Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu sản xuất phân sinh học đa chủng bón cho lúa cao sản, bắp lai, mía đường và khóm trồng trong tỉnh hậu giang phan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 10 trang )

Báo cáo tổng kết đề tài

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN SINH HỌC ĐA CHỦNG BÓN
CHO LÚA CAO SẢN, BẮP LAI, MÍA ĐƯỜNG VÀ KHÓM
TRỒNG TRONG TỈNH HẬU GIANG
Chủ nhiệm đề tài: Cao Ngọc Điệp
I. Đặt vấn đề
Theo thống kê của Viện Lúa Gạo Quốc tế trong năm 1996 cho biết khoảng 2,4 tỉ người
trên thế giới sử dụng gạo là nguồn lương thực chính và dân số không ngừng tăng lên
chính là áp lực đến sự gia tăng gạo. Sử dụng phân đạm hoá học quá nhiều sẽ làm gia tăng
lượng nitrat trong nước ngầm (Shrestha và Ladha, 1998), hơn nửa giá phân đạm hoá học
không ngừng gia tăng theo giá dầu thô trên thế giới nhưng hiệu quả sử dụng lại thấp
(<50%)(Biswas và ctv, 2000). Một trong những phương pháp giải quyết vấn đề trên là
làm sao phải cải thiện đất trồng lúa để có nhiều nitơ hơn (Ladha và ctv, 1998) và phương
cách này có tính khả thi hơn bằng cách sử dụng các vi khuẩn vùng rễ kích thích sự tăng
trưởng (Plant Growth-Promoting Rhizobacteria [PGPR]). Chủng vi khuẩn nốt rễ
(rhizobia) trên hột đậu đã và đang được nghiên cứu nhiều và có những kết quả tích cực
nhưng lại ít có thông tin nào đề cập đến vai trò vi khuẩn nốt rễ trên cây không là họ đậu
(nonlegume)(Biswas và ctv, 2000). Trong tự nhiên, vi khuẩn nốt rễ không tạo nốt rễ thật
trên rễ cây hoà bản nhưng chúng lại trực tiếp giúp cây không là họ đậu phát triển tốt
(Hoflich và ctv, 1995; Chabot và ctv, 1996; Noel và ctv, 1996; Yanni và ctv, 1997). Từ
khi Yanni và ctv (1997) phát hiện vi khuẩn nốt rễ Rhizobium leguminosarum bv. trifolii
phát triển tự nhiên trong đất trồng lúa ở đồng bằng sông Nil, Ai cập; tiếp theo những
nghiên cứu của Chabot và ctv (1996) cho thấy vi khuẩn nốt rễ sản xuất phytohormone và
hoà tan lân khó tan, ngăn chặn sự phát triển nấm bệnh (Nautiyal, 1997) và ngăn chặn sự
phát triển của những vi khuẩn khác (Schloter và ctv, 1997). Gần đây, những thí nghiệm
của Biswas và ctv (2000a) cho thấy vi khuẩn nốt rễ giúp cây lúa hấp thu nhiều nitơ, lân,
kali và sắt từ 10 đến 64% và lượng IAA tích lũy ở rễ lúa có chủng vi khuẩn nốt rễ rất
nhiều so với đối chứng. Chủng vi khuẩn nốt rễ làm cho cây mạ cứng cáp, khoẻ mạnh hơn
nên giúp cây lúa phát triển tốt (Biswas và ctv, 2000b) và gia tăng lượng hữu cơ từ sự
quang hợp và gia tăng năng suất (Peng và ctv, 2002).


Vi khuẩn cố định đạm sống tự do như Azotobacter hay Azospirillum được sử dụng
để làm tăng lượng đạm trong đất trồng trọt ở vùng ôn đới nhưng do lượng đạm chúng cố
định được tương đối thấp nên ít được ưa chuộng để làm phân sinh học. Tuy nhiên, gần
đây người ta phát hiện một số dòng vi khuẩn cố định đạm sống tự do Azospirillum hay
Herbaspirillum sinh sống ở vùng rễ lúa có khả năng cố định đạm cao (60 - 80 kg
N/ha/vụ) nên có thể sử dụng chúng làm phân sinh học cho cây hoà bản như lúa, bắp lai...
trồng ở vùng nhiệt đới (von Bulow và Dobereiner, 1975; Okon và Labandera-Gonzalez,
1994; Elbeltagy và ctv, 2001), đặc biệt những dòng vi khuẩn này có khả năng tổng hợp
phytohormones (Jain và Patriquin, 1985). Năm 1988, Cavancante và Dobereiner phân lập
một loài vi khuẩn có khả năng cố định N mới ở bên trong rễ và trong thân nhiều giống
mía đường trồng ở nhiều nơi khác nhau ở Brasil, đặt tên là Acetobacter diazotrophicus và
tên mới là Gluconacetobacter diazotrophicus, sau đó Li và Macrae (1991) cũng phân lập
vi khuẩn này ở Australia. Điểm đặc biệt là vi khuẩn này có thể cố định N trong sự hiện
1


