Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.79 KB, 7 trang )

Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử
nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà
Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
Bùi Thị Thu Hương
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 62 14 05 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Xuân Hải, PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Năm bảo vệ: 2013
217 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý và quản lý chất lượng chương trình đào
tạo đại học theo tiếp cận TQM (Total Quality Mannagement-Quản lý chất lượng tổng
thể). Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chương trình đào tạo cử nhân chất lượng
cao (CLC) tại Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên quan điểm quản lý chất
lượng đào tạo nói chung và theo tiếp cận TQM nói riêng thông qua phân tić h điể n hiǹ h
(casestudy) chương trình cử nhân CLC Kinh tế Đối ngoại học ở ĐHQGHN. Xây dựng
hệ thống quản lý chương triǹ h và các bi ện pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng
chương triǹ h đào t ạo cử nhân CLC tại ĐHQGHN theo cách tiếp cận TQM. Khảo sát
về mức độ phù hợp và khả thi của một số nguyên tắc, quy trình đề xuất áp dụng TQM
cho chương trình cử nhân hệ CLC ngành KTĐN ở ĐHQGHN..
Keywords. Quản lý giáo dục; Quản lý chất lượng; Chương trình đào tạo

Content.
1. Lý do chọn đề tài
“Chất lượng đào tạo bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình giáo dục” - Terengini và
Pascarela (1994)
Chất lượng của giáo dục nói chung và của giáo dục đại học nói riêng phải được bắt đầu
từ việc thiết kế một chương trình, chương trình vừa là công cụ để đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho xã hội, vừa là thước đo phát triển kinh tế xã hội và cũng là thước đo
trình độ phát triển của khoa học giáo dục trong thời kì đó.



Như vậy để đảm bảo được chất lượng đào tạo, cùng với việc thiết kế và thực thi
chương trình, rất cần phải triển khai và thực hiện tốt việc quản lý chương trình đó.
Bên cạnh các chương trình đào tạo cử nhân theo chuẩn, hệ đào tạo tài năng, chất lượng
cao là một phương thức đào tạo đặc biệt nhằm tiếp cận ngay chuẩn mực chất lượng
khu vực, quốc tế đối với một bộ phận sinh viên giỏi trong một số ngành đào tạo mũi
nhọn ở ĐHQGHN nói riêng và cũng là chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo nói
chung được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được ưu tiên cơ chế đầu tư tài
chính. Về cơ bản dựa theo chương trình đào tạo chuẩn nhưng được điều chỉnh, bổ sung
và nâng cao, được tăng cường kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, năng lực sáng tạo,
khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ..
Mục tiêu của chương trình đào tạo chất lượng cao bậc đại học ở ĐHQGHN là tổ chức
đào tạo các SV có học lực giỏi thông qua việc ưu tiên đầu tư điều kiện giảng dạy, học
tập và đội ngũ GV, áp dụng phương pháp dạy - học tiên tiến để thực hiện có hiệu quả
chương trình đào tạo được nâng cao của một ngành học, đạt chuẩn chất lượng ngang
tầm của các nước trong khu vực. Hệ cử nhân chất lượng cao dành cho các ngành công
nghệ cao, các ngành kinh tế, xã hội mũi nhọn để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao. Chương trình này dần dần mở rộng áp dụng chung cho hệ chính quy đại trà để đạt
được mục tiêu chất lượng cao của tất cả các ngành đào tạo ở ĐHQGHN.
Như vậy, vấn đề được đặt ra là rất cần phải có phương thức quản lý chất lượng chương
trình CLC một cách hiệu quả, hợp lý, khoa học để đạt được các mục tiêu trước mắt và
lâu dài.
Hiện nay, trên thế giới ba cấp độ quản lý chất lượng được thừa nhận và cấp độ thứ ba
cũng là cấp độ quản lý chất lượng cao nhất là cấp độ quản lý chất lượng tổng thể, gọi
tắt là TQM (Total Quality Management).
TQM là triết lý quản lý chất lượng phổ biến và hiện đại nhất (Hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng ISO 9000:2000 là một hình thức quản lý chất lượng bằng các chuẩn mực, quy
trình được văn bản hóa theo tư tưởng TQM), bản chất của TQM cũng rất đơn giản, gói
trọn trong các chữ: Khách hàng - Cải tiến liên tục - Văn hóa chất lượng. Điều này có
sự tương thích và gần gũi với giáo dục vì trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện
nay, quá trình liên tục cải tiến chất lượng để hướng tới khách hàng (nhà tuyển dụng; tổ

chức sử dụng lao động - sản phẩm của giáo dục ...) và đỉnh cao của TQM chính là một
hệ thống quản lý chất lượng (đảm bảo chất lượng) được xây dựng trên nền tảng của
“văn hóa chất lượng”.


