Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

DSpace at VNU: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG CLORUA TRONG NƯỚC RỬA NGUYÊN LIỆU BARI-CROMAT DÙNG CHO CHẾ TẠO THUỐC HỎA THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.74 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

HOÀNG MINH HẢI

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƢỢNG VÀ
ĐỊNH LƢỢNG CLORUA TRONG NƢỚC RỬA NGUYÊN LIỆU
BARI-CROMAT DÙNG CHO CHẾ TẠO THUỐC HỎA THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

HOÀNG MINH HẢI

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP BÁN ĐỊNH LƢỢNG VÀ
ĐỊNH LƢỢNG CLORUA TRONG NƢỚC RỬA NGUYÊN LIỆU
BARI-CROMAT DÙNG CHO CHẾ TẠO THUỐC HỎA THUẬT

Chuyên ngành: Hóa Phân tích
Mã số: 60 44 29

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ NGỌC MAI



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà máy Z121 – Tổng cục Công nghiệp
Quốc phòng – Bộ Quốc phòng.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Ngọc Mai đã giao đề tài và tận tình
giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô của bộ môn Hoá Phân Tích,
Khoa Hoá Học, Trường ĐHKHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến phòng thí nghiệm Hoá phân tích, Bộ
môn Hoá phân tích, Khoa Hoá Học, Trường ĐHKHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội và
Nhà máy Z121 đã cho phép triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn./.
Hà Nội, Ngày 01 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Hải


BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ


1

CHĐBM

Chất hoạt động bề mặt

2

CTAB

Cetyl trimethylamonibrom

3

CV

Hệ số biến thiên

4

D.I

Nước khử khoáng (Deionized)

5

DPC

Diphenyl carbazon


6

EC

Độ dẫn điện (Electrical conductivity)

7

HLB

Độ cân bằng ưa và kị nước (Hydrophilic lipophilic balance)

8

IC

Sắc ký ion (Ion chromatography)

9

ISE

Điện cực chọn lọc ion (Ion-selective electrode)

10

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of detection)


11

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of quantitation)

12

SD

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

13

SDS

Natri dedocyl sunphat

14

TWEEN 80

Polysorbat

15

UV-VIS

Phổ tử ngoại khả kiến


1


MỞ ĐẦU
Bari cromat là một thành phần quan trọng dùng để chế tạo các loại thuốc hỏa
thuật, đặc biệt là các loại thuốc cháy chậm sử dụng cho chế tạo các loại kíp nổ vi sai
tại Nhà máy Z121 – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Bari cromat đóng vai trò
là chất oxy hóa dùng để điều chỉnh tốc độ cháy của các hỗn hợp thuốc hỏa
thuật.Bari cromat được điều chế từ Bari clorua nên có chứa một hàm lượng clorua,
nếu hàm lượng clorua vượt quá quy định sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
của thuốc hoả thuật, vì vậy cloruađược loại bỏ dầnbằng phương pháp rửa và việc
xác định chính xác hàm lượng clorua có trong nguyên liệu Bari cromat là yêu cầu
rất quan trọng.Việc xác định hàm lượng clorua tại Nhà máy Z121 hiện nay được
thực hiện bằng phương pháp dùng AgNO3 xác định gián tiếp hàm lượng clorua có
trong nước rửa nguyên liệu Bari-cromat, phương pháp này tuy đơn giản nhưng
không xác định được chính xác hàm lượng clorua theo yêu cầu của tiêu chuẩn
nguyên vật liệu.
Các phương pháp xác định clorua đã được nghiên cứu và phát triển qua
nhiều năm nhằm cải thiện độ nhạy và tính chọn lọc. Các phương pháp cơ bản do
Gay-Lussac (1832), Levol (1853), Mohr (1856) và Volhard (1874) nghiên cứu phát
triển cho đến nay vẫn được sử dụng. Các phương pháp hiện đại được sử dụng để
xác định hàm lượng clorua bao gồm phương pháp chuẩn độ, phương pháp đo quang
phổ hoặc phương pháp điện thế sử dụng điện cực chọn lọc clorua, phương pháp sắc
ký...v.v. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích, hiện nay các nhà khoa
học đã đưa ra một hướng mới là tiến hành phương pháp đo quang trong môi trường
mixen để tránh quá trình chiết trong dung môi hữu cơ, đồng thời làm tăng độ nhạy
của phương pháp và phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch để xác định nhanh
hàm lượng clorua trong dung dịch cần phân tích.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương pháp đo quang với

