảm nhận nhiệt độ
củanước làm nguội được khử khoáng của lò. Nước làm nguội chảy qua các
thanh dẫn điện DC và các máy tinh cất kiểm soát chất silic vàđiều khiển nhiết
độ của hệ thống điện năng lượng cao. Chất lượng rất quan trọng cho sự vận
hànhan toàn và hiệu quả của lò.
Câu hỏi:
+ Liệu những lần ngắt điện đó chính là vấn đề hay chúng mới chỉ là
các triệu chứng củavấn đề ?

6



+ Nguồn gốc của vấn đề là gì và có thể cho một số lời khuyên để giải
quyết vấn đề?
Mô hình xác định nguyên nhân gốc rễ (Mô hình 5W + 1W)
Câu hỏi “tại sao” có thể là câu hỏi thường được sử dụng ở một đứa trẻ
lên 3 và đôi khi nógây cho bạn sự lúng túng, nhưng nó sẽ cho bạn một bài học
bất ngờ. 5 why là công cụ được sửdụng mà không liên quan đến sử lý dữ liệu,
kiểm định giả thuyết, phương pháp hồi quy hay cáckỹ thuật thống kê khác.
Trong nhiều trường hợp, nó có thể được thực hiện mà không mà khôngcần thu
thập dữ liệu. Bằng việc lặp lại các câu hỏi tại sao, bạn có thể phát hiện và loại
bỏ các triệu chứng gây ranguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nguyên nhân bên
ngoài sẽ là cơ sở để bạn đặt các câu hỏi tiếptheo. Mặc dù phương pháp này
được gọi là 5 why nhưng bạn có thể áp dụng ít hơn hoặc nhiềuhơn 5 lần cho
đến khi bạn tìm thấy vấn đề cần khắc phục.
Lợi ích của 5 why:
• Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề
• Xác định mối quan hệ giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề
• Một trong những công cụ đơn giản và dễ áp dụng mà không cần phân
tích quá trình bằng thống kê.
Khi nào 5 why phát huy hiệu quả:
• Khi các vấn đề cần giải quyết liên quan đến nhân tố con người hoặc
mối quan hệ qualại giữa người và người
Các bước áp dụng 5 why:
1. Viết ra vấn đề cụ thể cần nghiên cứu. Việc này giúp bạn và nhóm của
bạn hiểu rõ và tậptrung vào vấn đề. 2. Đặt câu hỏi tại sao vấn đề lại xảy ra và
viết câu trả lời dưới vấn đề đã ghi. 3. Nếu câu trả lời đưa ra chưa phải là
nguyên nhân gốc rễ thì hãy tiếp tục đặt câu hỏi tại saovà viết ra câu trả lời4.
Lặp lại bước 3 cho đến khi cả nhóm tìm được nguyên nhân gốc rễ cảu vấn đề.
Có thể phảiđặt ít hơn hoặc nhiều hơn 5 lần các câu hỏi tại sao.

Các ví dụ về 5 why:
Vấn đề xảy ra: khách hàng không hài lòng vì sản phẩm không đáp ứng
yêu cầu của họ. 1. Tại sao khách hàng lại nhận được các sản phẩm không đáp
ứng được yêu cầu củahọ?- Bởi vì nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không
đúng các tiêu chuẩn mà khách hàng và nhânviên bán hàng đã thống nhất2. Tại
sao nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không đúng tiêu chuẩn đã ký kết?- Bởi
vì nhân viên bán hàng giải quyết công việc bằng cách trao đổi qua điện thoại
với người phụ trách sản xuất. Lỗi có thể xảy ra do nhầm lẫn tiêu chuẩn kỹ
thuật trong khi trao đổi hoặc doviết nhầm. 3. Tại sao nhân viên bán hàng trao
đổi qua điện thoại với người phụ trách sản xuấtmà không tuân thủ quy trình
7


