Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6- 10 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.04 KB, 6 trang )

Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối
loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6- 10
tuổi
Đỗ Minh Thúy Liên
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Chương trình thí điểm
Người hướng dẫn: PGS. TS Đặng Hoàng Minh
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng
động giảm chú ý ở trẻ em từ 6-10 tuổi. Mô tả các đặc điểm lâm sàng cơ bản của rối
loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em lứa tuổi từ 6- 10 tuổi. Xây dựng công cụ quan sát
lâm sàng cho trẻ có rối loạn ADHD, gồm có những biểu hiện phù hợp văn hoá Việt
Nam.
Keywords. Tâm lý học; Tâm lý học lâm sang; Trẻ vị thành niên; Rối loạn tinh thần.

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý hay rối loạn ADHD là một khái niệm ngày càng
trở nên quen thuộc. Hiện nay số lượng trẻ được thăm khám đánh giá và chẩn đoán có mắc rối
loạn này ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn
Văn Lương của bệnh viện tâm thần trung ương Huế thì hiện nay tỷ lệ trẻ mắc rối loạn này ở
lứa tuổi tiểu học là khoảng 3- 5%, ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu khác ở các nước châu
âu như Đức vào năm 2012, tác giả Manfred Dopfner và Stephanie Schurman thì ở Đức cũng
có khoảng 5% trẻ em đang ở độ tuổi tiểu học cũng mắc rối loạn ADHD. Theo nghiên cứu
khác của tác giả Ayaka Ishii- Takahashi khoa Tâm bệnh học trường đại học Tokyo, Nhật Bản
thì tỷ lệ trẻ mắc rối loạn ADHD ở nước này trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng từ
3%(1980) tăng lên 7%(2009)…



Việc đánh giá và chẩn đoán trẻ có rối loạn ADHD là một công việc phức tạp, đặc biệt
ở Việt Nam. Việc chẩn đoán cho trẻ có rối loạn ADHD rất dễ có những nhầm lẫn và bỏ qua
các trường hợp rối loạn bởi một số lý do khách quan như sau: thứ nhất việc đánh giá sàng lọc
và chẩn đoán ở các bệnh viện thường diễn ra khá nhanh (khoảng dưới 30 phút); thứ hai các
phòng khám thường sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các nước Châu Âu, Châu Mỹ để
chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần là DSM-4 và ICD-10 – đây là hai bộ tiêu chuẩn
chẩn đoán chưa được chuẩn hoá ở Việt Nam. Nhưng như ta đã biết thì mỗi đất nước, mỗi
vùng miền lại có một nền văn hoá với những điểm khác biệt. Những nền văn hoá khác nhau
lại hình thành nên những thói quen, lối sống, cách nhìn nhận đánh giá về con người, các mẫu
chuẩn mực hành vi… khác nhau. Tuy rằng khi đánh giá sàng lọc thì các tiêu chuẩn quốc tế
chính là kim chỉ nan định hướng cho chẩn đoán, nhưng nếu chúng ta không xem xét đến các
quan niệm thông thường, biểu hiện có tính đặc trưng về rối loạn đó thì có thể sẽ bỏ qua những
trường hợp có rối loạn.
Đối với các rối loạn tâm lý nói chung và rối loạn ADHD nói riêng thì việc phát hiện
sớm và có hướng trị liệu một cách phù hợp là một yếu tố quyết định cho việc cải thiện các rối
loạn của trẻ trong tương lai. Thực chất rối loạn ADHD không gây nguy hiểm tức thì, nhưng
lại có ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng các mối quan hệ cũng như cuộc sống của trẻ sau
này. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán một trẻ có hay không có rối loạn ADHD có ý nghĩa rất
quan trọng với bản thân trẻ cũng như gia đình trẻ.
Chính những băn khoăn trên đã thúc đẩy tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6- 10
tuổi”.
2. Địa điểm, mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi trung ương.
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1- 8/ 2013
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để tài này được nghiên cứu với mục tiêu sau :
- Mô tả các đặc điểm lâm sàng cơ bản của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em lứa

tuổi từ 6- 10 tuổi.
- Xây dựng công cụ quan sát lâm sàng cho trẻ có rối loạn ADHD, gồm có những biểu
hiện phù hợp văn hoá Việt Nam.
2.3 Giả thuyết nghiên cứu


