Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá mô hình ngôi nhà bình yên cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình và phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của nạn buôn bán người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.18 KB, 4 trang )

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NGÔI NHÀ BÌNH YÊN CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI
LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ PHỤ NỮ, TRẺ EM GÁI
LÀ NẠN NHÂN CỦA NẠN BUÔN BÁN NGƯỜI”.

Sinh viên thực hiện:

Khóa:
Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Thị Ngọc Dinh
Hồ Thị Huyền
Nguyễn Tuyết Lan
Vương Thị Loan
QH-2008-X-CTXH
TS. Mai Kim Thanh

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng các lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu Xã hội học, cũng như đối chiếu các giá trị, mục đích của Công tác xã
hội để đánh giá, xem xét mô hình Ngôi nhà bình yên cho nhóm phụ nữ và trẻ em gái là
nạn nhân của bạo lực gia đình và nạn nhân của nạn buôn bán người. Từ đó chứng minh
mô hình này là một mô hình mang tính chất Công tác xã hội. Đồng thời, nghiên cứu cũng
tiến hành đánh giá ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn của mô hình Ngôi nhà bình yên;
nhằm đưa ra đề xuất điều chỉnh, nhân rộng mô hình Ngôi nhà bình yên thích hợp với các
địa phương trên cả nước.
Nội dung chính:
I. Đánh giá mô hình Ngôi nhà bình yên dưới góc độ Công tác xã hội:
1. Ưu điểm:
1.1 Mục đích và mục tiêu hoạt động mang đậm tính Công tác xã hội:
Mô hình Ngôi nhà Bình yên hướng đến đối tượng yếu thế là những phụ nữ và trẻ
em phải gánh chịu những bất công và thiệt thòi; góp phần phòng chống bạo lực gia đình
với phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, đấu tranh chống bất bình đẳng giới và góp phần


tạo điều kiện cho sự phát triển bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, đồng
thời cũng đấu tranh phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái qua biên giới, giúp
các nạn nhân bị buôn bán khi trở về có thể xóa bỏ các rào cản xã hội và rào cản cá nhân
để tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ và trẻ em
gái (dịch vụ nhà tạm lánh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, dạy kỹ năng
sống).
– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của buôn bán người.
– Truyền thông huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng chống bạo
lực gia đình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Có thể thấy, mục đích và mục tiêu hoạt động của Ngôi nhà Bình yên có những điểm
gặp nhau với mục tiêu hoạt động của Công tác xã hội trong hoạt động tăng cường năng
lực và chức năng xã hội cho cá nhân, cộng đồng.
1.2 Ngôi nhà Bình yên có giá trị và nguyên tắc hoạt động mang tính chất Công tác xã
hội:
– Mô hình Ngôi nhà Bình yên hướng đến công bằng xã hội
– Mô hình Ngôi nhà bình yên hướng đến con người và tôn trọng con người
– Bảo mật là nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt tại Ngôi nhà Bình yên
1.3 Ngôi nhà Bình yên có cơ cấu tổ chức khoa học:
Căn cứ trên nguyên tắc hoạt động tôn trọng giá trị con người và đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp, cơ cấu tổ chức của Ngôi nhà Bình yên đã được
xây dựng tương đối toàn diện, tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả hỗ trợ đối
tượng giải quyết vấn nạn. Ngôi nhà bình yên gồm 4 bộ phận chính:
– Phòng tư vấn và hỗ trợ phát triển:
– Phòng tham vấn:
– Nhà trẻ:

– Nhà tạm lánh (địa điểm bí mật).
Bốn phần của Ngôi nhà Bình yên được tổ chức để thực hiện các chức năng khác
nhau, nhưng có liên quan mật thiết đến nhau nhằm hỗ trợ các đối tượng một các hiệu quả
nhất.
1.4 Ngôi nhà Bình yên đã đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng yếu thế:
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các nhu cầu của nhóm đối tượng yếu thế.
Đồng thời đối chiếu với những hoạt động Ngôi nhà bình yên cung cấp để đáp ứng những
nhu cầu đó. Qua đó có thể nhận thấy: Mọi hoạt động của Ngôi nhà Bình yên đều quan
tâm trước hết đến nhu cầu của những nạn nhân bị bạo lực gia đình và nạn nhân bị buôn
bán trở về. Với việc đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu của nhóm đối tượng bằng cách
cung cấp hệ thống dịch vụ và liên kết hệ thống trợ giúp, Ngôi nhà Bình yên đã thực sự
mang lại cho họ môi trường sống tốt nhất để sớm ổn định về thể chất và tinh thần đồng
thời giúp họ phát huy nội lực để khẳng định bản thân.
1.5. Ngôi nhà Bình yên đã xây dựng được hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng yếu
thế tương đối toàn diện:
Hệ thống dịch vụ mà Ngôi nhà Bình yên cung cấp tương đối toàn diện. Không chỉ
đáp ứng các nhu cầu đơn lẻ của đối tượng, Ngôi nhà Bình yên cung cấp một hệ thống các
dịch vụ có liên kết với nhau nhằm vừa giải quyết tình trạng khó khăn hiện thời của đối
tượng yếu thế; vừa trang bị cho đối tượng các kỹ năng, cung cấp các nguồn lực nhằm