Xuất phát từ thực tế và những yêu cầ u cụ thể của những vấn đề nói trên, tác giả đã lựa
chọn vấn đề nghiên cứu “Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất
lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý chất lượng và phân tích, đánh giá thực trạng
triể n khai và qu ản lý chương trin
̀ h đào t ạo cử nhân hệ CLC tại ĐHQGHN trên quan
điểm quản lý chất lượng tổng thể để tìm các luận cứ xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng đối với chương trình đào t ạo cử nhân hệ CLC tại ĐHQGHN theo cách tiếp cận
TQM. Từ đó có thể áp du ̣ng những nhân tố theo tiếp cận TQM vào việc xây dựng hệ
thố ng quản lý chấ t lươ ̣ng chương trình đào ta ̣o cử nhân chính quy ta ̣i ĐHQGHN nói
riêng và các ĐH có hê ̣ đào ta ̣o CLC nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Chương trình đào tạo hệ cử nhân chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia
Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
4. Giả thuyết khoa học
- Có thể xây d ựng được hệ thống quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân
CLC tại ĐHQGHN theo cách tiếp cận TQM.
- Nế u thực hiê ̣n đươ ̣c những đề xuấ t của luâ ̣n án (luận án đề xuất hai nhóm biện
pháp chính, nhóm biện pháp thứ nhất gồm các nội dung công việc như sau: hoàn thiện
hệ thống đảm bảo chất lượng, quy trình hóa những công việc chưa có, cải tiến công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Nhóm biện pháp thứ hai áp dụng các các yếu tố của

TQM, bao gồm các biện pháp cụ thể: nâng cao nhận thức, hướng tới xây dựng văn hóa
chất lượng; tổ chức làm việc theo đội; hoàn thiện các công cụ quản lý hàng ngày), thì
các trường đại học thành viên của ĐHQGHN có thể từng bước nâng cao chất lượng
đào tạo và qua đó khẳng định được vị thế, vai trò, sứ mạng của mình và của ĐHQGHN
nói chung trong xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý và quản lý chất lượng chương trin
̀ h đào t ạo đại học
theo tiếp cận TQM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng triể n khai chương trin
̀ h đào t ạo cử nhân CLC tại
ĐHQGHN trên quan điểm quản lý chất lượng đào tạo nói chung và theo tiếp cận TQM
nói riêng thông qua phân tích điể n h ình (casestudy) chương trình cử nhân CLC Kinh tế
Đối ngoại học ở ĐHQGHN.
- Xây dựng hệ thống quản lý chương trình và các biện pháp triển khai hệ thống quản lý
chất lượng chương triǹ h đào tạo cử nhân CLC tại ĐHQGHN theo cách tiếp cận TQM
- Khảo sát về mức độ phù hợp và khả thi của một số nguyên tắc, quy trình đề xuất áp
dụng TQM cho chương trình cử nhân hệ CLC ngành KTĐN ở ĐHQGHN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả kết hợp sử dụng nhóm phương
pháp nghiên cứu sau đây
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá, so
sánh - đối chiếu, hệ thống - cấu trúc, logíc - lịch sử, mô hình hoá để làm rõ các khái
niệm, các cặp phạm trù, trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận của luận án.
- Thu thập và phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến mô hình quản lý chất lượng
toàn diện TQM và thực trạng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hiện nay đang được
áp dụng tại đại học đa ngành đa lĩnh vực và kết quả đạt được.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp điều tra - khảo sát, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, lấy ý kiến
chuyên gia (xemina, hội thảo), tổng kết kinh nghiệm nhằm thu thập những thông tin
cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Tiến hành khảo sát báo cáo tự đánh giá của Chương trình cử nhân KTĐN hệ CLC
theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN; khảo sát các cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ
phục vụ, sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng
- Thống kê, xử lý số liệu điều tra bằng excel (các bảng biểu, biểu đồ) và tìm ra các số
liệu, biểu đồ tiêu biểu cần thiết cho việc khảo sát và lý giải kết quả nghiên cứu.
7. Những luận điểm bảo vệ


