Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 57 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó phải có lãi. Vì vậy vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh đối với mỗi
doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra,
đánh giá đầy đủ và chính xác hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt
mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục. Từ đó đề ra những
giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản lý
doanh nghiệp, thu hút khách hàng, đầu tư có hiệu quả...
Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em quyết định chọn đề
tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đức Hiếu” làm đề tài
thực tập tốt nghiệp.
Nội dung “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đức Hiếu.
Phần 2: Phân tích tổng quát hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Tiên Phong, em đã hoàn thành bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp theo đúng nội dung đã đề ra. Trong quá trình thực hiện,
do thời gian cũng như kinh nghiệm bản thân có hạn, bản báo cáo của em vẫn
không tránh được những sai sót. Rất mong các thầy cô chỉ bảo, giúp đỡ để em có
thể hoàn thiện tốt hơn cho đồ án tốt nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
MỤC LỤC


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.....................................4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp..................................4
1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp..................................................................4
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.....................................4
1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp..............................5
1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp........................................................7
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.............8
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp......................................8
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.....................................................8
1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp................................................................9
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................9
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý......................10
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐỨC HIẾU..............................................................................................13
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing...................13
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm................................................13
2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường......................................................15
2.1.3 Chính sách giá....................................................................................17
2.1.4. Chính sách phân phối........................................................................18
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán......................................................................18
2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh...................................................................19
2.1.7 Nhận xét tình hình tiêu thụ và công tác marketing.............................20
2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương....................................................21
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.....................................................21
2.2.2 Định mức lao động.............................................................................22
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động.................................................22
2.2.4 Năng suất lao động.............................................................................23
2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo........................................................................24
2.2.7 Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân................................26
2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
2.2.8 Nhận xét về công tác lao động tiền lương của công ty......................27
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định......................................28
2.3.1 Các nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp...................................28
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu....................................28
2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.....................................................28
2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu....................28
2.3.5 Cơ cấu và hao mòn của tài sản cố định..............................................29
2.3.5 Tình hình sử dụng tài sản cố định......................................................31
2.3.6 Nhận xét công tác quản lý vật tư và tài sản cố định...........................31
2.4 Phân tích chi phí-giá thành........................................................................32
2.4.1 Các loại chi phí của công ty Đức Hiếu...............................................32
2.4.2 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch...............................................34
2.4.3 Phương pháp trính giá thành thực tế sản phẩm..................................35
2.4.5 Nhận xét công tác quản lý chi phí và giá thành của công ty..............36
2.5 Phân tích tình hình tài chính......................................................................37
2.5.1.Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................37
2.5.2.Phân tích bảng cân đối kế toán...........................................................39
2.5.3 Phân tích một số chỉ số tài chính........................................................42
2.5.4 Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp.............................44
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP...48
3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp.............................48
3.1.1 Các ưu điểm........................................................................................48
3.1.2 Những hạn chế....................................................................................49
3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp.....................................................................51
3.2.1 Xác định đề tài tốt nghiệp...................................................................51
3.2.2 Trình tự và nguồn tài liệu cần có để thực hiện đề tài.........................51

3.2.3 Xây dựng đề cương sơ bộ của đề tài tốt nghiệp.................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................53

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
* Thông tin của doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty cổ phần Đức Hiếu.
- Tên Tiếng Anh: Duc Hieu Joint stock company.
- Tên viết tắt: Duc Hieu., JSC.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Trụ sở : Thôn Ngọc Lãng - Xã Ngọc Lâm - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng
Yên.
- Văn phòng Đại diện: A9B - Ngõ 239 - Đường Đặng Tiến Đông - P. Trung
Liệt - Đống Đa - Hà Nội.
- Điện thoại: 043.8572430
- Fax: 043.8571470
- Website: duchieu.com.vn
- Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0900234441.
- Ngày cấp: 23/11/2009.
- Người đại diện: Lê Tiến Mạnh.
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ.
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
- Năm 1998: Công ty TNHH Đức Hiếu được thành lập, là đơn vị chuyên

