Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

9. BC chuyen de trien khai TTLT so 23.2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.51 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2015
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Về Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày
22/12/2014
của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành
phố
trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND
huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(Tài liệu phục vụ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành Tư pháp, hệ thống các cơ quan tư
pháp từ trung ương đến cơ sở, trong đó có cơ quan tư pháp địa phương, đã từng
bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức và tăng cường về số lượng, chất lượng
đội ngũ cán bộ. Bằng kết quả hoạt động trong thực tiễn, các cơ quan tư pháp địa
phương đã khẳng định được vị trí, vai trò trong hệ thống các cơ quan nhà nước
và trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa
phương và của ngành Tư pháp.
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp,
mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp ngày càng được


mở rộng, tăng cường trên các lĩnh vực xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật và
quản lý các lĩnh vực hoạt động tư pháp. Việc tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức
bộ máy của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan tư pháp địa phương ngang
tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là một yêu cầu cấp thiết. Ngày 13/3/2013,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số
37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Căn cứ các


văn bản nói trên, ngày 22/12/2014, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã phối hợp ban
hành Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Việc triển khai xây dựng Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV
được chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở đánh giá tình hình và kiến nghị các nội dung
cần thiết liên quan đến kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
địa phương. Ngay sau khi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số
37/2014/NĐ-CP được ban hành, Bộ Tư pháp đã khẩn trương phối hợp với Bộ
Nội vụ để rà soát, hoàn thiện và ký ban hành Thông tư. 1 Nội dung của Thông tư
đã quán triệt chủ trương xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn trong
việc giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương
theo tinh thần cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện tinh gọn bộ máy và
đổi mới chế độ công chức, công vụ. Hình thức và cách thể hiện trong dự thảo
Thông tư này cũng đảm bảo phù hợp với quy định của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 4/4/2014 và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP. Các nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan tư pháp địa phương kế thừa các quy định còn phù hợp của Thông
tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, có điều chỉnh, bổ sung theo các quy định

của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và tập hợp, hệ
thống hoá đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư
pháp và của tư pháp cấp xã theo các văn bản quy định về nhiệm vụ của cơ quan tư
pháp các cấp được ban hành sau Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV.
Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV được ban hành là cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư
pháp địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỐ 23/2014/TTLT-BTP-BNV
Tính đến ngày 22/12/2012, triển khai thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, Nghị định số
37/2014/NĐ-CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã liên tịch với Bộ Nội vụ ban hành được 03
Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, bao gồm: Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV
ngày 8/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV
ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh.
1

2


Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV có 03 Chương và 08 Điều,
bao gồm:

Chương I: Sở Tư pháp, gồm 03 Điều (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định về vị trí
và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp.
Chương II: Phòng Tư pháp, gồm 03 Điều (từ Điều 4 đến Điều 6) quy định về
vị trí và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và biên chế của Phòng Tư
pháp.
Chương III: Tổ chức thực hiện, gồm 02 Điều (Điều 7 và Điều 8) quy định
về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.
Các kết cấu của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV bảo đảm
tính thống nhất chung của các Bộ, ngành trong quy định hướng dẫn về tổ chức
của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân
dân cấp huyện. Quy định về nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã được thể hiện
trong Chương III của Thông tư.
1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp
1.1. Về chức năng
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và trên cơ sở rà soát, hệ thống từ các
văn bản quy định về nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Điều 1 của Thông tư đã bổ sung
chức năng của Sở trong các lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính, bồi thường
nhà nước, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, chức năng của Sở Tư pháp được quy định như sau:
“Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh),
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước
về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế;
phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực;
nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư
vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài
thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật vê xử lý vi phạm hành chính và
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật”.

Thông tư liên tịch tiếp tục khẳng định Sở Tư pháp chịu sự chỉ đoạ, quản lý
về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư
pháp. Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý công tác tư
pháp từ trung ương đến cơ sở, tăng cường và chú trọng hơn đến công tác kiểm
3


