Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài thu hoạch chính trị đầu năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ ĐẦU NĂM HỌC 2013 - 2014
(Dành cho SV năm thứ 2,3,4)
1. Sinh viên cần xem thông tin, thông báo của nhà trường ở đâu?
-Sinh viên cần phải xem thông tin chính thống do Trường ban hành ở các tài liệu do Trường phát
hành, tại website của Trường. Thông tin ở website có tính cập nhật hơn. Khi sử dụng thông tin
truyền miệng, có thể sẽ phải chịu những hậu quả đáng tiếc do thông tin đó không chính xác.
2. Lớp học phần trong mỗi học kỳ được mở theo nguyên tắc nào? Đăng ký học là gì và làm sao để
không bị trục trặc về đăng ký học?
*Lớp học phần được tổ chức theo từng học phần dựa vào kết quả đăng ký học tập của sinh viên ở
từng học kỳ. Mỗi lớp học phần có mã số riêng, có thời khoá biểu và giảng viên phụ trách. Trong một
năm học, mỗi học phần có ít nhất một lớp học phần.
* Đăng ký học là thông qua mạng Internet sinh viên chọn đăng ký vào các lớp học phần mà nhà
trường dự kiến mở trong mỗi học kỳ. Để đăng ký học, sinh viên cần phải biết về: chương trình đào
tạo của ngành mình học, kế hoạch đào tạo của nhà trường trong mỗi học kỳ, thời khóa biểu các lớp
dự kiến mở, lịch đăng ký học, bản thân mình thuộc đối tượng nào, xác định khối lượng học tập phù
hợp với năng lực học tập và tài chính của bản thân.
Phòng Đào tạo luôn công bố sớm và chi tiết về kế hoạch đăng ký học, lịch/ phương thức đóng học
phí và thời khóa biểu của các lớp dự kiến mở.
Tại Trường, đăng ký học luôn là “Đăng ký sớm” - trước khi học kỳ mới diễn ra.
3. Cảnh báo kết quả học tập là gì? Điều kiện để làm Đồ án tốt nghiệp là gì?
*Cuối mỗi học kỳ, những sinh viên học kém bị cảnh báo kết quả học tập. Sinh viên bị cảnh báo phải
lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học
chương trình. Sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập nếu:
a) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất (theo xếp hạng
năm đào tạo); dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc
dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
b) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00
đối với các học kỳ tiếp theo.
* Sinh viên được làm đồ án tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
-


Đã học tất cả các học phần (trừ Đồ án tốt nghiệp) của chương trình đào tạo, còn thiếu không quá

4 tín chỉ và đạt học phần tiên quyết của đồ án tốt nghiệp. Các học phần tiên quyết của đồ án tốt
nghiệp phụ thuộc ngành đào tạo và được công bố trong website đăng ký học;
-

Điểm trung bình chung tích luỹ không dưới 1,9 theo thang điểm 4.


Trong tương lai, điều kiện làm Đồ án tốt nghiệp sẽ càng khắt khe hơn.
4. Trong học kỳ 2 và học kỳ hè sinh viên đăng ký tín chỉ bao gồm cả học lần đầu và học lại. Cho biết
cách tính điểm Trung bình chung học kỳ 2?
(chưa biết , dưới đây là cách tình điểm trung bình chung học kỳ -> mời các thím tính điểm
trung bình chung học kỳ 2 dùm :3)
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức
sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo
điểm của học phần ở lần học thứ nhất.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng
học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm cao nhất trong các lần học.
5. Trong 1 học kỳ, sinh viên xếp loại học lực bình thường, trường hợp nào sinh viên thi hộ bị buộc
thôi học?
* Bị kỷ luật do vi phạm lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản
2 Điều 27 của Quy định này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

6. Điều kiện để sinh viên học cùng lúc 2 chương trình được xét học bổng khuyến khích là gì?
* Không xét học bổng chương trình 2 cho sinh viên học cùng lúc 2 chương trình vì vậy chỉ xét học
bổng chương trình 1.
* Để được vào danh sách xét nhận học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Nhà nước, sinh
viên phải có đủ các điều kiện sau:
-

Có kết quả rèn luyện đạo đức ở học kỳ đó từ loại Khá trở lên;

-

Có điểm trung bình chung học bổng trong học kỳ đó từ 7,0 trở lên;

-

Không có học phần nào có điểm dưới 5 theo thang điểm 10;

-

Số tín chỉ học trong học kỳ đủ ngưỡng quy định (14 tín chỉ), trừ các trường hợp sau đây thì có

thể dưới ngưỡng quy định: sinh viên được miễn học học phần Anh văn do có kết quả cao trong kỳ
kiểm tra năng lực ngoại ngữ đầu vào, sinh viên học vượt ở học kỳ trước nên học kỳ này có học phần
không cần học, sinh viên năm cuối khóa học chỉ làm Đồ án tốt nghiệp.


