Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.6 KB, 16 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật

phạm kim thoa

pháp luật về xử lý nợ xấu
của ngân hàng th-ơng mại nhà n-ớc ở việt nam

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2007


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

phạm kim thoa

pháp luật về xử lý nợ xấu
của ngân hàng th-ơng mại nhà n-ớc ở việt nam
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

luận văn thạc sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

Hà nội - 2007



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh. Sự tồn
đọng và phát triển của nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xấu
gia tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại nhà
nước và cho toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên
cứu các căn nguyên cũng như thực trạng của nợ xấu sẽ khiến cho việc giải
quyết bài toán về nợ có thể trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý
nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối các ngân hàng thương mại nhà nước.
Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi
hành còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều điểm còn chưa hợp lý, bất
cập, các văn bản luật chuyên ngành khác còn quá cứng nhắc, không phù
hợp với thực tiễn. Chính vì vậy, dù đã nỗ lực rất nhiều và đã có những
thành tựu đáng kể trong tiến trình làm lành mạnh hóa ngân hàng trong
những năm qua, dư nợ giảm mạnh nhưng số nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục
tăng lên. Điều này khiến cho ngành ngân hàng, cũng như cả nền kinh tế
không tránh khỏi lo âu. Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2006, Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sức ép của sân chơi này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước không
phải là nhỏ, khi đó là một trong những lĩnh vực phải cam kết mở cửa và cải
cách mạnh mẽ nhất. Vấn đề nợ xấu lại được đưa ra, vì xử lý được nợ sẽ
nâng cao tiềm lực ngành ngân hàng, duy trì sự ổn định và phát triển bền
vững của nền kinh tế vĩ mô. Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi quy phạm
pháp luật điều chỉnh vấn đề này sâu sắc và chính xác hơn nữa. Chính vì
vậy, nghiên cứu tổng thể các chính sách cũng như pháp luật về xử lý nợ
xấu, tiến tới hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực còn rất nhiều lỗ hổng này là
một việc làm tương đối cấp bách trước chủ trương cổ phần hóa ngân hàng
thương mại của Nhà nước hiện nay, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển kinh



tế, vừa tạo bước đệm cho lĩnh vực ngân hàng - tài chính có được sự bảo hộ
cần thiết khi gia nhập WTO.
Với mục đích góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về xử lý nợ xấu ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nhà nước nói
riêng, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của đề tài
"Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt
Nam" để tìm ra những định hướng và giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy
phạm pháp luật trong vấn đề này là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa về
cả lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học. Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài này ở những
góc độ khác nhau. Ví dụ, bài "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam thời gian qua - những tồn tại, vướng mắc và
giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng" của Trần Minh
Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; "Trao đổi về giải pháp xử lý
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Lê Quốc
Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tư; "Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát
sinh" của Trần Đình Định, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam; "Nợ xấu - Một số thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp" của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại
cổ phần Phương Nam; "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý
nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Nguyễn Thị Phương
Lan, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng; "Vấn đề xử lý
nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp" của TS. Nguyễn Đình
Tài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; "Cần gắn việc xử lý nợ
tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam với
tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc dân" của TS. Nguyễn

Viết Hồng, Giám đốc Công ty BAMC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất nhiều yếu tố


và tìm hiểu dưới nhiều góc độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ
của ngành, chưa đi sâu về các khía cạnh luật pháp. Chính vì vậy, dù ý thức
được tầm quan trọng của công tác xử lý nợ, nhưng do luật pháp trong vấn
đề này còn thiếu và yếu nên việc xử lý nợ chưa mang lại kết quả tốt đẹp
theo như mong muốn của các bên có liên quan. Ở góc độ luật pháp, hiện
nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng thể vấn đề nợ
xấu, dù đây là vấn đề gây bức xúc, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh toàn diện
và cụ thể của các nhà làm luật.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các luận cứ lý luận
và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của
các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập và
phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế.
Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm về nợ xấu.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân,
thực trạng, kết quả đạt được và những bất cập trong việc xử lý nợ xấu của
các ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua.
- Xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện các giải pháp xử lý nợ
xấu đối với các ngân hàng thương mại nhà nước.
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng
thương mại.
- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ
xấu ngân hàng thương mại nhà nước.
4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng

thương mại nhà nước tại Việt Nam trong những năm vừa qua.


* Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại nhà nước như:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt
Nam (ICB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(VBARD), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nhà và
đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên
những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó
được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Luận văn vận dụng rất
nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để
hoàn thành luận văn, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
khác, để luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao:
- Phương pháp biện chứng, lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học, hội thảo và chuyên gia.
- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
5. Đóng góp của luận văn
* Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt
động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước.
* Về nội dung khoa học:
Thứ nhất, lần đầu tiên vấn đề xử lý nợ xấu được nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn.
Thứ hai, luận văn tiếp cận việc tìm hiểu, nghiên cứu về nợ xấu, xử
lý nợ xấu, nguyên nhân thực trạng nợ xấu và các phương án cũng như kết

quả xử lý nợ xấu. Từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất


lượng và hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại
nhà nước nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung.
Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp
luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả nghiên cứu của
luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp
dụng pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các
ngân hàng thương mại nhà nước lớn trong năm 2007 và trong quá trình cải
cách ngân hàng theo cam kết và lộ trình với WTO.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thương
mại nhà nước.
Chương 2: Giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về
pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu.
Chương 3: Kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp
hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà
nước.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC


1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ
NỢ XẤU

Là trung gian tài chính, các ngân hàng là cầu nối đầu tư và tiêu thụ,
tạo đà phát triển nền kinh tế theo xu hướng tăng về chất lượng và hàm
lượng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế chuyển đổi, để có thể phát triển kinh tế
đi đôi với ổn định xã hội, các quốc gia cần phải chú trọng và xây dựng
được một hệ thống ngân hàng vững mạnh và hoạt động hiệu quả vì ngân
hàng phản ánh sức khỏe nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, bao gồm: BIDV,
ICB, VCB, MHB, VBARD vẫn đang chiếm giữ hơn 70% huy động vốn và
80% thị phần tín dụng nhưng có mức tỷ lệ nợ quá hạn rất cao; tỷ lệ lãi /tài
sản cố định ở mức rất thấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam
chỉ ở mức trung bình khá so với các nước ở khu vực châu Á như Thái Lan,
Singapore… "Tỷ trọng vốn tự có / tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro hiện ở
mức trên 5 % trong khi các nước trong khu vực luôn lớn hơn hoặc bằng 8
%; chi phí nghiệp vụ / tổng tài sản Có cao hơn tỷ lệ chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và huy động bình quân 1,5 lần trong khi các nước trong khu vực
luôn nhỏ hơn 1" [27]. Hệ quả là, các ngân hàng thương mại nhà nước không
phát huy được khả năng sử dụng vốn, chất lượng phục vụ được cải tiến với
tốc độ chậm, nếu không nói là tương đối yếu so với thế giới. Có thể nói,
các ngân hàng thương mại nhà nước có chất lượng và hiệu quả hoạt động
không cao. Do đó, xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực phòng ngừa và quản trị
rủi ro là việc rất cần thiết.
Hơn nữa, việc gia nhập WTO đem đến cho đất nước chúng ta nhiều
cơ hội và thách thức hơn. Rõ ràng, khi bước vào sân chơi chúng ta phải có


bản lĩnh và năng lực thì mới có thể trở thành một người chơi xuất sắc.
Trong một sân chơi quá rộng và có nhiều anh tài, ngân hàng thương mại