hoạt động trong lĩnh vực tạo mẫu, chế bản, in Opset, đầu tư máy In opset,
ra film, sản xuất bao bì Duplex, in giấy các loại
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
- Năm 2003: Với sự phát triển, lớn mạnh không ngừng về qui mô và tiềm
lực, đồng thời nhận thấy tiềm năng của ngành sản xuất bao bì bằng in
ghép phức hợp màng mỏng, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập
Công ty TNHH Đức Hiếu và tiến hành xây dựng nhà máy in và sản xuất
sản phẩm bao bì phức hợp, với diện tích 30.000 m 2, được đầu tư các thiết
bị thổi màng, in, ghép, chia cuộn, cắt dán túi hiện đại, tự động hóa cao.
- Năm 2007: Với sự đầu tư, phát triển, cải tiến công nghệ, những sản phẩm
do nhà máy sản xuất có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu ngày
càng khắt khe của khách hàng. Đến cuối năm 2007, nhận thấy thấy nhu
cầu in ghép màng phức hợp ngày càng cao, Công ty nhận được sự đánh
giá cao từ phía khách hàng, việc mở rộng sản xuất trở thành vấn đề bức
thiết tạo động lực cho việc chuyển đổi từ Công ty TNHH Đức Hiếu thành
Công ty Cổ phần Đức Hiếu để thu hút thêm các nguồn góp vốn trong xã
hội.
- Năm 2008, giữa sự suy thoái chung của thế giới, sự lạm phát phi mã của
Việt Nam, Công ty Cổ phần Đức Hiếu vẫn duy trì hoạt động và đạt doanh
số trên 30 tỷ đồng/năm. Và giữa quý 2 năm 2009 công ty đã có thay đổi
vượt bậc, doanh số công ty năm 2009 trên 54 tỷ đồng. Công ty đã từng
phần lo tự cung cấp nguyên vật liệu bằng các nguồn nhập khẩu trực tiếp
hoặc mua trực tiếp của các nhà sản xuất trong nước. Cho đến nay cán bộ
Công nhân viên của Công ty đã có đời sống được đảm bảo, được đóng
bảo hiểm, được quan tâm đến từng bữa cơm, từng suất ăn ca. Hàng năm,
Công ty có tổ chức các chương trình thể thao, văn hóa, đi nghỉ mát, giao

lưu với các doanh nghiệp trong khu vực, xây dựng tôn chỉ văn hóa doanh
nghiệp “mọi người vì sự phát triển của Công ty, vì sự thăng tiến và hoàn
thiện chính mình”.
- Năm 2010: Công ty đã triển khai xây dựng thêm một khu nhà xưởng, văn
phòng, đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng
sản phẩm và phấn đấu trong tương lai ngắn sẽ trở thành một trong những
công ty hàng đầu trong ngành in bao bì ở miền Bắc.
1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh: Bao bì đóng gói sản phẩm.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất.
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
Sản phẩm dịch vụ chủ yếu: Bao bì bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, may mặc, thú
y, thủy sản, dược phẩm, nông sản, thực phẩm, y tế.

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT:

Màng phủ nông nghiệp

Bao bì túi gạo

Túi có nắp nhựa


Bao bì thực phẩm đông lạnh

Bao bì bột giặt

Túi zipper đáy đứng

Bao bì dược phẩm

Màng cao phân tử

Túi 4 cạnh đáy đứng

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất:
TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
Kế toán, kho, tổ
in

Nhận lệnh SX

Quản đốc/ kho/cơ
khí/ công nhân

Tiến hành các bước chuẩn bị sản

xuất,pha mực

Trưởng ca in

Xem xét mẫu và phân công công
việc máy in

Trưởng ca/ người
được phân công

Kiểm tra, cài đặt các thông số và
vận hành máy

Trưởng ca/ người
được phân công

Chạy máy

Trưởng ca/ người
phụ mực

Cắt màng mẫu

Trưởng ca/ quản
đốc/ KCS
Quản đốc/ KCS
Trưởng ca/ người
được phân công
Trưởng ca/ KCS


Tiến hành sản xuất

Đố
i
chi
ếu

S

Đ
Kí duyệt mẫu
Theo dõi chạy máy
Cắt mẫu mỗi lần sang cuộn,
kiểm tra và ghi tem

Trưởng ca

Báo cáo và bàn giao ca

Ca in

Thu đơn khi hết lô hàng

Kế toán nhà máy

Tổng hợp, thống kê số liệu sản
xuất

GĐ nhà máy/ BP
liên quan


Lưu hồ sơ sản xuất
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất ở công ty theo kiểu chuyên môn hoá theo công
nghệ. Mỗi nhà máy, phân xưởng trong công ty chuyên sâu làm chủ một giai
đoạn công nghệ nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, nhờ đó
tạo thuận lợi cho việc sử dụng máy móc chuyên dụng.

