Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chuẩn mực đạo đức : “Trung với nước” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Liên hệ thực tiễn hiện nay, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.96 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………
NỘI DUNG……………………………………
I.

Chuẩn mực đạo đức : “Trung với nước” của chủ tịch Hồ Chí
Minh………………………………………..

II.

Liên hệ thực tiễn hiện nay, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản
thân…………………………………………

KẾT LUẬN……………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….


LỜI NÓI ĐẦU
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức.
Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa
đời công và đời tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường. Chính vì
thế, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức
mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình.
Về những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức
của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong
xã hội gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Hai là, với mọi người phải: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có
tình”.
Ba là, với mình phải thực sự: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại,


người cách mạng phải có “Tinh thần quốc tế trong sáng”.
Đó là bốn phẩm chất chung cơ bản nhất của con người Việt Nam trong
thời đại mới.
Trong bài tiểu luận này, em xin phép được trình bày về phẩm chất cao
quý “ Trung với nước” của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên …. để em có thể
hoàn thành tốt bài tiểu luận. Cảm ơn đề tài mà … đã giao cho em, tạo điều
kiện cho em mở rộng hiểu biết cũng như thay đổi cách suy nghĩ, cách sống ,
cách ứng xử hang ngày.


NỘI DUNG
I.

Chuẩn mực đạo đức : “Trung với nước” của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Hồ Chí Minh – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho

sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa,
nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và
kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta
và bạn bè quốc tế. Hồ Chí Minh – một con người giản dị, nhưng toát lên tư
tưởng của cả một dân tộc. Khi nhắc đến Hồ Chí Minh nếu không nhắc đến
những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức sâu sắc của Người thì quả là một thiếu
sót vô cùng lớn.
Sinh ra, lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu truyền thống
yêu nước, văn hiến, Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết
lý sống của cha ông: Muốn dựng làng và giữ nước phải bắt đầu từ việc làm
người một cách thành thật, đúng nghĩa. Người cũng bộc lộ rất sớm một nét
tính cách lớn: Sống có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn
vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, sau này
Người luôn đau đáu một nỗi niềm tư tưởng về chuẩn mực đạo đức Cách
mạng: “Trung với nước , hiếu với dân” ” Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Trong hệ thông tư tương Hồ Chí Minh tư tưởng đạo đức cuả ngươì có
tầm quan trọng đặc biệt. Những phẩm chất đạo đức được Hồ Chí Minh đề ra


rất phong phú, hàm súc, phù hợp với từng đối tượng, nhưng cái cốt lõi, quan
trọng nhất, bao trùm nhất là phẩm chất đạo đức “Trung với nước”.
Phẩm chất đạo đức “Trung với nước” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của
dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó; cải biến, đổi
mới thang bậc giá trị cũ thành chuẩn mực giá trị đạo đức mới – đạo đức cách
mạng ở phạm vi rộng lớn hơn.
Thứ nhất : Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và
dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là chủ nhân của đất nước.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân . Đây là chuẩn
mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Khi nước mất, nhà tan thì mọi
người có tinh thần yêu nước, có tinh thần dân tộc phải tìm đường cứu nước,
cứu dân. Khi đất nước lâm nguy, nền độc lập bị đe dọa, thì “Thà hy sinh tất
cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Mối quan hệ nước-dân,
dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể
thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng,
quốc gia, dân tộc.
Thứ hai: Không chỉ dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối
tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”;
“bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”; Đảng và Chính phủ là “đầy tớ của nhân dân”; phải gắn bó với dân, dựa

vào dân; Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân


sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người
làm chủ đất nước.
Thứ ba : Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng. Thực hiện tốt chủ
trương , chính sách của đảng và nhà nước.
Trung với nước là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng, là bổn
phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của
Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn
lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của
sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân.
Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác
thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người
dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi
họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ “trung với nước”.
Trung với nước trong giai đoạn hiện nay trước hết là trung thành với
con đường cách mạng mà Ðảng ta và Bác Hồ đã chọn, là trung thành với sự
nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người là một tấm gương mẫu