nhà nước Việt Nam phải tự cải biến nội lực và nâng cao khả năng cạnh
tranh. Xử lý nợ xấu giúp ngân hàng có năng lực tài chính và sự lành mạnh
trong hoạt động ngân hàng, kéo theo là niềm tin của giới đầu tư và các đối
tác. Trên nền tảng tài chính vững mạnh, không có quá nhiều rủi ro, việc
nhận được nhiều vốn từ kênh quốc tế với ngành ngân hàng sẽ trở thành hệ
quả tất yếu.
Vì hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay của người có tiền nhàn rỗi
trong dân cư nên kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm
ẩn. Các ngân hàng thương mại nhà nước là "bà đỡ" cho nền kinh tế, là kênh
rót vốn đặc biệt quan trọng (phần lớn tổng nguồn tín dụng của 4 ngân hàng
thương mại nhà nước hàng đầu là dành cho doanh nghiệp nhà nước). Rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đạo đức… Những rủi ro này
luôn luôn đe dọa sự an toàn và lành mạnh của toàn bộ hệ thống. Trong các
loại rủi ro kể trên, rủi ro tín dụng được đánh giá là loại rủi ro nghiêm trọng
nhất đối với ngân hàng. Theo cuốn "Risk Management in Banking" của
Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng
không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản
vay. Sự hiện diện của rủi ro tín dụng sẽ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống.
Xử lý nợ xấu là cách hiệu quả giúp cho ngân hàng tích lũy được vốn, nâng
cao năng lực tài chính để có thể đối phó được tất cả các rủi ro khác nhau.
Trong thời gian dài, các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam
có nguồn tài chính hạn chế và thiếu vốn nghiêm trọng (Phụ lục 4, 5). Trong
khoảng 3 năm (từ năm 2002 - 2005). Chính phủ đã bổ sung 9.000 tỷ cho 4
ngân hàng thương mại nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu
tư và Phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam) chủ yếu là dạng trái
phiếu Chính phủ với lãi suất 3,3 %. Hàng năm các ngân hàng thương mại



nhà nước còn bổ sung thêm khoảng 3.000 tỷ dưới hình thức trích lập dự
phòng và lợi nhuận giữ lại, tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của các ngân hàng. Rõ ràng, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có
nội lực yếu, nếu không xử lý tốt nợ xấu thì dù có được rót vốn và sử dụng
nhiều phương pháp, các ngân hàng thương mại nhà nước có thể lâm vào
tình trạng khó khăn vì nợ xấu đã rút đi phần lãi rất lớn của ngân hàng.
1.2. KHÁI NIỆM NỢ XẤU

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn mà người đi vay nợ không trả
được nợ cho ngân hàng. Các ngân hàng coi đây là khoản nợ không sinh lời
cần theo dõi và xử lý. Theo quan điểm của Ngân hàng Liên minh Châu Âu
thì có thể xác định nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
như sau:
a. Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ
không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ;
- Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không có gia tài
hoặc tài sản giữ lại để thanh toán nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán
trong quá khứ nhưng phần còn lại không thể được đền bù, những
khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nợ nhưng
giá trị còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động
kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và
tài sản còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động
kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và
tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
b. Nợ có thể thanh toán đầy đủ cho ngân hàng



Những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản
đưa ra để thế chấp nhưng không đủ.
c. Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
Đó là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài
sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ để trả nợ (ngân hàng
không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm
được lợi nhuận đầy đủ món nợ từ công việc kinh doanh) hoặc
việc kinh doanh đang bị thua lỗ trong một vài năm hoặc người
mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán lãi hoặc gốc
kỳ hạn >1 năm kể từ ngày đến hạn thanh toán hoặc hoàn cảnh
chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được như:
- Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại
lịch trả nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa
thuận.
- Tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến
hạn hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp thuận
về mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của người mắc nợ bị
thua lỗ trong một vài năm hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt
hoặc đang trong quá trình thanh lý tài sản.
- Những khoản nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho
thấy sự can thiệp của tòa án phải được thực hiện đến cùng hoặc
tòa án can thiệp buộc việc trả nợ phải được thực hiện.
- Tòa án tuyên bố người mắc nợ bị phá sản và ngân hàng
đã yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dư nợ
[31].
Định nghĩa trên là một định nghĩa của quốc tế về nợ xấu - Nó thể hiện tiêu
thức về nợ xấu. Nó cũng thể hiện quản điểm phân loại nợ xấu gắn với các