1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Phòng kinh doanh

Phòng thiết kế

 Nhà kho
nguyên vật
liệu

Phân xưởng làm
khuôn

 Tổ cơ điện

 Tổ bảo dưỡng

Phân xưởng in

Phòng quản lý chất
lượng

Ghi chú
Bộ phận sx chính

 Kho thành phẩm

Bộ phận sx phụ trợ

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần Đức Hiếu có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng.
Ưu điểm: Tổng giám đốc được sự giúp đỡ từ các lãnh đạo của bộ phận
chức năng như phòng tài chính - kế toán, phòng hành chính tổng hợp… để điều
hành, quản lý doanh nghiệp
Nhược điểm: Người lãnh đạo cấp cao phải xử lý mối quan hệ giữa bộ
phận trực tuyến và chức năng, đặc biệt khi có mâu thuẫn hay ý kiến khác nhau.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Đức Hiếu:
Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Trợ lý của chủ
tịch HĐQT

Ban kiểm
soát

Tổng giám đốc

Giám đốc tài
chính

P.Giám đốc
tài chính
Trưởng
phòng TCKT
Phó phòng
TCKT

Giám
đốc nhà
máy
P.Giám
đốc nhà
máy
Quản
đốc
Phó
quản
đốc


Chú thích:

Giám đốc
HCTH

Giám đốc kinh
doanh

T.phòng
QA

P.Giám đốc
HCTH
Trưởng
phòng
HCTH
Phó phòng
HCTH

Phó giám đốc
kinh doanh
T.phòn
T.phòn
g
g KD
KHVT
P.phòng P.phòng
KD
KD


P.phòng
QA

Quan hệ trực tiếp

Quan hệ phối hợp

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Hội
đồng cổ đông có nhiệm vụ:
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát; phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc
Hội đồng quản trị:
Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý
hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có
đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những
thẩm quyền thuộc về Hội đồng cổ đông.
Ban kiếm soát:
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay
mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh
doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm được

giao.
Tổng giám đốc:
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công
ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc bổ nhiệm của Giám đốc hay Tổng giám đốc
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty
và quyết định của Hội đồng quản trị.

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
Bộ phận tài chính kế toán:
Bộ phận tài chính kế toán bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc tài chính,
Trưởng, phó phòng tài chính kế toán và các nhân viên kế toán. Nhiệm vụ chủ
yếu là:
- Thực hiện các quy trình tác nghiệp kế toán nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài

sản doanh nghiệp, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan
đến công tác kế toán và thống kê.
- Nghiên cứu, phân tích, xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua
phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
Bộ phận sản xuất:
Bộ phận sản xuất bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc nhà máy, Quản đốc
và phó quản đốc cùng với các công nhân viên sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tổ chức, điều phối, theo dõi, giám sát việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực
cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch.
- Giám sát, thực hiện nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc
thống kê nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt
nguyên vật liệu trong sản xuất.
- Chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nhà máy….
Bộ phận hành chính tổng hợp:
Bộ phận hành chính tổng hợp bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng
phòng, Phó phòng hành chính tổng hợp và các nhân viên. Chức năng và nhiệm
vụ chủ yếu là:
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc
trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao
động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ nhân
sự theo luật và quy chế công ty.
- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội
quy, quy chế công ty.
13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38

- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
Bộ phận kinh doanh:
Bộ phận kinh doanh bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh và các
nhân viên kinh doanh, kế hoạch vật tư.

 Kinh doanh:
- Tổ chức bán hàng
- Giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng
- Phân tích các dữ liệu về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh

 Kế hoạch vật tư:
- Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ
cho sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng chương trình sản xuất, kế hoạch mua sắm.
- Cung cấp thông tin, giá cả, các thống kê ghi chép phục vụ cho công tác
hoạch toán kế toán…
Bộ phận QA:
Bộ phận QA là bộ phận chỉ huy, chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu chuẩn,
quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng.

