Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn hoá giao tiếp ứng xử trong nhân viên y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.19 KB, 8 trang )

Văn hoá giao tiếp ứng xử trong nhân viên y tế
Cái đẹp đã tạo ra thế giới và nó luôn hiện hữu quanh ta. Nhưng trong
dòng chảy hối hả của cuộc sống, có một lúc nào đó người ta vô tình bỏ
qua nhiều giá trị cao đẹp. Đã có một số quan niệm cho rằng, với tốc độ
phát triển như vũ bão hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nhanh và mạnh
của thời đại, dần dần xã hội sẽ được duy trì bằng Pháp luật và Đô la.
Nếu bình tĩnh suy nghĩ lại, văn hoá là cái đẹp nhân bản kết tinh từ những
tinh hoa của nhân loại, mới là nền tảng vững chắc nhất để duy trì sự tồn
tại và phát triển xã hội.
Văn hoá ứng xử trong nghề nghiệp giữa các nhân viên y tế cũng là một
bộ phận cấu thành lên văn hoá, là nét đẹp trong giao tiếp giữa những con
người đang ngày đêm giành giật lại sự sống cho người bệnh, xoá đi
những nỗi đau và mang lại niềm vui cho biết bao số phận. Đối với mỗi
người nhân viên y tế, thời gian trong một ngày, ngoại trừ lúc ngủ, những
lúc một mình hay chú tâm vào công việc, còn lại khoảng 15, 16 tiếng là
để tiếp xúc, trao đổi và trò truyện với đồng nghiệp, với những người
xung quanh. Vậy tại sao ta không khéo léo hơn trong văn hoá ứng xử?
Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác, danh y từ Thế kỷ XVIII, trong
Y huấn cách ngôn ông đã viết: “Khi gặp những người cùng ngành nghề,
nên khiêm tốn hoà nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ xem lơn. Đối với người
cao tuổi thì nên cung kính lễ phép. Đối với người giỏi hơn mình thì phải
tôn thờ như bậc thầy. Đối với kẻ kiêu ngạo thì nhún nhường. Đối với
những người non nớt thì nên dìu dắt giúp đỡ họ”. Trong thư gửi cán bộ
Ngành y tế ngày 27/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Các cô các
chú phải thật thà đoàn kết”. Đó là những bài học sâu sắc về văn hoá ứng
xử đối với những người tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế. Dù xã hội
có đổi thay đến thế nào chăng nữa, song những chân lý ấy sẽ mãi mãi
giữ nguyên giá trị.
Văn hoá ứng xử là một nghệ thuật nhưng nó không phải đến mức
nghệ thuật hoá. Nghệ thuật ứng xử bao giờ cũng xuất phát từ cuộc sống
chân thực, lối sống thật thà, thái độ của nhân sinh quan và tâm lý sâu


sắc, không rắp tâm làm những điều mà mình và người khác không mong
muốn. Nếu một người nhân viên y tế có trái tim nhân hậu của người mẹ
hiền, có bộ não uyên bác của nhà khoa học, có tâm hồn lãng mạn của
một nghệ sỹ, có bàn tay khéo léo của một nghệ nhân, thì nghệ thuật ứng
xử sẽ tự nhiên thấm ngấm vào cuộc sống hàng ngày của họ. Nghệ thuật
ứng xử không tự nhiên mà có, nó càng không thể xây dựng trên một nền
tảng tâm hồn và trí tuệ nghèo nàn, nó là kết quả của cả một quá trình
nhận thức và rèn luyện không ngừng của bản thân. Chỉ để hoàn thành tốt
nhiệm vụ và công việc chuyên môn thì dễ, nhưng xử thế với mọi người
xung quanh mình mới khó.
Giao tiếp vừa là một nhu cầu, vừa là một nghệ thuật. Vậy làm thế
nào để mỗi nhân viên y tế có phong cách ứng xử thật văn hoá với đồng
nghiệp của mình? Trong cuộc sống hàng ngày, để hiểu biết nhau, trao
đổi tin tức, phổ biến kiến thức cho nhau, con người cần phải sử dụng
ngôn ngữ, nét mặt, thái độ, dáng điệu, cử chỉ... hay còn gọi là Phong
cách ứng xử phi ngôn ngữ và Ứng xử bằng ngôn ngữ.
1. Phong cách ứng xử phi ngôn ngữ
Tình cảm sâu kín của con người có thể được biểu lộ qua nét mặt,
nụ cười, thái độ, ánh mắt, cử chỉ, động tác hình thể. Một nghiên cứu xã
hội học về kỹ năng giao tiếp ở phương tây cho thấy, phong cách ứng xử
phi ngôn ngữ đóng góp khoảng 90% trong việc giao tiếp giữa con người
với nhau. Từ nét mặt của mỗi người, hoặc kiêu hãnh tự hào, hoặc trầm
tư đăm chiêu, hoặc nghiêm nghị, hoặc mỉm cười, hoặc cuời nhạt hay
cười không thành tiếng, dáng đi từ tốn, thái độ lịch sự... chỉ cần để ý
quan sát là có thể phần nào hiểu được tính cách của con người đó.
Những người tầm thường hay có những hành động manh mún khuất tất,
cử chỉ dung tục, ánh mắt soi mói, gây khó chịu cho những người xung
quanh. Những người lịch sự thường có những hành động đàng hoàng, cử
chỉ thanh cao, rất dễ được lòng người khác.


2. Ứng xử bằng ngôn ngữ nói
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Bản tính con người là muốn được sẻ chia. Tri thức, niềm vui kể
cho một người nghe sẽ được nhân lên thành hai, nỗi buồn kể cho một
người nghe sẽ giảm đi một nửa. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất
của giao tiếp. Mọi khổ đau bất hạnh trên đời này đều từ lời nói mà ra.
Lời nói khởi đầu cho tất cả sự việc. Lời nói xấu thường mang tai hoạ cho
bản thân và cho người khác. Ngược lại, lời nói đẹp mang đến cho cuộc
sống sự bình yên hạnh phúc. Người xưa có câu “Bệnh tòng khẩu nhập,
hoạ tòng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà
ra. Tai hoạ do trời gây ra có thể tránh, còn tai hoạ do lời nói của mình
gây ra thì khó tránh khỏi. Bởi vậy con người mới phải học cách nói năng
giao tiếp. Sửa được ngôn ngữ giao tiếp nghĩa là đã sửa được tâm tính,
giảm bớt được khẩu nghiệp. Không thể cầu mong nghe được những lời
nói dịu dàng trong khi chính bản thân chưa làm được như vậy.
Lời nói dễ nghe, êm ái, ngọt ngào bao giờ cũng xuất phát từ một
tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng nhân ái bao la, nó có tác dụng động viên,
an ủi người nghe, làm cho người nghe có cảm tình, tạo dựng niềm tin và
làm theo lời nói ấy. “Chim khôn hót tiếng thanh nhàn, người khôn nói
tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cùng một nội dung của lời nói, nhưng tùy theo
giọng nói, tùy theo cách nói mà hai người có thể cảm thông cho nhau,
nhưng cũng có thể gây trách cứ, hiểu lầm nhau.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, mạch lạc, dễ
hiểu câu nói có đầy đủ cụm chủ vị, đơn giản nhưng hàm ý sâu xa. Người
nói phải có sự chuẩn bị trước, không nói bừa , nói ẩu, nói không suy
nghĩ. Phải hiểu và nắm bắt được tâm lý người nghe, đặt mình vào vị trí
người nghe. Phải luôn tôn trọng người nghe, xưng hô đúng mực, tuyệt

×