Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Nghiên cứu và ứng dụng trồng dưa hấu, cà chua ghép gốc chống bệnh héo rũ do nấm fusarium sp và vi khuẩn ralstonia solanacearum tại hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 140 trang )

MỞ ĐẦU
Dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao (10-20 triệu đồng/ha/vụ), rất phù hợp chế độ
luân canh trên nền đất lúa, có diện tích canh tác hàng năm lớn nhất trong nhóm rau
(khoảng 20.000 ha) và trồng được quanh năm, sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở các
tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Cà chua cũng là loại rau có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cả hai đều rất thích hợp canh tác trên nền đất lúa
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đều bị thiệt hại nặng nề do bệnh
phát sinh từ trong đất, tác nhân gây hại chính là nấm Fusarium oxysporum f. sp.
niveum Snyder và Hansen và vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith. Bệnh này
làm giảm năng suất trầm trọng vì làm chết cây hàng loạt vào giai đoạn ra nụ hoa
đến trái già thu hoạch, bệnh gây hại nghiêm trọng nhất ở hầu hết các vùng dưa hấu
và cà chua trên thế giới, riêng cà chua có khi tới 95% thậm chí gây mất trắng
(Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003).
Bệnh héo rũ hiện nay chưa có thuốc đặc trị và giống kháng bệnh, chủ yếu ngăn
ngừa bằng biện pháp canh tác luân canh với lúa hoặc nghĩ trồng dưa hấu và cà
chua trong khoảng thời gian dài 2-3 năm khi đã trồng cây cùng họ, biện pháp này
kém hiệu quả và khó thực hiện đối với các vùng trồng rau chuyên canh nên vấn đề
này được xem là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa
hấu, cà chua ở ĐBSCL (Trần Thị Ba và ctv., 2008). Ở các nước tiên tiến, để khắc
phục bệnh héo rũ, dưa hấu và cà chua được trồng trong điều kiện đất sạch và tưới
bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, phương pháp này không khả thi trong điều kiện sản
xuất ở nước ta. Trung tâm nghiên cứu rau châu Á (AVRDC) đã tìm ra biện pháp
ghép ngọn cà chua với các gốc ghép khác nhau như cà tím và cà chua làm tăng khả
năng chống chịu tốt với bệnh héo vi khuẩn và cho năng suất cao, chất lượng trái
đạt yêu cầu với thị hiếu người tiêu dùng. Việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh đối
với cây rau cũng đã được thực hiện phổ biến trên thế giới như Tây Ban Nha, Ý,
Đài Loan và Nhật Bản (Besri, 2002). Tại Nhật Bản năm 1990 có 31,5% cà chua và
49,9% cà tím, 92% dưa hấu, 71,7% dưa leo, 43,8% các loại dưa khác được ứng
dụng trồng bằng kỹ thuật ghép gốc kháng bệnh (Oda, 1993). Theo Benson và Peet
(2006) ghi nhận Hàn Quốc đã sử dụng gốc cà tím ghép với ngọn cà chua lên đến
540 triệu cây/năm, và ở Nhật là 750 triệu cây/năm.


Ở Việt Nam chỉ có vùng Phú Tâm (Sóc Trăng) áp dụng kỹ thuật ghép gốc trong
sản xuất đại trà (Dương Văn Hưởng, 1990) và gốc ghép Bầu Sao được chọn làm
gốc ghép vì tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng và dễ để giống (Trần Thị Ba và ctv.,
1999). Theo Phạm Văn Côn (2007) thì cây dưa hấu ghép sinh trưởng và phát triển
tốt, ưu thế hơn so với cây không ghép khi trồng trong mùa nóng ẩm. Việc ghép dưa
hấu vào gốc bầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Miền Nam thực hiện thành công ở huyện Đất Đỏ từ năm 2004
1


(). Cà chua ghép gốc được thực hiện từ năm
1999 tại Viện nghiên cứu Rau Quả Hà Nội (Lê Thị Thủy, 2000), Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2000- 2003. Theo báo cáo của Ngô Quang
Vinh và Ngô Xuân Chinh (2003) thì tỉnh Lâm Đồng là địa phương sản xuất cà
chua ghép tập trung lớn nhất cả nước hiện nay khoảng 4.500 ha/năm, trong đó
huyện Đơn Dương trên 3.000 ha.
Mặc dù đã có một vài nghiên cứu về dưa hấu và cà chua ghép đã được thực hiện ở
Việt Nam, nhưng chưa có công trình nghiên cứu được đưa vào ứng dụng ở
ĐBSCL, đặc biệt ở Hậu Giang, nơi có diện tích canh tác rau khá lớn, đang đương
đầu với nhiều khó khăn đối với bệnh héo rũ. Xuất phát từ tình hình thực tế trên đề
tài “Nghiên cứu và ứng dụng trồng dưa hấu, cà chua ghép gốc chống bệnh héo rũ
do nấm Fusarium sp. và vi khuẩn Ralstonia solanacearum tại Hậu Giang” cần
thiết được thực hiện.
Mục tiêu đề tài nhằm xác định:
- Điều tra tìm hiểu những khó khăn trong sản xuất dưa hấu, cà chua và thu
thập nguồn bệnh tại vùng sản xuất.
- Gốc ghép có khả năng cho tỉ lệ cây sống cao sau khi ghép.
- Gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héo rũ và héo tươi.
- Gốc ghép có khả năng gia tăng sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái.
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu và cà chua ghép.

Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện qua các nội dung sau:
1. Điều tra tìm hiểu những khó khăn trong sản xuất dưa hấu, cà chua và thu thập
nguồn bệnh tại vùng sản xuất.
2. Đánh giá khả năng tương thích (tỉ lệ cây sống) của dưa hấu ghép trên các gốc
bầu bí và cà chua ghép trên các loại gốc cà chua, cà tím.
3. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo rũ của cây dưa hấu và héo tươi của cà
chua không ghép và ghép đối với mầm bệnh được phân lập từ tỉnh Hậu Giang
trong nhà lưới.
4. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo rũ trên dưa hấu và héo tươi của cà chua
của những dòng ghép tương thích trong điều kiện ngoài đồng.
5. Tổ chức tham quan, hội thảo cho cán bộ và nông dân Hậu Giang về hiệu quả của
sản xuất dưa hấu và cà chua ghép.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY DƯA HẤU VÀ CÀ CHUA
1.1.1 Nguồn gốc của cây dưa hấu và cà chua
Dưa hấu tên tiếng Anh là Watermelon, họ Cucurbitacae. Trong nhiều năm dưa hấu
vẫn được gọi là Citrullus vulgaris Schrad nhưng đến năm 1963, Thieret đã đổi
thành Citrullus lanatus (Thumb.) Mandf (Tạ Thu Cúc, 2005). Dưa hấu xuất phát từ
vùng nhiệt đới Trung Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara (Trần Khắc Thi và
ctv., 2005). Những đoàn khách lữ hành đã mang dưa hấu đến các vùng ấm áp của
Châu Âu. Các thương gia châu Phi đã mang hạt dưa hấu đến bán ở nhiều vùng của
châu Mỹ, đến năm 1640 dưa hấu được trồng rộng rãi ở Mỹ. Ở nước ta dưa hấu
được biết đến qua sự tích dưa hấu An Tiêm từ thời vua Hùng Vương thứ 18 (Tạ
Thu Cúc và ctv., 2005). Cho đến nay dưa hấu được trồng rộng rãi và được xem là

loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Trong 100 g
phần ăn được của dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohrydrate; 0,75 protein; 0,15
lipid; 300 I.U vitamin A; 6 mg vitamin C; 8 mg Ca; 10 mg Mg; 14 mg P và 0,2 mg
Fe, giá trị năng lượng tương đương 150 kJ/100 g (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Mill, thuộc họ cà Solanaceae
(Phạm Hồng Cúc, 1999). Theo Chu Jinping (1994) cà chua có nguồn gốc từ Peru
và Mexico và đã được chuyển sang châu Âu bởi người Tây Ban Nha vào thế kỷ
XVI, sau đó được chuyển sang Mỹ và Canada và được trồng phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005), cà chua đã được nhập
vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, hiện nay diện tích trồng cà chua ở nước ta hàng
năm khoảng 12-13 ngàn ha (Tạ Thu Cúc và ctv., 2002).
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu, cà chua trong và ngoài nước
Theo số liệu thống kê Faostat năm 2009, thì sản lượng dưa hấu trên thế giới năm
2000 đạt 76,21 triệu tấn, với diện tích 3,10 triệu ha và năng suất 24,60 tấn/ha, đến
năm 2007 thì tăng sản lượng đạt đến 97,43 với diện tích 3,69 triệu ha và năng suất
26,37tấn/ha. Còn ở Việt Nam sản lượng dưa hấu năm 2000 đạt 0,20 triệu tấn, với
diện tích 0,19 triệu ha và năng suất chỉ đạt 10,53 tấn/ha, đến năm 2007 thì tăng sản
lượng 0,42 với diện tích 0,28 triệu ha và năng suất 15 tấn/ha.
Theo Fas (2007), Châu Á là khu vực đứng đầu về sản xuất cà chua, thứ hai là Châu
Âu. Trung Quốc là nước có diện tích trồng và xuất khẩu cà chua lớn nhất thế giới
với sản lượng 36,5 triệu tấn vào năm 2006 với 85% sản lượng là dùng tươi và xuất
khẩu sang các nước ở dạng nước ép là 675.000 tấn. Trong năm 2007, Mỹ phải
nhập trên 95% sản lượng cà tươi từ Mêhicô và 70% từ Canada, đạt 702.837 tấn và
đã xuất khẩu sang các nước 73.403 tấn cà tươi tăng 9% so với năm 2006 và 41,399
tấn cà chua ở dạng nước ép. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Mỹ về xuất khẩu
3


cà chua tươi, gần đây sản lượng cà chua của Nhật giảm đi chỉ còn 667.000 tấn vào
năm 2005 và nhập khẩu cà tươi 5.450 tấn và 114.863 tấn cà nước ép vào năm