- Triết lý và các quan điểm TQM có sự tương thích và phù hợp với yêu cầu quản lý
chất lượng chương trình cử nhân CLC ở ĐHQGHN , mô ̣t cơ sở giáo d ục đại học đang
phấ n đấ u ngang tầ m khu vực và hô ̣i nhâ ̣p thế giới.
- Có thể xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng đào tạo chương trình cử nhân
CLC tại ĐHQGHN theo cách tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
- Nế u thực hiê ̣n đươ ̣c những đề xuấ t của luâ ̣n án thì s ẽ góp phần bảo đảm và từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo và qua đó khẳng định được vị thế, vai trò, sứ mạng
của các Trường ĐH thành viên ĐHQGHN nói riêng và ĐHQGHN nói chung trong xã
hội.
8. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng chương trình đào tạo nói
chung, quản lý chất lượng theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) nói
riêng đối với quá trình đào tạo hệ cử nhân CLC tại các trường đại học.
- Cụ thể hóa nội dung và quy trình theo cách tiếp cận TQM cho quản lý chất lượng
chương trình đào tạo nhằm đào ta ̣o m ột đội ngũ nhân lực chất lượng cao, phù hợp với
xu thế hội nhập hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng một số đặc trưng cơ bản của TQM vào quản lý
chất lượng chương trình đào tạo hệ cử nhân CLC, đồng thời khuyến nghị với các cơ

quan quản lý về đào tạo cơ chế và chính sách phù hợp để trường đại học có thể từng
bước đưa triết lý TQM vào quản lí chất lượng chương trình đào tạo của trường mình.
9. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, chúng tôi lựa ch ọn một chương trình cử
nhân CLC ngành KTĐN của Trường ĐHKT - ĐHQGHN làm đố i tươ ̣ng khảo sát và
nghiên cứu.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung luận án được được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý chất lượng chương trình đào tạo đại học theo quan
điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao
tại ĐHQGHN.


Chương 3: Các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng chương trình đào tạo
cử nhân chất lượng cao tại ĐHQGHN.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Thị Thu Hương (2007), “Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong việc
đáp ứng phương thức đào tạo tín chỉ của ĐHQGHN”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc
gia Hà Nội (4), tr.223-230.
2. Bùi Thị Thu Hương (2009), “Văn hóa chất lượng khi xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng đào tạo trong trường đại học theo cách tiếp cận quản lý chất lượng tổng
thể”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (1), tr.33-38.
3. Bùi Thị Thu Hương (2009), “Phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao đáp ứng yêu cầu
chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Bộ
GD & ĐT (221), tr.16 -19.
4. Bùi Thị Thu Hương (2009), “Sự cần thiết phải thành lập Trung tâm khảo thí và kiểm
định chất lượng tại các trường đại học trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Bộ

GD & ĐT (225), tr.48-50.
5. Bùi Thị Thu Hương (2010), “Xây dựng hệ thống quy trình quản lý - tiền đề cho việc
xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại học qua kinh nghiệm thực tiễn tại trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học và Công nghệ
cấp Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ GD & ĐT, tr.90-94.
6. Bùi Thị Thu Hương (2011), “Một số vấn đề về giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí
Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ GD & ĐT (23), tr.20-23.
7. Bùi Thị Thu Hương (2011), “Đề xuất mô hình quản lý chất lượng tổng thể vận dụng
cho các trường đại học Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia, Học viện
Quản lý Giáo dục, Bộ GD & ĐT, tr.277- 284.
8. Bùi Thị Thu Hương (2011), “Triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ - cơ hội
được tham gia đào tạo bằng kép cho sinh viên các trường đại học hiện nay”, Kỷ yếu
Hội nghị Khoa học cấp Khoa, Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ GD & ĐT, tr.48-53.
9. Bùi Thị Thu Hương (2012), “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại
học ở vùng đồng bằng sông Hồng thông qua mạng lưới liên kết”, Tạp chí Quản lý
Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ GD & ĐT (40), tr.42-49.


10. Bùi Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng quy trình phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học trong bối cảnh hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cấp Khoa, Học
viện Quản lý Giáo dục, tr.34-41.



×