mực trong thực hành chuẩn mực đạo đức "Trung với nước ". Người ra đi tìm
đường cứu nước không phải để "vinh thân, phì gia" mà là để cứu nước, cứu
dân. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là cả quá trình đấu tranh,

cống hiến cho Đảng, cho cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Cái vĩ đại ở
Hồ Chí Minh là Người tuyệt đối không nhận quyền lực về mình theo lối trung
quân, mà xác định mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, còn mình chỉ là
người "đầy tớ trung thành", "hết lòng phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân".
Theo Người, giáo dục Trung với nước cho thanh niên, sinh viên là
giáo dục tình yêu nước, yêu Tổ quốc. Tình yêu đó phải được thể hiện thông
qua các hành động thiết thực, thông qua các phong trào cách mạng của tuổi
trẻ. Tư tưởng quán xuyến của Người là Tổ quốc luôn gắn với nhân dân, yêu
nước hay trung với nước là phải biết phấn đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của
đất nước, làm sao cho "dân giàu, nước mạnh". Trong 5 điều Bác dạy thiếu
niên, nhi đồng thì điều thứ nhất là "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Đối với
thanh niên, sinh viên trung với nước "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn" .
Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt
Nam, Bác đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi
nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước
nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi
ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào ?"

II.

Liên hệ thực tiễn hiện nay, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản
thân


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tich Hồ Chí
Minh, chuẩn mực đạo đức "Trung với nước, hiếu với dân" đã được phát triển
lên một chất lượng mới, một tầm cao mới. Khi thời cơ tổng khời nghĩa cách
mạng Tháng Tám đã đến, Người chủ trương "Dù phải đốt cháy cả dãy
Trường sơn cũng phải cương quyết dành cho được độc lập". Khi vận mệnh

đất nước "ngàn cân treo sợi tóc", Người khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là
dân Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao
giờ thay đổi". Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Ngưòi dạy: "Hễ còn
một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch
nó đi". Những lời dạy ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước
nồng nàn, khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất, quyết tâm của nhân dân ta
trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Lòng yêu nước quên
mình đã được thể hiện ở những tấm gương sáng chói của hàng ngàn anh hùng
liệt sỹ, của lớp lớp thanh niên tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những
chiến công hiển hách, đưa Việt Nam lên hàng đầu các dân tộc đi tiên phong
trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong thế kỷ XX.
Khi đất nước còn chiến tranh, tinh thần yêu nước của thanh niên thể
hiện ở ý chí căm thù quân xâm lược, sẵn sàng cầm súng lên đường bảo vệ Tổ
quốc, chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ cho đất nước sạch bóng quân thù.
Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, đất
nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn lao, phẩm chất đạo
đức "Trung với nước, hiếu với dân" của các thế hệ sinh viên thể hiện ở quyết
tâm bảo vệ nền độc lập chủ quyền quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ra sức học tập nâng cao trình độ để
cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân; thể hiện ở ý chí, bản


lĩnh biết vượt qua mọi khó khăn, luôn xung phong gương mẫu trong mọi
công việc, mọi nhiệm vụ, phải biết rèn luyện, xây dựng cho mình những
phẩm chất đạo đức cách mạng, phải "tích cực xung phong cố làm tròn nhiệm
vụ đầu tàu trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, quốc phòng, thực
hiện khẩu hiệu đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên "
Các thế hệ thanh niên, sinh viên nước ta chẳng những anh dũng
trong chiến đấu chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập của nước nhà, mà
trên mặt trận lao động sản xuất, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - nghệ thuật