tra, bảo đảm việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quản lý các
lĩnh vực công tác tư pháp.
1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp được xây dựng trên cơ sở kế thừa
quy định của Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và bổ sung các
nhiệm vụ, quyền hạn mới trên cơ sở rà soát, hệ thống hoá đầy đủ các quy định
về trách nhiệm của Sở Tư pháp trên các lĩnh vực công tác xây dựng, thi hành
pháp luật và quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp, như Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật, Luật Hoà giải ở cơ sở, Luật Hộ tịch, Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quyết định số 09/2014/QĐ-TTg
ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về chuẩn
tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở… Nội dung cụ thể như sau:
a) Những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong Thông tư liên
tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV nhưng được mở rộng, tăng cường theo các
văn bản mới được ban hành sau khi có Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLTBTP-BNV
- Về theo dõi thi hành pháp luật (khoản 5 Điều 2), trên cơ sở kế thừa quy
định của Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và phù hợp với Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành
pháp luật, Thông tư liên tịch đã quy định cụ thể hơn nhiệm vụ của Sở Tư pháp
trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương. So với
Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, Sở Tư pháp được giao bổ sung
nhiệm vụ xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực

hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn. Đồng thời, cùng
với việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, Sở cũng được giao việc đôn đốc,
kiểm tra công tác theo dõi tinh hình thi hành pháp luật tại địa phương.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở (Khoản 9 Điều 2),
Thông tư sửa đổi quy định về trách nhiệm của Sở Tư pháp trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật, Luật Hoà giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. So với Thông tư
liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, Sở Tư pháp được tăng cường nhiệm vụ:
theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đông
đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ
chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn.
Trong công tác hòa giải ở cơ sở, nhiệm vụ của Sở Tư pháp cũng được mở rộng
hơn, bao gồm các nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và

4


hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Về hộ tịch (khoản 12 Điều 2), Thông tư điều chỉnh nhiệm vụ của Sở Tư
pháp trong quản lý và đăng ký hộ tịch để bảo đảm phù hợp với Luật Hộ tịch khi
có hiệu lực vào ngày 1/1/2016, trong đó có các nhiệm vụ mới về xây dựng hệ
thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý, cập nhật khai thác Cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử theo quy định.
- Về lý lịch tư pháp (khoản 13 Điều 2), trên cơ sở cụ thể hóa chức năng của
Sở Tư pháp tại Điều 1, các nhiệm vụ của Sở Tư pháp về lý lịch tư pháp đã được
bổ sung, mở rộng theo Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP
ngày ngày 23/11/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật lý lịch tư pháp. Bên cạnh nhiệm vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp, các nhiệm vụ

mới của Sở Tư pháp trong lĩnh vực này bao gồm: Xây dựng, quản lý, khai thác
và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương; Lập Lý lịch tư pháp, cấp
Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyên; cung cấp Lý lịch tư pháp và thông tin lý
lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; cung
cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác; Lập lý lịch tư pháp, cập nhật
thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định.
- Về quản lý luật sư, tư vấn pháp luật (khoản 16 Điều 2), nhiệm vụ của Sở
Tư pháp trong lĩnh vực này được cơ cấu lại để phù hợp giữa quản lý nhà nước
với vai trò tự quản của tổ chức nghề nghiệp của luật sư tại địa phương theo Luật
Luật sư (sửa đổi). Theo đó, bên cạnh các nhiệm vụ được kế thừa trong Thông tư
liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, Thông tư đã quy định rõ hơn nhiệm vụ
quản lý nhà nước của Sở Tư pháp đối với Đoàn luật sư của địa phương và trách
nhiệm của Sở Tư pháp trong lập danh sách, theo dõi người đăng ký hành nghề
tại Đoàn luật sư địa phương.
- Về giám định tư pháp (khoản 18 Điều 2), Thông tư đã quy định cụ thể
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp tại địa phương
của Sở Tư pháp. So với quy định trong Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLTBTP-BNV, Sở Tư pháp được giao thêm nhiều nhiệm vụ trong quản lý Văn
phòng giám định tư pháp, hoạt động giám định tư pháp và đội ngũ người làm
công tác giám định tư pháp tại địa phương theo Luật Giám định tư pháp.
- Về công tác pháp chế (khoản 22 Điều 2), nhiệm vụ của Sở Tư pháp đã có
sửa đổi, bổ sung cơ bản để bảo đảm phù hợp với Nghị định số 55/2011/NĐ-CP
ngày 4/7/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Bên cạnh việc quy định các nhiệm vụ của Sở
Tư pháp trong quản lý công tác pháp chế tại địa phương, Thông tư cũng đã có quy
định tổ chức pháp chế và công chức pháp chế chuyên trách trong các cơ quan chuyên
5


môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định này một lần nữa khẳng định tổ chức
của Phòng Pháp chế trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
- Về kiểm tra, thanh tra (khoản 27 Điều 2), trên cơ sở kế thừa cách kết cấu
nhiệm vụ trong Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV theo hướng cơ cấu
nhóm các nhiệm vụ chung và nhóm các nhiệm vụ chuyên ngành, Thông tư đã quy
định 01 khoản về nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc thanh tra, kiểm tra đối với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý
của Sở Tư pháp, bảo đảm phù hợp với Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày
29/5/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp.
b) Những nhiệm vụ, quyền hạn mới được giao so với Thông tư liên tịch
số 01/2009/TTLT-BTP-BNV
- Bổ sung quy định vê nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Tư
pháp tại khoản 8 Điều 2 tương ứng với việc bổ sung chức năng về kiểm soát thủ
tục hành chính của Sở Tư pháp. Việc bổ sung nhiệm vụ này căn cứ vào Nghị
định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp
nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm lồng ghép
chức năng, nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong chức năng xây dựng và
thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
- Ngày 24/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2013/QĐTTg ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Quy
định về chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những công cụ để đaáh giá một
cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại
cơ sở để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá
nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp
ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật trong
đời sống xã hội. Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV đã giao bổ sung nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị
trấn tiếp cận pháp luật tại khoản 11 Điều 2 để xác định rõ trách nhiệm của Sở Tư
pháp trong thực hiện nhiệm vụ này..

- Phù hợp với việc bổ sung chức năng quản lý nhà nước tại Điều 1 về bồi
thường nhà nước, khoản 14 Điều 2 quy định cụ thể nhiệm vụ của Sở Tư pháp vê
bồi thường nhà nước theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Việc quy định này nhằm xác định rõ trách nhiệm
của Sở Tư pháp trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường góp phần vào
6


việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
do người thi hành công vụ gây ra, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân bị người
thi hành công vụ gây thiệt hại, bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định của
các cơ quan công quyền, đặc biệt là giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất
nước.
- Bổ sung quy định nhiệm vụ của Sở Tư pháp vê quản lý công tác thi hành
pháp luật vê xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 24 Điều 2 của Thông tư.
Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có một ý nghĩa
hết sức quan trọng việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Luật xử lý vi phạm hành chính và
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy đinh chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính đã xác định rõ trách nhiệm
của cơ quan tư pháp các cấp trong việc giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
1.3. Về cơ cấu tổ chức
Quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp quán triệt và thực
hiện yêu cầu cải cách hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, đổi mới chế độ công
chức, công vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp đã
được quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Thông tư.
a) Về Lãnh đạo Sở Tư pháp
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, Thông tư quy định Sở Tư
pháp có Giám đốc Sở và không quá 03 Phó Giám đốc; đối với thành phố Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Giám đốc. 2
Kế thừa quy định về Giám đốc Sở trong Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV về trách nhiệm của Giám đốc Sở trong quản lý hoạt
động của Sở, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV bổ sung quy định
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và trước pháp luật về việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với
Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn
để bảo đảm thống nhất quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực công tác
tư pháp trong phạm vi địa phương.
b) Về cơ cấu tổ chức:
Kế thừa Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và trên cơ sở rà
soát, đánh giá về tình hình tổ chức và hoạt động của các Sở Tư pháp trong thời
Thông tư số 15/2014/TT-BNV quy định Sở Nội vụ có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám
đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 03 Phó Giám đốc.
2

7


gian qua, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV đã quy định cơ cấu tổ
chức của các Sở Tư pháp theo 02 nhóm đơn vị như sau:
- Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức thuộc Sở Tư
pháp được thành lập phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bao gồm
Văn phòng, Thanh tra và không quá 09 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; trường
hợp vượt quá thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng Đê án
thành lập tổ chức và phải thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trước khi quyết
định.
Như vậy, bên cạnh không quy định cụ thể về cơ cấu các Phòng chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
Thông tư cũng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục kiện toàn tổ chức của Sở