2006. Nhìn chung, Châu Á có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất còn thấp.
Nơi tiêu thụ cà chua lớn nhất là Châu Âu rồi đến Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Cà chua mới được trồng ở Việt Nam khoảng 100 năm trước đây, diện tích trồng
hàng năm biến động từ 12-14 ngàn ha (Tạ Thu Cúc và ctv., 2003). Cà chua được
trồng chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ. Riêng ở Lâm
Đồng có khoảng 4.500 ha gieo trồng mỗi năm, cung cấp cho thị trường khoảng
150.000 tấn cà chua. Ở nước ta, việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan
trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà
chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa
được phát triển mạnh theo mong muốn vì khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có mùa đông lạnh thích hợp cho sinh trưởng của cà chua. Đồng thời mùa mưa
từ 4-6 tháng, trong khi nhiệt độ vẫn ở mức cao tạo nên môi trường vừa nóng, vừa
ẩm. Công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh khiến cho việc tiêu thụ cà vào lúc
thu hoạch tập trung gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lợi tức của người trồng.
1.1.3 Đặc tính thực vật của cây dưa hấu và cà chua
* Rễ
Dưa hấu bộ rễ phát triển mạnh, rễ chính có khả năng ăn sâu 0,6-1 m nên có khả năng
chịu hạn tốt. Rễ phụ ăn lan trên mặt đất, phân bố ở chiều sâu cách mặt đất, ở giai
đoạn phát triển tối đa rễ phụ lan rộng khắp mặt liếp, bán kính trung bình 50-60 cm
(Trần Thị Ba và ctv., 1999; Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006).
Cà chua có rễ chùm, cây phân nhánh và phát triển rễ phụ rất mạnh. Trong điều kiện
tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1-1,5 m và rộng 1,5-2,5 m nên
có thể chịu hạn rất tốt (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Thân
Dưa hấu thân thảo hằng niên, dài từ 1,5-5 m, thân mềm có nhiều góc cạnh và mang
nhiều lông trắng. Thân có nhiều mắt mỗi mắt, một lá, một chồi nách và vòi bám,
chồi nách có khả năng phát triển thành dây nhánh như thân chính. Thường sự phát
triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính nên chồi gần gốc phát triển
mạnh hơn chồi gần ngọn (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006;
Phạm Hồng Cúc, 2007).

Cà chua dạng thân bụi, mềm, nhiều nước, giòn, dễ gãy, xung quanh thân có phủ
một lớp lông dày có màu sắc khác nhau và có khả năng phân nhánh mạnh trong
điều kiện vườn ươm. Khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ và các đốt trên thân có
khả năng ra rễ bất định. Chiều cao thân từ 0,25-2 m, số lượng cành dao động từ 319 cành (Mai Thị Phương Anh, 1996).

4


* Lá
Dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng có ý nghĩa trong quang hợp tạo vật chất nuôi
cây và lá thật đầu tiên, do đó cần bảo vệ lá mầm khỏi sự thiệt hại của côn trùng. Lá
thật là lá đơn, mọc xen, hình chân vịt, xẻ thùy sâu. Trong điều kiện tăng trưởng tốt
lá mầm vẫn còn giữ trên cây cho đến khi chín (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Cà chua lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có một đôi
lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa cạn hay sâu tùy theo giống,
phiến lá thường có phủ lông tơ. Đặc tính của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi
cây có chùm hoa đầu tiên (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Hoa
Dưa hấu hoa đơn phái cùng cây, đôi khi có hoa lưỡng tính. Hoa có kích thước nhỏ,
mọc đơn ở nách lá với 5 lá đài xanh và 5 cánh dính màu vàng, hoa thụ phấn nhờ
côn trùng. Hoa đực thường xuất hiện sớm, sau đó cách vài hoa đực mới có một hoa
cái (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006). Hoa cái có vòi nhụy
ngắn, nướm nhụy phân 3 thùy, bầu noãn hạ với 3 tâm bì. Hoa cái ở gần gốc thường
nhỏ do đó trái chín sớm, hoa cái ở xa gốc ra sau nên cho trái chín muộn, chỉ có hoa
cái ở vị trí 12-20 dễ đậu trái và cho trái tốt (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Cà chua có hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn
chéo ở cà chua rất khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc
nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng nên không bay xa (Trần Thị Ba và
ctv., 1999).
* Trái

Dưa hấu trái to và chứa nhiều nước, trái có nhiều dạng hình thay đổi từ hình cầu,
hình trứng đến hình bầu dục, nặng từ 1,5-30 kg. Vỏ trái cứng, láng có nhiều gân và
hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt vàng hay có sọc. Thịt trái
có màu đỏ hay vàng. Mỗi trái chứa từ 200-900 hạt (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài,
màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Quá trình chín của trái
được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ trái xanh, thời kỳ chín xanh, thời kỳ chín vàng và
thời kỳ chín đỏ (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Hạt
Hạt dưa hấu có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, kích thước hạt thay đổi tùy theo
giống, trọng lượng hạt trung bình từ 25-30 hột/g, hạt từ màu nâu nhạt đến đen và
chứa nhiều chất béo từ 20-40%, nên dùng làm nguyên liệu chế biến có giá trị dinh
dưỡng cao, hạt dễ mất sức nảy mầm (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Hạt cà chua nhỏ, dẹp, có nhiều lông và màu vàng sáng hoặc hơi tối, trọng lượng
ngàn hạt từ 2,5-3,5 g. Theo Mai Thị Phương Anh (1996), trong điều kiện bảo quản
tốt thì hạt có thể nảy mầm sau 3-4 năm tồn trữ.
5


1.1.4 Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cà chua
* Nhiệt độ
Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích nhiệt độ cao, hạt nảy mầm tốt ở
35-40oC, do đó cần ủ hạt trước khi gieo. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng 2530oC nên rất dễ trồng trong mùa nắng ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ thích
hợp cho hoa nở và thụ phấn là 25 0C, nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín 30 0C
(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Cà chua là cây ưa ẩm, nhiệt độ tối hảo cho sự tăng trưởng và phát triển khoảng 21240C. Nhiêt độ đất trên 390C làm giảm sự lan rộng của hệ thống rễ, trên 44 0C gây
hại đến sự sinh trưởng của rễ và giảm hấp thu nước và dinh dưỡng. Ở giai đoạn
cây con, cây sinh trưởng tốt ở 25-26 0C, giai đoạn đậu trái tốt ở 18-200C, giai đoạn
trái chín 29-300C, cây con ngừng tăng trưởng ở nhiệt độ tối đa 35 0C và tối thấp là
120C (Tạ Thu Cúc, 2005). Nhiệt độ rất ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu trái của cây

cà chua, nhiệt độ cao sẽ làm giảm số hoa trên chùm (Mai Thị Phương Anh, 1996).
* Ánh sáng
Dưa hấu là cây ưa sáng do đó cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái.
Điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy dưa tăng trưởng tốt trái
chín sớm, trái to và năng suất cao. Thiếu ánh sáng dưa bò dài, dễ nhiễm bệnh và
khó đậu trái (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Theo Tạ Thu Cúc (2005), thì cà chua là cây ưa ánh sáng mạnh, ánh sáng đầy đủ
cây con sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả thuận lợi, năng suất và chất lượng trái đạt
tiêu chuẩn tốt nhưng cây thiếu ánh sáng lá sẽ nhỏ, mỏng, ra hoa, đậu trái chậm,
hương vị nhạt, năng suất và chất lượng giảm. Ánh sáng thích hợp cho cây cà chua
sinh trưởng là 4.000-10.000 lux. Ánh sáng đỏ tăng có tác dụng làm tăng tốc độ
phát triển lá, hạn chế chồi xanh thúc đẩy hình thành Lycogen và Caroten, ánh sáng
lục làm tăng hàm lượng chất khô. Khi thiếu ánh sáng trắng kỳ phân hóa đến hình
thành mầm hoa thứ nhất sẽ bị tiêu hủy nên làm giảm số hoa/chùm.
* Ẩm độ và mưa
Dưa hấu chịu úng kém nhất là giai đoạn cây con, cây yêu cầu nước nhiều và hút
nước mạnh nhất vào thời kỳ phát triển trái nên cần giữ ẩm đất thường xuyên, thiếu
nước giai đoạn này trái nhỏ nhưng nếu mưa đột ngột thì dễ làm cho trái bị nứt. Lúc
trái gần thu hoạch cần giảm bớt tưới để trái ngọt hơn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Chế độ nước trong cây cà chua là yếu tố quan trọng ảnh huởng đến cường độ của
các quá trình sinh lý cơ bản, cà chua là cây ưa ẩm, chịu nhiệt nhưng không chịu
úng. Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà cây cà có nhu cầu nước khác nhau và
nhu cầu nước thì tăng dần lên đặc biệt là ở giai đoạn ra hoa đậu trái cần nhiều nước
nhất và phải đảm bảo đầy đủ nước giai đoạn nầy. Để đạt năng suất 50 tấn/ha cà
chua cần 6.000 m3 nước, đất quá khô hoặc thừa ẩm đều gây bất lợi cho cà chua, độ
6


ẩm thích hợp cho cây cà chua phát triển khoảng 70-80% và ẩm độ không khí 5060%, trên 60% cây dễ bị bệnh đặc biệt là giai đoạn cây con (Tạ Thu Cúc, 2005).
1.2 BỆNH HÉO RŨ DƯA HẤU VÀ BỆNH HÉO TƯƠI CÀ CHUA