diện của nitrat mà điều này chính là sự giới hạn của vi khuẩn nốt rễ cộng sinh với cây đậu
và nó trở nên quan trọng về kinh tế hơn so với những vi khuẩn khác sống bên trong (nội
sinh) cây mía. Gluconacetobacter diazotrophicus được phát hiện là vi khuẩn cố định N
kháng hiếu khí (aerotolerant diazotroph) vì chúng cần một lượng lớn oxi để tổng hợp ATP
cho sự cố định N, điều này khác với vi khuẩn nốt rễ vì vi khuẩn nốt rễ khi cố định N sẽ ở
dạng bacteroid (kỵ khí)(Stephan và ctv, 1991) và Reis và Dobereiner (1998) quan sát thấy
enzim nitrogenaz được bảo vệ để chống lại oxi khi oxi cần cho oxid hóa lượng lớn đường
nhưng chúng trở nên mẩn cãm với sự ức chế của oxi khi nồng độ đường ở 1%. Vi khuẩn
Gluconacetobacter diazotrophicus nói riêng và nhóm vi khuẩn acetobacteria nói chung
thường kháng lại lượng nitrat trong môi trường lên đến 150 mM (Muthukumarasamy và
ctv, 2002). Điều đặc biệt là G.luconacetobacter diazotrophicus có sản xuất ra acid hữu cơ
như acid oxalic, citric, gluconic…) và nhờ đó chúng có thể hoà tan lân khó tan
(Maheskkumar và ctv, 1999) trong đó trên 80% đạm trong cây mía đường có nguồn gốc
từ cố định đạm sinh học (Boddey và ctv, 1991) và chủng vi khuẩn Gluconacetobater

diazotrophicus cho mía đường làm tăng chiều cao cây (Sevilla và ctv, 1998), hoạt lực
nitrogenaz và năng suất mía cây so với cây đối chứng (Muthukumarasamy và ctv, 1998a),
chủng vi khuẩn cho cây mạ trồng trong chậu làm tăng chiều cao cây rỏ rệt đặc biệt trên
đất nghèo đạm (Muthukumarasamy và ctv, 1998b). Những thí nghiệm đánh giá hiệu quả
chủng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus được đo lường qua ARA (Acethylene
Reduction Assay)(Dobereiner và Urquiaga, 1992) và qua đó thể hiện sự gia tăng hàm
lượng N trong lá, sinh khối và năng suất sau này, chủng vi khuẩn này ở dạng cây con
(trong truờng hợp cấy mô) rồi trồng ra ngoài đồng, hiệu quả của chúng thể hiện sự đóng
góp 275 kg N/ha so với đối chứng. Theo Fuentez-Ramirez và ctv (1993) cho thấy chủng
vi khuẩn cho mía đường trồng ngoài đồng bón 120 kg N/ha hiệu quả cao so với mía bón
quá nhiều phân đạm vô cơ (>200 kg N/ha). Ngoài cố định đạm, vi khuẩn còn đóng góp
những chất tăng trưởng khác (Lee và ctv, 2000) như IAA (Muthukumarasamy và ctv,
2000) và gibberellin (Bastian và ctv, 1998). Theo Fuentez-Ramirez và ctv (1993) đã xác
định vi khuẩn này tổng hợp được auxin từ các giống mía trồng ở Mexico đã giúp rễ mía
phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, một vài ghi nhận tác động của vi khuẩn G. diazotrophicus
làm chậm sự phát triển của nấm bệnh (Muthukumarasamy và ctv, 2002).
Ngày nay vi khuẩn G. diazotrophicus được tìm thấy trong rễ cây cỏ Voi
(Pennisetum purpureum)(Dobereiner, 1988), khoai lang (Paula và ctv, 1989), cà phê
(Jimenez-Salgado và ctv, 1997) và khóm (Tapia-Hernandez, 2000) và họ đã ứng dụng
những dòng vi khuẩn này cho cây trồng trên và nhận được những kết quả tích cực; vì vậy
họ đề nghị sử dụng những dòng vi khuẩn này làm phân bón sinh học.
Bên cạnh nguyên tố nitơ rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây đậu, nguyên
tố phosphat (lân) cũng rất cần cho cây tạo trái nhiều, hột to, chất lượng cao và được nhiều
dòng vi khuẩn sống tự nhiên trong vùng rễ (rhizosphere) cung cấp cho cây đậu, nhiều kết
quả của chúng tôi (Nguyễn Hữu Hiệp và Cao Ngọc Điệp, 2003; Nguyễn Văn Được và
Cao Ngọc Điệp, 2004) cho thấy bổ sung vi khuẩn Pseudomonas spp. hoà tan lân khó tan
cho cây đậu nành đã giúp cây đậu cố định nitơ hữu hiệu hơn và năng suất cao hơn đậu
nành chỉ bón phân hoá học hay phân chủng vi khuẩn nốt rễ mà thôi đồng thời chất lượng
hột nâng cao rỏ rệt thông qua lượng protein và lipid (Cao Ngọc Điệp, 2005). Hiện nay,
phân hoá học nhất là phân urê không ngừng tăng giá và Việt nam không bao lâu nửa sẽ