Tư pháp để khắc phục tình trạng bị động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong
thời gian qua.
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Thông tư quy
định cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp có Văn phòng, Thanh tra và 06 Phòng
chuyên môn, nghiệp vụ. So với Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV,
tổ chức của Sở Tư pháp được bổ sung 01 Phòng do chuyển giao Phòng Kiểm
soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang Sở Tư
pháp.
Cùng với việc xác định số lượng các tổ chức tham mưu, tổng hợp, chuyên
môn nghiệp vụ, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV đã quy định cụ
thể về tên gọi của các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp. Việc quy
định này nhằm đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ từ
Trung ương tới địa phương, thuận lợi trong phối hợp công tác của các Sở Tư
pháp trong phạm vi cả nước và thực hiện yêu cầu đổi mới chế độ công chức,
công vụ; tạo cơ sở để xác định vị trí việc làm của các Sở Tư pháp theo quy định
của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Theo đó, các Phòng chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Tư pháp bao gồm:
+ Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (quản lý công
tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công
tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp);
+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (quản lý công tác kiểm soát thủ tục
hành chính);
+ Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
(quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật);

8


+ Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (quản lý công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng xã, phường,

thị trấn tiếp cận pháp luật);
+ Phòng Hành chính tư pháp (bao gồm hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi
con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp – trừ
các thành phố trực thuộc Trung ương);
+ Phòng Bổ trợ tư pháp (bao gồm luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng,
giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại (nếu có), trợ giúp
pháp lý, thi hành án dân sự, thừa phát lại (nếu có) và các lĩnh vực tư pháp khác).
Việc thành lập Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở hoặc bộ phận tổ chức cán
bộ thuộc Văn phòng Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
+ Phòng Lý lịch tư pháp được thành lập tại các thành phố trực thuộc Trung
ương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Về các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở, kế thừa Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV, Thông tư quy định các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở bao
gồm Phòng Công chứng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm Dịch vụ
bán đấn giá tài sản; việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công
lập khác trực thuộc Sở Tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Về biên chế
Quy định về biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn
vị sự nghiệp công lập căn cứ theo Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các
văn bản hướng dẫn thi hành. So với Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTPBNV, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV đã bổ sung quy định về cơ
cấu công chức của các Phòng chuyên môn thuộc Sở có Trưởng phòng, không
quá 02 Phó trưởng phòng và các công chức khác để tạo điều kiện cho các địa
phương trong việc xác định vị trí việc làm và đề xuất bổ sung biên chế, từng
bước khắc phục tình trạng mâu thuẫn giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Sở Tư pháp ngày càng được mở rộng, tăng cường nhưng không được bổ sung
biên chế, cán bộ trong những năm qua.
2. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng
Tư pháp
2.1. Về chức năng
Chức năng của Phòng Tư pháp được quy định phù hợp với khoản 2 Điều 7

Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh. Điều 4 của Thông tư đã bổ sung chức năng của Phòng Tư pháp trong
các lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước
9


và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó,
chức năng của Phòng Tư pháp được quy định như sau:
“Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện); thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản
lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp
luật; kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính;
phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng
thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý, quản lý công tác thi hành pháp
luật vê xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của
pháp luật.”
Tương tự như với Sở Tư pháp, Thông tư liên tịch tiếp tục khẳng định
Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ
ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp. Quy định này nhằm bảo đảm tính
thống nhất trong quản lý công tác tư pháp từ trung ương đến cơ sở, tăng cường
và chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, bảo đảm việc chấp hành đúng các quy
định của pháp luật trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp.
2.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Những nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao theo Thông tư liên tịch
số 01/2009/TTLT-BTP-BNV nhưng được mở rộng, tăng cường theo các
văn bản mới được ban hành sau khi có Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV

- Vê theo dõi thi hành pháp luật (khoản 6 Điêu 5), tương tự như với Sở Tư
pháp, Thông tư liên tịch đã bổ sung nhiệm vụ của Phòng Tư pháp trong việc xây
dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế
hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn; đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật khoản 9 Điều 5), Thông tư sửa đổi quy
định về trách nhiệm của PhòngTư pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và hòa giải ở cơ sở theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hoà giải ở
cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. So với Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV, Phòng Tư pháp được tăng cường nhiệm vụ: theo dõi,
hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đông đốc,
kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tihr, các cơ
quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức Ngày
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn.

10


b) Những nhiệm vụ, quyền hạn mới được giao so với Thông tư liên
tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV
- Thông tư đã bổ sung nhiệm vụ của Phòng Tư pháp về kiểm soát thủ tục
hành chính tại khoản 9 Điều 5 theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số
20/2008/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP.
- Bổ sung nhiệm vụ vê xây dựng xã phường tiếp cận pháp luật tại khoản 12
Điều 5 theo Quyết định số 09/2012/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận của người dân tại cơ sở.
- Phù hợp với việc bổ sung chức năng quản lý nhà nước tại Điều 4 về bồi
thường nhà nước, khoản 16 Điều 5 đã cụ thể hóa nhiệm vụ của Sở Tư pháp vê
bồi thường nhà nước theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn thi hành.