đã thiết lập trong công ty?- Bởi vì lệnh sản xuất cần có sự phê chuẩn của giám
đốc bán hàng trước khi bắt đầu công việc,do vậy làm chậm quá trình sản xuất
(hoặc công việc bị ngừng lại khi giám đốc vắng mặt). 4. Tại sao lệnh sản xuất
lại cần sự đồng ý của giám đốc bán hàng?- Bởi vì giám đốc bán hàng cần liên
tục trao đổi các thông tin về doanh số bán với giám đốc điều hành.
Trong tình huống này, 4 lần câu hỏi tại sao đặt ra đã cho thấy sự không
thống nhất vềquyền lực là nguyên nhân quá trình bị phá vỡ. Hãy xem một ví
dụ khác khá hài hước về áp dụng 5 why
Vấn đề xảy ra: Bạn đang trên đường từ nơi làm việc trở về nhà và chiếc
xe của bạn bỗng nhiên dừng lại giữa đường. (Cái này có thể hỏi mọi người
trong lớp để họ tự trả lời)
1. Tại sao chiếc xe của bạn dừng lại giữa đường?- Vì hết xăng
2. Tại sao nó lại hết xăng?- Bởi vì tôi đã không mua xăng trên đường đi
làm
3. Tại sao bạn lại không mua xăng sáng nay?- Bởi vì tôi không có tiền
4. Tại sao bạn không có tiền?- Bởi vì tôi mất hết tiền khi chơi cá cược
đêm qua

5. Tại sao bạn lại mất hết tiền sau khi chơi cá cược đêm qua?- Bởi vì tôi
không chơi giỏi trò chơi này…
Bạn thấy rằng, trong cả 2 ví dụ trên, câu hỏi tại sao đặt ra lần cuối đã
giúp tìm ra nguyênnhân của vấn đề. Nó giúp nhóm làm việc giải quyết vấn đề
nhanh hơn là cố giải quyết vấn đề màkhông có điều tra, phân tích.
5 why và sơ đồ xương cá:
5 why có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với sơ đồ xương cá
(còn gọi là sơ đồnhân quả hoặc sơ đồ Ishikawa). Sơ đồ xương cá giúp bạn xác
định các nguyên nhân tiềm ẩn gâyra sai lỗi hoặc khuyết tật. Khi các yếu tố
được thể hiện trên sơ đồ xương cá, bạn có thể sử dụng 5why để tìm ra vấn đề.
“Nếu bạn không đặt đúng câu hỏi, bạn sẽ không nhận được đúng câu
trả lời. Một câu hỏiđúng cách sẽ đưa ra câu trả lời đúng. Cách đặt câu hỏi là
kỹ thuật sơ đẳng để chuẩn đoán bệnh. Chỉ có những người thích tò mò mới
giải quyết được vấn đề” – Edward Hodnett.
Bước 2: Xác định các mục tiêu chính sách
Nguyên tắc xác định mục tiêu:
+ Xác định các mục tiêu trong hệ thốngCần phải xác định tất cả các
mục tiêu và đối với mỗi mục tiêu cần phải xác định tất cả cáccấp bậc của mục
tiêu. Nhưng trong thực tế người ta thường chỉ xác định những mục tiêu cơ
bảnnhất, những mục tiêu mà người ta thấy rằng là quan trọng đối với việc giải
8


quyết vấn đề và hướngtới mục tiêu và mục đích chung của tổ chức. Đối với
mỗi mục tiêu người ta thường xác định 3cấp độ: cấp độ lớn nhất, trung bình
và thấp nhất của các mục tiêu+ Lựa chọn các mục tiêu tối ưu cho chính sách:
vì hệ thống thường là đa mục tiêu trong khiđó luôn luôn tồn tại những giới
hạn trong thực tế, bao gồm:
• Giới hạn của sự cho phép (nó có hợp pháp không? Những người khác
có chấp nhận nóhay không?)

• Giới hạn của các nguồn lực sẵn có
• Giới hạn của những cam kết trước đó
• Giới hạn của những thông tin sẵn có
Mô hình phân tích mục tiêu
a. Mô hình cây mục tiêu
Nhận xét: mục tiêu cấp 1 là mục tiêu cao nhất:
+ Việc thực hiện những mục tiêu cấp thấp hơn là công cụ để thực hiện
những mục tiêu cao hơn
+ Mục tiêu cấp thấp hơn hoạt động theo định hướng của mục tiêu cấp
cao hơn
+ Trong việc tiến hành quy trình lập chính sách, người ta sẽ xác định
mục tiêu cấp 1 trước
b. Mô hình SMART
Giúp chúng ta xác định được những yêu cầu đối với mục tiêu. Các mục
tiêu phải thỏa mãnnhững yêu cầu sau:
Mục tiêu cấp1
Mục tiêu cấp2
Mục tiêu cấp2
Việc đặt ra cho mình những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và trung hạn là
vô cùngquan trọng. Khi bạn xác định những tiêu chí về sự thành đạt hãy viết
ra những mục tiêucủa bạn theo 3 nhóm khác nhau:
- những thứ bạn có
- những điều bạn muốn làm
- bạn muốn trở thành người như thế nào?
Hãy áp dụng công thức SMART trong quá trình xác địnhmục tiêu.
Smart là viết tắt của những tiêu chí sau:

9



Speccific( Cụ thể): - Mục tiêu phải chính xác rõ ràng. Mục tiêu càng
cụ thể, bạn càng dễ cókhả năng đạt được mục tiêu đó.
Measurable ( lượng hoá được) - bạn càng có thể thu thập những bằng
chứng về tiến độ vàkiểm tra được rằng bạn vẫn đi đúng hướng.
Actions( Hành động) - đề ra những việc phải đạt được mục tiêu.
Realistic (Thực tế) - Mục tiêu phải là ước mơ có tính khả thi
Timing (Thời gian) - phân bổ khoảng thời gian hợp lý cho từng mục
tiêu.
Bước 3: Xác định các phương án chính sách
Nguyên tắc
- Xác định tất cả các phương án có thể thực hiện được mục tiêu- Đối
với một phương ánphải xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu, trả lời
chonhững câu hỏi: “ làm gì? Làm như thế nào để thực hiện mục tiêu? Thực
hiện mục tiêu bằngnhững công cụ, nguồn lực nào?. . . ”Tuy nhiên trên thực tế,
có những sự hạn chế về mặt thời gian, thông tin, nguồn lực… nên chỉ xácđịnh
được 1 số phương án:
+ Dễ nhận biết
+ Giải quyết những vấn đề mang tính ngắn hạn, thường xuất phát từ
những kinh nghiệm củangười khác
+ Thường là những phương án mà ngay từ đầu mà chúng ta đã cảm tính
cho rằng là tốt nhất.
Chú ý: Việc đưa ra những phương án đòi hỏi các nhà hoạch định phải:
+ Dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc để giải quyết những vấn đề
trong những điều kiện nhấtđịnh
+ Dựa trên cơ sở về mặt thực tiễn, cần có đầy đủ, chính xác, kịp thời…
những thông tin về môitrường bên ngoài và bên trong của hệ thống mà ta sẽ
lập kế hoạch cho nó
+ Dựa vào kinh nghiệm của những người khác, tuy nhiên cần phải cẩn
trọng khi sử dụng
Bước 4: Cơ sở xây dựng các phương án chính sách

- Mục tiêu của chính sách. Mục tiêu này đòi hỏi phải có các giải pháp
và các công cụ nhấtđịnh để thực hiện, do đó nó là căn cứ để lựa chọn giải
pháp và công cụ
- Khả năng về nguồn lực mà chúng ta có (nguồn lực về ngân sách, cơ
sở vật chất, phươngtiện kĩ thuật và nghiệp vụ, về con người, về thời gian…)
10


- Các mô hình lý thuyết
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạch định chính
sách tương tự
- Những sáng kiến, những kiến nghị được đưa ra từ những người
khác…
Bước 5: Đánh giá và lựa chọn phương án chính sách tối ưu
Kết quả của bước ba thường là có nhiều phương án chính sách khác
nhau cùng được liệt kê,nhưng chưa có sự lựa chọn. Vì vậy, đây là khâu rất
quan trọng trong quá trình hoạch định chínhsách để tìm ra một ( hoặc một số )
phương án tối ưu hoặc hợp lý nhất. Có thể nói, khâu đành giá và lựa chọn
những phương án chính sách tối ưu là khâu lựa chọncuối cùng trong những
cái được lựa chọn. Tuy nhiên, ở khâu này việc lựa chọn không mang tínhchất
bộ phận, chi tiết mà là sự lựa chọn ở tầm bao quát toàn bộ chính sách. Vì vậy,
sự lựa chọnnày phải dựa vào những tiêu chuẩn có tầm khái quát hơn mang
tính khả thi và thích ứng tối ưuvới những điều kiện đặt ra. Khi có nhiều
phương án thì phương án chính sách được lựa chọn phải đáp ứng được
nhữnghệ thống các tiêu chuẩn sau:
- Phương án nào thực hiện được mục tiêu hoặc ảnh hưởng mạnh nhất
đến mục tiêu đề ra(tức là một phương án tạo ra những thay đổi nhỏ, nhưng
liên tục do đó khả năng đượcchấp nhận của nó tăng lên)
- Phương án nào tác động vào nguyên nhân vấn đề
- Phương án nào có mức chi phí thấp nhất

- Tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh hưởng
tiêu cực
- Có khả năng tạo ra được sự hưởng ứng tích cực nhất của những đối
tượng mà chínhsách tác động
Những mô hình đánh giá chính sách
1. Mô hình xác định các chỉ số đánh giá chính sách
E1– Hiệu lực ( Effectiveness)Theo nghĩa rộng, hiệu lực có thể hiểu là
năng lực của một chủ thể có thể xác định được mục đíchvà mục tiêu đúng và
đặt được các mục đích, mục tiêu đúng đóTheo nghĩa hẹp, hiệu lực có thể được
xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và mụctiêu đề ra.
E2– Hiệu quả ( Efficiency) – Thể hiện mối quan hệ giữa kết quả so với
chi phí bỏ ra
E3– Tính kinh tế ( Economy) – chính sách có tính kinh tế cao khi huy
động được các đầu vào đạttiêu chuẩn với chi phí thấp nhất.
E4– Sự công bằng ( Equality)
11


S – Tính bền vững ( Stability) – thể hiện một chính sách có tạo nên ảnh
hưởng tích cực, bền vữngqua thời gian hay không.
R – Tính tương thích ( Relevance) – một chính sách với những mục
tiêu, giải pháp và công cụ cógiúp giải quyết tận gốc vấn đề hay không.
U – Tính thống nhất ( Unity) – một chính sách được xây dựng và thực
hiện có mâu thuẫn vớinhững chính sách khác hay không.
2. Mô hình phân tích lợi ích – chi phí
3. Mô hình so sánh chuẩn – Bench Marky
- Xác định hệ thống chỉ số để đánh giá và đơn vị đo
- Xác định trọng số của các chỉ số
- Cho điểm cho các chỉ số
- Xác định tổng điểm

- So sánh các phương án
Bước 6: Thông qua và quyết định chính sách
Trình tự các công việc chủ yếu cần thực hiện ở bước này như sau:
- Những người, tổ chức chịu trách nhiệm hoạch định chính sách sẽ trình
đề án hay phương án chính sách lên người có thẩm quyền quyết định chính
sách
- Các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn tiến hành đánh giá, bàn bạc,
xem xét, hỏi ý kiếncủa các tổ chức, các nhà quản lý… đặc biệt cần có ý kiến
của đối tượng sẽ chịu sự tácđộng của chính sách. Trên cơ sở đó, bổ sung hoàn
chỉnh các phương án chính sách trướckhi nó được thông qua và ban hành rộng
rãi.
- Thông qua chính sách tại các hội nghị chính thức
- Quyết địn chính sách bằng các văn bản, tức là thể chế hóa chính sách
thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định
4. Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội tại Việt Nam
a. Khái niệm
Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là một quá trình bao gồm
nghiên cứu, đề xuất ra một chính sách với các mục tiêu, giải pháp và công cụ
nhằm đạt tới mục tiêu được cơ quan có thẩmquyền thông qua và ban hành
chính sách đó dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật.
b. Quan điểm hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
Quá trình hoạch định chính sách được chỉ đạo bởi những quan điểm
sau:
12


+ Quan điểm nhân văn: mọi chính sách phải xuất phát từ mục tiêu phục
vụ con người vìlợi ích của nhân dân, xã hội và đất nước.
+ Quan điểm giai cấp phải dựa trên lợi ích cộng đồng và mối tương
quan giữa các lựclượng xã hội để đưa ra chính sách.

+ Quan điểm lịch sử: phải dựa vào thực trạng của đất nước và thế giới
+ Quan điểm hệ thống là quan điểm đòi hỏi bản thân trong mỗi chính
sách và giữa mỗichính sách phải có sự thống nhất đồng bộ.
c. Nguyên tắc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
Bao gồm:
+ Chính sách phải bám sát đường lối chính trị và cụ thể hóa ý đồ chính
trị
+ Chính sách phải đảm bảo tính hội nhập
+ Chính sách không được thoát ly khỏi thực trạng của đất nước và thế
giới
+ Chính sách phải tận dụng được các thành quả của khoa học – công
nghệ
+ Chính sách tránh gây tổn hại cho xã hội
d. Một số chú ý trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế - xã
hội
Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chính sách kinh tế xã hội:
+ Vấn đề trở thành mâu thuẫn ngày càng gay gắt hoặc trở thành vật cản
đối với sự phát triển của đất nước
+ Vấn đề đó là mối quan tâm lo lắng của nhiều người, có ảnh hưởng
tiêu cực đếnnhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội
+ Vấn đề có nhiều khả năng trở thành nguy cơ trong tương lai b. Phân
tích tiền chính sách
+ Khẳng định đường lối: Các nhà hoạch định phải xuất phát từ mục tiêu
tổng quát và những quanđiểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để xác định, lựa
chọn đúng vấn đề cần đề ra chính sách.
+ Nghiên cứu và dự báo: tạo cơ sở thông tin cho việc xác định vấn đề,
mục tiêu, giải pháp và côngcụ thực hiện mục tiêu của chính sách. Quy trình
nghiên cứu và dự báo:
Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu của quá trình nghiên cứu và dự
báo