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐỨC HIẾU
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm.

a. Phân tích kết quả tiêu thụ theo khu vực địa lý
Sản phẩm của công ty được phân phối chủ yếu tại các tỉnh thành khu vực
phía Bắc – nhưng nơi tập trung các khu công nghiệp lớn với khoảng cách địa lý
tương đối gần, vì khi sản suất ra bao bì, nếu khách hàng ở xa nhà máy, chi phí
vận chuyển sẽ đẩy giá bán của bao bì lên cao.
Bảng 2.1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý
(Đơn vị tính: đồng)

STT

Khu
Vực

Năm 2012

Năm 2011

Tăng/ giảm

Doanh Thu
(VNĐ)

Tỉ
Trọng

Doanh Thu
(VNĐ)

Tỉ
Trọng


+/ -

%

(1,103,008,160)

-9,7%

1

Hà Nội

10.275.374.128

15%

11.378.382.283

16%

2

Hưng
Yên

18.128.927.182

26%


20.233.223.982

28,5% (2,104,296,800)

-10,4%

3

Hải
Dương

7.123.150.908

10,4% 8.213.454.124

11,4%

(1,123,224,113)

-13,3%

4

Đồng
Nai

3.209.202.238

4,6%


2.673.452.334

3,8%

535,749,904

20,0%

5

Hải
Phòng

10.384.391.990

15%

13.132.436.124

18,5% (2,748,044,130)

-20,9%

6

Bình
Dương

4.389.280.344


6,4%

4.123.126.443

5,6%

6,5%

7

Khu vực
14.964.062.290
Khác

Tổng

68.474.389.079

260,153,901

22,6% 11.143.183.228

16,2% 3,820,879,070

34,3%

100%

100%


-3,7%

71.105.260.572

(2.630.871.493)

(Nguồn: Báo cáo tiêu thụ 2011 & 2012, Phòng Kinh doanh)

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
Theo bảng số liệu về kết quả tiêu thụ theo khu vực địa lý, ta thấy Hưng
Yên là tỉnh có tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm cao nhất, tiếp đến là Hải Phòng, Hà
Nội, Hải Dương.
Tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm ở khu vực các tỉnh miền Nam tương đối thấp.
Nguyên nhân là do mạng lưới tiêu thụ của công ty ở khu vực này còn nhiều hạn
chế do chưa có nhiều kênh phân phối, chi phí vận chuyển lớn... Tuy nhiên đây
lại là một thị trường tương đối tiềm năng với rất nhiều các khu công nghiệp, nhà
máy lớn. Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác phân phối sản phẩm ở thị
trường này.
Cũng từ bảng trên, ta thấy kết quả tiêu thụ của công ty trong năm 2012 có
sự sụt giảm so với năm 2011 (giảm 3,7%). Nguyên nhân của điều này là do tình
hình khó khăn của nền kinh tế toàn cầu trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm
2012. Trong khi đó, các thị trường tiềm năng tại miền Nam lại có kết quả tiêu
thụ tương đối ấn tượng, tại Đồng Nai và Bình Dương, tỉ lệ tiêu thụ tăng lần lượt
20% và 6.5%. Tuy nhiên, do các thị trường chính đóng góp tỉ trọng cao lại bị
giảm mạnh về doanh thu nên kết quả tổng doanh thu của cả thị trường vẫn giảm.


b. Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng
Ta có thể chia khách hàng của công ty thành 3 nhóm chính: nhóm khách
hàng công nghiệp, nhóm khách hàng nông nghiệp và nhóm khách hàng nhỏ lẻ.
Trong đó:
 Nhóm khách hàng công nghiệp là các doanh nghiệp sử dụng bao bì cho
mục đích sản xuất, đóng gói sản phẩm.
 Nhóm khách hàng nông nghiệp là các cơ sở trồng trọt hoa màu, các vườn
ươm, các sở nông nghiệp.
 Nhóm khách hàng nhỏ lẻ là nhóm các cơ sở sản xuất gia công nhỏ, hộ gia
đình.

