Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÂU HỎI ôn tập môn LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.8 KB, 5 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(IUH)
CÂU 1: Tác động của các công cụ của chính sách tiền tệ đến cung tiền và lãi suất liên
bang?
CÂU 2: Trình bày lý thuyết số lượng tiền tệ theo quan điểm của Irving Fisher?
CÂU 3: Trình bày và lý giải động cơ nắm giữ tiền tệ theo thuyết ưa thích thanh khoản của
Keynes?
CÂU 4: Nêu những điểm khác biệt giữa lý thuyết của Irving Fisher, Friedman và Keynes?
CÂU 5: Thảo luận về tình hình lạm phát tại Việt Nam.
CÂU 6: Những biện pháp kiềm chế lạm phát?

BÀI GIẢI
CÂU 1: Tác động của các công cụ của chính sách tiền tệ đến cung tiền và lãi suất liên bang?
Như chúng ta đã biết Fed có 3 công cụ để thực thi chính sách tiền tệ là nghiệp vụ thị trường mở,
lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mỗi chính sách đều sẽ có tác động đến cung tiền và
lãi suất vốn liên bang.
1. Nghiệp vụ thị trường mở:
 Là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị
trường
 Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn
khả dụng của các tổ chức tín dụng
 Từ đó điều tiết lượng tiền cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường
 Hoạt động mua trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tiền và làm giảm lãi suất vốn liên
bang (LSVLB); ngược lại hoạt động bán trên thị trường mở sẽ làm giảm cung tiền và
làm tăng LSVLB
2. Cho vay chiết khấu:
 Lãi chiết khấu là lãi suất mà NHTW cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này
 Quy định lãi suất chiết khấu là 1 trong những công cụ của chnhs sách tiền tệ nhằm điều
tiết lượng cung tiền
 NHTW có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều


chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi thì lượng cung tiền cũng thay đổi
theo
 Khi không có khoản cho vay chiết khấu nào thì hầu hết những thay đổi trong lãi suất
chiết khấu không tác động tới LSVLB
3. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
 Dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dư trữ bắt buộc là 1 quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền
mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản


 Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bừng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng
không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này
 Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHTW để đảm
bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Đây là 1 trong những công cụ của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
 Khi FED tăng tỷ lệ DTBB thì cung tiền giảm và LSVLB sẽ tăng. Ngược lại, khi FED
giảm tỷ lệ DTBB thì cung tiền tăng và LSVLB sẽ giảm
CÂU 2: Trình bày lý thuyết số lượng tiền tệ theo quan điểm của Irving Fisher?
Lý thuyết số lượng tiền tệ là lý thuyết về phương thức quyết định giá trị danh nghĩa của
tổng thu nhập
-

Thuộc tính quan trọng nhất của lý thuyết này là lãi suất không tác động đến cầu tiền

 Tốc độ lưu thông tiền tệ
 Lý thuyết này đã chỉ ra mối liên hệ giữa tổng lượng tiền (M) với tổng số chi tiêu để
mua hàng hoá thành phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế (PY trong đó P là mức giá cả, Y là tổng sản phẩm) bằng phương trình trao đổi: MV =
PY, với V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ (tức là số lần trung bình một năm mà
một đơn vị tiền tệ được chi dùng để mua tổng số hàng hoá và dịch vụcuối cùng
được sản xuất ra trong nền kinh tế). Tổng mức chi tiêu PY cũn được coi là tổng thu
nhập danh nghĩa của nền kinh tế hay GDP.

 Dưới hình thức chính xác hơn chúng ta có thể định nghĩa tốc độ lưu thông V là tỷ
số giữa tổng mức chi tiêu PY và khối lượng tiền tệ M: V=PY/M
Ví dụ: nếu GDP danh nghĩa (PY) trong 1 năm bằng 5000 tỷ USD và khối lượng tiền tệ bằng
1000 tỷ USD thì tốc độ lưu thông bằng 5. Điều này có nghĩa là tính bình quân 1 tờ đô la được
chi tiêu 5 lần để mua hàng hóa-dịch vụ

 Phương trình trao đổi

MV=PY
 Khi M tăng, V sẽ giảm và ngược lại
 Sự tăng hay giảm của M sẽ được trung hòa bởi V
 MV và PY không thay đổi
 Lý thuyết số lượng:
 Tốc độ lưu thông không thay đổi trong ngắn hạn
 Thu nhập danh nghĩa hoàn toàn do biến động trong lượng tiền quy định
 Biến động trong mức giá do những thay đổi trong lượng tiền gây ra
 Lý thuyết số lượng về cầu tiền:

M=(1/V)*(PY)
Khi thị trường tiền tệ cân bằng:


 Lượng tiền M mà mọi người nắm giữ phải bằng lượng tiền mà mọi người mong
muốn nắm giữ
 Lý thuyết số lượng tiền cho biết mọi người nắm giữ bao nhiêu tiền tại mức tổng
thu nhập nhất định
 Cầu tiền được xác định bởi:
 Quy mô giao dich do mức thu nhập danh nghĩa PY tạo ra
 Các cá thể trong nền kinh tế ảnh hưởng đến cách thức thực hiện giao dịch của mọi
người