thuốc thử diphenylcarbazone trong môi trường mixen nhằm phân tích định lượng và

2


phương pháp đo độ dẫn điện để phân tích bán định lượng clorua trong nước rửa
nguyên liệu Bari-cromat.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vai trò và đặc tính phân tích của clorua
1.1.1. Sự tồn tại của clorua trong tự nhiên và vai trò đối với sự sống
Clorua có mặt rất nhiều trong tự nhiên dưới dạng các muối như natri clorua
(NaCl), kali clorua (KCl), canxi clorua (CaCl2) ...v.v. Nó là một trong những ion
thông dụng nhất có mặt trong nước tự nhiên và đặc biệt có mặt nhiều trong nước
biển.Clorua có mặt rộng rãi trong tự nhiên ở dạng các muối như: natri (NaCl), kali
(KCl), và canxi (CaCl2). Mặc dù không được coi là một chất dinh dưỡng nhưng
clorua có mặt trong hầu hết các tế bào sống. Ngoại bào ở người có chứa 88% clorua
và nó đóng góp cho hoạt động thẩm thấu của các chất dịch trong cơ thể. Sự cân
bằng điện giải trong cơ thể được duy trì bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và bài
tiết qua thận và đường tiêu hóa. Chlorua được hấp thu gần như hoàn toàn trong cơ
thể bình thường, chủ yếu là từ nửa đầu gần của ruột non[40]
Clorua trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối
KCl Ngoài ra, clorua còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Clorua được đưa vào cơ thể
chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Clorua tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa
nội bào và ngoại bào. Nếu thiếu clorua sẽ gây tình trạng kém ăn và nếu thừa clorua
có thể gây độc cho cơ thể. Cơ thể được bổ sung clorua chủ yếu dưới dạng muối
NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 3÷ 5 gam NaCl[41]
1.1.2. Đặc tính phân tích của clorua
Clorua là chất khử rất yếu, vì vậy nó không tham gia vào các phản ứng ôxy
hoá khử. Trong dung dịch, nó có thể tạo kết tủa với các ion kim loại như[7]:
Ag+ + Cl- AgCl

Hg22+ + Cl- Hg2Cl2
Pb2+ + 2Cl- PbCl2
Clorua có thể tham gia vào một số phản ứng tạo phức như sau:

3


Hg2+ + Cl-(HgCl2)
(Co(H2O)6)2+ + 4Cl- (CoCl4)2+ + 6H2O
(Cu(H2O)6)2+ + 4Cl- (CuCl4)2+ + 6H2O
1.2. Thuốc hỏa thuật và nguyên liệu Bari-cromat
1.2.1. Giới thiệu chung
Hoả thuật là kỹ thuật dùng lửa, là bộ môn khoa học nghiên cứu chế tạo thuốc
và các phương tiện của thuốc khi cháy hoặc nổ tạo hiệu ứng về ánh sáng, nhiệt độ,
khói, âm thanh, và độ trễ thời gian[2, 13].
Đặc trưng của thuốc hoả thuật là cháy trong điều kiện thường. Tức là dưới
tác dụng của xung lượng ban đầu bên ngoài thì thuốc hoả thuật cháy, tạo ra các hiệu
ứng về ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, khói lửa…Có thể các hiệu ứng đó là riêng biệt,
hoặc kết hợp của các hiệu ứng nêu trên.
Thông thường thuốc hoả thuật được phân loại theo tên các phương tiện hoả
thuật và có các loại như sau: Thuốc phát sáng, thuốc vạch đường, thuốc tín hiệu,
thuốc khói, thuốc pháo hoa và thuốc cháy chậm.
Các điều kiện cơ bản để phân biệt quá trình cháy của thuốc hoả thuật với các
quá trình khác là khi cháy có xảy ra phản ứng hoá học như sau:
-

Sự tồn tại vùng phản ứng rộng có nhiệt độ cao.

-


Không có sự chênh lệch áp suất trong vùng phản ứng.

Quá trình cháy của thuốc hoả thuật là phản ứng ôxy hoá xảy ra: đồng thời
ôxy hoá chất cháy và khử chất ôxy hoá.
Thành phần thuốc hoả thuật bao gồm: Chất ôxy hoá, chất cháy, chất kết dính,
chất tăng giảm tốc độ cháy, chất thuần hoá, phụ gia công nghệ, ngoài ra có thể sử
dụng các chất tạo hiệu ứng khác…
Chất ôxy hoá là một thành phần quan trọng của thuốc hoả thuật, là chất đóng
vai trò dự trữ ôxy và cung cấp ôxy cho sự cháy của thuốc hoả thuật, đồng thời là
chất tạo mầu sắc khi cháy.

