Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ý nghĩa phương pháp luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.73 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Khái niệm .......................................................................................................... 2

I.

1.1.

Tồn tại xã hội .............................................................................................. 2

1.2.

Ý thức xã hội ............................................................................................... 3

II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ........................................ 4
2.1.

Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội: .................................... 4

2.2.

Tính độc lập tương đối :................................................................................ 4

a.

Vì sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối: ............................................... 4

b. Tính độc lập tương đối biểu hiện như thế nào: ................................................ 5
III.

Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................... 6



TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 8


1

MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam ta từ khi có Đảng lãnh đạo đã giành được những thắng lợi, thành tựu to
lớn. Đó là kết tinh của việc vận dụng sáng tạo các quy luật của học thuyết Mác – Lênin
trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam. Chính vì thế mà khả
năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới của nước ta cũng ngày
một tăng thêm, song song với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Trước tình hình đó, sự tụt hậu về nhận thức là cực kì nguy hiểm, có nguy cơ làm mất đi
bản sắc dân tộc. Do đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước ta cần
tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nhưng để đổi mới đất nước
không được xem nhẹ tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người dân. Chính vì
vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là cực kì cần thiết, góp
phần vào công cuộc đổi mới đất nước thông qua việc vận dụng mối quan hệ này vào thực
tiễn. Và đó chính là lý do nhóm em chọn đề tài:
“Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận
được rút ra từ mối quan hệ này”.
Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Vì thế
nhóm em kính mong thầy thông cảm cho những thiếu sót trong bài tiểu luận này.


2

I.

Khái niệm


A.

Tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử xã hội. Tồn tại xã hội bao
gồm các yếu tố cơ bản là: hoàn cảnh địa lý, điều kiện dân số và phương thức sản xuất,
trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố giữ vai trò quyết định tính chất, kết cấu của xã
hội, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội.
Hoàn cảnh địa lý bao gồm các yếu tố như tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, đất đai,..
là những yếu tố ảnh hưởng thường xuyên, tất yếu tới sự tồn tại và phát triển của xã hội,
nhưng không giữ vai trò quyết định phát triển của xã hội. Ở những trình độ khác nhau của
xã hội, mức độ ảnh hưởng của tự nhiên đối với xã hội có khác nhau.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc tổ chức phân công lao động và bố trí lực lượng sản
xuất. Sự phong phú đa dạng của tự nhiên là cơ sở tự nhiên của việc phân công lao động
trong xã hội. Tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có thể gây khó khăn cho sản
xuất.
Sự tác động của con người đến tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên biến đổi theo hai hướng:
làm cho tự nhiên phong phú thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống con
người; hoặc làm cho tự nhiên nghèo nàn đi, nó sẽ gây trở ngại trở lại đối với con người.
C.Mác đã chỉ ra “nếu văn minh được phát triển một cách tự phát không có hướng dẫn một
cách

khoa

học

thì


để

lại

sau

đó

một

bãi

hoang

mạc”.

Điều kiện dân số bao gồm các yếu tố số dân, mật độ dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ tăng dân
số, là điều kiện thường xuyên tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng không giữ vai trò
quyết định sự phát triển xã hội.
Điều kiện dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động, tổ chức phân công lao động xã hội
cũng như các chính sách phát triển văn hóa tinh thần khác. Việc phân bố dân cư không thể
theo ý muốn chủ quan mà phải phụ thuộc trình độ phát triển của sản xuất và chế độ xã hội.
Vai trò của dân số ngày nay là vấn đề bùng nổ dân số. Nếu sản xuất có kế hoạch
nhưng tăng trưởng dân số không có kế hoạch tự nó sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất. Nước ta
hiện nay dân số tăng quá nhanh, muốn có cuộc sống văn minh, hạnh phúc thì nhiệm vụ kế
hoạch hóa dân số và giải quyết việc làm cho người lao động phải là nhiệm vụ hàng đầu của
chính sách xã hội.


3


Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất. Đó là mối
quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nó là nhân tố quyết định
tính chất, kết cấu của xã hội và quyết định sự vận động, phát triển của xã hội qua các giai
đoạn lịch sử. Khi phương thức sản xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi
thời, thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản theo. Lịch sử xã hội loài
người trước hết là lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát
triển. Nghiên cứu những quy luật của lịch sử xã hội là nghiên cứu trong phương thức sản
xuất do xã hội thực hiện trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, trong chế độ kinh tế-xã hội,
chứ không phải tìm trong óc người, trong tư tưởng.
B.

Ý thức xã hội

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của
lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của
cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.


Kết cấu của ý thức xã hội:

Ý thức xã hội rất đa dạng, có nhiều cách chia, cách chia phổ biến nhất là theo
cấp độ có tâm lý xã hội, hệ tư tưởng.
Tâm lý xã hội là Bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của cộng
đồng người được hình thành một cách tự phát từ cuộc sống con người.
Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở
những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.
Tâm lý xã hội có tính lây lan, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có sự truyền
cảm lây lan.

Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới
dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học…
Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy.
Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.
Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng hiện thực mới
là chân lý.
Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.
Ý thức xã hội được chia thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận


4

Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình
thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá,
khái quát hoá.
Ví dụ: Trời chuẩn bị mưa, thông thường mọi người đi ra ngoài, có ý thức mang theo
áo mưa.
Ý thức lý luận là những tư tưởng quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành
các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ví dụ: Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân.


Tính giai cấp của ý thức xã hội:

Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp.
Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó
Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp công nhân.


II.

Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

A.

Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:

Nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. Ví dụ trong chiến tranh, thời kỳ
bao cấp, thời kỳ đổi mới thì ý thức xã hội mỗi thời kỳ là khác nhau.
Khi tồn tại xã hội thay đổi (nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi) thì những tư
tưởng tình cảm tâm trạng của ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.
Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm xu hướng phát triển của các
hình thái ý thức xã hội
Thực chất quan hệ vật chất quyết định ý thức xã hội. Ví dụ: tranh chấp nẩy sinh chủ
yếu là do lợi ích kinh tế.
B.

Tính độc lập tương đối :

1.

Vì sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối:



Có 3 lý do sau:

Ý thức xã hội có cấu trúc phức phạp, chịu tác động của nhiều yếu tố cả vật chất và
tinh thần, cả truyền thống và hiện đại, vì thế nó có tính độc lập tương đối.

Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực của đời sống xã hội, nó có quy
luật “riêng: logic của nó. Vì thế trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có tính độc lập
tương đối.


5

Trong xã hội có những lực lượng muốn níu kéo ý thức xã hội đó vì động chạm lợi
ích của họ.
2.

Tính độc lập tương đối biểu hiện như thế nào:

Tính lạc hậu (đi sau) bảo thủ vì ý thức phản ảnh không thực cuộc sống. Do sức ỳ
của tâm lý. Do có những lực lượng níu kéo.
Ý thức xã hội có tính kế thừa: trong quá trình phản ánh xã hội đã có kế thừa những
tư tưởng tích cực trước đó. Tuân theo Quy luật phủ định của phủ định
Tính vượt trước: tồn tại xã hội chưa có nhưng ý thức xã hội đã có. Vượt trước có
vượt trước trên cơ sở khách quan , vượt trước ảo tưởng .
Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội,đặc biệt là yếu tố chính trị.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: sự tác động theo hai
hướng, nếu ý thức xã hội tiến bộ thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc
hậu thì cản trở. Sự phụ thuộc dựa trên 3 yếu tố:
Tính đúng đắn khách quan khoa học của bản thân ý thức xã hội đó phản ánh tồn tại
xã hội.
Phụ thuộc ý thức ấy thâm nhập vào quần chúng nhân dân đến đâu
Phụ thuộc vào mức độ vận dụng đúng đắn sáng tạo của chủ thể lãnh đạo quản lý.


Vai trò của tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:


Mác cho rằng: “Đời sống tinh thần của xã hội được hình thành và dựa trên cơ sở
của đời sống vậtchất”.
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng: họ xem tinh thần, tư tưởng là nguồn
gốc của mọi xã hội. Họ trình bày lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế xã hội tách rời
cơ sở xã hội.
Còn chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý
thức xã hội là sựphản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội”.− Ý thức xã hội có
tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội
cũ đã mất đi, thậm chí là mất đi rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn
tại dai dẳng.Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân
sau đây:


6

Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của
nhữnghoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội
có thểkhông phản ánh kịp và trở nên lạc hậu.
Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo
thủ củamột số hình thái ý thức xã hội.
Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những
giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực
lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến
bộ.
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát
triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của con người. Sở dĩ có thể vượt trước được là do đặc điểm của tư tưởng khoa

học quy định. Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có để rút ra
những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá
khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội mai sau.
Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. Lịch sử phát triển của
đời sống tinh thần xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không
xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được.

III.

Ý nghĩa phương pháp luận

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên việc nhận thức các hiện tượng của đời
sống tinh thần phải căn cứ vào tồn tại xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong chế độ bao
cấp ở nước ta thời mới giải phóng: Cơ sở vật chất túng thiếu, nhà nước không minh mạch
khiến người dân trở nên ma mãnh, chen lấn xô đẩy vì sợ không có phần[1]. Vì vậy, để thay
đổi đời sống tinh thần ta phải thay đổi đời sống vật chất. Ông cha ta có câu: “Bần cùng sinh
đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa” phần nào phản ánh điều này. Hay như câu chuyện chuyển
nhà của mẹ Mạnh Tử nhằm giúp con trở thành người tốt.
Chống quan điểm duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức mà hạ thấp, đánh giá
không đúng vai trò của các điều kiện vật chất. Đó là hành động lấy ý chí áp đặt thực tế lấy
ảo tưởng thay cho hiện thực. Bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình độ nhận

[1] Bài giảng


7

thức nói chung và sự hạn chế trong quá trình áp dụng lí luận vào thực tiễn nói riêng. Đó là
sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác.
Ngược lại, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối. Do đó, ta còn phải giải thích từ

tính độc lập tương đối của nó, không tuyệt đối hóa vai trò của vật chất trong mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội, nên cần
phát huy tính năng động chủ quan, đặc biệt phát huy vai trò của tri thức, khoa học, chú ý
giáo dục và nâng cao nhận thức của con người. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật lịch sử
không những phê phán quan điểm duy tâm (tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội) mà còn
bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường hay “chủ nghĩa duy vật kinh tế” (tức quan điểm phủ
nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội)[2].
Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng
thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Nhưng trong đó, việc thay đổi tồn tại
xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ[3]. Đồng thời cũng cần thấy
rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to
lớn trong đời sống tinh thần của xã hội. Ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần
xã hội, với những điều kiện xác định có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong
tồn tại xã hội[4]. Trong đời sống, việc xây dựng cơ sở vật chất phải đi đôi với việc giáo dục,
tuyên truyền, hướng dẫn người dân để phổ cập ý thức xã hội mới.
Là một sinh viên trong học tập phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập,
nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần chúng, hướng dẫn quần
chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình để hình thành,
củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất tính
khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.

[2] Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.150
[3] Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.151
[4] Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.152


8

IV.
1.

2.
3.
4.
5.
6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng
Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.150
Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.151
Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, P.152
Thư viện Giáo án điện tử : />Thư viện tài liệu – Ebook : />


×