Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

8 tuyệt chiêu tăng tốc Firefox

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.48 KB, 2 trang )

8 tuyệt chiêu tăng tốc Firefox
Chỉ cần chưa đến 5 phút và một trình độ tin học tối thiểu, bạn
cũng có thể khiến cho “cáo lửa” chạy nhanh gấp 2 lần so với
trước kia.

Firefox đang ngày càng thắng thế so với Internet Explorer trên
hầu hết các lĩnh vực. Kể cả với nhóm người dùng “ngại thay
đổi” nhất là giới nhân viên văn phòng người ta cũng thấy đang
có xu hướng chuyển sang dùng Firefox một cách mạnh mẽ.

So với các thế hệ trước, Firefox 3 đã nhanh hơn trước khá
nhiều nhưng nếu như biết “vọc” một chút bạn vẫn có thể khiến
cho tốc độ của trình duyệt này nhanh gấp đôi chỉ trong 5 phút và
chi phí là… không gì cả. Sau đây là 8 tuyệt chiêu dễ thực hiện
nhất:

1. Kích hoạt kênh liên lạc đặc quyền

Hầu hết các trình duyệt đều làm việc theo cơ chế rất “lịch sự”: gửi yêu cầu đến máy chủ và đứng chờ sự
đồng ý trước khi tiếp tục công việc. Tuy nhiên thao tác này lại khiến người dùng mất nhiều thời gian hơn.
Kích hoạt kênh liên lạc đặc quyền là thủ thuật giúp trình duyệt gửi nhiều yêu cầu cùng một lúc đến máy chủ
và giảm thời gian download trang. Để làm công việc này, đầu tiên bạn hãy mở Firefox lên, gõ about:config
vào thanh địa chỉ. Firefox sẽ đưa ra cảnh báo nhưng hãy yên tâm bấm vào nút “I’ll be careful, I promise” để
tiếp tục.

Click đúp chuột vào các dòng lệnh: network.http.pipelining và network.http.proxy.pipelining để đưa giá trị
của các lệnh này về “true”. Tiếp theo, kích đúp vào dòng lệnh: network.http.pipelining.maxrequests và sửa
giá trị trong ô hiện ra thành 8.

Đôi khi bạn sẽ gặp phải những máy chủ “khó tính” không cho phép bạn tải trang nếu nhận được nhiều hơn
1 request (yêu cầu). Hãy đưa giá trị tại các dòng lệnh trên về “false” (bấm đúp chuột lần nữa).



2. Phản hồi nhanh

Một số trang web có dung lượng lớn và cấu trúc phức tạp thường tốn nhiều thời gian tải hơn bình thường.
Để người dùng đỡ sốt ruột, Firefox có chế độ hiển thị những gì nó đã nhận được trong mỗi 0,12 giây
nhưng chính việc này lại khiến tổng thời gian tải trang nhiều hơn. Giảm bớt số lần hiển thị tạm này sẽ giúp
cho Firefox hoạt động nhanh hơn. Cách làm như sau:

Nhập about:config vào thanh địa chỉ. Bấm chuột phải vào bất kỳ đâu trong cửa sổ hiện ra (bấm Ctrl + click
nếu bạn đang dùng máy tính Mac) chọn New > Integer. Nhập content.notify.interval trong ô hiện ra và bấm
OK. Tiếp tục nhập giá trị 500000 (chú ý: 5 số 0)

Bước thứ 2: bấm chuột phải lần nữa, chọn New > Boolean. Nhập tên cho dòng lệnh là:
content.notify.ontimer và chọn giá trị “true”.

3. Tải trang nhanh hơn

Nếu bạn không di chuyển chuột hoặc chạm vào bàn phím trong khoảng ít nhất là 0,75 giây (đây gọi là
ngưỡng chuyển đổi nội dung), Firefox sẽ tự động chuyển sang chế độ ít gián đoạn. Điều này đồng nghĩa
với việc giao diện của Firefox sẽ phản ứng chậm chạp hơn nhưng quá trình tải trang lại nhanh hơn.

