Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.09 KB, 4 trang )

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hƣng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Hƣơng
Phạm Thị Thu Thuỷ
Lớp

: K49 – Sƣ phạm Sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang tác động mạnh mẽ vào mọi
mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục phổ thông đã có những đổi mới tích
cực nhằm đáp ứng đƣợc đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Sinh học là một khoa học gắn liền với thực tế đời sống, có nhiều quá trình rất phức tạp diễn
ra ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô.Có nhiều cơ chế và quá trình sinh học, ngƣời học khó có thể giải
thích một cách tƣờng minh. Tuy nhiên, qua việc sử dụng công nghệ thông tin, GV không chỉ
cung cấp cho HS những hình ảnh sống động, mà còn kích thích hứng thú học tập cho HS, nhằm
nâng cao chất lƣợng dạy học.
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học môn sinh học ở trường THPT với mục tiêu nghiên cứu là ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học sinh học ở trƣờng THPT một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng một số phần mềm khá
phổ biến (Microsoft Word, Microsoft PowerPoint, Microsoft Publisher, Microsoft Internet
Explorer) cho nội dụng kiến thức phần II: “ Sinh học tế bào” - Lớp 10 nâng cao.
Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp lý luận:
- Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát
huy tính tích cực của HS và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở THPT.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phân tích chƣơng trình và nội dung kiến thức sinh học 10, đặc biệt phần II: Sinh học tế bào.


- Nghiên cứu một số phần mềm công nghệ thông tin để áp dụng vào dạy học sinh học..
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Công nghệ thông tin trong dạy học
Sử dụng phần mềm Movie maker (cắt nối film); Công nghệ trên Microsoft Word, Microsoft
PowerPoint, Microsoft Publisher, Microsoft Internet Explorer.
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở trƣờng trung
học phổ thông
Với mỗi bài chúng tôi xác định những mục tiêu cần đạt đƣợc; khó khăn có thể gặp phải khi giảng
dạy các bài đó. Trên cơ sở đó chúng tôi đƣa ra cách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng
cao chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên trong khuôn khổ của tóm tắt báo cáo khoa học, chúng tôi chỉ
xin đƣa ra một số biện pháp cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài cụ
thể.
Chƣơng I: Thành phần hoá học của tế bào
Bài 7: Các nguyên tố hoá học và nƣớc của tế bào
- Phần các nguyên tố hoá, GV đƣa một số hình ảnh thực vật bị bệnh do thiếu một số nguyên tố
hoá học. Qua đó, ngƣời học tự xác định đƣợc vai trò các nguyên tố hoá học trong tế bào.
- Vai trò của nƣớc: GV chiếu cho HS xem một đoạn phim về hoạt động trao đổi chất của tế bào.
Qua đoạn phim này, HS nhận xét về vai trò của nƣớc.
Bài 8:Cacbohiđrat ( saccarrit) và lipit
- Cho HS quan sát các mô hình về cấu trúc hoá học của các hợp chất hữu cơ. Yêu cầu HS nhận
xét và phân loại các hợp chất đó. Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho HS, GV có thể chiếu cho
HS xem về sự thay đổi màu sắc của dầu, mỡ khi để lâu ngày.
Bài 9: Protein
- GV yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm khác biệt các bậc cấu trúc của protein qua việc cho HS
quan sát sơ đồ cấu trúc không gian của protein.
- GV khai thác trên mạng internet các đoạn phim về sinh tổng hợp protein, yêu cầu HS mô tả và
giải thích các giai đoạn của quá trình tổng hợp.
Bài 10 và bài 11: Axit nucleic

- GV scan những hình ảnh trong SGK để cho HS quan sát. Chẳng hạn, sơ đồ về cấu tạo hoá học
và cấu trúc không gian các đơn phân của ADN và ARN. HS có nhiệm vụ phân biệt về sự khác
biệt đó.
Chƣơng II: Cấu trúc tế bào
Bài 13: Tế bào nhân sơ