CÂU 3: Trình bày và lý giải động cơ nắm giữ tiền tệ theo thuyết ưa thích thanh khoản của
Keynes?
Keynes đưa ra lý thuyết ưa thích thanh khoản, nhấn mạnh tầm quan trọng của lãi suất đối với
cầu tiền. Mọi người nắm giữ tiền do những động cơ nằm sau cầu tiền. Nhu cầu tiền xuất phát từ
3 động cơ:
1. Động cơ giao dịch:
Mọi người nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi có thể dùng để tiến hành các giao dịch
hàng ngày. Thành tố giao dịch của cầu tiền tỷ lệ thuận với thu nhập.
2. Động cơ dự phòng
Ngoài việc giữ tiền để tiến hành giao dịch hàng ngày, người ta còn nắm giữ tiền mặt để đối phó
với những nhu cầu, tình huống bất ngờ, không thể dự kiến trước. Tiền dự phòng được sử dụng
trong các cơ hội mua thuận tiện hoặc cho nhu cầu chi tiêu bất thường.
Số tiền dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trước tiên bởi quy mô các giao dịch
mà họ dự tính sẽ thực hiện trong tương lai. Chính vì vậy, nó phụ thuộc vào thu nhập và tỷ lệ
thuận với thu nhập
3. Động cơ đầu cơ
Tiền còn được dùng làm phương tiện cất giữ của cải và Keynes gọi động cơ giữ tiền là động cơ
đầu cơ. Keynes đồng ý rằng của cải gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành mang tính đầu
cơ của cầu tiền tệ sẽ liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes tin rằng lãi suất đóng một vai trò
quan trọng.
Keynes chia tài sản có thể được dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái phiếu. Động cơ
đầu cơ có mối quan hệ tương quan nghịch giữa cầu tiền và lãi suất.
CÂU 4: Nêu những điểm khác biệt giữa lý thuyết của Irving Fisher, Friedman và Keynes?
Lý thuyết của Friedman
- Đưa nhiều tài sản làm đối trọng cho tiền
- Lãi suất chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến cầu
tiền

Lý thuyết của Keynes
- Chia các tài sản có thể cất giữ của cải

thành 2 nhóm là tiền và trái phiếu
- Lãi suất là yếu tố quyết định hàng đầu đến


- Không đi sâu vào chi tiết nằm trong động
cơ nắm giữ tiền
- Cầu về tiền có tính không ổn định

cầu tiền
- Đi sâu vào nghiên cứu chi tiết động cơ
nắm giữ tiền (3 động cơ)
- Cầu về tiền khá ổn định

CÂU 5: Thảo luận về tình hình lạm phát tại Việt Nam.
CÂU 6: Những biện pháp kiềm chế lạm phát?
Để kiềm chế lạm phát thì dù chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa cũng nhằm vào 2 mục
tiêu chung đó là: Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ
trong xã hội. Với mỗi mục tiêu trên thì mỗi chính sách đều có những công cụ sử dụng riêng để
thực hiện tốt hai mục tiêu trên.
4. Mục tiêu giảm bớt lượng tiền trong lưu thông.
 Đối với chính sách tiền tệ: Để giảm bớt lượng tiền vào lưu thông thì chính sách tiền tệ
cần đưa ra một số giải pháp sau:
 Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu
thông trong xã hội
 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị
trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các
ngân hàng với nhau.
 Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các
ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết
khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào

ngân hàng nhiều hơn.
 Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ
có giá cho các ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
 Đối với chính sách tài khóa: Để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thì bộ tài chính
cần đưa ra một số giải pháp sau:
 Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
 Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội
5. Mục tiêu gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
 Đối với chính sách tiền tệ: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì chính sách
tiền tệ cần đưa ra một số giải pháp sau:
 Đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các đối
tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm giảm chi
phí sản xuất đầu vào vì vậy tăng năng suất lao động.
 Đối với chính sách tài khóa: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì bộ tài
chính cấn đưa ra một số giải pháp sau:
 Bộ tài chính chỉ đạo tổng cục thuế giảm thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nguyên vật
liệu và máy móc thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó làm giảm bớt
chi phí đầu vào lên làm tăng năng suất lao động.


6. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của nước ta hiện tại trọng nghị quyết 11. Chính phủ
thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thận trọng và thắt chặt cụ
thể như sau:
 Đối với chính sách tiền tệ:
 Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng phải giữ ở mức dưới 20%
 Trong tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15 -16% và ưu tiên cho việc
phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
 Thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản và

chứng khoán. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này
 Đưa ra chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện nay chính phủ đang cầm
giao dịch mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa hàng vàng cá
nhân giao dịch mua bán vàng miếng.
 Đối với chính sách tài khóa:
 Phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 – 8% so với dự toán đã được quốc hội
thông qua.
 Sắp xếp lại chi thường xuyên nhằm tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong
9 tháng còn lại
 Cắt giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP
 Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở rộng đối
tượng được chính phủ bảo lãnh.
 Đối với đầu tư công: Chính phủ quyết định cắt giảm tối thiểu 10% lượng vốn
theo kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách.



×