cũng đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào thời kỳ đổi mới, được sự giáo dục và lãnh đạo của Đảng,
thế hệ sinh viên ngày nay với những phẩm chất và năng lực mới đang hình
thành và phát triển, thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp đổi mới.
Hiện nay đại bộ phận sinh viên sống có hoài bảo, có ý thức trách nhiệm công
dân, có tri thức khoa học, có sức khỏe, vững niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta
đã lựa chọn. Trong những năm qua, sinh viên cả nước với tinh thần dám nghĩ,
dám làm, sẵn sàng đi tới những nơi khó khăn gian khổ để phấn đấu, rèn
luyện, khẳng định mình trong các phong trào "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi
trẻ giữ nước" ...Trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã xuất hiện
nhiều điển hình tiên tiến, nhiều tấm gương tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng của
tuổi trẻ.
Trong bước chuyển của đất nước và thời đại, dưới sự tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự giao lưu về kinh tế,
chính trị và văn hóa đã ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống và nhân cách của sinh
viên trên nhiều lĩnh vực theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.


Nhìn chung, phẩm chất đạo đức "Trung với nước, hiếu với dân"
được đa số sinh viên trân trọng, giữ gìn và phát huy. Bên cạnh đó, cũng xuất
hiện những phẩm chất đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội như coi
trọng học vấn, trí tuệ, tài năng, coi trọng sự thành đạt ...Song, do ảnh hưởng
từ những mặt trái của cơ chế thị trường, với sự tác động của nhiều nhân tố
phức tạp đan xen, một bộ phận không nhỏ sinh viên có biểu hiện sa sút
nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức. Chuẩn mực đạo đức "Trung với nước,
hiếu với dân" đang đứng trước những thách thức mới, đáng chú ý là xu
hướng thực dụng, cá nhân ích kỷ, đề cao đồng tiền, coi thường đạo lý, phai
nhạt lý tưởng cách mạng. Một bộ phận sinh viên sống buông thả, thiếu trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mặt khác, các thế lực thù địch đang ra

sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược "diễn
biến hòa bình" hòng chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.
Từ thực tiễn đó, giáo dục đạo đức cho sinh viên theo chuẩn mực
đạo đức "Trung với nước, hiếu với dân" của Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay cần nhấn mạnh các vấn đề sau:
Thứ nhất: Chuẩn mực đạo đức "Trung với nước " trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, và cũng là vấn đề lý tưởng cách mạng cần phải giáo dục cho
sinh viên là: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phải làm cho nhận thức
đúng và hiểu sâu sắc rằng: vì phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp ấy, mà biết bao
chiến sỹ cộng sản, biết bao thế hệ thanh niên của dân tộc đã hy sinh. Con
đường đi đến lý tưởng cao đẹp đó là con đường đầy vinh quang nhưng phải
trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, phải đổ nhiều mồ hôi, xương máu của bao
thế hệ. Để từ đó giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những
hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh để ngày nay chúng ta có được Tổ quốc


độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn, vững vàng bước vào quá trình hội nhập
quốc tế và khu vực, để sánh vai với các cường quốc năm châu; từ đó giáo dục
tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, thấy rõ vinh
dự và trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu,
lý tưởng mà Đảng, dân tộc và Bác Hồ đã lựa chọn.
Thứ hai: Giáo dục phẩm chất đạo đức "Trung với nước " là giáo
dục cho sinh viên ý thức sâu sắc về trách nhiệm chính trị của tuổi trẻ đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó giúp họ có động cơ, mục đích
phấn đấu vươn lên; nâng cao ý thức làm chủ; lòng tự hào dân tộc; nâng cao ý
thức tự lực, tự cường, tinh thần chủ động, sáng tạo; yêu nghề nghiệp, có mơ
ước, hoài bảo, có chí tiến thủ, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, chiếm lĩnh
đỉnh cao khoa học công nghệ, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo họ
trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa có lối sống trong sạch, lành

mạnh, giản dị, khiêm tốn, có đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, biết đặt lợi ích của xã hội, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; có
thái độ tích cực với cuộc sống, không buông thả, chạy theo tiền tài, danh lợi
và các dục vọng thấp hèn. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và
mở rộng giao lưu quốc tế hiện nay thì giáo dục phẩm chất "trung với nước,
hiếu với dân" là phải giáo dục cho sinh viên biết hướng những suy nghĩ và
hành động của mình vào mục đích "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh".
Thứ ba: Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên cần phải gắn
với hoạt động thực tiễn và tạo thành các phong trào của tuổi trẻ. Để đào tạo
những người tài đức cho công cuộc kiến thiết nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí