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
Bảng 2.2 Kết quả tiêu thụ theo từng nhóm khách hàng
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2012
STT

Nhóm khách hàng

Doanh
thu

Nhóm khách hàng
43.283
công nghiệp
Nhóm khách hàng

17.348
nông nghiệp
Nhóm khách hàng
7.843
nhỏ lẻ

1
2
3
Tổng

68.474

Năm 2011

Chênh lệch

Tỉ
trọng

Doanh thu

Tỉ trọng

+/-

%

63%


45.212

64%

-1.929

-4,2%

25%

17.938

25%

-590

-3,3%

11%

7.955

11%

-12

-1,5%

100%


71.105

100%

-2.631

-3,7%

(Nguồn: Báo cáo tiêu thụ 2011 & 2012, Phòng Kinh doanh)
Theo số liệu thu được từ bảng trên, ta thấy khách hàng của công ty chủ
yếu là nhóm khách hàng công nghiệp với tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm lên đến hơn
60%, tiếp đến là nhóm khách hàng nông nghiệp và nhóm khách hàng nhỏ lẻ.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm với các nhóm khách hàng trong năm 2012
đều giảm so với năm 2011, dẫn đến tổng doanh thu giảm 2,631 tỷ đồng, tương
đương mức giảm 3,7%.

2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường
a. Chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm mà công ty sản xuất rất đa dạng, phong phú. Trong
đó, ta có thể kể đến các nhóm sản phẩm lớn:
 Các mẫu mã bao bì để đóng gói sản phẩm như: Bánh kẹo – thực phẩm,
dược phẩm – y tế, hóa mỹ phẩm....
 Màng cao phân tử.
 Màng phủ nông nghiệp.
17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
 Màng co PVC.

Với mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt, thiết kế hiện đại, phù hợp với yêu
cầu của khách hàng, các sản phẩm của công ty đang dần được khẳng định trên
thị trường. Có thể kể đến các khách hàng chính của công ty: Nissan, Vicogroup,
Tổng công ty lương thực miền Bắc VNF1...
b. Chất lượng sản phẩm
Công ty cổ phần Đức Hiếu với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm trong
ngành luôn coi chất lượng là yếu tố tiên quyết để phát triển:
Tôn chỉ của công ty là “5T”:
 Tuân thủ nghiêm túc các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn quy phạm của
Nhà nước và Thành phố trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
 Triển khai đồng bộ có hệ thống công tác đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất
cho CBCNV không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh: Đủ về số
lượng – Giỏi về chuyên môn – Khoa học về tổ chức – Chuyên nghiệp về
phong cách.
 Tiếp cận, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
mới trong mọi hoạt động của Công ty, chú trọng đầu tư chiều sâu và cải
thiện môi trường làm việc của người lao động.
 Thiết lập mối quan hệ gắn bó với thị trường và khách hàng, tăng cường,
mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Thực hiện đổi mới không ngừng công tác quản lý, đưa việc áp dụng có
hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế, tiên tiến (ISO 9000, ISO
14000,...) trở thành hoạt động tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh,
xây dựng tiêu chỉ văn hoá chất lượng ở Công ty.

18



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38

c. Định hướng thị trường mục tiêu
Đối với các khách hàng truyền thống khu vực miền Bắc – thị trường
truyền thống của công ty, công ty sẽ duy trì mối quan hệ. Bên cạnh đó, các thị
trường miền Trung và miền Nam là vô cùng tiềm năng, bởi vì mật độ các nhà
máy, xí nghiệp tại 2 vùng này rất lớn; hơn nữa quy mô của các doanh nghiệp này
là tương đối lớn, lượng hàng hóa, sản phẩm sản xuất hàng năm là nhiều. Do đó,
việc thâm nhập vào thị trường miền Trung và miền Nam là rất quan trọng, hứa
hẹn đem lại lợi nhuận lớn.
2.1.3 Chính sách giá
Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
phẩm, chiến lược xây dựng niềm tin ở khách hàng còn được thực hiện thông qua
chính sách giá hợp lý. Việc xây dựng giá thành luôn được xác định trên cơ sở
phản ánh đúng, chân thực giá trị và hiệu quả của sản phẩm.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì trong nền kinh tế thị trường
sôi động, nhiều cạnh tranh, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với
việc đảm bảo mức giá hợp lý luôn là những thách thức không nhỏ. Nhưng với
mục tiêu khẳng định niềm tin của người tiêu dùng và đem lại sự thành công của
thương hiệu, Công ty cổ phần Đức Hiếu luôn cam kết sản xuất - phân phối các
sản phẩm bao bì uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Bảng 2.3 Giá bán một số sản phẩm bao bì của công ty Đức Hiếu
(ĐVT : đồng/m2)
STT