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của đối tượng, nhất là khả năng xây dựng được
cuộc sống và vị thế mới, thuận lợi cho việc phát triển bình đẳng.
Hệ thống dịch vụ mà Ngôi nhà Bình yên cung cấp bao gồm các dịch vụ:
– Tư vấn/ tham vấn tâm lý.
– Dịch vụ nơi trú ẩn an toàn (nhà tạm lánh)
– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
– Dịch vụ đào tạo nghề, hướng nghiệp.

– Dịch vụ pháp lý.
– Dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Dịch vụ vui chơi, giải trí.
1.6. Ngôi nhà Bình yên đã hình thành được Nhóm nòng cốt – hạt nhân của việc phát
triển mô hình:
Ngôi nhà Bình yên đã xây dựng được nhóm nòng cốt với tên gọi Nhóm tự lực.
Nhóm nòng cốt này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thông tin về Ngôi
nhà Bình yên và các dịch vụ của Ngôi nhà Bình yên cho các đối tượng yếu thế. Đặc biệt,
thông qua các thành viên của nhóm nòng cốt (chính là những nạn nhân được hỗ trợ giải
quyết vấn nạn thành công), cộng đồng sẽ nhận thức được rõ ràng các vấn đề liên quan
đến bạo lực gia đình, nạn buôn bán người hơn; vận động tốt hơn sự chú ý và tham gia vào
công tác phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trong cộng đồng.
2. Hạn chế:
– Nguyên tắc bảo mật của Ngôi nhà Bình yên khiến cho việc thông tin truyền thông
rộng rãi về dịch vụ nhà Bình yên tới các nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ rất hạn
chế.
– Mới chỉ có một địa chỉ Ngôi nhà Bình yên cho các đối tượng bị bạo hành và bị
buôn bán tại 20, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Vì vậy các nạn nhân ở các địa
phương xa xôi không thể hoặc rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ
giúp của Ngôi nhà Bình yên.
– Mô hình chưa thu hút được sự tham gia của các ngành văn hóa, thể thao và du lịch
cũng như gắn trách nhiệm của họ trong việc hỗ trợ giải quyết các vụ bạo lực gia
đình, buôn bán người xảy ra trong cộng đồng.
– Số lượng nhân viên Công tác xã hội và nhà tâm lý tại Ngôi nhà Bình yên còn ít so
với số lượng đông đảo đối tượng và các nhu cầu của đối tượng. Vì vậy, các nhân
viên rất khó khăn trong việc đi sâu đi sát giải quyết từng vấn đề của nạn nhân; và
chịu nhiều áp lực tâm lý.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



3. Tính bền vững:
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Mô hìn Ngôi nhà Bình yên
không những đang vận hành tốt mà hoạt động của Ngôi nhà Bình yên còn có tính bền
vững. Điều này thể hiện ở nhiều mặt: về ngân sách hoạt động, về pháp lý, về chất lượng
dịch vụ và chất lượng cán bộ.
II. Kết luận và kiến nghị:
Mô hình Ngôi nhà Bình yên là một mô hình dịch vụ mang đậm tính chất Công tác
xã hội. Ngôi nhà Bình yên đã hoạt động hiệu quả trong việc hỗ trợ các nạn nhân của bạo
lực gia đình và nạn nhân bị buôn bán.
Mô hình Ngôi nhà Bình yên có thể được áp dụng xây dựng ở các địa phương trong
cả nước, trên cơ sở phù hợp với tình hình địa phương và nhu cầu của các đối tượng. Khi
áp dụng mô hình này, cần chú ý học tập những ưu điểm mà nhóm nghiên cứu đã đánh giá
ở trên ( cơ cấu tổ chức khoa học, hệ thống dịch vụ toàn diện, thiết lập mạng lưới hỗ trợ,
huy động nguồn lực...); đồng thời khắc phục những điểm hạn chế (nhất là mối quan hệ
giữa tính bảo mật thông tin và việc tuyên truyền về mô hình).
Nhóm đã đưa ra các kiến nghị với Ngôi nhà bình Yên, với Trung tâm Phụ nữ và
phát triển, và với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch về việc củng cố và nhân rộng mô
hình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



×