Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chương 7 kế toán các quá trình chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 4 trang )

Chương 7: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH
2. Kế toán quá trình sản xuất
2.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng.
Các khoản trích theo lương
Là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động
Bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp bị
mất khả năng lao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức lao động,…
- Bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động
khám chữa bệnh
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng
đủ yêu cầu theo Luật định.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ.
Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực
nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo
tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia
BHTN.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12
tháng - 36 tháng với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.

Tài khoản sử dụng


TK 334 – Phải trả công nhân viên
TK 338 – Phải trả phải nộp khác
TK 622 - Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất chế biến
TK 627 - Đối với nhân viên quản lý và phục vụ tại xưởng
TK 641 - Đối với NV thuộc bộ phận BH
TK 642 - Đối với NV thuộc bộ phận QLDN
Phương pháp hạch toán
(1) Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xác định tiền
lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan:
Nợ TK 622 : Đối với nhân công trực tiếp SX

1


Nợ TK 627: Đối với công nhân phục vụ và quản lý tại phân xưởng.
Nợ TK 641: Đối với NV thuộc bộ phận BH
Nợ TK 642: Đối với NV thuộc bộ phận QLDN
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả.
(2) Hàng tháng, căn cứ tổng số tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
- Các khoản trích do DN chịu:
Nợ TK 622: 24% trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627: 24% trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ và QLSX.
Nợ TK 641: 24% trên tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642: 24% trên tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận QLDN.
Có TK 338: Tổng các khoản trích theo lương
- Các khoản trích do người lao động chịu:
Nợ TK 334: 10.5% trên tổng tiền lương phải trả trong tháng.
Có TK 338
(3) Thanh toán tiền lương, tiền công cho nhân viên:

Nợ TK 334: Tổng tiền lương phải trả - Phần người lao động nộp
Có TK 111/112
(4) Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho các cơ quan quản lý:
Nợ TK 338: Tổng các khoản trích theo lương
Có TK 111/112
Bài tập áp dụng
Trong tháng, tiền lương phải trả cho các bộ phận phát sinh như sau:
- Tiền lương phải trả cho bộ phận sản xuất (622): 127.000.000 đồng.
- Tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng (641): 12.000.000 đồng.
- Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (642): 9.200.000 đồng.
a. Xác định các khoản trích doanh nghiệp đóng và người lao động đóng
b. Định khoản
- Tính lương cuối tháng cho nhân viên
- Tính các khoản trích theo lương
- Thanh toán tiền lương cho nhân viên theo hình thức chuyển khoản (112)
- Nộp các khoản trích theo lương bằng tiền mặt (111)
Bài tập áp dụng
Bài tập phát cho sinh viên
2.2. Xuất dùng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhỏ
Xuất dùng nguyên vật liệu
Nợ TK 621 – Trị giá NVL xuất dùng để trực tiếp SX sản phẩm
Nợ TK 627 – Trị giá NVL xuất phục vụ SX (dùng cho phân xưởng).
Nợ TK 641 – Trị giá NVL xuất dùng phục vụ bán hàng.
Nợ TK 642 – Trị giá NVL xuất dùng phục vụ quản lý DN.
Có TK 152
Xuất dùng công cụ dụng cụ nhỏ
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Bài tập áp dụng
Bài tập phát cho sinh viên

2


2.3. Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn
tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao
mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ:
- Hao mòn tự nhiên: Tác động về cơ, lý, hóa trong quá trình sử dụng làm TSCĐ hư hỏng dần cho đến
khi hoàn toàn hư hỏng  Hao mòn hữu hình.
- Hao mòn do tiến bộ khoa học công nghệ: Sự tác động của các phát minh, sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật làm cho năng suất lao động phát triển và làm giảm giá trị TSCĐ hiện có của doanh nghiệp  Hao
mòn vô hình.
Các phương pháp trích khấu hao
Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (Phương pháp khấu hao tuyến tính)
Là phương pháp khấu hao mà tỉ lệ khấu hao và số khấu hao hàng năm không thay đổi theo suốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Căn cứ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
cố định.
Công thức:
Mức khấu hao năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ/ Số năm sử dụng
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/ 12 tháng
Có thể xác định mức khấu hao năm của TSCĐ theo công thức:
Mức khấu hao năm TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó
Tỉ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụng

Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Phương pháp 3: Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Định khoản
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214
Bài tập áp dụng
Bài tập phát cho sinh viên
2.4. Kế toán các chi phí phát sinh khác
- Thanh toán tiền điện nước
- Chi trả tiền quảng cáo
...
Bài tập áp dụng
Bài tập phát cho sinh viên
3. Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Nợ TK 154: Tập hợp chi phí sản xuất dở dang
Có TK 621: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
Có TK 622: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627: Tập hợp chi phí sản xuất chung
Kết chuyển giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 154, 156
Kết chuyển, xác định kết quả
Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511

3


Có TK 911
Nợ TK 911

Có TK 632
Có TK 641
Có TK 642
So sánh bên Nợ 911 và bên Có 911:
+ C911 > N911: Có lãi, ghi nhận:
Nợ TK 911
Có TK 421
+ C911 < N911: Bị lỗ, ghi nhận:
Nợ TK 421
Có TK 911
Bài tập áp dụng
Bài tập phát cho sinh viên
Kết chuyển chi phí:

4



×