Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU CHỦ VỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.79 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
5.1. Phương pháp miêu tả.....................................................................................6
5.2. Phương pháp đối chiếu so sánh.....................................................................6
6. Giả thuyết khoa học...........................................................................................6
7. Bố cục.................................................................................................................. 6
NỘI DUNG................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................7
1.1. Khái niệm phương pháp................................................................................7
1.2. Khái quát về câu.............................................................................................7
1.2.1. Khái niệm câu...........................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm của câu......................................................................................9
1.2.3. Phân loại câu............................................................................................9
1.3. Khái niệm kết cấu C - V...............................................................................10
1.3.1. Khái niệm kết cấu...................................................................................10
1.3.2. Khái niệm kết cấu chủ...............................................................................11
1.3.2.1. Chủ ngữ................................................................................................11
1.3.2.2 Vị ngữ....................................................................................................12
1.3.2.3. Kết cấu chủ - vị....................................................................................12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU CHỦ- VI 13
2.1. Các phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt nói chung.....................13
2.1.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị................................13
2.1.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể...................14
2.1.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết.............................14
2.1.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “Cái cho sẵn – cái mới”.....15
2.2. Phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị........................................16


2.2.1. Phương pháp miêu tả.............................................................................16
1


2.2.1.1.

Khái niệm..........................................................................................16

2.2.1.2.

Phân loại thủ pháp miêu tả bên trong...............................................16

2.2.1.2.1. Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa.............................................16
2.2.1.2.2. Thủ pháp phân tích vị từ- tham tố.................................................17
2.2.1.2.3. Thủ pháp phân tích nghĩa tố..........................................................17
2.2.1.2.4. Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp...........................................18
2.2.2. Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ..........................................................20
2.2.2.1.

Khái niệm..........................................................................................20

2.2.2.2.

So sánh tiếng Việt và tiếng Anh.........................................................20

2.2.2.2.1. Tương đồng...................................................................................21
2.2.2.2.2. Khác biệt.......................................................................................23
KẾT LUẬN................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26


2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, chuyên ngành ngôn ngữ học đã có những bước tiến trong những
công trình nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, một trong các phương
diện đó không thể không kể đến phương diện về câu trong tiếng Việt đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Câu trong tiếng Việt được
nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức (ngữ âm, ngữ pháp).
Đối với nhiều quan điểm cú pháp hiện đại, câu là đối tượng trung tâm của
cú pháp. Còn câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp
của câu ngữ Việt. Một câu tiếng Việt hiện nay được phân tích theo nhiều phương
pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: theo cấu trúc chủ-vi, theo cấu trúc
vị từ-tham thể, theo cấu trúc đề-thuyết, theo cấu trúc cái cho sẵn-cái mới. Các
phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học,
nghĩa học và dụng học. Riêng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đềthuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.
Tiếng việt từ trước đến nay hướng phân tích câu phổ biến nhất là hướng
phân tích ngữ pháp theo cấu trúc chủ-vị. Phân tích câu theo cấu trúc chủ-vị
thuộc bình diện kết học của câu. Phân tích câu hướng này xuất phát từ góc độ
cấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộ
phận trong câu để phân biệt ra các thành phần chính, thành phần phụ. Hơn nữa,
việc dạy học tiếng Việt theo cấu trúc chủ vị hiện nay là một phương pháp phổ
biến được nhiều giáo viên sử dụng trong việc dạy học nhưng phân tích câu dựa
trên cấu trúc chủ- vị vẫn còn gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.
Bởi vì tiếng Việt là thứ tiếng phi hình thái, nó thuộc loại hình ngôn ngữ độc lập
vì thế việc nhận diện các thành phần câu bên cạnh tiêu chí về hình thức còn
dùng tiêu chí về nghĩa. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn bám
sát thực tiễn về vấn đề dạy và học hiện nay trong trường học đối với bộ môn
tiếng Việt nói chung và kết cấu chủ- vị nói riêng. Theo như chúng tôi khảo sát,

việc nắm vững phương pháp phân tích kết cấu chủ vị là yêu cầu kiến thức cơ
bản nhất đối với phân môn tiếng Việt của học sinh. Hiện nay, phân tích câu theo
kết cấu chủ - vị đối với các loại câu trong tiếng Việt nói chung và câu đơn nói
3