Nhưng nếu 0,75 giây vẫn là lâu, bạn có thể đặt cho nó một giá trị khác (0,25 giây chẳng hạn). Cách làm
như sau: gõ about:config > OK. Bấm phải chuột vào bên trong cửa số và chọn New > Integer. Đặt tên cho
lệnh này là: content.switch.threshold bấm OK > điền 250000 vào ô giá trị. OK lần nữa để hoàn tất quá trình.

4. Không gián đoạn

Bạn cũng có thể khiến Firefox hoạt động nhanh hơn nữa giống như trên nhưng bằng một thủ thuật khác.
Lần này là yêu cầu Firefox tải về toàn bộ trang. Hãy thử và cảm nhận.


Vẫn tiếp tục nhập about:config vào thanh địa chỉ. Bấm phải chuột và chọn New > Boolean. Đặt tên lệnh là:
content.interrupt.parsing > OK > đặt giá trị là False > OK lần nữa để kết thúc.

5. Chặn các flash

Flash là thành phần gần như trang web nào cũng có. Chúng là công cụ quảng cáo hay trang điểm cho
website là chính nhưng lại khiến công việc của chúng ta chậm chạp đi. Có một giải pháp rất đơn giản giúp
xóa đi sự phiền hà này: tải về và cài đặt chương trình Flashblock (tại địa chỉ: flashblock.mozdev.org).

Nhưng đôi khi bạn vẫn muốn xem một đoạn flash nào đó thì sao? Chỉ việc bấm vào biểu tượng của
chương trình và tải đoạn flash mà bạn muốn rồi xem như bình thường.

6. Tăng dung lượng bộ nhớ đệm

Nếu chiếc PC của bạn có bộ nhớ RAM lớn (từ 2 GB trở lên) hãy mở rộng bộ nhớ đệm cho Firefox để
những lần sau lướt web nhanh hơn.

Nhập about:config > OK. Bấm chuột phải rồi chọn New > Integer > đặt tên:
browser.cache.memory.capacity > OK > nhập giá trị 65536 > OK. Khởi động lại Firefox để kích hoạt bộ nhớ
mới.

7. Kích hoạt TraceMonkey

TraceMonkey là tính năng mà Mozilla mới phát triển cho phép chuyển đổi các đoạn mã Javascript tốc độ
chậm thành các đoạn mã x86 siêu tốc. Tính năng thực chất vẫn chưa chính thức được áp dụng trong
Firefox vì Mozilla vẫn đang thử nghiệm nhưng nếu bạn là người thích khám phá cái mới và đi trước người
khác thì cũng nên thử một lần cho biết.

Tải tính năng mới này tại địa chỉ: Cài đặt chương trình
sau đó nhập about:config vào thanh địa chỉ > OK. Nhập JIT vào ô filer box. Kích đúp chuột vào các dòng

lệnh: javascript.options.jit.chrome và javascript.options.jit.content để đưa giá trị của chúng về “True”. Bây
giờ bạn đã có thể tận hưởng cỗ máy Javascript tân tiến nhất của Firefox.

8. Nén dữ liệu

Nếu bạn có một đường truyền tốc độ chậm khiến Firefox chẳng mấy khi hoạt động “ngon lành” hãy thử
dùng sự hỗ trợ của một ứng dụng có tên là toonel.net (tải về tại trang toonel.net). Đây là một ứng dụng
Java tự động chuyển băng thông của bạn về server của nhà sản xuất toonel.net, nén toàn bộ dữ liệu lại và
sau đó trả về cho bạn. Ứng dụng này khá hữu ích với những người đang dùng thuê bao Internet theo dung
lượng vì dữ liệu tải về sẽ ít hơn và tốc độ tải trang vì thế cũng nhanh hơn giúp bạn tiết kiệm chi phí hàng
tháng.

Điều cần lưu ý duy nhất khi sử dụng chương trình này là nó sẽ nén cả những bức ảnh có định dạng JPEG
khiến ảnh có chất lượng thấp hơn và xấu hơn.

×