gia nhập AFTA và WTO và chính phủ không thể trợ giá cho phân hoá học mãi đồng thời
sử dụng quá nhiều phân hoá học đã làm môi trường ô nhiễm hơn do chính lượng nitrat
thừa thải ra sông, rạch ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sử dụng nguồn nước này để

2


sinh hoạt hằng ngày vì vậy sử dụng phân sinh học là yêu cầu cấp thiết không phải cho
vùng đồng bằng sông Cửu Long hay Việt nam mà cho cả thế giới.
Mục tiêu của đề tài
- Sử dụng những dòng vi khuẩn có ích là Gluconacetobacter diazotrophicus và
Pseudomonas spp để sản xuất phân sinh học đa chủng cho từng loại cây trồng
- Đánh giá hiệu quả phân sinh học đa năng điều kiện ngoài đồng để tính hiệu quả kinh
tế so sánh với phân hoá học

Tổng quan tài liệu về 2 chủng vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm
A. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus
Gần đây, họ Acetobacteraceae được sắp xếp với các giống như Acetobacter,
Gluconobacter, Gluconacetobacter và Acidomonas (Yamada và ctv, 1997). Dựa trên phân
tích chuỗi 16S ARN trong ribô thể, Yamada và ctv (1998) đã chuyển Acetobacter thành
Gluconacetobacter diazotrophicus và bổ sung thêm 2 loài mới là: Gluconacetobacter
johannae và Gluconacetobacter azotocaptans (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc tính sinh lý sinh hoá của 3 loài thuộc giống Gluconacetobacter
Đặc tính

G.
diazotrophicus

G.
johannae


G.
azotocaptans

Gram

-

-

-

Oxidaz

-

-

-

Catalaz

+

+

+

Khuẩn lạc nâu xậm ở 10% đường


+

-

-

D-Galactose

+

+-

+

D-Xylose

+

-

+/-

D-Raffinose

+/+

-

+


D-Arabinose

+/-

-

+

Maltose

+/+

+/-

+/-

Mannose

-

-

+

D-Sorbitol

+/+-

+/+-


+

Glycerol

+/-

-

+

D-Mannitol

+/-

-

+

Ethanol

+-

-

-

Phát triển với 30% sucrose hay
glucose

+


+

+

Hoạt lực nitrogenase

+

+

+

Ghi chú: +, phát triển tốt, +-, phát triển trung bình, -, không phát triển
* Nguồn: Current Science, vol 83, No 2, 25, trang 138
3


Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus là vi khuẩn gram âm, kháng acid,
hiếu khí, có dạng que thẳng, ngắn (0,7-0,9 µm chiều ngang và 1-2 µm chiều dài), khi xem
duới kính hiển vi, chúng có thể ở dạng đơn bào, bắt cặp thành đôi hay dính với nhau
thành chuỗi và không có nội bào tử. Vi khuẩn phát triển ở nồng độ sucrose cao (10%) và
pH thấp (3.0) và có khả năng cố định N duới điều kiện vi hiếu khí (Cavalcante và
Dobereiner, 1988; Stephan và ctv, 1991). Chúng phát triển tốt nhất với nguồn carbon là
sucrose ở 10% và chúng cũng có thể phát triển ở nồng độ cao hơn (30%).
Gluconacetobacter diazotrophicus được phát hiện là vi khuẩn cố định đạm kháng hiếu
khí (aerotolerant diazotroph) vì chúng cần một lượng lớn oxi để tổng hợp ATP cho sự cố
định đạm. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus nói riêng và nhóm vi khuẩn
acetobacteria nói chung thường kháng lại lượng nitrate trong môi trường lên đến 150
mM (Muthukumarasamy và ctv, 2002). Hầu hết các dòng của Gluconacetobacter

diazotrophicus đều kháng streptomycin, ampicilin, erythromycin, roxithromycin nhưng
lại không kháng tetramycin và rafammicin (Muthukumarasamy và ctv, 1999). Điều đặc
biệt là Gluconacetobacter diazotrophicus có sản xuất ra acid hữu cơ như acid oxalic,
citric, gluconic…) và nhờ đó chúng có thể hoà tan lân khó tan (Maheskkumar và ctv,
1999).
Không giống như nốt rễ của cây họ đậu, vi khuẩn Gluconacetobacter
diazotrophicus tiêu biểu cho một kiểu cộng sinh mới giữa vi khuẩn và cây đơn tử diệp
(Lee và ctv, 2000) vì vi khuẩn sống nội sinh bắt buộc và không thể phân lập chúng từ
vùng đất bên ngoài rễ hay thân mía mà chỉ có thể phân lập chúng từ trong rễ và thân miá.
Nói chung, vi khuẩn tập trung thành cụm ở những nơi có nhiều đường trong thân hay rễ
mía và ở đó chúng sẽ cố định đạm và cung cấp cho cây mía chủ. Trong phòng thí nghiệm,
môi trường chứa nhiều đường ở thể bán đặc (0,7% agar) vi khuẩn sẽ hình thành một vòng
tròn sậm màu bên trên mặt môi trường nên dễ nhận diện chúng.
Tình hình nghiên cứu Gluconacetobacter diazotrophicus
Để góp phần làm giảm các tác hại của việc lạm dụng phân bón hoá học, ngày
càng có nhiều nghiên cứu và tìm kiếm nguồn phân bón sinh học để thay thế dần phân hóa
học. Hiệu qủa của vi khuẩn cố định đạm đã giúp giải quyết phần nào lượng phân đạm hóa
học (Chabot và ctv, 1996).
Năm 1988, Cavalcante và Dobereiner phân lập một loài vi khuẩn có khả năng cố
định đạm mới ở bên trong rễ và trong thân nhiều giống mía đường trồng ở nhiều nơi khác
nhau ở Brasil, đặt tên là Acetobacter diazotrophicus và tên mới là Gluconacetobacter
diazotrophicus, sau đó Li và Macrae (1991) cũng phân lập vi khuẩn này ở Australia.
Điểm đặc biệt là vi khuẩn này có thể cố định đạm trong sự hiện diện của nitrate mà điều
này chính là sự giới hạn của vi khuẩn nốt rễ cộng sinh với cây đậu và nó trở nên quan
trọng về kinh tế hơn so với những vi khuẩn khác sống bên trong (nội sinh) cây mía. Vi
khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus nói riêng và nhóm vi khuẩn acetobacteria nói
chung thường kháng lại lượng nitrate trong môi trường lên đến 150 mM
(Muthukumarasamy và ctv, 2002). Điều đặc biệt là Gluconacetobacter diazotrophicus có
sản xuất ra acid hữu cơ như acid oxalic, citric, gluconic…) và nhờ đó chúng có thể hoà
tan lân khó tan (Maheskkumar và ctv, 1999) trong đó trên 80% đạm trong cây mía đường

có nguồn gốc từ cố định đạm sinh học (Boddey và ctv, 1991) và chủng vi khuẩn
Gluconacetobater diazotrophicus cho mía đường làm tăng chiều cao cây (Sevilla và ctv,
1998. Những thí nghiệm đánh giá hiệu quả chủng vi khuẩn Gluconacetobacter
diazotrophicus được xác định qua phương pháp ARA (Acethylene Reduction Assay)
(Dobereiner và Urquiaga, 1992 [trích từ Maheskkumar và ctv, 1999]). Kết quả cố định
4