riêng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học bàn đến trên nhiều phương diện khác
nhau nhưng về phương diện phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị
trong câu đơn vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Vì vậy, trong công trình nghiên
cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về phương pháp phân tích câu theo
kết cấu chủ-vị, đặc biệt sẽ khảo sát trên bình diện của câu đơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về câu trong tiếng Việt là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm bên cạnh vấn đề từ, cụm từ. Câu trong tiếng Việt đóng
một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn như đoạn văn,
văn bản. Ngày nay, ở Việt Nam, số lương các công trình ngiên cứu, các tạp chí
nghiên cứu, các luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về phương pháp
phân tích câu trên nhiều phương diện khác nhau.
Theo Hoàng Trọng Phiến với “Quan hệ nghĩ và cấu trúc trong việc phân
tích câu” có nêu ra “Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí –
chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ cấu trúc câu” 1. Tác giả nghiên cứu
nhấn mạnh ba quan hệ cơ bản là quan hệ chủ- vị, quan hệ xác định và quan hệ
bổ sung.
Theo TS. Trần Kim Phượng với “Các phương pháp phân tích câu tiếng
Việt” có nêu ra “Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều
phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) Theo cấu trúc chủ - vị
(ngữ pháp truyền thống. (2) Theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ
nghĩa), (3) Theo cấu trúc đề- thuyết (ngữ pháp chức năng) và (4) Theo cấu trúc
cái cho sẵn – cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại)”2. Trong phương pháp phân
tích câu theo cấu trúc chủ - vị, theo tác giả nghiên cứu “ Xây dựng dựa trên ba

quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và
quan hệ chủ - vị”3. Về phương diện nghiên cứu này của TS. Trần Kim Phượng,
chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là những gợi mở trong đề tài nghiên cứu này.
Theo PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn với “Cấu trúc cú pháp của câu tiếng
Việt: Chủ- vị hay đề - thuyết” có nêu ra “Cấu trúc chủ - vị và và cấu trúc đề1 [7]
2 [8]
3 [8]

4


thuyết là khác nhau: Cấu trúc chủ- vị là của cú pháp gắn với chức năng biểu
hiện, còn cấu trúc đề- thuyết là của câu gắn với chức năng thông báo” 4. Tác giả
nghiên cứu nhấn mạnh cấu trúc chủ- vị tuy là cấu trúc phân tích truyền thống
trong ngữ pháp tiếng Việt nhưng chủ ngữ và vị ngữ là thành phần nòng cốt giữ
vai trò trung tâm trong việc phân tích câu. Tuy nhiên tác giả chưa bàn kĩ đến các
phương pháp cụ thể để phân tích câu trúc chủ - vị. Sự thiếu sót này của tác giả
nghiên cứu sẽ được chúng tôi bàn kĩ hơn trong đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này của chúng tôi nhằm giúp cho đối tượng nghiên cứu cũng như
HS, SV hiểu cách thức, phương pháp phân tích theo kết cấu chủ vị mà trên thực
tế vận dụng dựa trên câu đơn. Hơn nữa, đề tài này của chúng tôi giúp cho đối
tượng nghiên cứu nhận diện câu từ một cách sâu sắc, nhanh gọn và dễ hiểu. Đề
tài này nếu thành công sẽ là tài liệu tham khảo xuyên suốt quá trình học tập cũng
như việc áp dụng câu vào thực tiễn cho HS, SV. Đồng thời đây cũng là nguồn tư
liệu cho giáo viên và giảng viên, đặc biệt là GV thuộc ngành ngôn ngữ học sẽ
tìm hiểu và học cách phân tích câu theo kết cấu chủ vị một cách thông dụng và
chuyên nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là phương pháp phân tích câu theo

kết cấu chủ- vị.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là câu đơn trong tiếng Việt.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp miêu tả

4 [4]

5


Chúng tôi xem đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài nghiên
cứu này. Chúng tôi sẽ đi miêu tả bên trong câu theo kết cấu chủ- vị.
5.2. Phương pháp đối chiếu so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh câu theo kêt cấu chủ - vị
giữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác như tiếng Anh để đưa ra những nét tương đồng
và khác biệt về cấu trúc chủ - vị của câu giữa hai ngôn ngữ.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài này thành công , nó sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên
trong việc giảng dạy học sinh về phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị,
đặc biệt là ở câu đơn, dựa vào các phương pháp miêu tả, đối chiếu... giáo viên
hướng dẫn học sinh rèn luyện tốt hơn kĩ năng phân tích câu theo kết cấu chủ vị.
Bên cạnh đó, đề tài của nhóm chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhà
nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này, lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu củ chúng tôi gồm có 2
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ- vị.


6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Khái niệm phương pháp
Theo TS. Trần Văn Sáng “Phương pháp là sự khái quát hóa các biện pháp
và thủ pháp đặc thù, chuyên dùng trong nghiên cứu ngôn ngữ”5.
Phương pháp luận là lí luận chung về phương pháp nhận thức, nêu lên
những phương pháp nhận thức cụ thể và phạm vi sử dụng chúng phù hợp với đối
tượng nghiên cứu là ngôn ngữ.
Phương pháp luận ngôn ngữ học, theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin lấy
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở để xây
dựng mối quan hệ giữa phương pháp và lí luận đặc thù ngôn ngữ học với thế
giới quan Mác Lê-nin.Hiển nhiên là tự bản thân chúng, các phương pháp không
thể được dựng lên thành phương pháp lí luận hoặc lí thuyết nhận thức trong
ngôn ngữ học.
1.2.Khái quát về câu
1.2.1. Khái niệm câu
Trong tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp tiếng Việt đóng
một vai trò quan trọng. Trong đó, phương diện nghiên cứu quan trọng trong ngữ
pháp là câu. Từ rất lâu, khái niệm về câu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Khi nghiên cứu về phương diện câu, bên cạnh những
nhà nghiên cứu khác quan điểm tì cũng có những nhà nghiên cứu cùng quan
điểm.
Trong giáo trình ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên, Tác giả E.
Sapir (1921) định nghĩa câu dựa vào hành động phát ngôn “Câu là một hành
động ngôn ngữ diễn đạt một hành động của tư duy”6
Hướng nghiên cứu câu theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống, có tác
giả F.F. Phooc tu na tốp, L.C. Thompson ... Tác giả L.C Thompson dựa trên tiêu