- Bổ sung quy định nhiệm vụ của Sở Tư pháp vê quản lý công tác thi hành
pháp luật vê xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 18 Điều 5 để phù hợp với
Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi
phạm hành chính.
2.3. Vê tổ chức, biên chế
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, Thông tư quy định Phòng Tư
pháp có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức
khác.3
Tương tự như với quy định về trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp,
Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV bổ sung quy định Trưởng phòng
Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và trước pháp luật về hoạt động của công chức Tư pháp – Hộ tịch
cấp xã trên địa bàn để bảo đảm thống nhất quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ
các lĩnh vực công tác tư pháp trong phạm vi địa phương.
3. Về quy định nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã
Nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã và công chức Tư pháp - Hộ tịch được
quy định theo các văn bản quy phạm pháp luât quy định về quản lý công tác xây
dựng pháp luật và tư pháp, Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLTThông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV quy định Thanh tra huyện có Chánh Thanh
tra và không quá 02 Phó Chánh thanh tra; Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMTBNV quy định Phòng Tài nguyên và môi trưởng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó
Trưởng phòng.
3

11


BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ
Lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ… Đồng thời, mới đây nhất,
Luật Hộ tịch được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII,
trong đó đã quy định cụ thể công chức Tư pháp - Hộ tịch làm công tác hộ tịch
cấp xã.
Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc xây dựng, ban hành Thông
tư liên tịch giữa các Bộ, ngành và Bộ Nội vụ theo hướng tập trung hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với các cơ quan chuyên
môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLTBTP-BNV không quy định việc hướng dẫn công tác tư pháp của Ủy ban nhân
dân cấp xã thành một chương riêng mà quy định tại Điều 8 về tổ chức thực hiện
Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Nhiệm vụ công tác tư pháp cấp
xã được xác định trên cơ sở kế thừa quy định về công tác tư pháp của Ủy ban
nhân dân cấp xã tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và bổ
sung các nhiệm vụ mới được giao, bao gồm:
- Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật.
Cùng gắn với quy định nhiệm vụ của công tác tư pháp cấp xã, Điều 8 cũng
quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm biên chế,
bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật, không bố trí
công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác.
4. Về trách nhiệm thi hành
Để bảo đảm việc triển khai có hiệu quả, so với Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV, phù hợp với phân cấp thẩm quyền, Thông tư liên tịch
số 23/2014/TTLT-BTP-BNV đã quy định cụ thể tại Điều 8 về trách nhiệm thi
hành Thông tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thông tư tiếp tục xác định trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong kiện toàn tổ chức cán bộ của các cơ quan tư
pháp địa phương; kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch (bảo đảm không
bố trí công chức Tư pháp – Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác); kiện toàn tổ chức,
bổ sung biên chế, sắp xếp cán bộ của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, Thông tư cũng xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trong việc tổ chức xây dựng Đề án vị trí việc làm của các cơ quan tư pháp địa
phương. Điểm mới trong tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch đó là việc giao Ủy
12


ban nhân dân cấp tỉnh rà soát biên chế công chức, viên chức để báo cáo Ủy báo
cáo cơ quan có thẩm quyền phân bổ, điều chỉnh số lượng biên chế công chức và
biên chế viên chức trong tổng số biên chế được giao cho Sở Tư pháp để bảo đảm
triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thông tư quy định cụ thể về trách
nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
các công tác tư pháp cấp xã.
Việc quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ
chức thực hiện Thông tư như đã nêu trên nhằm bảo đảm xác định rõ trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện Thông tư, tạo cơ sở cho
việc tổ chức thực hiện công tác tư pháp một cách thống nhất, toàn diện từ Trung
ương đến cơ sở.
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ
23/2014/TTLT-BTP-BNV
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, tập
trung vào việc kiện toàn tổ chức cán bộ của các cơ quan tư pháp địa phương là
trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2015. Ngành Tư pháp phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương để bảo đảm kịp thời triển khai,
tạo sự chuyển biến đồng bộ về tổ chức cán bộ của các cơ quan tư pháp địa
phương, trong đó tập trung vào các hoạt động quan trọng, chủ yếu như sau:
1. Chủ động tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong phạm vi cả nước
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số