- HS đƣợc quan sát hình ảnh cấu tạo các thành phần của tế bào nhân sơ (Vi khuẩn).
Bài 14, 15, 16, 17: Tế bào nhân thực
- GV chiếu các hình ảnh cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật, kết hợp với việc đƣa ra
phiếu học tập để HS hoàn thành nội dung kiến thức.
Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
GV nên đƣa ra các đoạn phim về vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng, từ đó có
thể yêu cầu HS kết hợp với sách khoa để mô tả cơ chế của các quá trình vận chuyển và giải thích
các hiện tƣợng trong thực tế đời sống.
Chƣơng III: Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở tế bào
Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
- GV thiết kế sơ đồ về cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim. Từ đó, Gv yêu cầu HS
phân biệt đƣợc sự khác biệt cơ bản giữa enzim và chất xúc tác vô cơ.
Bài 23, 24: Hô hấp tế bào
Ngoài việc thiết kế lại sơ đồ trong sách giáo khoa, GV chiếu một đoạn phim về quá trình hô hấp
diễn ra trong tế bào, HS phân biệt đƣợc các giai đoạn của quá trình hô hấp trong.
Bài 25, 26: Hoá tổng hợp và quang tổng hợp
GV đƣa hình ảnh của lục lạp để HS phân tích đƣợc sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lục
lạp.
Chƣơng IV: Phân bào
Bài 28: Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào
GV cho HS xem một đoạn phim về chu kỳ tế bào. Từ đó yêu cầu HS nêu những diễn biến xảy ra
trong tế bào qua các pha của chu kỳ tế bào.
Bài 29: Nguyên phân

- HS mô tả các diễn biến của tế bào qua việc quan sát các sơ đồ của nguyên phân.
- Chiếu cho HS xem hình ảnh về các kỳ trong quá trình nguyên phân đƣợc chụp ảnh ở tiêu bản
thật.
- GV chiếu cho HS xem một số hình động về quá trình nguyên phân. HS có thể mô tả hoặc sắp
xếp lại thứ tự của các kỳ (GV có thể thay đổi trật tự sơ đồ trong sách giáo khoa).
Bài 30: Giảm phân
- GV scan các hình ảnh sự thay đổi nhiễm sắc thể qua các kỳ của giảm phân trong sách giáo
khoa.


- GV đƣa ra các hình ảnh của các kỳ đƣợc thay đổi trật tự, yêu cầu HS sắp xếp lại và nêu tên của
các kỳ đó.
- HS xem đoạn phim về quá trình giảm phân từ đó HS giải thích ý nghĩa của các kỳ này.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
1. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất
lƣợng dạy học.
2. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học giúp HS có đƣợc cái nhìn trực quan
về thế giới sống nó còn tạo ra hứng thú học tập cho HS, kích thích sự phát triển tƣ duy logic.
3. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV có nhiều điều kiện để áp dụng vào quá trình
dạy học (tìm tài liệu, hình ảnh cũng nhƣ các đoạn phim trên mạng internet cũng nhƣ việc xây
dựng giáo án điện tử sinh động, khoa học và có hiệu quả cao).
Kiến nghị
1. Cần tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là trong dạy
học sinh học vì sinh học là một môn học gắn liền với thực tiễn đời sống.
2. Các trƣờng THPT cần sớm trang bị những thiết bị cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học. Đồng thời, đội ngũ GV cần đƣợc đào tạo về công nghệ thông tin vể có thể ứng dụng
linh hoạt nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Tài liệu tham khảo chính
Sách giáo khoa

1. Phạm Văn Lập, (2006), Bài giảng phương pháp dạy học sinh học.
2. Trần Khánh Phƣơng, (2006), Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội.
3. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lƣu và cộng sự, (2006), Sinh học 10 - nâng cao, NXB Giáo dục.



×