Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.43 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN

KHẢO SÁT LỖI NGỮ PHÁP TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

VŨ HOÀNG PHƢƠNG LOAN

KHẢO SÁT LỖI NGỮ PHÁP TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 3
4. Dự kiến bố cục luận văn................................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................... 5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến lỗi trong việc học tiếng
Việt của ngƣời nƣớc ngoài nói chung và việc học tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc nói riêng .................................................................................... 5
1.2. Cơ sở lí thuyết ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Giao thoa ngôn ngữ ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Khái niệm lỗi và phân loại lỗi ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Lỗi ngữ pháp .................................. Error! Bookmark not defined.
1.3 Khái quát đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt ........ Error!
Bookmark not defined.
1.3.1 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng TrungError! Bookmark not
defined.
1.3.2 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng ViệtError!

Bookmark

not

defined.
Tiểu kết chƣơng 1............................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: LỖI HƢ TỪ TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
......................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm làm thành tố phụ đoản ngữ .................. Error!
Bookmark not defined.


2.1.1 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có danh từ
làm trung tâm .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có động từ
làm trung tâm. ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm không làm thành tố phụ đoản ngữ ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Lỗi các hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính - phụ: của, cho,
ở, với ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Lỗi các hƣ từ đặc biệt: là, thì ........... Error! Bookmark not defined.
2.3. Lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ: các hƣ từ phụ trợ .................. Error!
Bookmark not defined.
2.3.1 Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho một yếu tố trong đoản ngữ hoặc câu
(trợ từ): ngay, cả , đến ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho cả cấu trúc để dạng thức hoá hoặc
nêu tình thái (phụ từ): à, ư, nhỉ, nhé, ạ, đây, đấy, sao, nào, cơ, kia, ấy,
mà, vậy,.... ............................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2............................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: LỖI TRẬT TỰ THÀNH PHẦN CÂU VÀ TRẬT TỰ TỪ TRONG
CÁC NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC .. Error!
Bookmark not defined.
3.1. Lỗi trật tự thành phần câu ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Lỗi trật tự chủ ngữ và vị ngữ ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Lỗi trật tự trạng ngữ câu................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Lỗi trật tự định ngữ câu ................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn danh từError!

defined.

Bookmark

not


3.2.2. Lỗi trật tự trong ngữ đoạn vị từ ..... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 7
PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, đứng trƣớc vận hội mới, Việt Nam đang hội nhập vào đời
sống của nhân loại, mở cửa giao lƣu với mọi dân tộc trên thế giới, không phân
biệt màu da, sắc tộc, chính kiến hay tôn giáo. Ðó là một chính sách đúng đắn
và hợp lý, mang lại sự phát triển toàn diện cho đất nƣớc từ kinh tế, văn hóa,
đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Sự phát triển của giao tiếp quốc tế làm nảy sinh nhu cầu học ngoại ngữ.
Đây là chiếc cầu nối quan trọng và hữu hiệu trong xã hội hiện đại. Nó làm cho
khoảng cách giữa các quốc gia, các dân tộc trở nên gần nhau hơn. Và nhờ có
ngoại ngữ mà con ngƣời cũng hiểu nhau hơn, biết cảm thông với nhau hơn.
Từ đó chung tay thực hiện một mục đích lớn lao, đó là mục đích vì một thế
giới hòa bình.
Việt Nam và Trung quốc là hai nƣớc láng giềng có quan hệ lâu dài.
Hiện nay, mối quan hệ này phát triển hơn lúc nào hết, thúc đẩy ngƣời dân hai
nƣớc tìm hiểu và học tập lẫn nhau. Trong xu thế đó, những năm gần đây, sinh