7. Sinh viên đã xin hoãn thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ vì lý do ốm đau ..., muốn thi các học phần này cần
phải làm thủ tục gì? Ở đâu?
* Sinh viên bị ốm phải vắng thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ, thì phải có đơn xin phép hoãn thi nộp cho
Phòng Đào tạo trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo xác nhận cơ quan y tế trường hoặc

bệnh viện.
8. Sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp nhưng muốn hoãn để học cải thiện nâng cao kết quả tốt
nghiệp thì phải làm gì? Học bổng trong các kỳ tiếp theo có được tính không? Khi muốn tốt nghiệp
sinh viên phải làm gì?
(tìm hoài mà k thấy người ơi >.<)
9. Các anh (chị) cần làm gì để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”? Theo các anh (chị), là Sinh viên trong Nhà Trường, để thực hiện nội dung “học tập
và làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì các anh (chị) phải thực hiện như thế nào?
(Tự chế + coppy thấy đc thì chép nhé ^_^)
*Sinh viên Đại học Bách khoa nói chung và những sinh viên là đảng viên nói riêng luôn tâm niệm
cần học tập và làm theo tấm gương của Bác. Mỗi sinh viên Đại học Bách khoa luôn tự nhủ cần trung
thực, ngay thẳng, tác phong khiêm tốn, giản dị, nêu cao tinh thần lao động tích cực, siêng năng, táo
bạo và sáng tạo. Đoàn viên, thanh niên, sinh viên luôn có tinh thần cố gắng vươn lên, sống cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, phải thực hành tự phê
bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau củng tiến bộ.
Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, nâng cao chất lượng học tập, sinh viên Đại học Bách khoa không
ngừng rèn luyện sức khỏe để đảm bảo cho cơ thể, tràn đầy sinh lực, tinh thần sảng khoái, minh mẫn.
* Sinh viên Đại học Bách khoa coi đó là nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức quan trọng đối với thế
hệ trẻ. Nhà trường đã lồng ghép việc học tập vào nội dung giáo dục chính trị ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần giáo dục cho sinh viên trở thành người công dân tốt. Luôn yêu cầu
mỗi đoàn viên, thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, gương mẫu xung phong
trong mọi công việc. Đi đôi với việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững khoa học
kỹ thuật, mỗi đoàn viên, thanh niên còn cần phải thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng bởi theo
Người: “Thanh niên phải có đức, có tài”.
10. Anh (chị) hãy cho biết về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của cá nhân và cộng
đồng? Anh (chị) phải làm gì để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá tại trường, nơi Anh (chị) đang
học?
* Khói thuốc lá một trong những nguyên nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong của con người, trong
thuốc lá chứa trên 7000 hoá chất độc hại, trong đó có 70/chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy
hiểm nhất là Nicotin - chất gây nghiện, trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, kích

thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc


lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc; đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực; sâu răng; ung thư da;
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tỉnh; loãng xương; bệnh tim mạch; vàng móng tay; ung thư cổ tử cung;
Tinh trùng biến dạng; bệnh vảy nến; viêm tắc mạch máu; ung thư phổi và các cơ quan khác như:
mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam
giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi
xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
* Thiết thực thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi
chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị
cấm hút thuốc lá; không hút nơi có trẻ em và người già; nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công
cộng. Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người! Vì tương lai con em chúng
ta!
Cô bác, anh chị và các bạn Đừng:
- Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc;
- Đừng hút thuốc lá nơi công cộng;
- Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em;
- Đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp.
Và Hãy:
- Hãy giảm hút thuốc lá;
- Hãy cai nghiện thuốc lá;
- Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút;
- Hãy để môi trường xung quanh bạn không khói thuốc lá.
11. Anh (chị) phải làm gì để đảm bảo an ninh trật tự trong Nhà trường?
(coppy + chỉnh sửa :D..ai có ý kiến hay hơn thì gửi cho mình để mình sửa nghen)
* Không để học sinh, sinh viên tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng; Ngăn chặn
tình trạng sinh viên đánh nhau ở trong và ngoài trường, ký túc xá, đặc biệt là các vụ việc sinh viên
dùng hung khí đánh nhau, sinh viên nữ đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng internet.

Đồng thời, cần thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn
bán và sử dụng pháo nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ cho sinh viên về việc thực hiện Luật Giao
thông đường bộ; phối hợp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm
(điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, uống rượu, bia trước khi
lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông, tham gia hoặc cổ vũ đua
xe trái phép… ). Tổ chức cho sinh viên được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh; tổ
chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công, các chiến sỹ đang
làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo...


12. Anh (chị) hãy cho biết điểm mới nhất tại Nghị định 74/2013/NĐ-CP. Đối tượng sinh viên nào
được miễn, giảm học phí theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Thủ tướng Chính
phủ?
* Ngày 15/7 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2013/NĐ-CP quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong các cơ sở giáo dục quốc dân.
Điều chỉnh đối tượng được miễn giảm
Theo Nghị định này, sẽ có thêm 3 đối tượng được miễn học phí:
- Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;
- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và
đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, đối tượng trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã
biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ không còn
được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định này nữa.
Mặt khác, chính sách miễn, giảm học phí đối với người dân tộc thiểu số và học viên, sinh viên các
ngành xiếc, múa cũng được áp dụng thống nhất theo Nghị định này, bãi bỏ các quy định tương ứng
tại Nghị định 75/2006/NĐ-CP và Quyết định 82/2005/QĐ-TTg
Không cần về lại địa phương để nhận tiền học phí
Theo quy định mới, Chính phủ sẽ cấp bù trực tiếp học phí cho các cơ sở giáo dục, do đó đối tượng
được miễn giảm học phí ở bậc đại học sẽ được miễn giảm trực tiếp tại trường, thay vì phải nộp học

phí như bình thường và về địa phương để nhận lại khoản hỗ trợ này.
13. Anh (chị) hãy cho biết đối tượng sinh viên nào được nộp đơn xin hoãn đóng học phí? Thời gian
nào sinh viên được nộp đơn xin hoãn đóng học phí theo quy định của nhà trường ?
* Những trường hợp sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt nên khó khăn về tài chính thì được xét hoãn có
thời hạn nếu có đủ hồ sơ hợp lệ trình cho Phòng Công tác sinh viên đúng thời hạn.
(câu này ai có thông tin gì bổ sung thêm nhé :D)



×