nguyên nhân. Định nghĩa trên bao quát khá đầy đủ về bản chất nợ xấu khi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư của số 27/2002/TT-BTC ngày 22/03
hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 9/9 hướng dẫn
việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của
ngân hàng thương mại nhà nước, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2003), Quyết đị nh số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và
hoạt động của công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh
nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5 hướng dẫn
trình tự, thủ tục và xử lí tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn
giao, tiếp nhận, xử lí nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà
Nội.
5. Chính phủ (1999), Nghị đị nh số 178/1999/NĐ-CP về xử lý tài sản đảm
bảo, Hà Nội.
6. Chính phủ (2001), Quyết đị nh số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/11 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của
các ngân hàng thương mại, Hà Nội.
7. Chính phủ (2001), Quyết đị nh số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, Hà Nội.
8. Chính phủ (2002), Nghị đị nh số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7 về quản lý
và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

9. Chính phủ (2003), Quyết đị nh số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản
tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.


10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Thông tư của số 01/2004/TTNHNN ngày 20/02 hướng dẫn thực hiện Quyết đị nh số 1197/QĐTTg ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ
tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết đị nh số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về quy đị nh phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng,
Hà Nội.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN
ngày 26/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết
đị nh số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN
ngày 07/01 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết đị nh số 59/2006/QĐNHNN ngày 21/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết đị nh số 18/2007/QĐNHNN ngày 25/4 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy đị nh về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết
đị nh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Hà Nội.
16. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
17. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
18. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
19. Quốc hội (2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội



20. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội
21. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
22. Quốc hội (2004), Luật Phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
24. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

26. Lê Huyền Diệu (2006), "Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà
nước - Đôi điều bàn luận", Nghiên cứu kinh tế, (337).
27. Phí Trọng Hiển (2003), "Một số vấn đề xung quanh quá trình tái cơ
cấu các ngân hàng thương mại nhà nước", Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, kỷ yếu hội
thảo khoa học " Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu
các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hà Nội.
28. Phan Trung Hoài (2005), Bút ký luật sư, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Lê Đình Hợp (2005), "Xu thế tập trung hóa trong tái cơ cấu ngân hàng
thương mại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại nhà nước, thực trạng và triển vọng, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Phương Lan (2003), "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu
hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ
cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Lưu (2003), "Một số đề xuất và giải pháp về xử lý nợ
xấu đối với Ngân hàng thương mại qua kinh nghiệm chỉ đạo xử lý
nợ xấu của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân", Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.



32. Nguyễn Đình Lưu - Hoàng Quốc Mạnh (2003), "Về xử lý nợ xấu đối
với ngân hàng thương mại qua kinh nghiệm chỉ đạo xử lý nợ xấu
của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân", Kỷ yếu hội thảo khoa
học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân
hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
33. Lê Quốc Lý (2003), "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải
pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng
thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
34. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Nâng cao năng lực tài chính
cho các ngân hàng thương mại nhà nước, Hội thảo khoa học tổ
chức tại Hà Nội.
35. Phạm Duy Nghĩ a (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
36. Đoàn Ngọc Phúc (2006), "Những hạn chế và thách thức của hệ thống
Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế", Nghiên cứu kinh tế, (337).
37. Nguyễn Đình Tài (2003), "Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và
của doanh nghiệp", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ
xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt
Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
38. Lê Thị Thu Thủy (2005), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
của các tổ chức tín dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
39. Trần Minh Tuấn (2003), "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam thời gian qua, những tồn tại, vướng
mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng",
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình
tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nxb Thống kê,
Hà Nội.



40. Vũ Tường Vân (2005), "Triển khai Đề án xử lý nợ tồn đọng của ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ
cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, thực trạng và triển vọng,
Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

41. IMF (1999), Vietnam selected issues SM/99/104, May 7.
42. WB (1998), Vietnam Rising to challenge - an Economic Report No
18632.
TRANG WEB

43. />(2006),
Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại quí
IV/2006.



×