1.2.1 Bệnh héo rũ trên dưa hấu
Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f. sp. niveum là một trong những bệnh gây
hại quan trọng trong canh tác dưa hấu vào thế kỷ 19 tại Mỹ (Egel and Marty, 2007).
* Triệu chứng và thiệt hại
Theo Trần Văn Hai và ctv. (2005), bệnh thường xảy ra ở giai đoạn cây có trái non
trở về sau. Trong thực tế sản xuất, bệnh thường gây chế cây vào giai đoạn dưa đã
đậu trái. Ở vị trí gốc thân, vết bệnh màu nâu hoặc xám nhạt bao quanh gốc, gây
hiện tượng thối khô tóp lại. Cắt ngang phần trên mô bị bệnh thấy bó mạch màu nâu
xám, thường trên vết bệnh có bao phủ lớp nấm trắng thưa. Cây bị nhiễm nấm F.
oxysporum bộ rễ phát triển kém, rễ bị thối dần (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2003).
Theo Phạm Thị Nhất (2000), triệu chứng bệnh thường xuất hiện chậm và kéo dài.
Nấm phá hại ở tất cả giai đoạn phát triển của cây, cây con bị bệnh, ban ngày lá bị
héo cụp xuống, mất màu, sau đó cây chết. Ở cây phát triển lúc đầu lá bệnh hơi bị
cụp xuống tạo thành một góc với thân lớn hơn cây khỏe mạnh. Bệnh thường gây
hại khi cây đã trưởng thành hoặc khi cây bắt đầu mang trái đầu tiên các lá ngọn bị
héo vào buổi trưa và tươi lại vào chiều mát, sau vài ngày cây sẽ chết hẳn. Nấm F.
oxysporum là nguyên nhân gây bệnh có tác hại lớn nhất đặc biệt trên cây trồng cạn.
Nấm F. oxysporum là loài có phạm vi kí chủ rộng, xuất hiện và gây hại nhiều nơi,
nhất là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những loại hình và triệu chứng điển hình
do nấm gây hại trên cây như héo bó mạch, mốc hồng, lở cổ rễ, cành,..
* Hình thái và kích thước
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), nấm F. oxysporum có sợi đa bào, màu
sắc tản nấm trắng phớt hồng, sinh sản vô tính tạo tiểu và đại bào tử. Bào tử lớn
cong nhẹ một đầu thon nhọn một đầu, gẩy khúc dạng bàn chân nhỏ, thường có 3
ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, hình bầu dục dài hoặc hình quả thận
được hình thành trong bọc giả trên cành bào tử không phân nhánh trên sợi nấm,
trong khi đó bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhánh xếp thành tần. Nấm
còn sinh ra bào tử hậu hình cầu, màng dầy màu nâu nhạt.
Bào tử lớn có 3-5 vách ngăn kích thước từ (27-46) x (3-5) μm, bào tử nhỏ có kích

thước (5-12) x (2,2-3,5) μm, không có vách ngăn (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2003), cũng theo hai ông thì trên môi trường PDA, tản nấm xốp màu hồng
nhạt, sau nuôi cấy 4-5 ngày hình thành sắc tố đỏ tím. Trên môi trường CLA bào tử
được hình thành rất nhiều, bào tử lớn và bào tử nhỏ. Trên môi trường PDA sau khi
nuôi cấy 3-5 tuần nấm hình thành bào tử áo. Nguồn bệnh của nấm trong đất là các
7


dạng bào tử áo, sợi nấm và bào tử lớn phân bố tập chung ở tầng canh tác, bào tử áo
kích thước từ 9-10 µm (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
* Sinh lý
Nấm F. oxysporum có 3 dạng chủng sinh lý, chủng 1 phân bố rộng khắp trên thế
giới, chủng 2 tìm thấy ở châu Mỹ, Úc và Anh, chủng 3 có ở Brazin, Mỹ, Úc
(Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề
(1978), nấm F. oxysporum thuộc nấm bất toàn, sợi nấm có vách ngăn cách, lúc đầu
không màu sau biến thành màu vàng nâu, màu nâu. Nấm hình thành bào tử trên sợi
nấm già, sinh sản vô tính. Hiện tượng héo rũ là do tác động cơ giới của sợi nấm cản
trở lưu thông chất dinh dưỡng và nước, đồng thời do tác động của men Pectolitic
(Pectin-Metin-Esteraza dipolimeraza poligalacturonaza) và các độc tố của nấm
(Licomaramin acid fusarinic, vazinfuoxari, enatin A). F. oxysporum là vi sinh vật
hoại sinh hoạt động trong đất và những vật liệu hữu cơ, có hình dạng nhất định
tương ứng với từng ký chủ (Argios, 1988). Phân bón ảnh hưởng đến tính độc của
nấm. Tính độc của nấm tăng khi bón phân vi lượng, đạm hữu cơ, natri, tính độc của
nấm giảm khi bón kali và đạm nitrat (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1978).
* Chu trình bệnh
Lưu tồn: Mầm bệnh lưu tồn dưới dạng sợi nấm và các loại bào tử trong đất, trong
tàn dư, trong hạt giống, trong cây giống và ký chủ phụ, cỏ dại (Đỗ Tấn Dũng,
2001). Theo CPC (2001), mầm bệnh có thể lưu tồn qua hạt, đất hay xác bã thực
vật. Bệnh phát triển ở nơi có thời tiết ấm, trên đất cát và đất chua, nấm tồn tại trong
đất vài năm, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 28 0C (Nguyễn Văn Viên và

Đỗ Tấn Dũng, 2003). Nấm F. oxysporum có thể sống sót trong đất qua nhiều năm,
giữa các chu kỳ canh tác, trong xát bã thực vật. Nấm có thể tồn tại dưới dạng sợi
nấm hoặc một trong bất cứ 3 loại bào tử. Cây khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh nếu
trong đất có nhiễm nấm (Agrios, 1988).
Lan truyền: Nấm F. oxysporum lan truyền trên đồng ruộng nhờ gió, mưa, nước
tưới, dụng cụ lao động, giống nhiễm bệnh và khí hậu nhiệt đới… (Đỗ Tấn Dũng,
2001 và Burgess et al., 2008). Trong điều kiện thời tiết ấm áp, nhiệt độ trung bình
27-300C, ẩm độ đất cao thì bệnh có thể phát triển mạnh, gây thiệt hại không nhỏ đến
năng suất. Ở nhiệt độ dưới 160C, bệnh rất nhẹ, nấm phát triển kém. Nhưng nhiệt độ
15-180C rất thích hợp để hình thành bào tử phân sinh. Theo Phạm Hoàng Oanh
(2002), bệnh xảy ra trên cây ở giai đoạn có trái non trở về sau. Nấm xâm nhiễm vào
hệ rễ nhất là khi rễ bị tổn thương, do tuyến trùng hay nguyên nhân nào khác.
1.2.2 Bệnh héo tươi trên cà chua
* Tác nhân
Bệnh héo tươi trên cà chua đã được xác định do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
được mô tả lần đầu tiên năm 1896, có độc tính gây độc rất mạnh đối với rễ cây
8


trong điều kiện canh tác ngoài đồng (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006). Vi khuẩn này
thuộc loại gram âm, phát triển trong đất, háo khí, không có dạng nội bào tử, kích
thước khoảng (0,5-0,7) x (1,5-2,0) µm. Vi khuẩn phát triển mạnh trong khoảng
nhiệt độ từ 26-300C, nhiệt độ tối đa 410C, tối thấp là 100C và vi khuẩn chết ở độ là
550C. Vi khuẩn gây bệnh héo phát triển mạnh trong phạm vi pH từ 6-8, pH thích
hợp nhất là 6,8-7,2 (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
* Triệu chứng bệnh héo tươi

Triệu chứng bệnh đầu tiên của cây nhiễm bệnh thể hiện trên lá non, lá có triệu chứng
mềm nhũn, cây héo rũ xuống vào lúc trời nắng nóng trong ngày. Những hệ thống
mạch trong thân sẽ đổi thành màu nâu và khi cắt xéo đoạn thân cây để vào ly nước thì

thấy những dòng vi khuẩn màu trắng hoặc màu vàng sáng tuôn ra. Theo Kazuhiro et
al. (2004) để có thể phân biệt được với các tác nhân khác như nấm thì có thể kiểm tra
nhanh cây có nhiễm vi khuẩn bằng cách dùng dao bén cắt ngang 1 đoạn thân cây bệnh
và đặt đoạn thân tựa nghiêng vào thành trong ống nghiệm, sau vài phút nếu có dòng
dịch nhày màu trắng sữa tràn ra từ các mạch dẫn của vết cắt xuống thành ống nghiệm
thì chính là dịch vi khuẩn. Triệu chứng héo cả cây tiếp diễn nhanh sau 2-3 ngày thì
cây chết hoàn toàn trong khi lá vẫn còn xanh, dấu hiệu bệnh ngoài đồng đầu tiên khi
nhìn thấy là những lá đều héo rũ xuống (McCarter, 1991).
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998); Trần Kim Cương (2003a) đều cho
rằng tỉ lệ bệnh héo tươi phát triển mạnh trong giai đoạn cây con, sau đó tăng dần
và đạt cao nhất ở giai đoạn ra hoa và trái non (khoảng 45-50 ngày sau khi trồng),
đây là giai đoạn mẫn cảm nhất của cà chua đối với bệnh héo tươi dẫn đến làm
giảm năng suất cà chua nghiêm trọng nhất. Hiện nay bệnh chưa có thuốc hóa học
phòng trị đạt hiệu quả, chỉ có thể làm hạn chế tỉ lệ bệnh bằng nhiều biện pháp kết
hợp. Theo Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), mức độ nhiễm bệnh nặng
hay nhẹ còn phụ vào rất nhiều yếu tố như: chế độ luân canh cây trồng khác họ, kỹ
thuật canh tác, thời vụ trồng, đất đai, chế độ phân bón, tưới nước,…
* Khả năng gây hại