“Các đặc điểm lâm sàng của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý ở lứa tuổi 6-10 tuổi
được đánh giá ngoài những đặc điểm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-4, còn có những
đặc điểm thông thuờng theo quan niệm của người Việt Nam”.
2.4 Các biến số nghiên cứu
+ Biến số độc lập: vì đây là nghiên cứu mang tính chất mô tả chứ không phải là một
nghiên cứu mang tính chất thực nghiệm nên các biến độc lập được xem xét là các đặc điểm
chung của nhóm nghiên cứu như: lứa tuổi trẻ được lựa chọn để đánh giá và tuổi khởi phát của
nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu, tuổi của bệnh nhi khi được chẩn đoán có rối loạn, giới tính:
nam/ nữ, yếu tố về gia đình (hoàn cảnh kinh tế, nơi ở…), trình độ học vấn của cha mẹ, nét
tính cách đặc trưng của cha mẹ, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trẻ trong gia đình, các yếu tố
trong quá trình sinh đẻ hoặc mang thai…
+ Biến phụ thuộc: là các đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý của trẻ
từ 6- 10 tuổi. Các nhóm triệu chứng về tăng động giảm chú ý, các đặc điểm về nhóm triệu
chứng xung động/ hung tính, các đặc điểm về cảm xúc, một số các rối loạn đi kèm.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. TS.Võ Văn Bản (2002), “Thực hành điều trị Tâm lý ”, Nhà xuất bản Y học, trang 135192.
2. Trần Văn Công (2006), “Bước đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng
động giảm chú ý ở độ tuổi đầu tiểu học”, Khóa luận tốt nghiệp- Đại học khoa học xã hội và
nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội, trang 10-53.
3. Phạm Văn Đoàn- người dịch (1993), “Nhập môn tâm lý học trẻ em”, Nhà xuất bản y học,
trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, trang 175- 213.

4. Kiki D. Chang, “Sơ lược đại cương về rối loạn tăng động giảm chú ý”,
www.emedicine.com
5. Eileen Hayers (2004), “Hướng dẫn nuôi dạy trẻ, những cơn cáu kỉnh của trẻ”, Nhà xuất
bản phụ nữ, trang 45.
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), “Tâm lý học” Tập
một, Nhà xuất bản giáo dục, trang 28- 73.
7. Đinh Đăng Hòe (2004), “Chuẩn đoán và điều trị trẻ chậm phát triển tâm thần nhẹ”, Luận
văn tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 28.
8. Ngô Thanh Hồi (2004), “Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà
Nội”, Sở y tế Hà Nội, trang 2- 9.


9. Thu Huyền (2011), “Giải mã những rắc rối tâm lí ở trẻ em”, Nhà xuất bản phụ nữ.
10. Lê Khanh (2009), “Phòng tránh và can thiệp sớm rối nhiễu tâm lý trẻ em”, Nhà xuất bản
phụ nữ, trang 15- 47.
11. Đặng Bá Lãm- Weiss Bahr (2007), “Giáo dục, tâm lý và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt
Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành”, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Mạnh (2009), “Đặc điểm lâm sàng trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý”,
Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
13. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2001), “Rối loạn tăng động- giảm chú ý”, Nội san
tâm thần học Việt Nam, trang 48.
14. Quách Thuý Minh (2009), “Rối loạn giảm tập trung chú ý ở trẻ em”, Thầy thuốc Việt
Nam số 30, trang 35.
15. Quách Thúy Minh và các cộng sự (2010), “Tâm lý trị liệu cho trẻ rối loạn tăng động
giảm chú ý”, Tạp chí y học thực hành, Nhà xuất bản Bộ y tế, trang 18.
16.Quách Thúy Minh- Nguyễn Thị Hồng Thúy (2003), “Rối loạn tăng hoạt động giảm chú
ý ở trẻ em”, Tạp chí y học số 462, Nhà xuất bản Bộ y tế, trang 94.
17. Minh Nguyệt (2010), “Các bệnh và chứng rối loạn ở trẻ em”. Nhà xuất bản thanh niên,
trang 212- 218.
18. Vũ Thị Nho (2000), “Tâm lý học phát triển”, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội,