Minh đã dạy: Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động
sản xuất, nhà trường phải gắn liền với xã hội. Quan điểm đó của Người có ý
nghĩa to lớn soi sáng cho cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" trong sinh viên hiện nay. Vì vậy, giáo dục phẩm chất
"trung với nước " cho sinh viên phải gắn liền với các hình thức hoạt động
thực tiễn đa dạng, phong phú, sát hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và
điạ phương .
Trong nhữmg năm gần đây, nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào
trong sinh viên: thanh niên tình nguyện, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ
nước, tháng thanh niên, đền ơn đáp nghĩa, về nguồn, tuổi trẻ xung kích
...nhiều cuộc thi tìm hiểu: sáng mãi phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, lịch sử 75
năm Đảng Cộng sản Việt Nam, âm vang Điên Biên ... đã được tổ chức trong
các trường đại học, cao đẳng, đã thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh
viên. Những hoạt động thực tiễn này đang từng bước phát huy tác dụng và
thực sự trở thành những hoạt động của sinh viên và vì sinh viên. Đây chính là
những hoạt động khơi dậy, giáo dục cho sinh viên tình cảm, lòng tự hào dân
tộc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần cống hiến, trách nhiệm với xã hội,

với cộng đồng, tầng bước khắc phục chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống
hưởng thụ, đấu tranh với các hiện tượng sa đọa, dối trá trong cuộc sống, gúp
cho sinh viên có thêm những hành trang quan trọng trên con đường lập thân,
lập nghiệp.
Thứ tư: Giáo dục phẩm chất đạo đức "Trung với nước " nói riêng
và đạo đức cách mạng nói chung cho sinh viên là một quá trình từ thấp đến
cao.Với mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi đòi hỏi phải có những nội dung, biện
pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm, tâm lý của họ. Và phải được tiến hành


thông qua các hoạt động của sinh viên trong học tập, lao động, công tác xã
hội ...Đồng thời việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phải được coi là nhiệm
vụ thường xuyên, tự giác tu dưỡng, "rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển
và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"
như Bác Hồ đã dạy.

KẾT LUẬN
Vấn đề đạo đức cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là lĩnh
vực nhạy cảm của văn hóa và đồng thời là cái gốc của sự phát triển. Từ trong
các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, nhất là từ trong cuộc sống thường nhật
của người, đều toát lên điều đó.


Chúng ta càng thấm thía lời dạy của Người trong di chúc người để lại
cho toàn đảng toàn dân : “ Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự trung với nước,
hiếu với dân, thật sự cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư”. Phải giữ gìn “
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân”
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi sự nghiệp

đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, bên cạnh việc xây
dựng những phẩm chất đạo đức Trung với nước, hiếu với dân, yêu thương
con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, … của Người, chúng ta còn
phải đấu tranh quyết liệt chống các tệ nạn, các con người đi ngược lại lời dạy
của Bác, làm phương hại đến nền đạo đức cách mạng.
Tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác vẫn còn nguyên tính thời sự, soi
sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền
đạo đức Việt nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng
mới, nguyên nhân đề ra các tệ nạn tiêu cực ảnh hưởng đến chế độ.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về Trung với nước nói chung và về đạo
đức cách mạng nói riêng là một tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc
ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách
mang, vấn đề đặt ra không chỉ là ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị
thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận
dụng và phát triển những giá trị của tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội
ngũ cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh : toàn tập , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

/>




×