McCarter (1991); Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003) và Rivard and Lee
(2006) cho rằng bệnh héo tươi do vi khuẩn R. solanacearum có thể xâm nhiễm dễ
dàng vào rễ, gốc thân, thân, cành, cuống lá… qua các vết thương xây xát khi nhổ
cây con, do vết chích của côn trùng và tuyến trùng và các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, làm giàn, bón phân, vun xới và qua các khí khẩu tự nhiên. Theo Trần Văn Lài
và Lê Thị Hà (2002) vi khuẩn R. solanacearum phát triển phổ biến đối với các
vùng nhiệt đới, chúng phát triển trong đất thường xuyên lây nhiễm qua rễ là chủ
yếu và phát triển mạnh trong môi trường ngập úng nước.
Sau khi xâm nhập vào rễ, vi khuẩn lan rộng theo bó mạch dẫn, khi mật số cao do
kết hợp với nhiều polysaccharid từ lớp vỏ nhày của vi khuẩn tích tụ làm cản trở
9



quá trình vận chuyển nước của hệ thống mạch dẫn của cây (Kelman et al., 1998).
Theo Kazuhiro et al. (2004) vi khuẩn có khả năng tiết các men catalase, oxidase và
khử nitrate. Theo Kelman (1954), Wang and Lin (2005) vi khuẩn còn sản sinh ra
các độc tố, axít hữu cơ phá hủy mô tế bào của ký chủ dẫn đến hư hại mạch dẫn
truyền, gây cản trở sự vẩn chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây làm cây héo rũ
nhanh chóng và chết. Theo Izrainxki (1998), thì ngay khi vi khuẩn xâm nhập vào
mô cây sẽ lan truyền và sinh sản nhanh chiếm đầy trong các mạch dẫn truyền làm
cản trở đến quá trình vận chuyển nước trong cây nhanh chóng dẫn đến cây héo
tươi nhanh và chết ngay sau đó từ 1-3 ngày. Ở Việt Nam, bệnh héo tươi được xem
là bệnh rất nguy hiểm do bệnh lây lan nhanh và gây chết cây hàng loạt.
* Phân bố địa lý và sự lưu tồn mầm bệnh

Theo Kelman et al. (1988) vi khuẩn R. solanacearum phát triển phổ biến ở các vùng
cận nhiệt đới và nhiệt đới. Qua ghi nhận của OEPP/EPPO (2003) thì vi khuẩn có
những nòi phổ biến gây hại nặng như nòi 1, 2 và 3. Đối với nòi 1 phát triển mạnh
trên nhiều vùng nhiệt đới, có khả năng tấn công trên cây thuốc lá và nhiều ký chủ
khác thuộc họ cà. Nòi 2 phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và có khả năng
tấn công trên chuối (gọi là bệnh “Moko”), cả hai nòi 1 và 2 có nhiệt độ tối hảo
khoảng 350C. Riêng nòi 3 phát triển ở các vùng có vĩ tuyến cao hơn so với vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ tối hảo khoảng 270C. Theo Ailton et al. (2005)
thì hiện nay các nòi được phân chia thành hai nhóm: Nhóm 1 gồm các nòi 3, 4, 5 có
nguồn gốc châu Á và nhóm 2 gồm nòi 1, 2A và 2T có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Theo Izrainxki (1998) thì vi khuẩn có thời gian sống trong đất rất dài. Granada and
Sequeira (1981) và Kelman et al. (1998), Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng
(2003) cho rằng vi khuẩn này có ký chủ rộng hơn 200 ký chủ của hơn 50 họ thực
vật khác nhau như khoai tây, đậu phộng, thuốc lá, cây cà, ớt, vừng, gừng, đậu
tương… nguồn bệnh có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau lưu tồn lâu dài trong
đất, trong tàn dư cây bệnh, trong vật liệu giống nhiễm bệnh (hạt giống, cây giống).

* Biện pháp phòng trị

Theo Granada and Sequeira (1981) và Kelman et al. (1994) cho rằng việc luân
canh từ 1-2 năm có làm giảm mật số vi khuẩn gây hại trong đất nhưng không mang
lại hiệu quả do vi khuẩn có phổ ký chủ rộng. Nhiều phương pháp đã được áp dụng
nhằm chống lại bệnh héo tươi như luân canh với cây trồng khác họ, sử dụng thuốc
hóa học, sử dụng nấm đối kháng, vệ sinh đồng ruộng và kể cả sử dụng Methyl
bromide xử lý đất canh tác cũng không mang lại hiệu quả cao do vi khuẩn có thời
gian sống rất lâu trong đất mà không cần sự hiện diện của ký chủ (Driver and
Louws, 2002, Wang and Lin (2005), Benson and Peet, 2006). Kết quả nghiên cứu
của Vuruskan and Yanmaz (1990), Augustin et al. (2002), Poffley (2003) đều có
kết luận trồng cà chua trong mùa nắng nóng và điều kiện ẩm ướt thì gặp rất nhiều
10


khó khăn như sự ngập úng, mầm bệnh trong đất và nhiệt độ cao làm giảm năng
suất. Bệnh có xu hướng giảm ở những chân đất luân canh với cây lúa nước hoặc
các cây trồng khác thuộc họ hòa thảo (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Hiện nay chưa có giống cà chua kháng bệnh héo tươi, do đó việc sử dụng gốc ghép
có khả năng kháng bệnh, chịu được ngập úng trong mùa mưa và nhiệt độ cao trong
mùa khô đưa vào sản xuất có ý nghĩa rất lớn. Theo Black et al. (2003) thì hiện nay
giống cà tím EG 195 và EG 203 đã được đưa vào sản xuất dùng làm gốc ghép với
ngọn ghép là giống cà chua, có khả năng chống chịu được sự ngập úng trong vài
ngày đồng thời chống chịu được bệnh héo tươi do vi khuẩn R. solanacearum và
bệnh héo vàng do nấm Fusarium gây hại và đồng thời cho năng suất và chất lượng
trái cao. Trong quá trình canh tác nên tiến hành tiêu hủy ngay cây nhiễm bệnh và
có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học để ngừa và trị trong giai đoạn sớm như:
Kasuran 47 WP, Copper-Zinc 85 WP tưới vào gốc 20-30 g/8 lít nước hoặc phun
ngừa với Kasumin 2 L,…
1.3 SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA GỐC GHÉP VÀ NGỌN GHÉP

Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời đối với cây ăn trái. Theo một số tài liệu cho
thấy rằng phương pháp ghép đã được sử dụng ở Trung Quốc từ 1.000 năm TCN,
còn ở Châu Âu cũng được ghi nhận từ những năm 384-237 TCN (Oda, 1995).
Ngày nay ghép đã trở thành một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quy trình
nhân giống cây ăn trái. Nó đảm bảo cho người dân có được những cây giống tốt,
sớm cho trái, đồng thời cây con đảm bảo được đặc tính di truyền của cây mẹ (Lê
Thị Thủy, 2000).
Trong kỹ thuật ghép cà chua khi ghép các gốc ghép có khả năng kháng bệnh với
ngọn ghép có năng suất cao thì việc tương thích để hàn gắn vết thương giữa ngọn
ghép và gốc ghép là rất quan trọng. Theo Fernandez et al. (2002) thì quá trình hàn
gắn vết ghép diễn ra giai đoạn 4 ngày sau khi ghép với đặc điểm lớp tế bào vùng
tượng tầng ở hai mặt vết ghép tạo ra callus mới thích hợp chung cho cả ngọn và
gốc ghép, các tế bào này khi sống chúng phát triển nhanh chóng từ bề mặt vết
ghép, gia tăng kích thước và phân bào nhanh. Điều này giúp cho việc vận chuyển
vật chất qua vết ghép giữa ngọn và gốc ghép tốt nên đòi hỏi phải có sự tương đồng
mạch dẫn. Sự khác nhau của callus xảy ra ở vùng tế bào tượng tầng và sau đó ở
vùng mô gỗ của các tế bào bó mạch ở cả gốc và ngọn ghép giai đoạn 4-8 ngày nên
sự tương thích hay không tương thích của quá trình ghép được thể hiện hoàn toàn
ở thời điểm 15 ngày sau khi ghép.
Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Trần Văn Lài (2006) khi ghép ngọn
cà chua HW96 ghép với các gốc ghép khác nhau thì đối với gốc cà tím có thời gian
hồi phục sau khi ghép khoảng 3 ngày, cà Pháo là 5 ngày và cà Bát 4 ngày. Theo Vũ
Thanh Hải và Nguyễn Văn Đĩnh (2000) đối với hai tổ hợp ngọn ghép là cà chua
11


MV1 và HT7 ghép với gốc ghép EG 203 thì cặp ghép MV1/EG 203 và HT7/EG
203 có thời gian hồi phục 7 ngày sau khi ghép với tỉ lệ (%) sống sau khi ghép đạt
từ 84-89%. Điều này cùng phù hợp với Chetelat et al. (2006), Benson and Peet
(2006) ghi nhận từ Fernandez et al. (2002) cho rằng trong suốt quá trình hàn gắn