Loại bao bì

Giá


1

Túi gạo 2.5 kg

7.723

2

Túi gạo 5kg

12.547

3

Túi bột giặt Đức Giang

8.706

4

Màng kẹo

2.990

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
5


Màng Azebio 3g

11.999

6

Màng thuốc sinh học ET

11.983

(Nguồn: Phương án kinh doanh các loại sản phẩm (2012), Phòng Kinh doanh)
2.1.4. Chính sách phân phối
Do đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp là đầu vào của các sản phẩm khác,
do đó bao bì sau khi được sản xuất ở công ty được chuyển thẳng đến các khách
hàng cuối cùng mà không qua các đại lý trung gian, các kênh bán lẻ.
Ưu điểm: công ty có thể kiểm soát trực tiếp giá cả, chất lượng sản phẩm
của mình.
Nhà sản xuất

Khách hàng

Phương thức vận chuyển: công ty sử dụng phương thức vận chuyển bằng
đường bộ và đường sắt là chủ yếu.

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán
a. Quảng cáo
Hàng năm, công ty bỏ ra một phần doanh thu để tiến hành các hoạt động
quảng cáo. Công ty đã và đang thực hiện một số chương trình quảng cáo như:
- Quảng cáo qua biển hiệu ngoài trời.

- Quảng cáo trên báo, tạp chí.
- Quảng cáo băng rôn, tờ rơi.
- Quảng cáo qua website, thư điện tử.
20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
b. Quan hệ công chúng
PR là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả
các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Nắm bắt được điều đó nên trong những
năm gần đây, công ty Đức Hiếu đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề quan hệ công
chúng, tiêu biểu là: ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia các triển lãm, hội chợ
thương mại, sự kiện văn hóa...
c. Khuyến mại
Hàng năm, công ty cũng tổ chức các chương trình khuyễn mại để chăm
sóc và giữ chân khách hàng đã đến với doanh nghiệp, từ đó góp phần làm tăng
doanh thu. Các hình thức khuyến mại mà công ty sử dụng là: giảm giá bán theo
khối lượng đơn hàng, khuyến mại và tặng quà cho khách hàng lâu năm, khuyến
mãi từ thiện...
d. Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích, như tiết kiệm
thời gian và công sức khi chọn mua sản phẩm. Các hình thức marketing trực tiếp
mà công ty sử dụng là chào hàng qua thư điện tử, qua điện thoại và qua website.
Tuy nhiên website của công ty chưa hỗ trợ đặt mua hàng trực tuyến. Hoạt động
marketing trực tiếp chủ yếu do bộ phận quản lý đơn hàng thực hiện.

2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây, số lượng cũng như quy mô các doanh nghiệp
sản xuất, in ấn bao bì tăng lên rất nhiều, ta có thể kể ra 1 số đối thủ cạnh tranh

trực tiếp với công ty:
Công ty TNHH bao bì Việt Thắng
 Địa chỉ: Xóm 3, Thôn Đồng Nhân, Xã Đông La, Hoài Đức, Hà Nội.
 Website:
 Các sản phẩm sản xuất chính:
- Bao Bì thực phẩm: Màng gói bánh, túi đựng bánh kẹo, túi đựng
gạo...
21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
- Bao bì thuốc trừ sâu.
- Bao bì túi bột giặt.
- Bao bì túi chè.…..
 Thị trường chính: Các tỉnh miền Bắc.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ BT Việt Nam
 Trụ sở chính: Cụm 7, Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
 Văn phòng giao dịch: Đường Đức Diễn, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
 Website:
 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất
nhập khẩu bao bì, vật tư, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất
bao bì, các sản phẩm bao bì, các sản phẩm hàng hóa khác và hàng tiêu
dùng thuộc danh mục nghành nghề , hàng hóa được pháp luật cho
phép.
- In nhãn hiệu bao bì, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định của
pháp luật về hoạt động in .
- Công nghệ thông tin và truyền thông.