chí hình thức cho rằng “Ở trong tiếng Việt, các câu được tách ra khỏi nhau bởi
những ngữ điệu kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghĩa, két thúc bằng
một ngữ điệu kết thúc hay đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng
5 [9]
6 [6; Tr. 310]

7


như vậy là một câu. Sự độc lập của những yếu tố như vậy là một câu. Sự độc lập
của những yếu tố như vậy được phù hiệu hóa trong chữ viết bởi cách dùng một
chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ở
cuối câu). Còn F.F. Phooc tu na tốp cũng đưa ra định nghĩa thiên về hình thức
“Câu là một tổ hợp từ với một ngữ điệu kết thúc”7
Dựa trên tiêu chí ý nghĩa, tác giả Aristot thế kỉ V TCN, định nghĩa “Câu là
một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận trong đó cũng có ý nghĩa
độc lâp” . Còn học phái Aleesch xan đri thế kỉ III – II TCN cũng đã khẳng định
“ Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”8
Theo Bùi Minh Toán, câu được định nghĩa ở hai phương diện:
“Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, cũng tức là ở bậc trừu tượng, khái
quát, đơn vị ngôn ngữ được tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn(từ,
ngữ cố định, cụm từ tự do...) theo những quy tắc ngữ pháp nhất định được gọi là
câu. Ở phương diện sử dụng, mỗi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhằm
một mục đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Câu cụ thể đó được
gọi là phát ngôn. Nói rõ hơn, phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao
tiếp”9.
Theo Diệp Quang Ban định nghĩa “Câu là đơn vị lớn nhất của một cấu
trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ , được làm thành từ một khúc
đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một
sự thể (hay một sự việc)10.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra
trong quá trình suy nghĩ được gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích
thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá . Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập , có
ngữ điệu kết thúc”11.
7 [2; Tr. 310, 311]
8 [2; tr. 310, 311]
9 [11; tr. 111]
10 [3; tr.17]
11 [6; tr.312]

8


Theo TS. Trần Văn Sáng: “Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ pháp nhất
định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện, truyền
đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng
thông báo”12.
Tất cả những định nghĩa của những nhà nghiên cứu trên đã thẻ hiện ở rất
nhiều phương diện, nhưng nhóm chúng tôi chọn khái niệm của Diệp Quang Ban
vì định nghĩa này quan tâm đến cả ba tiêu chí hình thức, ý nghĩa và cấu tạo.
Định nghĩa này không tính đến đặc thù của ngôn ngữ cụ thể, không gắn với dạng
nói hay dạng viết của ngôn ngữ, chức năng nghĩa biểu hiện là chức năng quan
trọng nhất.
1.2.2. Đặc điểm của câu
Người ta chia câu làm 4 đặc điểm:
- Tính độc lập về mặt ngữ pháp.
- Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định
- Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo
. – Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ
chủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao tiếp.

1.2.3. Phân loại câu
Dựa vào các kiểu cấu tạo của câu ta phân loại theo tiêu chí sau:
Phân loại câu theo ngữ pháp bao gồm cấu tạo câu đơn , câu ghép, câu đặt
biệt.
Câu đơn là câu có cấu tạo một cụm chủ - vị. Câu đơn hai thành phần: Hai
thành phần chính của câu đơn là chủ ngữ, và vị ngữ. Chủ ngữ của câu đơn là
thành phần nêu đối tượng mà câu nói đề cập đến các hoạt động tính chất trạng
thái và thường đứng trước vị vị ngữ của câu nêu lên nội dung thong báo, đứng
sau chủ ngữ là trật tự bắt buộc trong hoàn cảnh giao tiếp bắt buộc nhất định có

12 [9]

9


thể rút ngắn thành phần câu. Ngoài thành phần nòng cốt còn có thể sử dụng
trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
Câu đơn đặc biệt là câu được cấu tạo từ một hay một cụm từ chính phụ hay
đẳng lập giữ vai trò nồng cốt, câu không bao gồm hai thành phần chủ ngữ và vị
ngữ nhưng vẫn thực hiện chức năng thong báo như câu bình thường, thường
được sử dụng trong một hoàn cảnh cụ thể người ta chia câu đơn đặc biệt thành
hai loại căn cứ vào cấu tạo và hoàn cảnh sử dụng.
Câu đơn đặc biệt danh từ là câu được cấu tạo từ danh từ hoặc cụm danh từ
đẳng lập mà các thành tố của nó đều là danh từ,.Câu đơn đặc biệt danh từ có
nghĩa khái quát chỉ sự tồn tại của sự vật hiện tượng đang tồn tại trước mặt người
nói hay người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Câu đơn đặc biệt vị từ là câu chỉ có một từ thuộc từ loại động từ hay tính từ
làm thành phần chính trong câu.
Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên. Trong đó mỗi kết cấu làm
thành một vế câu nhưng không kết cấu nào nằm trong lòng kết cấu kia.

