Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: SƠ ĐỒ HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 10, PHẦN HAI - SINH HỌC TẾ BÀO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.18 KB, 4 trang )

SƠ ĐỒ HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 10, PHẦN HAI - SINH HỌC TẾ
BÀO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn

:

TS. Nguyễn Thế Hƣng

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Hà Thu, Đặng Thị Nhâm, Nguyễn Thị Nhung
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đổi mới phƣơng pháp dạy học đang là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành GD trong
bối cảnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào dạy học đã trở thành một xu thế chung của
thế giới.
Phƣơng pháp sơ đồ, đồ thị (theo tiếng Anh là: „Graph‟), là phƣơng pháp hỗ trợ đắc lực cho
việc xây dựng quá trình dạy học thành quy trình công nghệ hóa.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống và các quá
trình sinh học ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển. Các mối
quan hệ đó có thể diễn đạt dƣới dạng sơ đồ, bản đồ khái niệm…
Nhƣ vậy, nếu sử dụng sơ đồ, bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học sẽ rất thuận lợi trong
việc mô hình hoá, hệ thống hoá kiến thức.
Hiện nay, việc sử dụng phƣơng pháp graph trong dạy học không còn là điều mới mẻ. Tuy
nhiên, về phƣơng pháp xây dựng và cách sử dụng chúng nhƣ thế nào sao cho hiệu quả thì vẫn
chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học sinh học . Vì lý do
đó, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sơ đồ hóa nội dung kiến thức sinh học lớp 10,
Phần hai – Sinh học tế bào nhằm nâng cao chất lượng dạy học”
2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị cho dạy học sinh học lớp 10, Phần hai – Sinh học tế bào.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tổng hợp những quan điểm lý luận và hệ thống khái niệm có liên quan đến việc đổi


mới giáo dục và việc dạy học môn sinh học.
- Phân tích tổng quan và khái quát hoá những lý thuyết về graph trong dạy học.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tế


- Nghiên cứu chƣơng trình và nội dung SGK sinh học lớp 10 và các tài liệu tham khảo để thiết
lập các mối quan hệ về nội dung kiến thức làm cơ sở cho việc sơ đồ hóa kiến thức.
3. Kết quả nghiên cứu
Từ phƣơng pháp nghiên cứu kể trên, nhóm chúng em đã xây dựng đƣợc 9 Graph nhằm hỗ
trợ cho việc dạy học các nội dung khó của 14 bài trong chƣơng trình sinh học lớp 10, phần hai –
Sinh học tế bào. Trong giới hạn của bài viết, chúng em chỉ xin trình bày 2 graph làm ví dụ:
Bài 28: CHU KỲ TẾ BÀO
Tóm tắt nội dung chính:
- Chu kỳ tế bào là trình tự nhất
định các sự kiện mà TB trải qua và
lặp lại giữa các lần nguyên phân
liên tiếp mang tính chất chu kỳ.
Một chu kỳ TB gồm 2 giai đoạn:
- Kỳ trung gian gồm 3 pha theo
thứ tự là G1, S, G2. Trong đó, pha
G1 là thời kỳ sinh trƣởng; pha S
diễn ra sự nhân đôi ADN và NST;
Pha G2 là pha sau tổng hợp ADN.
- Giai đoạn nguyên phân diễn ra
ngay sau G2
Bài 30: GIẢM PHÂN


Tóm tắt nội dung :
- Giảm phân là hình

thức phân bào xảy ra ở
TB sinh dục chín, gồm
2 lần phân bào liên
tiếp.
- Kết quả: từ 1 tế bào
2n tạo ra 4 tế bào con
có bộ NST n

4. Kết luận
1. Phƣơng pháp graph là một phƣơng pháp tƣ duy, không chỉ giúp HS lĩnh hội tri thức bài học
một cách nhanh chóng mà còn rèn cho HS rất nhiều kỹ năng nhƣ phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa vấn đề…đó là những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để mỗi ngƣời có khả năng tự
mình tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, và để có thể “học suốt đời”.


2. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phƣơng pháp graph trong dạy học, trƣớc hết giáo
viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và sử dụng graph – sơ đồ,
đồ thị.
3. Cần lƣu ý tránh tính hình thức và sự lạm dụng phƣơng pháp graph vì không phải bài học
nào cũng có thể sơ đồ hóa đƣợc nội dung kiến thức. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng graph, cần
phải có sự phối hợp với các biện pháp và phƣơng tiện khác nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Nhƣ vậy, trải qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em đã hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ cơ
bản đặt ra cho đề tài của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, điều kiện thực nghiệm, thực
tế… nên nhiều nội dung kiến thức trong chƣơng trình sinh học 10 chƣa đƣợc sơ đồ hóa một cách
đầy đủ, tối ƣu nhất. Chúng em hy vọng rằng, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ phát hành nhiều sách
chuyên khảo hƣớng dẫn chi tiết cho việc thiết kế và sử dụng graph trong dạy học sinh học để
tăng hiệu quả vận dụng phƣơng pháp này vào thực tiễn dạy học, qua đó góp phần làm cho chất
lƣợng dạy học sinh học phổ thông nói chung và sinh học 10 nói riêng ngày một tốt hơn




×