viên Trung Quốc sang Việt Nam học Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, cũng
nhƣ sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc học tiếng Trung và văn hóa Trung
Quốc ngày càng nhiều. Tiếng Việt và tiếng Trung có cùng loại hình ngôn ngữ,
hệ thống ngữ pháp có nhiều điểm tƣơng đồng, gần 60% từ vựng tiếng Việt lại
đƣợc mƣợn từ tiếng Hán qua nhiều thời đoạn lịch sử khác nhau, điều đó tạo
nhiều thuận lợi cho sinh viên Việt Nam học tiếng Trung và sinh viên Trung
Quốc học tiếng Việt. Tuy nhiên, dù gần gũi thế nào thì tiếng Việt và tiếng
Trung vẫn là hai ngôn ngữ và giao thoa ngôn ngữ tất yếu sẽ nảy sinh trong
quá trình học tập ngôn ngữ của nhau của sinh viên hai nƣớc. Điều này đặt ra
cho những ngƣời làm công tác giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của hai nƣớc
1


một nhiệm vụ rất quan trọng đó là phải nghiên cứu để tìm ra con đƣờng tốt
nhất giúp sinh viên hai nƣớc tiếp cận và làm chủ ngoại ngữ mà mình cần.
Về phía bản thân, trong những năm qua, chúng tôi đã tham gia giảng
dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam cũng nhƣ dạy tiếng Việt cho
sinh viên Trung Quốc. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã nhận thấy việc
sinh viên Trung Quốc mắc lỗi trong sử dụng tiếng Việt và sinh viên Việt Nam
mắc lỗi trong sử dụng tiếng Trung là khá phổ biến, thậm chí có những lỗi
nghiêm trọng có thể làm cho ngƣời nói không đạt đƣợc mục đích giao tiếp, và
gây ra những hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, việc tìm ra lỗi và sửa lỗi cho
sinh viên trong việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát lỗi ngữ
pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường đại
học ở Hà Nội” với hy vọng có thể có một đóng góp nhỏ vào việc giúp sinh viên
Trung Quốc học tiếng Việt hiệu quả hơn và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục đích thu thập, khảo sát, phân tích lỗi ngữ pháp của sinh

viên Trung Quốc trong sử dụng tiếng Việt. Trên cơ sở những hiểu biết căn
bản về tiếng Việt và tiếng Trung, luận văn sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân và
đề nghị một số giải pháp khắc phục lỗi nhằm giúp sinh viên sử dụng tiếng
Việt tốt hơn, đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên đây, luận văn dự kiến sẽ thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết về giao thoa ngôn ngữ, về lỗi trong
học ngoại ngữ.
2


- Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt.
- Thống kê tất cả các loại lỗi ngữ pháp mà sinh viên Trung Quốc mắc phải
trong sử dụng tiếng Việt.
- Phân tích và miêu tả lỗi ngữ pháp của sinh viên Trung Quốc học tiếng
Việt ở hai phạm vi: lỗi sử dụng hƣ từ và lỗi trật tự thành phần câu và ngữ
đoạn.
- Dựa vào đặc điểm của tiếng Trung và tiếng Việt, tìm cách lý giải các
nguyên nhân mắc lỗi từ cả góc độ khách quan cũng nhƣ chủ quan và đề
nghị một số giải pháp khắc phục.
3. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu nghiên cứu
Luận văn đã nghiên cứu trên nguồn tƣ liệu sau đây:
- Nguồn tƣ liệu chủ yếu là 350 bài viết, mỗi bài khoảng 300 từ của sinh viên
Trung Quốc trình độ trung cấp và cao cấp. Tƣ liệu thu đƣợc qua 300 bài viết
trên đây là 373 lỗi liên quan đến những quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt.
- Tƣ liệu thu đƣợc thông qua trò chuyện với các sinh viên về những khó
khăn khi học tiếng Việt, về nguyên nhân mắc lỗi theo cảm nhận chủ quan
của các em.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại dùng trong việc thống kê và phân loại lỗi.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ pháp dùng trong phân tích lỗi ngữ pháp của sinh
viên (ở phạm vi sử dụng các hƣ từ và trật tự thành phần câu, thành phần ngữ đoạn).