vết thương cần phải có sự phát triển thích hợp của mô mạch giữa gốc ghép và ngọn
ghép để kết nối vết ghép, đối với ngọn ghép cà chua giai đoạn này mất khoảng 6-8
ngày để hoàn thiện cấu trúc vết ghép.
Bên cạnh đó, để nâng cao tỉ lệ sống của cây ghép thì còn phải phụ thuộc vào điều
kiện chăm sóc trong phòng hồi phục sau khi ghép, theo hướng dẫn Viện Rau quả
Châu Á (AVRDC, 2003) thì điều kiện lý tưởng để cây hồi phục nhanh phải đảm
bảo nhiệt độ ở 270C (máy điều hòa nhiệt độ) và ẩm độ 85-90% (máy phun sương)
và cường độ ánh sáng yếu 12,9 µmol/m2/s. Phương pháp ghép của Nhật Bản thì
cần điều kiện nhiệt độ 250C (ngày và đêm), ẩm độ 78%, ánh sáng 150 µmol/cm 2/s
với thời gian chiếu sáng 17 giờ (ngày)/7giờ (đêm). Như vậy, thời gian hồi phục
không chỉ phụ thuộc vào sự tương thích các tổ hợp gốc và ngọn ghép khác nhau
mà còn lệ thuộc điều kiện chăm sóc sau ghép. Ngoài các yếu tố trên thì việc tiến
hành lựa chọn thời điểm ghép thích hợp cũng không kém phần quan trọng, Trần
Văn Lài và Lê Thị Hà (2002) cho rằng việc chọn thời điểm ghép khi cây đạt 4-5 lá
thật thì không thích hợp do tuổi cây con quá dài ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sau khi
ghép. Trần Kim Cương (2003b) thì cho rằng giống cà tím EG 203 và cà xanh EG
195 khi được ghép với ngọn ghép là giống cà chua F 1 607 có thời điểm ghép thích
hợp khi cây đạt 2 lá thật và thời điểm gieo hạt đối với cà tím sớm hơn ngọn ghép
cà chua khoảng 5 ngày để có đường kính cây ghép đồng đều. Nhưng theo nghiên
cứu của Lê Thị Thủy (2000) thì thời điểm ghép thích hợp khi gốc ghép đạt 4 lá thật
sẽ cho tỉ lệ sống cao nhất và thời điểm gieo ngọn ghép cà chua muộn hơn gốc cà
tím từ 7-10 ngày để có đường kính của gốc thân và ngọn phải tương đương nhau.
Đối với cà chua ghép tỉ lệ đường kính giữa gốc thân của ngọn ghép trên đường
kính gốc ghép thể hiện sự tương hợp giữa giống chọn làm gốc ghép với ngọn ghép,
khi tỉ lệ này bằng 1, nếu có sự chênh lệch có thể ảnh hưởng đến sự đỗ ngả, dễ gãy
tại vết ghép hoặc ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển dinh dưỡng. Theo Lee
(1994) và Oda (1995) cho rằng gốc ghép và ngọn ghép có thể tác động với nhau
góp phần tăng năng suất trái cà chua. Theo Matsuzoe et al. (1993), Rivero and
Romero (2003) thì cây cà chua được ghép trên gốc cà tím có cường độ quang hợp
tăng cao hơn, có thể chính yếu tố này mà gốc ghép cà tím dù có tỉ lệ đường kính

nhỏ hơn nhưng được bù lại có thể hấp thu và vận chuyển nước tốt nên giúp cây
tăng năng suất và kéo dài được thời gian thu trái.
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy việc ghép gốc có tác động qua lại lẫn nhau một
cách ngẫu nhiên để tìm được gốc ghép có khả năng kháng vi khuẩn, việc xác định
12


gốc ghép kháng bệnh chỉ có thể giải quyết giới hạn mang tính lý học đối với vi
khuẩn trong quá trình chúng di chuyển xuyên qua hệ thống mạch dẫn của cây. Qua
kết quả quan sát mô học Nakaho, Hibino and Miyagawa (2000) thấy rằng vi khuẩn
xâm nhiễm đối với giống kháng chỉ xuyên qua được mô gỗ sơ cấp mà không
xuyên qua được mô gỗ thứ cấp của những giống kháng (Nguyễn Thị Nghiêm,
1996). Ở Trung Quốc lục địa và vùng lãnh thổ Đài Loan, người ta thường ghép dưa
hấu lên gốc bí đỏ (Cucurbita pepo) để trồng trên ruộng sản xuất. Bởi vì gốc bí đỏ
có bộ rễ khỏe, ăn sâu, chống chịu được một số bệnh nhiễm từ đất (chảy gôm, héo
do nấm Fusarium oxyporum…). Cây ghép sinh trưởng và phát triển khỏe hơn,
chống chịu bệnh tốt hơn (Phạm Văn Côn, 2007).
Khi quan sát trên nhiều giống khác nhau nhóm tác giả còn nhận thấy rằng giống
HW96 có giới hạn ở protoxylem thành phần cấu tạo của mô gỗ thứ cấp, một số
giống kháng khác cũng đều có giới hạn ở mô gỗ thứ cấp đối với vi khuẩn và điều
này ngược lại đối với các giống mẫn cảm với bệnh, các tác giả đã thực hiện lây
nhiễm bệnh trong đất với vết ghép cao 1 cm so với mặt đất thì ngọn ghép mẫn cảm
có tỉ lệ bệnh 38,7% đối với gốc ghép kháng bệnh và nhiễm bệnh 100% đối với
ngọn ghép với chính nó sau 14 ngày chủng bệnh. Như vậy, khi ngọn ghép mẫn
cảm với mầm bệnh được ghép trên các gốc ghép có khả năng kháng bệnh khác
nhau thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh phụ thuộc vào giới hạn kích thước của mô thứ
cấp đối với vi khuẩn của các gốc ghép.
Đối với gốc ghép cà tím EG 203 hiện nay có khả năng kháng bệnh tương đối tốt
với chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum cũng như khả năng chịu ngập úng.

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hải và Nguyễn Văn Đĩnh (2000) khi
chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum với mật số OD600 = 0,3 (108cfu/ml) trên
gốc ghép EG 203 hoàn toàn không nhiễm bệnh so với cà chua MV1 và HT7 nhiễm
bệnh từ 7,8-12,3% (mức độ đánh giá là kháng trung bình), nhóm tác giả còn để
ngập nước ở độ sâu 5 cm sau 72 giờ, kết quả 100% đối chứng chết từ 53-80%,
nhưng gốc ghép EG 203 tỉ lệ chết 0,0%.
1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Lài (2006) thì cây cà chua hoàn toàn có thể
sinh trưởng và cho năng suất khi ghép trên gốc cà tím, trong điều kiện ngập nước
hay nhiễm bệnh héo tươi cây cà chua ghép trên gốc cà tím có thể cho năng suất cao
hơn cây cà chua không ghép, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng chất khô của trái
và Vitamin C cà chua ghép đều cao hơn cà không ghép và chất lượng đánh giá qua
cảm quan của trái cà ghép không khác biệt ý nghĩa so với cà chua không ghép. Trần
Văn Lài (2006) cũng ghi nhận khi sử dụng gốc ghép cà tím EG203 với cà chua thì
ngoài khả năng kháng bệnh héo tươi tốt còn có thể chịu được ngập úng nhẹ trong
khoảng 1 tuần nhưng kích thước trái nhỏ hơn và có thể làm giảm năng suất, theo tác
giả thì hiện nay ở Đài Loan thường sử dụng cà tím EG203 làm gốc ghép đối với
13


ngọn ghép cà chua sơri vì cho trái nhỏ và phẩm chất tốt hơn. Theo Ngô Quang Vinh
và ctv. (2006) thì các gốc cà tím EG 203, cà tím Mũi Né, cà tím Kalenda, cà tím
East-West và cà cảnh được ghép với ngọn ghép cà chua 386 vẫn giữ được độ Brix,
trọng lượng trái và cho năng suất cao hơn so với đối chứng không ghép.
1.6 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DƯA HẤU & CÀ CHUA GHÉP
1.6.1 Một số kết quả nghiên cứu dưa hấu và cà chua ghép trên thế giới
Đến năm 1927, khi sản xuất rau bị thiệt hại nặng nề bởi các bệnh héo, người dân
Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để tránh bệnh héo Fusarium
trên cây dưa hấu. Phương pháp này mở ra một hướng mới để phòng trừ các bệnh
sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi 68% các trường hợp bị bệnh của rau là bắt nguồn

từ đất (Takahashi, 1984).
Nhờ việc sử dụng giống bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho cây dưa hấu
mà diện tích dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so với năm 1929. Theo
Nichols (2007) đến năm 2000 Nhật Bản thì diện tích trồng dưa hấu ghép chiếm
92% diện tích trồng ngoài đồng, 98% diện tích trồng trong nhà lưới. Còn ở Hàn
Quốc thì tỷ lệ trồng dưa hấu ghép là 90% ngoài đồng và 98% diện tích trồng trong
nhà lưới.
Hơn nữa kỹ thuật ghép này còn được người dân ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc áp
dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh Fusarium sp. (He and Fu, 1988).
Theo Phạm Văn Côn (2007) thì ở Trung Quốc và Đài Loan người ta thường ghép
dưa hấu lên bí đỏ để trồng trên ruộng sản xuất. Gốc cây bí đỏ chống chịu được một
số bệnh nhiễm từ đất như héo xanh vi khuẩn, héo do nấm Fusarium sp. Ở Hy Lạp,
việc ghép rất phổ biến, đặc biệt là khu vực phía nam, vùng có tỷ lệ diện tích sản
xuất sử dụng biện pháp ghép trong tổng diện tích sản xuất dưa hấu khoảng 90100% mỗi vụ trồng dưa hấu (Maršić et al., 2004). Khi nghiên cứu các tổ hợp gốc
ghép khác nhau Oda (1996) còn nhận thấy rằng mùi vị, độ Brix của quả dưa hấu
trở nên tốt hơn do ghép cây dưa hấu lên cây bầu so với cây bí.
Theo Oda (1992) thì giải pháp trồng cà chua gốc ghép là rất phù hợp đối với các
nước Đông Nam Á trong việc hạn chế thiệt hại do vi khuẩn gây hại đối với cây họ
cà, qua ghi nhận số liệu thống kê tại Nhật Bản năm 1990 thì có 92% dưa hấu,
71,7% dưa leo, 43,8% các loại dưa khác, 31,5% cà chua và 49,9% cà tím đã sử
dụng cây ghép trong canh tác. Trung tâm nghiên cứu Rau Châu Á (AVRDC, 2003)
đã bắt đầu nghiên cứu phương pháp ghép cà chua năm 1992 bằng phương pháp
ghép nối ống cao su đã có kết luận gốc ghép cà tím EG203, EG190, EG197 và cà
chua HW96 có khả năng kháng bệnh héo tươi cao. Diện tích canh tác cà chua ghép
hiện nay đang được phát triển mạnh ở các quốc gia như Tây Ban Nha sử dụng trên
45 triệu cây cà ghép vào năm 2003-2004, ở Pháp, Ý trên 20 triệu cây vào năm
2004 đã làm giảm thiệt hại do bệnh hại có nguồn gốc từ đất và kéo dài thời gian
14