trang 60- 82.
19. ICD 10, “Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán”, Tổ chức y tế thế giới
GENEVA- 1992, trang 258- 269.
20. Hoàng Thị Nam Phương (2010), “Dạy trẻ tăng động giảm chú ý và kỹ năng thực hành”,
tài liệu hướng dẫn, trang 15- 36.
21. Nguyễn Thị Vân Thanh (2007), “Thực trạng học sinh có rối loạn tăng động giảm chú ý
ở hai trường tiểu học tại Hà Nội”, Hội thảo “ Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe
tinh thần trẻ em Việt Nam”, trang 170.
22. Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1999), “Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Thanh
Hóa, trang 1396.
23. Nguyễn Khắc Viện- biên soạn và dịch (1991), “Tâm lý trẻ em hiểu theo phân tâm học”,
Nhà xuất bản khoa học xã hội, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, trang 85.
24. Nguyễn Khắc Viện- (2001), “Từ điển tâm lý”, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, trang 75.
25. Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (2009), “Sổ tay phát hiện và chăm sóc sức
khỏe tâm thần cho trẻ tăng động giảm chú ý tại cộng đồng”, Sở y tế Hà Nội, trang 3- 14.
26. Khoa Tâm thần- Bệnh viện Nhi trung ương (2007), “Các kỹ năng hoạt động trị liệu và
ngôn ngữ trị liệu cho trẻ từ kỷ và tăng hoạt động”, trang 12- 26.


27. Tổ chức Plan (2010), “Phương pháp kỷ luật tích cực”, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn
viên, trang 16- 60.
Tiếng nước ngoài:
28. Asian ADHD (2012), “The 1st Asian Congress on ADHD”, www.2012adhdseoul.org,
trang 30-86.
29. T.M. Achenbach & L.A. Rescorla (2000), “Manual for the ASEBA preschool forms &
profiles”, University of Vermont.
30. Russell A. Barkley (2010), “Das grosse ADHS- Handbuch fuer Eltern”, Huber, Bern
Verlag, trang 8- 68.
31. Russell A. Barkley (1994), “Attention deficit Hyperactivity disosder: A handbook for
diagnosis and treatment”, New York Guilford, trang 1- 32.

32. Karen Bergman (2000), “Facts about ADHD”, Concerta, trang 319- 327.
33. Pierre Daco (2007), “Psychologie fuer jedermann”, Weltbild Verlag.
34. Manfred Doepfner, Jan Froelich, Tanja Wolf Metternich, “Ratgeger ADHS”,
Hogrefe- Verlag, page 269.
35. Wolfdieter Jenett (2011), “ADHS, 100 Tips fuer Eltern und Lehrer”, Schoeningh
Verlag.
36. Katja Heinrich und Joerg Letzel (2011), “ADHS? Ein buch von kindern”.
37. Hallowell, E. (1994), “Driven to distraction: Recognizing and coping with attention from
childhood through adulthood”, Tappan, Simon& Schuster.
38. Kaplan and Sadock’s (2004), "Concise testbook of clinical Psychiatry", Lippincott
Williams and Wilkins, page 36- 404.
39. Kritikern und Skeptikern (2009), “ADHS bei kindern, jugendlichen und erwachsenen”,
Kohlhammer Verlag, page 80- 86.
40. Andreas Mueller, Gian Candrian, Juri Kropotov (2011), “ADHS Neurodiagnostik in
der Praxis”, Springer Verlag, page 9- 81.
41. Cordula Neuhaus (2003), “Das hyperaktive Baby und Kleinkind”, Urania, Freiburg
Verlag.
42. Mary Ann Liebert (2007), “ An open- label, randomized, active- controlled equivalent
trial of osmotic release oral system methylphenidate in children with attention- deficit/
hyperactivity disorder in Taiwan”, Journal of child and adlescent Psychopharmacology.
43. Grim Hole (2008), “How to deal with very difficult children”, page 62- 73.
44. Sabine Schrader (2005), « Kleines Lexikon Psychologie », Conpact Verlag, page 28.
45. David Taylor, Carol Paton, Robert Kerwin (2007), “Prescribing GuidelinesEdition”, Informa Healthcare, page 281.

9th


46. Delegate Handbook (2008), “ADHD Forum”, Janssen- Cilag.
47. www.adhs-deutschland.de
48. www.dsm5.org.ptsd&cultur




×