Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.52 KB, 3 trang )

Đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả
mạo
Nguyễn Hữu Tuyên
Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn Ths. Hệ thống thông tin; Mã Số: 60 48 05
Nghd: TS. Lê Vũ Hà
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Giới thiệu với người đọc khái quát một số phương pháp giả mạo ảnh số thường
gặp, bao gồm lịch sử ra đời, các đặc điểm, đồng thời cũng trình bày một số kỹ thuật phát hiện
ảnh số giả mạo hiện nay, để từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực nhận
diện ảnh số giả mạo. Trình bày một cách khái quát về các phương pháp phát hiện ảnh số giả
mạo và sự phân loại giữa chúng, từ đó lựa chọn ba phương pháp để tiến hành thực nghiệm
nhằm so sánh, đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo. Nghiên cứu việc tiến
hành nghiên cứu, thực nghiệm các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo, bao gồm ý tưởng,
thuật toán, cài đặt thuật toán và thực nghi. Trình bày kết quả so sánh các phương pháp dựa
trên các kết quả thực nghiệm, ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ đó đề xuất một
phương pháp nhận diện ảnh số giả mạo dựa trên các kỹ thuật sẵn có.
Keywords: Công nghệ thông tin ; Hệ thống thông tin ; Ảnh kỹ thuật số ; Ảnh số giả mạo
Contents:
Mở đầu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ xử lý ảnh, nhiều phần mềm xử lý ảnh ra đời giúp
người ta tạo ra được những bức ảnh giả mạo có độ tin cậy cao, như là đã được chụp tự nhiên từ
một máy ảnh. Trong nhiều trường hợp, không thể xác định được bằng quan sát bởi mắt thường, mà
nó cần phải được xác minh bằng các công cụ phân tíchảnh.
Người ta tạo những bức ảnh giả mạo nhằm vào nhiều mục đích khác nhau như việc vu cáo,
tạo ra các tin giật gân, làm sai lệch chứng cứ phạm tội v.v…


Nhiều phương pháp phát hiện loại ảnh giả được phát triển, tuy nhiên, không có phương án
nào là tối ưu cho mọi ảnh giả. Vì vậy cần thiết phải so sánh các phương pháp phát hiện ảnh giả với


nhau, từ đócó thể đưa ra giải pháp tốt để phát hiện ảnh số giả mạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo”.
Mục tiêu nghiên cứu được đề ra như sau:
- Tìm hiểu một số phương pháp giả mạo ảnh số thường gặp.
- Tìm hiểu một số kỹ thuật phát hiện ảnh số giả mạo.
- Cài đặt các kỹ thuật được tìm hiểu và thử nghiệm nhằm so sánh đánh giá hiệu quả của các
kỹ thuật này chống lại các phương pháp giả mạo ảnh khác nhau.
Bố cục của luận văn được trình bày như sau:
Mở đầu
Đặt vấn đề về ý nghĩa, tính cấp thiết và tính thực tế của đề tài.
Chương 1: Tổng quan về nhận diện ảnh giả mạo
Chương này sẽ giới thiệu với người đọc khái quát một số phương pháp giả mạo ảnh số
thường gặp, bao gồm lịch sử ra đời, các đặc điểm, đồng thời cũng trình bày một số kỹ thuật phát
hiện ảnh số giả mạo hiện nay, để từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực nhận diện
ảnh số giả mạo.
Chương 2: Tổng quan về các kỹ thuật phát hiện ảnh số giả mạo
Chương này trình bày một cách khái quát về các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo và
sự phân loại giữa chúng, từ đó lựa chọn ba phương pháp để tiến hành thực nghiệm nhằm so sánh,
đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo.
Chương 3: Nghiên cứu, thực nghiệm một số phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo
Chương này trình bày việc tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm các phương pháp phát hiện
ảnh số giả mạo, bao gồm ý tưởng, thuật toán, cài đặt thuật toán và thực nghiệm.
Chương 4: Đánh giá các phương pháp phát hiện ảnh số giả mạo
Chương này, tôi trình bày kết quả so sánh các phương pháp dựa trên các kết quả thực
nghiệm, ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ đó đề xuất mộtphương pháp nhận diện ảnh số
giả mạo dựa trên các kỹ thuật sẵn có.
Kết luận


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Anh
1. BrugionD.A.(1999).“The History and Techniques of Photographic Deception and
Manipulation”, Brassey’s Inc.
2. Qiumin Wu, Shuozhong Wang and Xinpeng Zhang (2010), “Detection of Image RegionDuplication with Rotation and Scaling Tolerance” , ICCCI 2010, Kaohsiung, Taiwan.
3. Farid H. (2009), “A survey of image forgery detection”, IEEE Signal Processing Magazine, vol.
2, no. 26, pp. 16–25, Mar.
4. Farid H. (2008), “Digital Image Forensics”, American Academy of Forensic Sciences,
Washington, DC.
5. Farid H. (2009), “Exposing digital forgeries from JPEG ghosts”, IEEE Transactionson
Information Forensics and Security, 1(4):154–160.
6. Fridrich J., Soukal D. and Lukas J. (2010), “Detection of Copy-Move Forgery in Digital Images”,
Department of Electrical and Computer Engineering, Department of Computer Science SUNY
Binghamton, Binghamton, NY 13902-6000.
7. Johnson M.K. and Farid H. (2006), “Exposing Digital Forgeries Through Chromatic
Aberration,” in Proceedings of the 8th workshop on Multimedia and security, pp. 48-55.- 257.
8. Seung-Jin Ryu, Min-Jeong Lee, and Heung-Kyu Lee (2010), “Detection of Copy-Rotate-Move
Forgery Using Zernike Moments”, Department of Computer Science, Korea Advanced Institute of
Science and Technology, Daejeon, Republic of Korea.
9. Weiqi Luo, Jiwu Huang and Guoping Qiu (2010), “JPEG Error Analysis and Its Applications to
Digital Image Forensics”, IEEE Transactions on Information Forensics and Security, pp.480-491.
Internet
10. />11. />12.
13.
14. />15. />


×