thu hoạch (Besri, 2002). Hiện nay, việc sử dụng cây ghép ghép đã đạt gần như
100% diện tích trồng trong nhà kính. Các nước tiên tiến đã sử dụng máy ghép tự
động như máy ghép cà chua của hãng Takii, tốc độ ghép đạt 1,200 cây/giờ và riêng
ở Hàn Quốc đã sử dụng máy ghép dùng cho cây họ bầu bí (Oda, 1993).
1.6.2 Một số kết quả nghiên cứu dưa hấu và cà chua ghép trong nước
Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục mỗi
năm mà cây con không bị bệnh héo do nấm Fusarium sp., dưa ghép trên gốc bầu là
kỹ thuật trồng phổ biến ở các nước tiên tiến. Ở nước ta chỉ có vùng Phú Tâm (Sóc
Trăng) áp dụng kỹ thuật này trong sản xuất đại trà (Phạm Hồng Cúc, 2007). Ở
nước ta Bầu Sao được chọn làm gốc ghép vì tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng và
dễ để giống (Trần Thị Ba và ctv., 1999; Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Phạm Văn
Côn (2007) thì cây dưa hấu ghép sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng không
dùng đất, ưu thế rõ hơn so với cây không ghép khi trồng trong mùa nóng ẩm.
Trung tâm Khuyến nông và Giống Nông nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thực hiện mô hình ghép dưa hấu
với gốc bầu tại thôn Phước An, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức. Việc ghép dưa hấu
vào gốc bầu ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp
miền Nam thực hiện thành công ở huyện Đất Đỏ từ năm 2004, với 240 cây dưa
hấu ghép với gốc bầu và thành công trong việc chống bệnh héo rũ trên cây dưa
(). Trung tâm khuyến nông tỉnh Lạng Sơn đã
tiến hành ghép dưa hấu trên gốc bầu giúp hạn chế sự gây hại của bệnh héo xanh,
héo rũ trên cây dưa hấu do nấm Fusarium sp. gây nên, nhất là trên các ruộng dưa
được trồng đi, trồng lại nhiều vụ liên tục mà không được xử lý
().
Ở Việt Nam việc nghiên cứu ghép cà chua bắt đầu năm 1998 tại Viện Nghiên Cứu
Rau Quả Hà Nội với mục đích làm giảm bệnh héo tươi do vi khuẩn, nấm, tuyến
trùng Meloidogyme incognita hại rễ và tăng khả năng chịu ngập úng, sau đó đã mở
rộng ra các tỉnh ở Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc….
Năm 1999, Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã có kết luận gốc cà tím EG 203 là
tốt nhất (Trần Văn Lài, 2006). Ở Lâm Đồng có nhiều thí nghiệm nghiên cứu cũng

cho kết quả tương tự như hai gốc ghép TI-ARC 128 và TI-ARC 130 mang tính
kháng bệnh cao khi ghép với ngọn ghép cà chua 386, đạt năng suất rất cao (56,0 và
49,9 tấn/ha), do đã ứng dụng kỹ thuật ghép gốc kháng bệnh mang lại hiệu quả cao,
đến tháng 9/2005 diện tích cà chua ghép ở Lâm Đồng đã tăng lên 1.500 ha và phát
triển được 30 trại sản xuất cà chua ghép (Ngô Quang Vinh và ctv., 2006).

15


1.7 MỘT SỐ ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA DƯA HẤU, CÀ CHUA GHÉP
1.7.1 Ưu điểm
Cây ghép giữ được những đặc tính của giống muốn nhân, tăng sự hấp thu nước và
chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn giống, chống lại những bất lợi của môi
trường (Lê Thị Thủy, 2000 và Phạm Văn Côn, 2007). Cành ghép chịu ảnh hưởng
của gốc ghép về một số mặt như: tuổi thọ dài hay ngắn, phân hóa mầm hoa sớm
hay muộn, thế sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chống chịu cao hay thấp, một phần
sản lượng và phẩm chất. Do đó gốc ghép càng khoẻ, càng thích nghi với điều kiện
khí hậu đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, sản lượng càng
cao, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn, 2007).
Giảm được tác hại của vi khuẩn gây bệnh héo tươi (Rivard, 2006), hạn chế việc sử
dụng thuốc hóa học. Trồng cà chua ghép gốc cà tím trong mùa khô và ẩm ướt giúp
hạn chế những bệnh có nguồn gốc từ đất và có khả năng chịu úng khi ngập nước
trong vài ngày (Augustin et al., 2002; Besri, 2002; Poffley, 2003 và AVRDC,
2003). Gốc ghép còn có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl trong đất (60
mM), có khả năng tăng hàm lượng đường nhưng không làm tăng hàm lượng βCaroten và vitamin C (Fernandez et al., 2004). Gốc ghép còn có khả năng tăng
cường hấp thu nước và dinh dưỡng, đặc biệt là photpho, canxi và sắt (Lee, 1994;
Leonardi and Giuffrida, 2006). Theo Matsuzoe et al. (1993) gốc ghép là cà tím còn
có thể làm tăng khả năng quang hợp so với cây không ghép.
1.7.2 Hạn chế
Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép và thời gian sinh trưởng của

cây ghép lâu hơn cây trồng trực tiếp từ 1-2 tuần. Dụng cụ ghép phải sạch và thao
tác ghép phải nhanh gọn (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng., 2006). Gốc bầu
hút phân và nước mạnh nên lớn nhanh hơn thân dưa, làm vết ghép mở rộng, thân
dưa rớt khỏi gốc bầu. Trồng cây ghép gốc bầu phải tổ chức công nghệ sản xuất cây
con (Phạm Hồng Cúc, 2007). Cà chua ghép có giá thành đắt hơn không ghép do
chi phí ghép, hạt giống làm gốc ghép và công tỉa chồi dại (Trần Thị Ba và ctv.,
2008).

16


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
* Điều tra: Công tác điều tra và thu thập nguồn bệnh đã được thực hiện vào vụ
Đông Xuân 2006-2007 tại 2 xã thuộc huyện Phụng Hiệp (Hòa Mỹ và Thạnh Hòa),
1 xã thuộc huyện Châu Thành A (Tân Phú Thạnh) và 4 xã thuộc huyện Vị Thủy
(Vị Thắng, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường).
* Thí nghiệm: từ tháng 11/2006 - 11/2008
Phòng thí nghiệm: Bộ môn Khoa học cây trồng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa
Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Nhà lưới: Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Ngoài đồng: Thực hiện tại xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và Hợp
tác xã rau an toàn ấp Nhất, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
2.1.2 Vật liệu
* Hạt giống:
. Dưa hấu làm ngọn ghép: dưa hấu F1 Thành Long (Công ty giống cây trồng
Trang Nông phân phối), vỏ mỏng màu xanh có sọc lem, dạng trái hình oval, trung
bình 2-3 kg, ruột đỏ đậm chắc thịt, năng suất trung bình 25-30 tấn/ha, thời gian

sinh trưởng từ 55-58 ngày, độ Brix từ 12-14%.
. Bầu bí làm gốc ghép: bầu Nhật 1, bầu Nhật 2, bầu Nhật 3, bí đỏ Nhật
(nguồn gốc từ công ty giống Kurume, Nhật Bản), bầu thước địa phương và bí đỏ
địa phương.
. Cà Chua làm ngọn ghép: Giống cà chua F1 Red crown 250 (RC 250), được
nhập nội từ Đài Loan, sinh trưởng vô hạn, năng suất cao, dạng trái tròn được thị
trường ưa chuộng, dễ đậu trái, khi chín có màu đỏ đẹp, thịt dày, cứng dễ chuyên
chở đi xa được công ty Giống cây trồng Miền Nam phân phối.
. Cà làm gốc ghép:
1. Cà tím Hà Nội: Do công ty giống cây trồng Hà Nội cung cấp.
2. Cà tím EG 203: Nguồn gốc từ TT Nghiên cứu và Phát triển rau Á Châu.
3. Cà tím Mustang: Giống F1 của công ty liên doanh hạt giống Đông Tây.
4. Cà nâu TN 78A: Giống F1 của công ty giống cây trồng Trang Nông.
5. Cà xanh EG 195: Nguồn gốc từ TT Nghiên cứu và Phát triển rau Á Châu.
6. Cà xanh địa phương: Thuộc nhóm cà phổi, do nông dân thành phố Cần Thơ
tự để giống.
7. Cà chua HW 96: Nguồn gốc từ TT Nghiên cứu và Phát triển rau Á Châu.
17


8. Cà chua Đà Lạt: Giống được cơ sở sản xuất cây giống Thảo Nhi sử dụng
làm gốc ghép và cung cấp cây ghép phục vụ sản xuất cho nông dân ở Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
* Tình hình khí tượng thủy văn ở Hậu Giang
Nhiệt độ trung bình từ tháng 05/2007 đến tháng 10/2007 là 27,30C, cao nhất là vào
tháng năm 28,00C. Ẩm độ cao nhất là tháng sáu 86%. Lượng mưa cao nhất tháng
10 và thấp nhất vào tháng bảy (Hình 2.1).
Bảng 2.1 Tình hình khí tượng tại tỉnh Hậu Giang (tháng 5-10/2007).
Nhiệt độ trung
Ẩm độ trung

Lượng mưa trung
Tháng
bình/tháng (0C)
bình/tháng (%)
bình/tháng (mm)
05/2007
28,0
85
272,6
06/2007
27,7
89
174,1
07/2007
27,1
87
102,8
08/2007
27,0
88
230,4
09/2007
27,2
87
187,6
10/2007
26,8
88
347,2