đạm thể hiện sự gia tăng hàm lượng đạm trong lá, sinh khối và năng suất sau này. Khi
chủng vi khuẩn này vào cây con (trong truờng hợp cấy mô) rồi trồng ra ngoài đồng, hiệu
quả của chúng thể hiện sự đóng góp 275 kg N/ha so với đối chứng. Theo FuentezRamirez và ctv (1993) cho thấy chủng vi khuẩn cho mía đường trồng ngoài đồng bón 120
kg N/ha hiệu quả cao so với mía bón quá nhiều phân đạm vô cơ (>200 kg N/ha). Ngoài
cố định đạm, vi khuẩn còn đóng góp những chất tăng trưởng khác (Lee và ctv, 2000) như
IAA (Muthukumarasamy và ctv, 2000) và gibberellin (Bastian và ctv, 1998). Theo
Fuentez-Ramirez và ctv (1993) đã xác định vi khuẩn này tổng hợp được auxin từ các
giống mía trồng ở Mexico đã giúp rễ mía phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, một vài ghi
nhận tác động của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus làm chậm sự phát triển
của nấm bệnh (Muthukumarasamy và ctv, 2002).
Ngày nay vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus được tìm thấy trong rễ
khoai lang (Paula và ctv, 1991), cà phê (Jimenez-Salgado và ctv, 1997), dứa (TapiaHernandez, 2000) và họ đã ứng dụng những dòng vi khuẩn này cho cây trồng trên và
nhận được những kết quả tích cực. Vì vậy họ đề nghị sử dụng những dòng vi khuẩn này
làm phân bón sinh học.
B. Đặc điểm chung của vi khuẩn Pseudomonas

Pseudomonas là vi khuẩn gram âm, hình que, kích thước dài từ 1,0–3,0µm đường
kính khoảng 0,5 – 0,8µm. Chúng có chiên mao ở cực, có khả năng bơi rất tốt trong môi
trường nước. Không có khả năng tạo nha bào. Pseudomonas là vi khuẩn sống tự do,
chúng hiện diện khắp nơi như trong đất, trong nước, trên động vật, thực vật, một số làm
hư thực phẩm và thối trứng. Chúng có khả năng hô hấp hiếu khí hay kỵ khí trong điều
kiện không có oxy. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của Pseudomonas là từ 300C đến 370C,

tuy nhiên một số chủng Pseudomonas lại có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao khoảng
420C. Pseudomonas có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy đơn giản, nhu cầu dinh
dưỡng đơn giản. Phát triển tốt ở pH trung tính. Một vài chủng có khả năng tạo màu
huỳnh quang dưới ánh sáng tia cực tím ở bước sóng 254nm.
Một số vai trò có ích của Pseudomonas trong đất
Một số chủng Pseudomonas có vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát
triển của thực vật :
- Tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật như IAA, Cytokinins kích thích sự phát
triển bộ rễ của cây chủ và làm gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong đất ở một
một số chủng loài như Pseudomonas putida, Pseudomonas syringae, Pseudomonas
fluorescens (Glickman và ctv, 1998; Patten và ctv, 2002; Fett, 1987; Suzuki, 2003; Xie,
1996)
- Hòa tan lân khó tiêu thành dạng lân dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu như Pseudomonas
fluorescens, Pseudomonas putida, Pseudomonas clororaphis (Cattenlla và ctv, 1999)
- Một số chủng đặc biệt có khả năng cố định đạm từ nguồn nitơ tự do trong không khí
như Pseudomonas stuzeri
- Kháng lại một số vi sinh vật có hại cho cây trồng trong đất như Pseudomonas
fluorescens HP72, chống lại nấm Rhizoctonia sonali (Suzuki, 2003), Pseudomonas
putida H3.2 kháng lại vi khuẩn Ralstonia solanacearrum gây bệnh héo lá xanh ở lạc
(Nguyễn Thu Hà và ctv, 2003).
- Phân giải các chất hữu cơ trong đất để tạo mùn
- Phân giải Lignin. Lưu hùynh
- Quá trình amon hóa, nitrat hóa
5