1.3.Khái niệm kết cấu C - V
1.3.1. Khái niệm kết cấu
Theo Nguyễn Thiện Giáp khái niệm kết cấu là "Toàn bộ quá trình tổ
chức bên trong của một đơn vị ngữ pháp - một ngữ đoạn, một cú hoặc một câu,
được tạo nên dựa trên cơ sở một hệ thống các hình vị và một hệ thống các quy
tắc. Hơn nữa , Kết cấu được hiểu là thành quả kết hợp của một quá trình như
thế. Một mô hình kết cấu riêng biệt được thể hiện như chuỗi đơn vị đảm nhận
chức năng ngữ pháp. Chẳng hạn, kết cấu của cú là: Chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ
; kết cấu của ngữ đoạn là: Định ngữ + danh từ. Trong phân tích văn bản, kết
cấu chỉ ra hiện dạng của một kiểu kết cấu"13. Ta có thể thấy trong các ví dụ sau:
Con chim đang bay trên trời
- Có kết cấu chủ vị, nhưng được thể hiện trong một chuỗi : Con + chim +
đang + bay + trên + trời.

13 [12; tr. 225]

10


Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể
thống nhất đó. Kết cấu không nằm trong hệ thống và "kết cấu phản ánh được
hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất cửa sự tác động lẫn nhau của các
mặt và các thuộc tính chung. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao
phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các
yếu tố tạo thành"14.
Trong ngôn ngữ học rất nhiều loại kết cấu như:
- Kết cấu chính phụ.
- Kết cấu đẳng lập.
- Kết cấu ngoại tâm.
- Kết cấu nội tâm.

1.3.2. Khái niệm kết cấu chủ
1.3.2.1. Chủ ngữ
Theo Nguyễn Minh Thuyết đưa ra khái niệm về chủ ngữ "là bộ phận
nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết
cấu có khả năng nguyên nhân hóa" 15.
Chủ ngữ có hai đặc điểm:
- Là thành tố bắt buộc, không thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến
tính trọn vẹn của câu. Nhờ đặc điểm này ta phân biệt được chủ ngữ với những
thành tố nằm ngoài nòng cốt câu như trạng ngữ, khởi ngữ trong trường hợp các
thành tố ấy đứng đầu câu.
- Cùng vị ngữ tạo ra một liên kết câu có khả năng nguyên nhân hóa.
Nhờ đặc điểm này có thể phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, một thành tố khác của
nòng cốt câu, trong trường hợp thành tố ấy là thể từ.
- Chủ ngữ có thể là một từ. Chẳng hạn: Học sinh học tập. Học sinh
là chủ ngữ
- Chủ ngữ có thể là một cụm từ hoặc một cụm chủ vị
Ví dụ: Tổ quốc ta giàu đẹp. Chủ ngữ gồm hai từ ghép là: Tổ quốc +
ta -> được gọi là bộ phận chủ ngữ theo một cụm từ.
1.3.2.2 Vị ngữ
Theo V.S. Panfilov cho rằng "Vị ngữ là đỉnh tuyệt đối của câu, trên
phương diện ngữ pháp được đặc trưng bằng phạm trù khẳng định / phủ định và
biểu thị đặc điểm theo nghĩa rộng của từ này"16 .
14 [5; tr. 52 - 55]
15 [10; tr. 119 - 121]
16 [1; tr.73]

11


Còn theo Nguyễn Minh Thuyết thì đưa ra quan điểm "Vị ngữ là bộ

phận nồng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thể hoặc cách thức vào
phía trước, và trong trường hợp bộ phận này gồm một từ thì vị ngữ là từ chính
của bộ phận ấy"17.
1.3.2.3. Kết cấu chủ - vị
Kết cấu chủ - vị là mối quan hệ và liên hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong
câu hoặc trong đoạn. Nó có mối quan hệ mật thiết với nhau đôi lúc có câu khuất
chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Kết cấu chủ - vị làm chức năng chủ ngữ trong câu Tiếng Việt và Tiếng
Anh

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO KẾT CẤU
CHỦ- VI
2.1.Các phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt nói chung
2.1.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây
dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ
chính phụ và quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này,
phải xác định được ba quan hệ trên.
Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai
chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ
chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.
Công ty chúng tôi / sẽ thi công
C

một tòa nhà
V

-> Đây là câu đơn.