* Một số chỉ tiêu lý, hóa và dinh dưỡng trong đất trước và sau vụ canh tác
Một số chỉ tiêu vật lý, hóa học và dinh dưỡng quan trọng trong đất trước và sau vụ
canh tác được phân tích tại Phòng phân tích lý hóa đất, Bộ môn Khoa học Đất và
Quản lý Đất đai, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần
Thơ (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu dinh dưỡng và hóa học đất trước và sau vụ canh tác của thí nghiệm trồng ngoài đồng

Đạm
Đạm
Đạm
Lân
Kali
Canxi
Chất
EC
pH
tổng
NH4+
NO3dễ tiêu
trao đổi
trao đổi hữu cơ
(1:2,5)
(KCl)
(%) (mg/kg) (mg/kg) (mgP/kg) (meq/100g) (meq/100g) (%)
(µS/cm)
Đầu vụ 0,21
19,4
0,51
133,1
0,15

10,22
3,33 3,92
295
Cuối vụ 0,26
7,35
0,37
98,8
0,16
11,60
3,66 4,10
441
Đất

Mẫu đất đầu vụ và cuối vụ thí nghiệm ngoài đồng được lấy ngẫu nhiên ở mỗi lô thí
nghiệm tại ba điểm (đầu, giữa và cuối lô) với độ sâu từ mặt đất xuống khoảng 30
cm, khối lượng khoảng 300 g tại mỗi điểm với dụng cụ lấy mẫu bằng leng. Các
mẫu đất sau khi được lấy trên các lô được trộn đều và chọn ngẫu nhiên 3 mẫu có
khối lượng 0,5 kg/mẫu để phân tích các chỉ tiêu hóa và sa cấu đất tại Phòng phân
tích Hóa Lý đất, Bộ môn Khoa học Đất và Quản lý Đất đai, Đại học Cần Thơ.
Theo thang đánh giá của Kyuma (1976) cả hai loại đất đều có mức Đạm tổng số ở
mức khá đến giàu. Đạm tổng số không thay đổi đáng kể giữa đất đầu vụ và cuối
vụ, nhưng đối với đạm dễ tiêu dạng NH 4+ và NO3- đất cuối vụ giảm thấp cho thấy
có sự đáp ứng đối với cây trồng (trích trong Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004). Đối
18


với Lân dễ tiêu đất đầu vụ đạt mức khá (theo Lê Văn Căn, 1978), trong đất cuối vụ
giảm so với đầu vụ cho thấy có sự đáp ứng tốt cho cây do bón lót từ đầu vụ. Hàm
lượng Kali, Canxi trao đối của đất đầu vụ, cuối vụ thay đổi không đáng kể và đều
ở mức thấp (theo Kyuma, 1976). Đối với phần trăm chất hữu cơ trong đất biến

động từ 3,92- 4,10%, theo thang đánh giá của Chiurin (1951, 1972) thì được đánh
giá đạt mức trung bình. Độ chua tiềm tàng (pH KCl) của đất đầu vụ và cuối vụ đều
thấp (3,92- 4,1) đánh giá ở mức chua nhiều (thang đánh giá của USDA, 1983). EC
đất đầu vụ thấp hơn cuối vụ, có thể do ảnh hưởng của lượng phân bón thúc lần 4
giai đoạn 80 ngày sau khi trồng (NST) lưu tồn đến cuối vụ. Theo kết quả phân loại
của USDA (1983) các giá trị EC của đất đầu cụ và cuối vụ đánh giá ở mức không
mặn (trích trong Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004). Sa cấu đất ở các điểm thí nghiệm
thuộc loại đất thịt pha sét (cát 0,35%, thịt 39,39%, sét 30,72%).
* Vật liệu khác
- Khay ươm cây con bằng mốp xốp kích thước 50 x 30 x 5 cm, 28 lỗ dùng gieo hạt
bầu bí và 66 lỗ dùng gieo hạt cà.
- Giá thể đất sạch là mụn xơ dừa (công ty DASA Bến Tre).
- Dụng cụ ghép: dao ghép (trên dưa hấu), ống nhựa ghép (trên cà chua), cồn 96 0,
găng tay, bình phun….
- Mầm bệnh: được phân lập từ vùng trồng rau tập trung của tỉnh Hậu Giang gồm
các chủng nấm Fusarium oxysporum từ mẫu cây dưa hấu trồng ngoài đồng bị
nhiễm bệnh héo rũ và các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum từ mẫu cây cà
chua trồng ngoài đồng bị nhiễm bệnh héo tươi.
- Phân bón (hữu cơ và vô cơ), thuốc bảo vệ thực vật (hóa học và sinh học)…
- Dụng cụ khác: Nhiệt độ, ẩm độ kế, hệ thống phun sương tạo ẩm độ, Brix kế,
máy đo màu sắc vỏ trái Colorimeter hiệu CR-200, máy đo độ cứng trái SATO
(FRUIT PRESSURE TEASTER - FT 327).
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Trên cây dưa hấu
2.2.1.1 Điều tra và thu thập nguồn bệnh tại vùng sản xuất dưa hấu
* Mục đích
- Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu của nông dân nhằm mục đích tìm hiểu
những khó khăn, thuận lợi và kinh nghiệm của nông dân trong canh tác.
- Thu thập nguồn bệnh héo rũ trên dưa hấu để phân lập và làm nguồn chủng nhiễm
cho các nghiên cứu tiếp theo về phản ứng của các gốc ghép đối với bệnh này.

* Phương pháp

19


- Chọn điểm điều tra và thu thập nguồn bệnh héo rũ: tại mỗi huyện, thị, chọn các
xã có trồng dưa hấu tập trung.
- Phương pháp điều tra: theo phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng của Bộ
môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. Sử
dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và quan sát thực tế, kết hợp thu
thập mẫu sâu bệnh để phục vụ cho công tác giám định, phân lập nguồn bệnh héo rũ
hại cây dưa hấu.
- Phiếu điều tra: có nội dung liên quan đến các kỹ thuật canh tác, tình hình sâu
bệnh hại, kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh hại dưa hấu, các thuận lợi và khó khăn
trong canh tác dưa hấu (Phụ chương 1).
- Cách đánh giá sâu hại trên ruộng, theo 3 mức độ: nhẹ (+), trung bình (++), và
nặng (+++).
- Cách đánh giá bệnh hại trên ruộng, theo 5 mức độ (Bảng 2.3):
Bảng 2.3 Bảng đánh giá mức độ bệnh trong điều tra phát hiện bệnh hại cây trồng. Bộ
môn Bảo vệ Thực vật-ĐHCT (1979).
Mức độ bệnh Ký hiệu
Diễn giải
Không bệnh
Không

bệnh
xuất
hiện.

Nhẹ

Bệnh xuất hiện lẻ tẻ, người đi điều tra phải chú ý tìm tòi mới

thấy được bệnh.
Trung bình
Số lượng cây hoặc diện tích bị bệnh thấp. Nhìn từ xa vài chục

mét, đám ruộng hoặc khu vườn vẫn xanh tốt bình thường.
Nặng
Số lượng cây hoặc diện tích bị bệnh bằng 1/3 số cây hoặc

diện tích điều tra. Nhìn từ xa vài chục mét thấy biểu hiện
không bình thường.
Rất nặng
Bệnh gây thành dịch, từ xa đã thấy ruộng hoặc khu vườn bị

tàn lụi vì bệnh.

- Phương pháp thu thập nguồn bệnh: Tại mỗi ruộng dưa hấu bị nhiễm bệnh héo rũ,
thu thập 12 mẫu cây bệnh theo 5 điểm chéo góc (thu 2-3 cây/điểm). Khi thu mẫu
cây bệnh, thu cả cây.
2.2.2.2 Đánh giá khả năng tương thích của dưa hấu Thành Long ghép trên
các gốc ghép bầu bí
* Mục đích: Xác định tỉ lệ sống của dưa hấu Thành Long ghép trên gốc ghép bầu
bí đạt tỉ lệ sống sau khi ghép trên 80%.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm 6 nghiệm thức (là 5 loại gốc ghép và 1 đối chứng), với 5 lần lặp lại:
1/ Bầu Nhật 1
20



2/ Bầu Nhật 2
3/ Bầu Nhật 3
4/ Bầu thước Địa phương
5/ Bí đỏ Nhật
6/ Dưa hấu Thành Long không ghép (đối chứng, đồng thời làm ngọn ghép).
Mỗi lô nghiệm thức được trồng trong 1 khay ươm cây con gồm 84 cây với diện
tích 30 cm x 50 cm, quan sát ngẫu nhiên 10 cây/khay.
2.2.2.3 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo rũ của cây dưa hấu không
ghép và các giống làm gốc ghép bầu và bí đối với chủng nấm Fusarium
oxysporum được phân lập từ tỉnh Hậu Giang và trồng trong môi trường
đất sạch.
* Mục đích:
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh của các loại giống gốc ghép khác nhau và
đối chứng không ghép với các chủng nấm gây bệnh héo rũ được phân lập từ cây
dưa hấu bệnh ngoài đồng.
- Tuyển chọn các gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh tốt.
* Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên thừa số 2 nhân tố với 3 lần lặp lại, gồm:
. Nhân tố thứ nhất là gốc ghép (5 loại gốc ghép khác nhau ở thí nghiệm 1
hoặc 6 loại gốc ghép khác nhau ở thí nghiệm 2 và 1 đối chứng không ghép) tương
tự như thí nghiệm đánh giá khả năng tương thích của các gốc ghép.
. Nhân tố thứ hai là chủng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo rũ được
phân lập từ tỉnh Hậu Giang, gồm 2 chủng nấm (F 1 và F2) và 1 đối chứng không
chủng bệnh (F0).
- Tổng số gồm 18 nghiệm thức với 54 lô, trồng 4 cây/lô, mỗi lô thí nghiệm là 1
chậu bằng mốp xốp kích thước 50 cm x 30 cm x 20 cm, với giá thể đất sạch mầm
bệnh (đã được thanh trùng), sau đó chủng bệnh nhân tạo với hai chủng nấm phát
triển mạnh và phổ biến nhất được phân lập từ mẫu cây bệnh héo rũ ngoài đồng tại
tỉnh Hậu Giang vào giai đoạn 15 NST.
2.2.2.4 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo rũ trên dưa hấu của những

dòng ghép tương thích ngoài đồng
* Mục đích:
- Xác định tỉ lệ (%) nhiễm bệnh của gốc ghép trong điều kiện ngoài đồng.
- Đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất trái.
- Xác định gốc ghép đạt hiệu quả kinh tế.