Bước 2: Xác định loại môi trường, các biến số thể hiện từng yếu tố đó
13


Bước 3: Tiến hành giám sát, đo lường, dự báo môi trường theo các biến
số
Bước 4: Xác định ảnh hưởng của môi trường lên sự tồn tại và phát triển
của hệ thống mà ta tiến hành nghiên cứu và dự báo.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Chính sách công:
Những quy định về ứng xử của Nhà nớcvới những hiện tợng nảy sinh
trong đời sống cộng đồng, đợcthể hiện dới những hình thức khác nhau một
cách ổn định,nhằm đạt đợc mục tiêu định hớng
- Chính sách công có đặc điểm: do Nhà nớc ban hành
- Chính sách công phải tác động đến đời sống của cộng đồng,có mục
tiêu và ổn định.
- Chinh sách công phải chứa đựng cả muc tiêu và biện pháp chính trị và
đặc biệt là phù hợp với đờng lối của Nhà nước
- Chính sách công có cấu trúc gồm 2 bộ phận: đó là mục tiêucủa chính
sách là những giá trị trong tơng lai mà Nhà nớc theo đuổi, phù hợp với thái độ
ứng xử của Nhà nớc, đây là bộ phậncơ bản của chính sách.
+ Biện pháp chính sách: là những cách thức, việc làm mà cơquan quản
lý các cấp dùng để thực hiện mục tiêu của chínhsáchb. Trình bày tác dụng của
loại công cụ này đối với đời sống xãhội
+ Đây là một loại công cụ mà các Nhà nớc dùng để quản lý kinhtế – xã
hội bởi các chính sách này tạo sự điều khiển đồng bộ,theo định hớng nhất
định để Nhà nớc quản lý đất nớc
+ Chính sách có thể chuyển tải đợc ý chí của Nhà nớc đối vớicác đối
tợng quản lý, nghĩa là những mục tiêu của chính sáchNhà nớc đang theo đuổi
sẽ đều đợc với các đối tợng trong xãhội và với mọi ngời biết đợc nguyện

vọng, mong muốn của Nhànớc có phù hợp với mình hay không
+ Chính sách phản ánh mối quan hệ Nhà nớc với nhân dân, đólà việc
xem xét những giá trị Nhà nớc theo đuổi có phù hợp vớinguyện vọng, mong
muốn của dân chúng hay không, có phảnánh, mối quan hệ chặt chẽ hay không
giữa Nhà nớc và nhândân, nếu chính sách tốt thì sẽ phù hợp và đợc ngời dân
ủnghộ.
+ Chính sách có thể đánh giá đợc kết quả quản lý, điều hànhcủa Nhà
nớc, đó là Nhà nớc quản lý tốt,điều hành chôi trảy sẽthể hiện qua các chính
sách hiệu quả và khả thi

14


+ Đặc biệt trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nớc thìchính sách
có vai trò hết sức quan trọng đó là:
Khuyến khích các hoạt động kinh tế, xã hội để mọi thành viêntrong xã
hội đều có thể đóng góp sức mình, kìm hãm hay hạnchế các mặt tiêu cực của
xã hội. Đảm bảo cho sự cân đối, ổn định về mọi mặt của xã hội. Phát huy đợc
mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của kinh tế thịtrờng Tạo lập sự cân đối, phân
phối nguồn lực cho các quá trìnhphát triển của đất nớc. Ví dụ nh chính sách
phân bổ nguồnnhân lực Tạo lập môi trờng thích hợp cho các yếu tố của nền
kinh tế – xãhội vận động nh chúng ta thực hiện chính sách mở cửa tăng c- ờng
giao lu và hợp tác kinh tế với thế giớiDẫn dắt, hỗ trợ các bộ phận của nền
kinh tế phát triển theođịnh hớng phối hợp các hoạt động của các ngành, các
cấpc.
2. Liên hệ một số chính sách trong đời sống thực tế của nớc ta
+ Chính sách đối ngoại rộng mở: tạo điều kiện cho đất nớc tagiao lu mở
rộng quan hệ kinh tế – chính trị với các nớc trên thếgiới tạo cho đất nớc ta
phát huy sức mạnh của đất nớc và tiếpnhận đợc các công nghệ tiên tiến của
nớc tiên tiến

+ Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn đổi mới,
đây là một chính sách quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lợng cao
và nâng cao tri thức của đất nước.

15



×