17 [10; tr. 86 - 88]


12

24 tầng.


Phương pháp này có ưu điểm là Các thành tố cấu tạo nên câu được phân
tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được
làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ
giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Truyền tin cho người học
dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.
Nhược điểm của phương pháp này là Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng
tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ
pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không
phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là
những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác
thường.
2.1.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể
L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷ
trước). Ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu.
Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này. Đó là C.J. Fillmore,
M.A.K. Halliday, W.Chafe, C. Hagège, S.C.Dik… Để phân tích được câu theo
phương pháp này, trước hết phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó xác định
các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham
thể mở rộng:
Ngày 20 -10,

TTMR
(thể thời gian)


tôi

TTBB

tặng

cho người yêu

VTTT
(hành thể)

TTBB
(tiếp thể)

một bó hoa hồng.

TTBB
(đối thể)

Các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể phản ánh sự tương ứng về
nghĩa của chúng với các sự vật trong thực tế khách quan. Toàn bộ nội dung câu
phản ánh một sự tình của thế giới ấy. Thông qua cấu trúc này, ta hiểu hơn về sự
gắn bó giữa ngôn ngữ học với cuộc sống con người.
13


Tuy nhiên không quan tâm đến các hư từ. Vì vậy, mối quan hệ giữa các từ
trong câu nhiều khi không được làm rõ.
2.1.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần:
phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào
nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba
chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà. Chúng ta có tể thấy trong
các ví dụ sau:
Buổi chiều, mệt mỏi vì đọc sách, nó lăn ra ngủ.
-> Câu đơn 1 đề - thuyết.

Con bé ấy, mắt lại giống mẹ, làn da lại giống bố.
-> Câu đơn hai đề - thuyết.
Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó,
phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ
đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy,
việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.
Tuy nhiên chỉ phân tích sơ bộ chứ không phân tích một cách cặn kẽ và chi
tiết.
2.1.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “Cái cho sẵn – cái mới”.
Nhà gôn ngữ học người Sec V.Mathesius cho rằng một phát ngôn gồm hai
phần: cái cho sẵn - cái mới (Nguyễn Minh Thuyết, Trần Ngọc Thêm sử dụng cặp
thuật ngữ nêu - báo). Trong đó, phần nêu (cái cho sẵn) là xuất phát điểm của
thông báo, là đối tượng của cuộc nói chuyện, tức là thông tin đã biết hoặc dễ
nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình; còn phần báo (cái
mới) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của cuộc thoại. V.Mathesius cũng
14


cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu, còn cái mới tương ứng với
phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho sẵn - cái mới không
tương ứng một đối một với cấu trúc đề - thuyết của câu. Để có thể sử dụng
phương pháp phân tích câu này, cần đặt câu trong một ngữ cảnh cụ thể. Sau đó

xác định thông tin cũ, mới dựa vào các hư từ, dựa vào khả năng lược bỏ và dựa
vào một số phép liên kết câu. Ta có thể thấy trong các ví dụ sau:
Ngân như nghe tiếng đập của con tim mình
CC (cái cũ)

CM (cái mới)

Phản ánh thông tin cũ - mới của câu một cách hết sức rạch ròi. Về điểm
này, nó còn vượt xa cả cấu trúc đề - thuyết vì thỉnh thoảng, trong phần thuyết
vẫn chứa một vài từ ngữ mang thông tin cũ. Do vậy, nó còn được gọi là cấu trúc
thông tin hay, vắn tắt hơn, là cấu trúc tin.
Tuy nhiên cấu trúc chủ - vị là cấu trúc cú pháp ổn định, tách rời ngữ cảnh.
2.2.Phương pháp phân tích câu theo kết cấu chủ vị.
2.2.1. Phương pháp miêu tả.
Phương pháp miêu tả giả định ngôn ngữ như là một hệ thống- cấu trúc mà
nhiệm vụ của PP miêu tả chính là quan sát, miêu tả cái hệ thống- cấu trúc ấy ở
mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính của các đơn vị ngôn ngữ.
PP miêu tả bao gồm:
Những thủ pháp miêu tả bên ngoài: Thủ pháp xã hội học; Thủ pháp trường
nghĩa; Thủ pháp phân tích ngôn cảnh; Thủ pháp phân bố.
Những thủ pháp miêu tả bên trong: Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa;
Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; Thủ pháp phân tích vị từ- tham tố; Thủ
pháp phân tích nghĩa tố.
Những thủ pháp logic học, toán học và ngôn ngữ học tâm lý: Thủ pháp
logic học; Thủ pháp thống kê toán học; Thủ pháp ngôn ngữ học tâm lý.
Nhưng chúng tôi chỉ xét thủ pháp miêu tả bên trong.
2.2.1.1. Khái niệm.
Thủ pháp miêu tả bên trong nhằm phân loại, hệ thống hóa, xác định và
phân định đối tượng nghiên cứu thành các nhóm, các loạt, các tiểu hệ thống
phân cấp, các hệ thống con, các phạm trù, các mặt, các thuộc tính của những đơn