21


* Bố trí thí nghiệm: Theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 nghiệm thức (5
loại gốc ghép bầu, bí và 1 đối chứng không ghép, tương tự thí nghiệm đánh giá khả
năng tương thích của các gốc ghép và khả năng chống chịu bệnh héo rũ của cây
dưa hấu ghép trong nhà lưới) với 4 lần lặp lại (Hình 2.1).
7,5 m
3,5 m

REP1

ĐP

N3

N2

BN

ĐC

REP2


N2

ĐC

N1

ĐP

BN

N3

REP3

BN

N1

ĐC

N2

N3

ĐP

REP4

ĐC


N2

ĐP

N3

N1

BN

N1

47,5 m
Ghi chú:
N1: Bầu Nhật 1
ĐP: Bầu thước địa phương.
N2: Bầu Nhật 2
BN: Bí Nhật.
N3: Bầu Nhật 3
ĐC: Dưa hấu không ghép (đối chứng)
- Diện tích lô: 26,25 m2/lô

- Diện tích thí nghiệm: 1.000 m2 (bao gồm cả hàng bảo vệ).
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm dưa hấu trên các loại gốc ghép bầu, bí tại Hậu Giang,
Thu Đông 2007.

2.2.3 Trên cây cà chua
2.2.3.1 Điều tra và thu thập nguồn bệnh tại vùng sản xuất cà chua
Phương pháp tương tự như trên cây dưa hấu
2.2.3.2 Đánh giá khả năng sống của cà chua F 1 Red crown 250 ghép trên các

loại gốc ghép khác nhau.
* Mục đích: Xác định tỉ lệ sống của cà chua F 1 Red crown 250 ghép trên các loại
gốc ghép khác nhau đạt tỉ lệ sống sau khi ghép trên 80%.
* Bố trí thí nghiệm: Theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức (8
loại gốc ghép và đối chứng cà chua RC 250 không ghép) với 3 lần lặp lại:
1/ Cà tím Hà Nội (HN)
2/ Cà tím EG 203 (EG 203)
3/ Cà tím F1 Mustang (Mus)
4/ Cà nâu F1 TN 78A (TN 78)
22


5/ Cà xanh EG 195 (EG 195)
6/ Cà xanh Địa phương (ĐP)
7/ Cà chua HW 96 (HW 96)
8/ Cà chua Đà Lạt (ĐL)
9/ Cà chua F1 RC 250 không ghép (đối chứng, đồng thời làm ngọn ghép).
Mỗi lô nghiệm thức được trồng trong 1 khay ươm cây con gồm 84 cây với diện
tích 30 cm x 50 cm, quan sát ngẫu nhiên 10 cây/khay.
2.2.3.3 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo tươi của các giống làm gốc
ghép cà chua, cà tím, cà xanh và cà nâu với chủng vi khuẩn Ralstonia
solanacearum được phân lập tại tỉnh Hậu Giang trồng trong môi
trường đất sạch
* Mục đích:
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh của các loại giống gốc ghép khác nhau và
đối chứng không ghép với các chủng vi khuẩn gây bệnh héo tươi được phân lập từ
cây cà chua bệnh ngoài đồng.
- Tuyển chọn các gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh tốt.
* Bố trí thí nghiệm: Các gốc ghép có tỉ lệ sống sau khi ghép đạt trên 80% (từ thí
nghiệm đánh giá khả năng tương thích của các gốc ghép khác nhau với ngọn ghép

cà chua RC 250) được chọn trồng trong chậu với giá thể đất sạch mầm bệnh, sau
đó chủng bệnh nhân tạo vào giai đoạn 15 NST, với hai chủng vi khuẩn phát triển
mạnh và phổ biến nhất được phân lập từ mẫu cây bệnh héo tươi ngoài đồng tại tỉnh
Hậu Giang.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số 2 nhân tố
với 3 lần lặp lại, gồm:
. Nhân tố thứ nhất là gốc ghép (8 loại gốc ghép khác nhau và 1 đối chứng
không ghép) tương tự như thí nghiệm đánh giá khả năng tương thích của các gốc
ghép.
. Nhân tố thứ hai là các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh
héo tươi được phân lập từ tỉnh Hậu Giang (chủng V 1, chủng V2 và 1 đối chứng V0
không chủng bệnh.
- Tổng số gồm 27 nghiệm thức với 81 lô, trồng 5 cây/lô, mỗi lô thí nghiệm là 1
chậu bằng mốp xốp kích thước 50 cm x 30 cm x 20 cm, với giá thể đất sạch mầm
bệnh (đã được thanh trùng), sau đó chủng bệnh nhân tạo vào giai đoạn 15 NST, với
hai chủng vi khuẩn phát triển mạnh và phổ biến nhất được phân lập từ mẫu cây
bệnh héo tươi ngoài đồng tại tỉnh Hậu Giang.

23


2.2.3.4 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo tươi của các giống làm gốc
ghép cà chua, cà tím, cà xanh và cà nâu trong môi trường nền đất tự
nhiên đã nhiễm bệnh héo tươi
* Mục đích:
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh của 8 giống gốc ghép và đối chứng (không
ghép) trong môi trường nền đất tự nhiên đã nhiễm bệnh héo tươi qua 2 vụ trồng cà
chua, trong điều kiện trồng trong nhà lưới.
- Đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất trái cà chua ghép.
* Bố trí thí nghiệm: Theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 9

nghiệm thức (8 giống gốc ghép và một gốc đối chứng không ghép, tương tự như
thí nghiệm đánh giá khả năng tương thích của các gốc ghép) với 6 lần lặp lại. Quan
sát 4 cây/lô, diện tích lô 1,26 m2 và tổng diện tích thí nghiệm: 120 m2.
2.2.3.5 Đánh gía khả năng chống chịu bệnh héo tươi trên cà chua của những
dòng ghép tương thích ngoài đồng
* Mục đích:
- Xác định tỉ lệ (%) nhiễm bệnh của gốc ghép trong điều kiện ngoài đồng.
- Đánh giá sự sinh trưởng, năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất trái.
- Xác định gốc ghép đạt hiệu quả kinh tế.
* Bố trí thí nghiệm: Theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức
(3 loại gốc ghép được chọn ra từ những thí nghiệm trước và 1 đối chứng), với 4 lần
lặp lại (Hình 2.2).
1. Cà chua HW 96 (HW96)
2. Cà chua Đà Lạt (ĐL)
3. Cà tím EG 203 (EG 203)
4. Cà chua F1 Red crown 250 (RC 250) làm đối chứng (không ghép).
17 m

REP 1

HW 96

EG 203

ĐL

RC 250

REP 2


ĐL

EG 203

RC 250

HW 96

REP 3

HW 96

RC 250

ĐL

EG 203

REP 4

RC 250

HW 96

EG 203

ĐL

2


Diện tích lô: 17 m x 1,7 m = 20,4 m /lô (trồng hàng đôi)
Diện tích thí nghiệm: 500 m2.
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm cà chua ghép trên các loại gốc cà khác nhau tại tỉnh
Hậu Giang (tháng 6-12/2007).

2.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
24

1,2 m


2.3.1 Trên cây dưa hấu
2.3.1.1 Cây con trong giai đoạn vườn ươm
- Chuẩn bị cây ghép (bên trong nhà lưới): Giá thể gieo là mụn xơ dừa loại dành
riêng cho cây con (bổ sung nhiều vi sinh có lợi cho cây), trộn đều, vô đầy khay và
nén nhẹ. Hạt bầu, bí được ngâm trong nước ấm (nhiệt độ 45-50 0 trong 90 phút),
chà cho sạch nhớt, gói vào khăn bàn lông cho vào bọc ni lông trắng và đem phơi
nắng. Khi hạt bầu, bí nảy mầm thì gieo vào khay xốp đã được chuẩn bị sẵn, đặt
khay nơi có nhiều ánh nắng để cây con lên đều, khoẻ mạnh. Khi cây bầu, bí mọc
đều có hai lá mầm vừa mở ra (khoảng 6-7 ngày sau khi gieo) là chuẩn bị ủ hạt dưa.
Hạt dưa được ngâm trong nước ấm (nhiệt độ 45-50 0 trong 90 phút), chà sạch nhớt,
chọn trấu mới ngâm ướt, nhồi cho hơi mềm rãi lên trên rổ nhựa một lớp dày khoảng 2-3
cm, rãi hạt dưa đều lên mặt trấu, phủ lên trên lớp trấu dày khoảng 2 cm. Khi dưa vừa mọc
khỏi mặt trấu, để rổ dưa nơi có ánh sáng nhẹ cho thân mầm mọc dài và chậm mở lá. Bắt
đầu ghép khi cây bầu, bí có lá thật đầu tiên (khoảng 10-12 ngày sau khi gieo) và cây dưa
chưa mở 2 lá mầm (khoảng 4-6 ngày sau khi ủ hạt dưa). Tưới đẫm gốc ghép trong bầu đất
trước khi ghép vì sẽ ngưng tưới 2- 3 ngày sau khi ghép.

b


a

c
Hình 2.3 Cây con bầu bí dưa chuẩn bị ghép: (a) cây bầu ở giai đoạn 13 ngày tuổi, chuẩn
bị ghép, (b) cây bí ở giai đoạn 12 ngày tuổi, chuẩn bị ghép, (c) cây dưa hấu ở
giai đoạn 4-5 ngày tuổi, vừa bung vỏ hột, chuẩn bị ghép

- Phương pháp ghép: sử dụng phương pháp ghép ngọn (Hình 2.4).

25


×