4


Chất ôxy hoá dùng cho chế tạo thuốc hỏa thuật phải là chất rắn và đảm bảo
yêu cầu như: Có chứa nhiều ôxy, dễ dàng tách ôxy khi cháy, bền về mặt hoá học, lý
học trong thời gian sử dụng, ít hút ẩm...v.v[2].
Yêu cầu kỹ thuật của chất ôxy hoá:
-

Có độ tinh khiết cao  99,9%.

-

Phải là chất trung tính.

-

Hàm lượng nước thấp.


-

Không được có tạp chất mà mắt thường nhìn thấy được.

-

Phải đảm bảo cỡ hạt đồng đều.

1.2.2. Sự ảnh hưởng của cloruatrong nguyên liệu Bari cromat đến tính năng của
thuốc hỏa thuật
Bari cromat là chất bột màu vàng, có công thức là BaCrO4.BaCrO4 là chất
oxy hóa, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu xanh. BaCrO4 hầu như không tan trong
nước nhưng tan trong axit theo phản ứng sau:
2BaCrO4 + 2H+ 2Ba2+ + Cr2O2-7 + 2H2O
Ksp = [Ba2+](CrO2-4] = 2,110-10
Bari cromat là một thành phần qua trọng dùng cho chế tạo các loại thuốc hỏa
thuật, đặc biệt là các loại thuốc cháy chậm sử dụng cho các loại kíp nổ vi sai tại Nhà
máy Z121 – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Nó đóng vai trò là chất oxy hóa dùng để điều chỉnh tốc độ cháy của các hỗn
hợp thuốc hỏa thuật, đặc biệt là các hỗn hợp thuốc vi sai.
Ngoài ra, Bari cromat còn dùng làm bột màu cho sơn, gốm sứ và thủy tinh
màu, dùng làm diêm an toàn, làm chất khởi nổ, và làm chất chống ăn mòn điện hóa
tại vị trí tiếp nối các kim loại khác nhau.
Khối lượng phân tử của Bari cromat: 253,37 g/mol.
Tỷ trọng: 4,498 g/cm3.
Độ hòa tan trong nước: 0,002775 g/l (ở 20oC)
Yêu cầu về chỉ tiêu phân tích của nguyên liệuBari cromat dùng cho chế tạo
thuốc hỏa thuật như sau[6]:

5



Hàm lượng BaCrO4: ≥ 99,0%
Hàm lượng chất không tan trong axit HCl: ≤ 0,05%
Tiêu chuẩn phân tích: Rửa nguyên liệu Bari cromat theo tỷ lệ 5 lít nước cho
1 kg nguyên liệu, khuấy đều và để lắng với thời gian 60 phút. Nguyên liệu đạt yêu
cầu khi nồng độ clorua trong nước rửa ≤ 2 mg/l.
Do Bari cromat được điều chế từ bari clorua, vì vậy sẽ có mặt của clorua
trong nguyên liệu Bari cromat thu được. Khi hàm lượng clorua vượt quá quy định
sẽ làm cho thuốc bị hút ẩm, dễ vón cục, khó gia công. Mặt khác, thuốc được nhồi
nén trong các loại bạc chế tạo từ vật liệu kẽm hoặc nhôm, sự có mặt clorua trong
thành phần thuốc sẽ gây ăn mòn các vật liệu này. Thực tế cho thấy, khi hàm lượng
clorua vượt quá quy định, thời gian cháy chậm của thuốc hoả thuật (tính bằng ms)
sẽ tăng lên gây sai số về thời gian cháy và phải huỷ sản phẩm [2].
1.3. Cácphƣơng pháp định lƣợng xác định hàm lƣợng clorua
1.3.1. Phương pháp chuẩn độ
1.3.1.1. Phương pháp Mohr
Phương pháp này sử dụng chỉ thị cromat. Cromat
tạo kết tủa với Ag+ nhưng kết tủa này tan nhiều hơn so với

Buret chứa
dd bạc nitrat

AgCl (Ksp,Ag CrO = 1,1×10-12, Ksp,AgCl = 1,6×10-10). Do đó,
2

4

AgCl tạo thành trước và sau khi hết Cl-, giọt Ag+ đầu tiên
trong quá trình phân tích sẽ phản ứng với chỉ thị cromat tạo

thành kết tủa màu nâu đỏ:
2Ag+ + CrO42- (màu vàng) Ag2CrO4 (màu nâu đỏ)
Trong phương pháp này, môi trường phản ứng phải
trung tính. Vì trong môi trường kiềm, bạc sẽ phản ứng với
hydroxyt tạo thành AgOH.Còn trong môi trường axit,
cromat sẽ bị chuyển thành dicromat. Do đó, pH của dung
dịch trong quá trình phân tích phải giữ ở pH = 7.Phương

dd cần phân tích có
chứa chỉ thị cromat

pháp này luôn có sai số vì lượng cromat hoà tan trong dung
dịch gây ảnh hưởng đến màu sắc của chỉ thị Ag2CrO4, do
Hình 1.1: Phương pháp Mohr

