Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Hieu qua giam KNK Nguyen Thi Hong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.15 KB, 1 trang )

HIỆU QUẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ VIỆC
SỬ DỤNG HẦM BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thị Hồng và Phạm Khắc Liệu
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Việt Nam
được cảnh báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Giải pháp sử dụng
năng lượng thay thế được đánh giá cao trong bối cảnh này. Sản xuất khí sinh học (biogas) từ
chất thải là giải pháp tạo ra lợi ích kép: giảm thiểu ô nhiễm và biến chất thải thành nguồn
năng lượng sạch hữu ích.
Hiện nay, các dự án khí sinh học được triển khai trên khắp cả nước, nhờ vào các chương
trình quốc gia, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế... Riêng ở Thừa Thiên Huế, tính đến năm
2010, toàn tỉnh có trên 2.600 hầm biogas quy mô hộ gia đình (Lê Văn Bình, 2010), trong đó
giai đoạn 2009-2010 có 500 hầm được xây dựng, tập trung tại các huyện như Phú Vang,
Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền… (Phạm Tài, 2009).
Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm biogas là không thể phủ nhận và dễ dàng được dư
luận xã hội nhìn nhận và đánh giá. Tuy nhiên, hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính của hầm
biogas ít được nghiên cứu một cách rõ ràng. Chính vì vậy, trên cơ sở tính toán lượng khí nhà
kính phát thải trung bình tại các hộ gia đình trước và sau khi sử dụng hầm biogas, bài báo
định lượng hiệu quả giảm phát thải do sử dụng hầm biogas. Trên cơ sở đó, chúng tôi ước tính
lượng khí nhà kính giảm phát thải từ các hầm biogas được xây dựng trong năm 2009 và
2010. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để xác định ưu tiên trong việc phát triển công nghệ này,
nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hầm biogas và nhiên liệu đun nấu của 9 hộ gia đình ở thành phố
Huế, huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa chỉ các hầm biogas
nghiên cứu được mô tả ở Bảng 2.1.



P h ầ n t h ứ h a i : B i ế n đ ổ i k h í h ậ u | 357



×