3


- Thủ pháp so sánh đƣợc áp dụng trong trong nhiều trƣờng hợp để so sánh đặc
điểm ngữ pháp tiếng Trung và tiếng Việt nhằm tìm ra nguyên nhân và cơ chế
mắc lỗi của sinh viên.
4. Dự kiến bố cục luận văn
Luận văn dự kiến chia thành ba chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Lỗi hƣ từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc
Chƣơng 3: Lỗi trật tự thành phần câu và trật tự từ trong các ngữ đoạn tiếng
Việt của sinh viên Trung Quốc
KẾT LUẬN

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến lỗi trong việc học tiếng
Việt của ngƣời nƣớc ngoài nói chung và việc học tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc nói riêng
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lỗi
trong việc sử dụng tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài. Có những công trình chỉ
mang tính tham khảo nhƣ bài báo, tiểu luận, tham luận. Nhƣng cũng có những

công trình là những nghiên cứu khoa học chuyên sâu có tính ứng dụng rất cao.
Gần đây nhất phải kể đến Luận án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Thiện Nam. Đề
tài tác giả nghiên cứu là “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước
ngoài và những vấn đề liên quan.” Trong luận án này, lần đầu tiên, lỗi ngữ
pháp đƣợc tác giả khảo sát một cách hệ thống dƣới ánh sáng của lý luận phân
tích lỗi hiện đại. Và cũng lần đầu tiên, thủ pháp xử lý lỗi ngữ pháp trong một
giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đƣợc đề cập đến. Luận án
cũng mang đến một cách hiểu đúng hơn về bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp
của một số hiện tƣợng ngữ pháp tiếng Việt mà từ xƣa đến nay các sách ngữ
pháp, các từ điển và các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài còn bỏ sót
hoặc bỏ qua. Luận án đã giới thiệu một cách hệ thống những cơ sở lý luận của
vấn đề lỗi và phân tích lỗi của ngƣời học ngôn ngữ thứ hai theo cách nhìn của
ngôn ngữ học ứng dụng (theo lời tác giả). Trƣớc luận án này, tác giả Nguyễn
Thiện Nam còn có một số bài viết liên quan đến lỗi đã đƣợc công bố nhƣ :
“Một vài nhận xét và lý giải về lỗi dùng từ Hán – Việt của người Nhật Bản”
đƣợc đăng trong Kỷ yếu hội nghị “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Hiện
tượng tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong tiếng
Việt của người Nhật Bản” đƣợc đăng trên tạp chí Ngữ học trẻ 97; “Một vài
5


nhận xét về lỗi giao thoa của người Campuchia khi học tiếng Việt” đƣợc đăng
trong Kỷ yếu hội nghị quốc tế lần thứ năm về các ngôn ngữ Châu Á, 2000;
“Một vài nhận xét về lỗi sử dụng các từ “cả”, “tất cả”, “mọi” trong tiếng
Việt của người nước ngoài”, trên Ngữ học trẻ 2000, ...
Ngoài các nghiên cứu của Nguyễn Thiện Nam, còn phải kể đến một số
bài viết và công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ : Nguyễn Linh Chi với
“Một số nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu của người nước ngoài học tiếng
Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8 – 2007), “Lỗi trật tự từ của người
bản ngữ tiếng Anh học tiếng Việt” (Tạp chí ngôn ngữ số 7 – 2008), “Lỗi ngôn

ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt (trên tư liệu từ vựng, ngữ pháp của
người Anh, Mĩ )” (Luận án tiến sĩ ngữ ngôn ngữ học). Nguyễn Văn Phúc với
“Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh”
(Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn). Đỗ Thị Thu với “Xem xét cách diễn đạt
câu tiếng Việt của người nước ngoài khi học tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ
khoa học ngữ văn), Đinh Lê Huyền Trâm “Khảo sát lỗi từ vựng và ngữ pháp
của sinh viên Lào và Campuchia học tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80”
(Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ),... Các bài viết và công trình nghiên cứu đƣợc liệt
kê trên đây dù ở dạng đúc kết kinh nghiệm hay là những nghiên cứu chuyên
sâu thì cũng đều giải quyết đƣợc một số yêu cầu cụ thể trong việc phát hiện,
xử lý và đƣa ra đƣợc những giải pháp khắc phục lỗi, đóng góp hữu hiệu trong
công tác dạy và học tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nói chung.
Liên quan đến lỗi trong sử dụng tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc, có
ba đề tài đã đƣợc công bố, một là “Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt
nhìn từ góc độ xuyên văn hóa (xét về khía cạnh từ vựng)”của Lê Xảo Bình,
hai là “Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt”
của Lê Thị Nguyệt Minh, ba là “Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc
học tiếng Việt và cách khắc phục” của Đào Thị Thanh Huyền. Trong các
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Xảo Bình (2004) “Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung
Quốc học tiếng Việt”, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV HN.
2. Phạm Đăng Bình (2003), Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hóa
trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh, Luận án tiến sĩ ngữ văn,
Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản
ngữ), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb
KHXH, Hà Nội.
5. Nguyễn Linh Chi (2007), “Một số nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu của
người nước ngoài học tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8.
6. Nguyễn Linh Chi (2008), “Lỗi trật tự từ của người bản ngữ tiếng Anh
học tiếng Việt” , Tạp chí ngôn ngữ số 7
7. Nguyễn Linh Chi (2009),“Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng
Việt (trên tư liệu từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mĩ )”, Luận án tiến sĩ
ngữ ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
8. Mai Ngọc Chừ (1995), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
9. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
10.Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục,Hà Nội.
11.Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
12.Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt ,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7


13.Đào Thị Thanh Huyền (2008), “Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung
Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục”, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ,
ĐHKHXH&NV Hà Nội.
14.Nguyễn Việt Hƣơng (1996), Thực hành tiếng Việt dùng cho người nước
ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15.Lê Thị Nguyệt Minh (2012), “Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên
Trung Quốc học tiếng Việt”, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, ĐH
KHXH&NV Hà Nội.
16.Nguyễn Thiện Nam (1991), Về ba từ “rất”, “quá”, “lắm” trong tiếng

Việt hiện đại, Tạp chí Khoa học, ĐHTH, Hà Nội.
17.Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người
nước ngoài và những vấn đề liên quan, Luận án tiến sĩ ngữ văn,
ĐHKHXH&NV – ĐHQG, Hà Nội.
18.Nguyễn Thiện Nam (2004), Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước
ngoài, .
19.Nguyễn Thiện Nam (2010), Số phận của ngữ pháp trong tiến trình dạy
tiếng – Một vài liên tưởng vào sách dạy tiếng Việt, Tạp chí Khoa học,
ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26.
20.Nguyễn Thiện Nam (2010), Về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo trình
tiếng Việt cho người nước ngoài, Tạp chí Ngôn ngữ, Viện khoa học Xã
hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học.
21.Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, câu, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
22.Hoàng Trọng Phiến (2007), Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Nxb Tri
Thức, Hà Nội.
23.Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại ,Nxb KHXH,
Hà Nội.
8


24.Nguyễn Anh Quế (1994), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
25.Nguyễn Kim Thản (1997), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1988), Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
27. Nhiều tác giả- Hoàng Phê chủ biên (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
28. Đinh Lê Huyền Trâm (2014), “Khảo sát lỗi từ vựng và ngữ pháp của sinh
viên Lào và Campuchia học tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80”, Luận
văn thạc sĩ ngôn ngữ, ĐHSP HN.

29. Nguyễn Hữu Trí (1997), Thực hành Ngữ pháp tiếng Hán, Nxb Đà Nẵng

TIẾNG TRUNG
30. 中国社会科学院语言研究所词典编辑室编, 现代汉语词典,商务印书
馆,1999 年,北京。
31. 吕叔湘(主编), 现代汉语八百词 ,商务印书馆,2001 年,北
京。
32. 刘月华,潘文娱,故华 ,实用现代汉语语法,商务印书馆,2006
年,北京。

9



×