- Phân hủy thuốc trừ sâu: Pseudomonas có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu thuộc nhóm
lân hữu cơ như Diazinon, paratthion, phorate và Zinophos thành P-Nitrophenol hoặc PNminophenol.
Như vậy, hai chủng vi khuẩn này được phân lập từ trong đất hay cây mía trồng ở Việt
nam, chúng là các chủng vi khuẩn có ích và không ảnh hưởng đến môi trường hay sức

khỏa của người hay động vật, lên men dể dàng với nguyên liệu trong nước, sống sót lân
(trên 3 tháng) trong điều kiện Việt nam nên chùng được đề nghị đưa vào sản xuất phân
sinh học.
Một số giống Pseudomonas có ích đối với cây trồng

Pseudomonas putida

P.fluorescens

P . aeruginosa

P. stutzeri

Hình ảnh một số chủng Pseudomonas

II. Phương pháp nghiên cứu
Dòng vi khuẩn có ích bao gồm vi khuẩn Gluconabacter diazotrophicus và vi
khuẩn Pseudomonas stutzeri được nuôi trong môi trường thích hợp trong 48 giờ hay 72
giờ (2 đến 3 ngày) để mật số vi khuẩn đạt > 109 tế bào/ml Dịch vi khuẩn được trộn đều
vào chất mang ở 50% ẩm độ [chất mang gồm có 50% than bùn U Minh hay phân hữu cơ
và 50% mùn mía đã xử lý], sau đó được ủ ở nhiệt độ phòng (28 - 30 oC), lấy mẫu để đếm
sống vi khuẩn trong môi trường thích hợp để xác định mật số ban đầu đạt >10 8 tế bào/g
chất mang, sản phẩm được gọi là PHÂN SINH HỌC [bao gồm những vi khuẩn sống có
những chức năng cần thiết] và bón cho cây trồng ở nồng độ cố định là 100 kg/ha [dựa
vào mật số tế bào sống trong một đơn vị chất mang hay dịch lên men].
6


(a)


(b)

Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus với khuẩn lạc màu vàng đặc trưng trong môi
trường đặc LGI (a) và hình que dài dưới kính hiển vi điện tử (b)

(a)
(b)
Vi khuẩn Pseudomonas syringae trong môi trường có lân khó tan (a) và hình que dưới
kính hiển vi điện tử (b)
Dịch vi khuẩn được nuôi thêm ở cẩp 3 để cho nghiệm thức cung cấp dịch vi khuẩn lên
menảơ nồng độ là 100 lít/ha (nghiệm thức 5).
Hiệu quả của các chủng vi khuẩn có ích [bao gồm PHÂN SINH HỌC và DỊCH
LÊN MEN] được đánh giá trên 4 loại cây trồng phân bố ở 14 hộ nông dân để làm hạt
nhân điển hình cho các nông hộ chung quanh thông qua các cuộc hội thảo vào cuối vụ.
Trước khi thí nghiệm, đất sẽ thu theo hình chéo (5 điểm), ở độ sâu từ 0 đến 15 cm (lớp
đất mặt), trộn đều và lấy 1 phần (khoản 0,5 kg) phơi khô trong mát, đập nhỏ qua rây 2
mm để đo pH, N tổng số, P dể tiêu, K trao đổi, Chất hữu cơ; Sau khi thí nghiệm, đất cũng
thu như đã trình bày ở phần trên trong tất cả các nghiệm thức [20 lô], nhưng chỉ phân tích
N tổng số và P dể tiêu.
A. THÍ NGHIỆM PHÂN SINH HỌC TRÊN BẮP LAI (Giống G-49)
7


1. Địa điểm 1: xã Phụng Hiệp và xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (2 điểm)
2. Địa điểm 2: thị trấn Một Ngàn và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (2
điểm)
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức:
1. Đối chứng
2. Bón 180 kg N – 90 kg P2O5 /ha
3. Bón 100 kg phân sinh học/ha

4. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 60 kg N/ha
5. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 60 kg N/ha + 100 lít dịch lên men/ha @
@ dịch lên men vi sinh vật tổng hợp IAA tưới 3 lần/vụ cho bắp
Thí nghiệm có 4 lần lập lại với 20 lô, diện tích 25 m 2/lô, diện tích cần sử dụng 750 m 2
bao gồm cả mương dẩn và thoát nước; Thí nghiệm thực hiện trong 1 vụ tại 2 địa điểm
trong một huyện để đánh giá chính xác.
Bón phân nền với 30 kg K 2O/ha lúc 40 ngày sau khi gieo, phân N (urê) bón làm 3 đợt
(10, 30 và 50 ngày sau khi gieo; phân sinh học, phân lân trộn chung với tro trấu lấp lổ hột
bắp; dịch lên men chia làm 3 đợt tưới: 10, 30 và 50 ngày sau khi gieo. Làm cỏ 2 đợt (20
và 40 ngày sau khi gieo) kết hợp vô chân bắp và bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của
IPM và Trung tâm Khuyến Nông tỉnh. Thành phần năng suất và năng suất được thu lúc
bắp chín 80%; Thành phần lý hóa tính đất (pH H2O (pH kế), N tổng số (phương pháp
micro-Kjeldahl), P dể tiêu (phương pháp Oniani), K trao đổi (phương pháp Hấp thu
nguyên tử), chất hữu cơ (phương pháp Walkley-Black) được phân tích trước khi thí
nghiệm và sau khi thu hoạch bắp, đất được phân tích hàm lượng N tổng số và P dể tiêu.
B. THÍ NGHIỆM PHÂN SINH HỌC TRÊN LÚA CAO SẢN (Giống OM 3536)
1. Địa điểm 1: thị trấn, Nàng Mau, huyện Vị Thủy
2. Địa điểm 2: xã Tân Thuận, huyện Châu Thành A
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức:
1. Đối chứng
2. Bón 100 kg N – 60 kg P2O5 /ha
3. Bón 100 kg phân sinh học/ha
4. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 20 kg N/ha
5. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 20 kg N/ha + 100 lít dịch lên men/ha @
@ dịch lên men vi sinh vật tổng hợp IAA tưới 3 lần/vụ cho lúa.
Thí nghiệm có 4 lần lập lại với 20 lô, diện tích 20 m 2/lô, diện tích cần sử dụng 650 m 2
bao gồm cả mương dẩn và thoát nước; Thí nghiệm thực hiện trong 2 vụ liên tiếp để đánh
giá chính xác. Bón phân nền với 30 kg K 2O/ha lúc 40 ngày sau khi sạ hay cấy, phân N
(urê) bón làm 2 đợt (10 ngày sau khi sạ hay cấy và 45 ngày sau khi sạ hay 35 ngày sau
khi cấy; phân sinh học, phân lân bón vào đất trước khi sạ hay cấy; dịch lên men chia làm

3 đợt tưới: 10, 35 và 50 ngày sau khi sạ hay 10, 25 và 40 ngày sau khi cấy. Làm cỏ 2 đợt
(20 và 40 ngày sau khi sạ hay cấy) và bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của IPM và Trung
tâm Khuyến Nông tỉnh. Thành phần năng suất và năng suất được thu lúc lúa chín 80%,
phân tích hàm lượng protein trong gạo bằng phương pháp micro-kjeldahl. Thành phần lý
hóa tính đất (pH, N tông số, P dể tiêu, K trao đổi, chất hữu cơ)[mô tả như thí nghiệm
BẮP LAI] được phân tích trước khi thí nghiệm và sau khi thu hoạch vụ thứ 2, đất được
phân tích hàm lượng N tổng số và P dể tiêu. ∆ ANUE theo hướng dẩn của Biswas và ctv.
(2000) để tính sự hữu dụng của phân N hóa học bón cho cây lúa [kg lúa/kg N sử dụng =
năng suất lúa lô bón phân N – năng suất lúa lô không bón N/số lượng phân N bón vào].