23/2014/TTLT-BTP-BNV
Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV trong phạm vi cả nước, trong đó chú trọng đến việc
hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Thông tư; phối hợp chặt chẽ với các địa
phương trong việc kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế địa
phương.
Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở
Tư pháp phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV trong phạm vi địa
phương, trong đó bao gồm các nội dung và trách nhiệm của các cơ quan trong
việc kiện toàn tổ chức cán bộ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư
pháp - Hộ tịch và tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế của các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Thời gian ban hành Kế hoạch trong tháng 1/2015.
13


- Phổ biến, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV để bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Bộ Tư pháp tổ chức triển khai, giới thiệu về Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV - những điểm mới và những nội dung cần lưu ý khi
triển khai thực hiện.
+ Tổ chức Tập huấn hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch và Toạ đàm trao
đổi, thảo luận các nội dung, giải pháp kiện toàn các cơ quan tư pháp, pháp chế địa
phương theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV.
+ Có Công văn của Bộ Tư pháp gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai
kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế địa phương theo đúng
hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV và các văn bản
có liên quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp các cấp của
địa phương.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLTBTP-BNV đến các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn.
Sở Tư pháp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện và hoàn
thành trong tháng 2/2015.
2. Thực hiện kiện toàn tổ chức cán bộ của các cơ quan tư pháp địa
phương
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, căn cứ
vào điều kiện thực tiễn và tình hình tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa
phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kiện toàn tổ chức cán bộ
của các cơ quan tư pháp, pháp chế địa phương, trong đó tập trung vào các nhiệm
vụ trọng tâm sau:
- Ban hành Đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ quan tư pháp địa phương trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt
động của của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ
tịch cấp xã.
- Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tỏ chức của các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng dẫn của Thông tư liên
tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV như sau:
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế của Sở Tư pháp; căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách,

14


tổ chức lại các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp theo quy hoạch đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp; biên chế công chức Tư pháp – Hộ

tịch cấp xã theo quy định của pháp luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao; không bố trí công chức Tư pháp – Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ tham
mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện và hoàn thành trong Quý II/2015.
- Tổ chức triển khai hoạt động và rà soát, sắp xếp, bố trí biên chế, công chức
thực hiện công tác pháp chế trong tổng số biên chế công chức của Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, phù hợp với chức năng và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn được giao theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp
chế.
Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tham mưu
giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện và hoàn thành trong Quý II/2015.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện khẩn trương
hoàn thành việc xây dựng, thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và Đề án vị trí việc làm trong
các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Tư pháp theo quy định để làm cơ sở cho
việc rà soát, bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và kiện toàn đội ngũ cán bộ.
Thời gian thực hiện: bảo đảm hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Đề án
vị trí việc làm trong năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày
18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế
độ công chức, công vụ”
- Thực rà soát biên chế công chức, viên chức để báo cáo Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh đề xuất cơ quan có thẩm quyền phân bổ, điều chỉnh số lượng biên chế
công chức và biên chế viên chức trong tổng số biên chế được giao cho Sở Tư
pháp bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tham mưu
giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện và hoàn thành trong Quý II/2015.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp địa
phương, đặc biệt là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, bảo đảm hoàn thành việc

chuẩn hoá đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp
2015-2019 theo quy định của Luật Hộ tịch.

15


3. Quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch và theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra việc kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa
phương theo đúng quy định
- Bộ Tư pháp chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV; chủ động
theo dõi để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiện
toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương để giải quyết hoặc đề xuất
cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã trong việc kiện toàn tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa
phương; thường xuyên rà soát, đánh giá về tình hình tổ chức cán bộ để có giải
pháp kiện toàn các cơ quan tư pháp địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động; kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ những vướng mắc, khó
khăn trong quá trình thực hiện.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Tư
pháp, Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức cán bộ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và
công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, tổ chức cán bộ pháp chế của các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
- Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra, đánh giá
tình hình tổ chức cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương và việc thực hiện
nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã để bảo đảm việc kiện toàn tổ
chức, bố trí cán bộ theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao; tổ chức sơ kết đánh giá 01 năm thực hiện Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV để kịp thời có những giải pháp khắc phục những khó

khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư.
Trên đây là báo cáo chuyên đề giới thiệu nội dung Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp
thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư
pháp xin trân trọng báo cáo./.

16



×