vị ngôn ngữ và hiện tượng ngôn ngữ.
15


Phân giải cấu trúc các loại đơn vị, các phạm trù,...trên hoạt động hệ hình
và cú đoạn của chúng. Các thủ pháp phân tích cú pháp, phân tích thành tố,...đã
được đề xuất trên cơ sở của sự phân giải cấu trúc hệ hình. Các thủ pháp phân
tích vị từ- tham thể, phân tích nghĩa tố,...cũng xuất hiện trong phép luận giải bên
trong.
2.2.1.2.Phân loại thủ pháp miêu tả bên trong.
2.2.1.2.1. Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa.
Trong ngôn ngữ học, người ta sử dụng rộng rãi cách phân loại lưỡng phân
và cách phân loại theo chủng loại.
Phân loại lưỡng phân là thủ pháp phân chia các khái niệm ra thành hai loại
đối lập nhau, loại này là sự phủ định những đặc trưng của loại kia. Trong ngôn
ngữ học, bất cứ cặp tối thiểu nào cũng gọi là đối lập: các từ trái nghĩa, chủ ngữ
và vị ngữ, phụ âm và nguyên âm, danh từ và động từ,...
Chủ ngữ và vị ngữ trong câu là sự đối lập nhau bởi đặc trưng: chủ ngữ là
đối tượng muốn nói và vị ngữ lại là những đặc điểm, tính chất của đối tượng.
Chúng ta có thể thấy ví dụ trong các câu sau:
“Mẹ em /đẹp như tiên.”
CN
VN
Cách phân loại theo chủng loại thì các yếu tố sẽ được quy về một loại trên
cơ sở chúng có cùng một dấu hiệu nhất định nào đó mà những yếu tố của tất cả
các loại khác không có.
2.2.1.2.2. Thủ pháp phân tích vị từ- tham tố.
Vị từ còn được gọi là hàm (function), tức là “biến mà giá trị của nó được
xác định khi đã biết giá trị của một hay nhiều biến khác”. Vị từ ngữ nghĩa tập
hợp các nghĩa khác để hình thành nên những cấu trúc ngữ nhĩa giống như một

cái ống nối kết các đỉnh của một cái trại để tạo thành khung đỡ cái trại đó.
Những vị từ ngữ nghĩa có thể chỉ hành động, sự kiện, quá trình, trạng thái, tính
chất, quan hệ,...tóm lại những sự tình cầ có sự tham gia của nhiều tham tố. Nếu
một vị từ (V) thể hiện một sự tình có ba yếu tố tham gia thì ba yếu tố ấy là ba
yếu tố tham tố(t) và có thể được viết như sau: V(t1,t2,t3). Chúng ta có thể thấy
ví dụ trong các câu sau:

16


Nghĩa của từ cho có 3 tham tố: 1- người cho, 2- cái được cho, 3- người
nhận.
2.2.1.2.3. Thủ pháp phân tích nghĩa tố.
Khác với hình vị-những đơn vị ngôn ngữ có hai mặt: mặt hình thức và mặt
nội dung- nghĩa tố là đơn vị một mặt( nội dung) tương ứng với các tiêu chí khu
biệt âm vị học. Nếu như khả năng khu biệt nghĩa của âm vị là dựa vào tính khu
biệt về ngữ âm thì các nghĩa cũng có thể phân biệt nhau nhờ các yếu tố khu biệt
nghĩa( nghĩa tố).
Vì chưa có quan niệm thống nhất về nghĩa tố cho nên cách xác định về
nghĩa tố cũng trở nên khác nhau. Thông thường các nghĩa tố được tách ra trên cơ
sở của từ điển giải thích. Nếu trong phần giải thích của từ điển, một từ tham gia
vào việc định nghĩa một từ khác được so sánh với nó thì nghĩa là hai từ này có
nghĩa tố chung.
Người ta còn xác định nghĩa tố bằng cách đối lập từng cặp từ. Ví dụ: đối
lập cha với mẹ, chú với cô, dượng với dì,...cho ta nghĩa tố về “giống”( a- giống
đực, a’- giống cái).
2.2.1.2.4. Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp.
Nguyên tắc chung của thủ pháp này là phân chia các cấu trúc phức tạp ra
thành những bộ phận tối đa. Quan điểm phổ biến nhất là chia thành hai phần:
phần hạt nhân và phần phụ thuộc, tức là phần cơ bản và phần kèm theo. Giữa

các thành tố trực tiếp có mối quan hệ về nghĩa và thủ pháp này được vận dụng
trước hết vào cú pháp.
Nhóm chúng tôi vì phân tích câu theo kết cấu chủ vị nên chỉ tập trung vào
thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp.
Một số nhà Việt ngữ học đã vận dụng thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
vào miêu tả cú pháp tiếng Việt. Nguyễn Minh Thiết đã miêu tả cú pháp tiếng
việt theo ba mối quan hệ: đẳng lập, chính phụ, chủ vị. Nó được kí hiệu như sau:

A

B
Móc vuông không có mũi tên, biểu thị quan hệ đẳng lập.