8


C. THÍ NGHIỆM PHÂN SINH HỌC TRÊN KHÓM (nhóm Queen)
* Địa điểm: 2 xã (Hoả Tiến và Hoả Lựu) của thị xã Vị Thanh, mỗi xã 2 điểm
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức:
1. Đối chứng
2. Bón 4g urê, 2 g supe lân, 4 g KCl cho mỗi gốc khóm
3. Bón 50 g phân sinh học/gốc khóm
4. Bón 50 g phân sinh học + 2 g urê, 1 g supe lân, 2 g KCl/gốc khóm
5. Bón 50 kg phân sinh học + 2 g urê, 1 g supe lân, 2 g KCl/gốc khóm + 0,2 lít
dịch lên men/lần tưới @
@ dịch lên men vi sinh vật tổng hợp IAA tưới 3 lần/vụ cho khóm
Thí nghiệm có 4 lần lập lại với 20 lô, diện tích 50 m 2/lô, diện tích cần sử dụng 1500
m2 bao gồm cả mương dẩn và thoát nước; Thí nghiệm thực hiện trong 1 vụ trong suốt 10
hay 11 tháng để đánh giá chính xác. Bón phân hoá học chia làm 3 lần: 30, 60 và 90 ngày;
phân sinh học bón vào gốc khóm lúc ngày thứ 30 ; dịch lên men chia làm 6 đợt tưới: 10,
30, 60, 120, 180 và 210 ngày tiến hành thí nghiệm. Làm cỏ định kỳ và bảo vệ thực vật
theo khuyến cáo của Trung Tâm Khuyến Nông.
Chiều cao, đường kính, trọng lượng trái khóm, năng suất khóm trái, độ Brix của khóm

được ghi nhận lúc thu hoạch. Thành phần lý hóa tính đất (pH, N tông số, P dể tiêu, K trao
đổi, chất hữu cơ)[mô tả như phần thí nghiệm BẮP] được phân tích trước khi thí nghiệm
và sau khi thu hoạch khóm, đất được phân tích hàm lượng N tổng số và P dể tiêu.
D. THÍ NGHIỆM PHÂN SINH HỌC TRÊN MÍA ĐƯỜNG (Giống Mía DLM 24,
R570, VD 86-368 do Công ty Mía đường Cần Thơ khuyến cáo và cung cấp)
1. Địa điểm 1: xã Hiệp Hưng và thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (2 điểm)
2. Địa điểm 2: xã Vĩnh Viển, huyện Long Mỹ (1 điểm)
3. Địa điểm 3: xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh (1 điểm)
Thí nghiệm có 5 nghiệm thức:
1. Đối chứng
2. Bón 200 kg N – 90 kg P2O5 /ha
3. Bón 100 kg phân sinh học/ha
4. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 50 kg N/ha
5. Bón 100 kg phân sinh học/ha + 50 kg N/ha + 100 lít dịch lên men/ha@
@ dịch lên men vi sinh vật tổng hợp IAA tưới 6 lần/vụ cho mía
Thí nghiệm có 4 lần lập lại với 20 lô, diện tích 50 m 2/lô, diện tích cần sử dụng 1500
m2 bao gồm cả mương dẩn và thoát nước; Thí nghiệm thực hiện trong 1 vụ trong suốt 10
hay 11 tháng để đánh giá chính xác.
Bón phân nền với 60 kg K 2O/ha lúc 30 ngày sau khi đặt hom hay mía gốc, phân N
(urê) bón làm 4 đợt (20 ngày, 60 ngày, 120 và 160 ngày sau khi để gốc hay đặt hom);
phân sinh học, phân lân trộn chung bón vào gốc mía; dịch lên men chia làm 6 đợt tưới:
10, 30, 60, 120, 180 và 210 ngày sau khi để gốc hay đặt hom. Làm cỏ định kỳ, đánh lá
mía cũng như bảo vệ thực vật và giống mía theo khuyến cáo của Phòng Khuyến
Nông,Công ty Mía đường Cần Thơ. Chiều cao cây mía, đường kính thân mía, trọng
lượng một cây mía, năng suất mía cây, độ Brix của mía được ghi nhận lúc thu hoạch.
Thành phần lý hóa tính đất (pH, N tông số, P dể tiêu, K trao đổi, chất hữu cơ)[như mô tả
trong phần thí nghiệm BẮP LAI] được phân tích trước khi thí nghiệm và sau khi thu
hoạch mía, đất được phân tích hàm lượng N tổng số và P dể tiêu.

9



Số liệu thí nghiệm được phân tích thống kê theo chương trình EXCEL 2003, các trị
trung bình sẽ được trình bày trên các bảng hay đồ thị (Excel) với chú thích phần khác biệt
nhỏ nhất có ý nghĩa như LSD5% hay kiểm định Duncan.

10



×