 Thị trường chính: Các tỉnh miền Bắc.
Công Ty TNHH Bao Bì Nhựa Nhân Hằng
 Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, TP. Hải Dương.
 Website:
 Ngành nghề kinh doanh:
- Bao Bì Nhựa Định Hình.
- Bao Bì Đồ Điện Tử .
22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
- Bao Bì PE, PP, HDPE, LDPE..
- Túi Nilon PE, Túi PP, Túi HDPE
- Màng PVC, PET, PP, PS.
- Thị trường chính: Toàn quốc.
2.1.7 Nhận xét tình hình tiêu thụ và công tác marketing
a. Tình hình tiêu thụ
Trong hoàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế năm 2012, công ty Đức
Hiếu cũng nằm trong nhóm những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tổng doanh thu
trong năm 2012 giảm hơn 2,630 tỷ đồng so với năm 2011 (tương đương với mức
giảm 3,7%). Tuy nhiên, việc công ty vẫn duy trì được mức tiêu thụ như đã phân
tích được coi là 1 sự nỗ lực lớn.

b. Công tác Marketing
- Khách hàng của công ty chủ yếu tập trung ở khu vực Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc. Công ty đang mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng
như các tỉnh miền Trung và Miền Nam, tuy nhiên, do mạng lưới phân
phối và bán hàng tại các khu vực này còn hạn chế nên số lượng khách
hàng không nhiều.

- Số lượng sản phẩm của công ty rất đa dạng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý.
- Công ty cũng đã quan tâm hơn đến chính sách xúc tiến bán hàng trong
những năm gần đây.
2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.4 Thống kê nhân sự của công ty cổ phần Đức Hiếu năm 2012.
(Đơn vị tính: người)
Trình độ

2012

2011

Tăng/ giảm
23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
Số
lượng

%

Số
lượng

%

+/-


%

Trung học phổ thông

74

69%

90

73%

-16

-18%

Trung cấp

6

6%

7

6%

-1

-14%


Cao đẳng

13

12%

14

11%

-1

-7%

Đại học

12

11%

11

9%

1

9%

Sau đại học


2

2%

2

2%

0

0%

124

100%

-17

-14%

Tổng cộng
107
100%
(Nguồn: Phòng quản trị nhân sự)

Dựa vào số liệu về nhân sự của công ty năm 2012, ta thấy:
- Tổng số lao động của công ty năm 2012 giảm 17 người so với năm
2011 (tương đương giảm 14%), nguyên nhân là do tình hình kinh tế
khó khăn nên công ty quyết định giảm bớt một số lao động để cắt

giảm chi phí. Trong đó chủ yếu là lao động có trình độ trung học
phổ thông.
- Lao động có trình độ trung cấp trở lên chiếm khoảng 30% tổng số
lao động.

2.2.2 Định mức lao động
Mức lao động: là lượng lao động hao phí hợp lý nhất để chế tạo một sản
phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức –
kĩ thuật – tâm sinh lý – kinh tế – xã hội xác định.
Định mức lao động: là một quá trình đi xác định lượng lao động hao phí
hợp lý đó.
Việc xác định mức lao động của một sản phẩm gồm các bước sau:
- Sản xuất thử sản phẩm đó.
- Nghiên cứu việc sử dụng thời gian của người lao động khi làm ra
sản phẩm đó bằng phương pháp chụp ảnh.

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Phương – QTDN K38
- Dùng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức lao động
cho sản phẩm đó.
Hiện nay công ty Đức Hiếu dùng phương pháp kinh nghiệm để xác định
mức lao động. Mức lao động được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã
tích lũy được của cán bộ - công nhân viên lành nghề trong suốt hơn 15 năm qua,
sử dụng mức lao động theo sản lượng chứ không theo thời gian.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh và đáp ứng được sự biến
động của sản xuất nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao vì rất
dễ có yếu tố chủ quan và ngẫu nhiên của người lập mức.


2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 5 ngày; mỗi ngày làm việc 8 giờ.
Đối với khối văn phòng: sáng từ 8h – 11h30, nghỉ trưa: 11h30 – 13h, chiều từ
13h – 16h30. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, làm theo ca (Ca 1:từ 6h –
14h; Ca 2:từ 14h – 22h; Ca 3: từ 22h – 6h sáng hôm sau).
- Thời gian được tính vào giờ làm việc: Công nhân làm việc 8 giờ liên tục
thì được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ, nếu làm ca đêm thì được nghỉ giữa
ca ít nhất 45 phút.
- Thời gian giải lao: theo tính chất công việc.
- Thời gian nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định
mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người:
- Thời gian làm thêm: không quá 4 giờ trong 1 ngày, 200 giờ trong 1 năm,
trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ một năm.
- Thời gian nghỉ phép: 12 ngày phép/ năm.
Nghỉ lễ/ Tết:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày (01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm Âm lịch
hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch).
- Ngày Giải phóng đất nước: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
25


×