17


A

B
Móc vuông không có mũi tên ở một đầu, biểu thị quan
hệ chính phụ,mũi tên hướng về thành tố chính.

A

B
Móc vuông có mũi tên ở cả hai đầu, biểu thị quan hệ chủ vị.
Các động vật trên cạn và dưới nước.

Khi sử dụng thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp để phân tích câu tiếng
Việt thành cụm chủ vị, ta phân tích ngữ nghĩa của câu bằng cách xác định thành

phần hạt nhân và thành phần phụ thuộc. Ví dụ câu: “ Mẹ em đi chợ”thì ngữ đoạn
“mẹ em” là một danh ngữ, còn “đi chợ” có thể phân tích thành: “đi” + “chợ” và
“đi chợ” là một động ngữ, trong đó “đi” và “chợ” là các thành tố trực tiếp của
nó.Khi đó, câu “Mẹ em đi chợ” sẽ được phân tích theo quan hệ chủ vị như sau:
Mẹ em /đi chợ.

Phần hạt nhân( chủ ngữ: mẹ em) và phần phụ thuộc (vị ngữ: đi chợ) chính
là hai thành phần của câu xét về phương diện cú pháp học khi sử dụng thủ pháp
phân tích thành tố trực tiếp.
Trong câu tiếng Việt, quan hệ chủ vị là quan hệ qua lại, các thành tố trong
câu có mối quan hệ quy định, ràng buộc nhau. Khi phân tích thành tố trực tiếp,
ta có thể dựa vào mối quan hệ của những thành tố ấy để phân tích cụm chủ vị.
18


Hoa/ đã nở.
Câu “hoa đã nở” ta có thể phân tích thành: “hoa” + “đã” + “nở”, trong
đó “nở” là thành tố chỉ hoạt động của hoa, “đã” là thành tố chỉ thời gian để bổ
sung thêm nghĩa cho hoạt động “nở” đã xảy ra rồi. Do đó “đã nở” sẽ là tổ chức
miêu tả hoạt động, thuộc tính cho đối tượng là “hoa”, lúc ấy “ đã nở” sẽ là vị
ngữ còn chủ ngữ là “hoa”.
2.2.2. Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ.
2.2.2.1.Khái niệm.
Theo TS. Trần Văn Sáng “Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những
phân ngành của ngôn ngữ học so sánh. Cơ sở lý thuyết chung của ngành học
này là lý thuyết so sánh”18.
2.2.2.2.So sánh tiếng Việt và tiếng Anh.
Tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng trong cú pháp
học giữa hai ngôn ngữ này có những điểm tương đồng và khác biệt từ cấp độ
ngữ âm- âm vị, từ vựng và câu. Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng phương pháp đối

chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh chỉ xét trên cấp đọ câu.
Trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng chia làm hai loại câu tùy theo cấu trúc
chủ - vị của nó, tương ứng với tiếng Việt ;là câu đơn và câu ghép. Tương ứng
với tiếng Anh là câu đơn và câu có hai mệnh đề trở lên. Dù cách gọi tên khác
nhau nhưng nhìn chung cả hai ngôn ngữ đều xét trên cấu trúc chủ - vị để phân
loại câu. Trong đê tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xét câu đơn của cả tiếng Việt
và tiếng Anh.
2.2.2.2.1. Tương đồng
Trong cú pháp học, ở cấp độ câu, xét về câu đơn cả tiếng Việt và tiếng Anh
đều thuộc một kiểu kết cấu đồng nhất là kết cấu chủ - vị. Dù là câu trong tiếng
Việt và tiếng Anh đều phải có hai thành hai bắt buộc là chủ ngữ và vị ngữ. Chủ
ngữ và vị ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc câu của hai
18 [9]

19


ngôn ngữ. Hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ có mối quan hệ ràng buộc qua lại
lẫn nhau. Chúng Ta có thể thấy trong các câu sau:
Trong tiếng Việt
Tôi/ đi học.
CN VN

Lan/ học bài.
CN VN
Trong tiếng Anh
I/ love you.
CN VN
She/ ate fish.
CN VN

Xét về chủ ngữ trong câu đơn thì chúng ta có thể thấy chủ ngữ trong tiếng
Việt và tiếng Anh dều đứng trước vị ngữ, tức giữ vị trí đầu câu và đều được cấu
tạo bằng từ, cụm từ. Cụm từ có thể là cụm danh từ, cụm tính từ và cụm động từ.
Chúng Ta có thể thấy trong các câu sau:
Trong tiếng Việt

Đỏ/ là màu của lá cờ tổ quốc.
CN (Từ)

VN

Những đóa hoa hồng ấy/ đã gợi bao nhiêu ki niệm.
CN (CDT)

20

VN


Trong tiếng Anh
Soup/ is delicious food.
CN (Từ) VN

This new, yellow car/ is mine.
CN (CDT)
Xét vị ngữ trong câu đơn thì cả vị ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh đều giữ
vị trí đứng sau chủ ngữ và đều được cấu tạo bằng từ, cụm từ
Trong tiếng Việt
Hoa/ sen nở.
CN VN (Từ)


Tôi /rất thích những chú mèo màu trắng ấy.
CN VN (CDT)
Trong tiếng Anh
Merry/ drink coffee.
CN

VN (Từ)

Jessica/ want to buy some potatoes.
CN

VN (CĐT)

2.2.2.2.2. Khác biệt.
Bên cạnh những nét tương đồng thì bất kì một ngôn ngữ nào trên thế giới
cũng mang những nét riêng biệt, ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cũng mang
những nét khác nhau trong câu theo kết cấu chủ vị.

21


Cấu trúc câu đơn trong tiếng Anh rất xem trong việc chia động từ. Động từ
trong tiếng Anh được chia làm hai loại là trợ động từ và động từ chính. Cách
chia động từ trong tiếng Anh phụ thuộc vào phạm trù ngôi và phạm trù thì. Vì
vậy trong cấu trúc câu đơn của tiếng Anh việc chia động từ là một việc rất quan
trọng. Tuy nhiên cấu trúc câu đơn trong ngôn ngữ tiếng Việt không có trường
hợp chia động từ, vì thế động từ trong tiếng Việt không phụ thuộc vào phạm trù
ngôi và phạm trù thì như trong tiếng Anh. Hơn nữa, trong tiếng Việt lại không có
phạm trù thì. Thời gian trong câu tiếng Việt được biểu diễn bằng những phó tư

chỉ thời gian như đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng,… Mặc dù ngôi trong tiêng
Việt chia làm ngôi số ít và ngôi số nhiều nhưng việc phân chia đó vẫn không ảnh
hưởng đến động từ trong câu. Chúng ta có thể thấy trong các câu sau:

Trong tiếng Việt
Nam đã ốm.
Tôi đã ốm.
Phương sẽ đậu.
Chúng tôi sẽ đậu.

Trong tiếng Anh
Phạm trù ngôi.
I likes her.
He likes her
We like her

Phạm trù thì
I buy milk.
22


I bought milk yesterday.
Trong tiếng Anh một số trường hợp nhất định có thể sử dụng chủ ngữ giả,
thường là it hoặc there. Còn trong tiensg Việt, không có trường hợp sử dụng chủ
ngữ giả. Chủ ngữ trong tiếng Việt thường là chủ ngữ nào thì chỉ đối tượng ấy.
Chúng Ta có thể thấy trong các câu sau:
Trong tiếng Việt
Anh chưa mua bút chì.
Mai là cô gái xinh đẹp.
Bầu trời rất đẹp và trong xanh.


Trong tiếng Anh
It is very hot.
There is a fire in that day building.

KẾT LUẬN
Qua đó, chúng ta có thể thấy có rất nhiều phương pháp phân tích câu những
phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị là phương pháp phổ biến nhất.
Chúng tôi dựa trên phương pháp miêu tả phương pháp đối chiếu, so sánh giúp đi
sâu vào bình diện phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị. Vì vậy, nhờ phương pháp
chúng tôi đưa ra có thể giúp cho giáo viên và học sinh hiểu thêm rõ hơn về
phương pháp này để quá trình giảng dạy tốt hơn. Hơn nữa, với phương pháp
phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị nhóm chúng tôi đưa ra có thể giúp cho nhiều
nhà nghiên cứu khác hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc chủ - vị trong câu đơn.

23


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Panfilov V.S. , H.,1993
Phooc-tu-na-tốp F.F. , Tuyển tập bằng tiếng Nga, H.,1999.
Diệp Quang Ban, (Nxb Giáo dục), Ngữ pháp tiếng Việt, THH.,2005.

Nguyễn Hồng Cổn, “Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chủ- vị hay đề -

thuyết”, .
5. Nguyễn Thiện Giáp, (Nxb Giáo dục), Dẫn luận ngôn ngữ học, H.,1998.
6. Đỗ Thị Kim Liên, (Nxb Giáo dục), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, H.,1999
7. Hoàng Trọng Phiến, “Quan hệ nghĩa và cấu trúc trong phân tích câu tiếng
Việt”, .
8. Trần Kim Phượng, “Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt”,
.
9. Trần Văn Sáng, “Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt”.
10. Nguyễn Minh Thuyết, (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội), Thành phần câu
tiếng Việt, H.,1999.
11. Bùi Minh Toán, (Nxb Đại học Sư phạm), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt,
H.,2010.
12. 777 Khái niệm ngôn ngữ học, (NXB Đại học quốc gia Hà Nội), H.,2010,

tr.225)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT
1

Họ và tên

Nhiệm vụ

Dương Thị Thùy Nhung

25


Ký tên


×