6


cần phải cho thêm một lượng Ag+ để phản ứng hoàn toàn với cromat [35, 37].
1.3.1.2. Phương pháp Volhard.
Đây là phương pháp gián tiếp để xác định clorua

Buret chứa dd
Kali thiocyanat

bằng cách dùng lượng dư Ag+ cho vào dung dịch clorua
có chứa chất chỉ thị Fe3+. Lượng dư Ag+ được chuẩn độ
bằng dung dịch SCN- tiêu chuẩn cho tới khi xuất hiện
màu đỏ theo phản ứng sau:
Fe3+(màu vàng) + SCN- Fe(SCN)2+ (màu nâu đỏ)

Hệ chỉ thị này rất nhạy và cho kết quả tốt. Môi
trường cần được axit hoá để tránh sự tạo thành của
Fe(OH)3. Tuy nhiên, khi cho SCN- vào môi trường axit
sẽ làm tăng khả năng hoà tan kết tủa AgCl và dẫn tới
sai số phân tích lớn. Vấn đề này được khắc phục bằng

dd cần phân tích có
3+
chứa chỉ thị Fe

hai cách như sau: Thứ nhất là dùng nitrobenzen để bao
bọc kết tủa và tránh sự hoà tan của kết tủa trong môi
trường nước. Cách thứ hai là lọc bỏ kết tủa trước khi
chuẩn độ để tránh sự tương tác khi cho SCN- vào[38]. Hình 1.2: Phương pháp Volhard
1.3.1.3. Phương pháp Fajans
Phương pháp Fajans hay còn gọi là phương pháp Kazimierz Fajans, chất chỉ
thị được dùng là diclofloresin, điểm tương đương được nhận biết khi huyền phù
chuyển từ màu xanh lá cây sang màu hồng. Trước điểm tương đương, clorua vẫn
còn dư, chúng bị hấp phụ trên bề mặt của AgCl, tạo cực âm trên bề mặt hạt huyền
phù. Thuốc nhuộm diclofloresinbị hút vào hạt huyền phù và biến đổi màu sắc trong
quá trình hấp phụ, tạo nên điểm tương đương[36]. Phương pháp Fajans ít được sử
dụng rộng rãi vì có các nhược điểm như sau[29]:
- Môi trường phân tích phải gần giá trị pH trung tính.
- Việc xác định điểm tương đương phụ thuộc vào người phân tích.
- Phương pháp phân tích này khó tự động hóa.

7


1.3.2. Phương pháp phân tích điện hóa

1.3.2.1. Phương pháp điện thế sử dụng điện cực chọn lọc ion clorua.
Phương pháp điện thế dựa trên cơ sở đo điện thế để thu được các thông tin về
phản ứnghoá học.Điện cực chọn lọc ion (ISE) là điện cực có tính chất chọn lọc đối
với từng chất hoá học. Cơ chế hoạt động của điện cực chọn lọc là sử dụng một loại
màng cho phép ion cần phân tích đi qua và ngăn cản các ion khác đi qua. Sự chênh
lệch điện thế thông qua màng điện cực là cơ sở để định lượng ion cần phân
tích.Trong thực tế, màng điện cực chọn lọc còn cho phép các ion khác đi qua. Đối
với màng điện cực chọn lọc clorua, các ion cyanit, các ion halogen và ion sunfit đều
có thể đi qua được màng điện cực. Tuy nhiên, độ nhạy điện cực đối với các ion này
thấp hơn so với clorua và độ nhạy đối với từng ion là khác nhau. Phương pháp này
có độ nhạy cao đến 10-5 mol/l, và cho kết quả phân tích nhanh từ vài giây hoặc đến
vài phút đối với các dung dịch có nồng độ thấp hơn [12].
1.3.2.2. Phương pháp xác định clorua bằng cách đo điện thế dòng chảy liên tục
Phương pháp sử dụng bơm dung dịch kết hợp với hệ thống van điện từ 3
chiều có tác dụng điều chỉnh quá trình phun được điều khiển bằng điện áp và 1 điện
cực chọn lọc Ag/AgCl đo điện thế của dung dịch clorua hòa tan trong nước. Dung
dịch mẫu được phun vào dòng nước mang, sau đó được trộn với dòng dung dịch
KNO3 0,1M và chảy qua 1 cảm biến dòng chảy, sau đó ghi lại pic điện thế. Phương
pháp này cho đường chuẩn trong khoảng nồng độ 10 đến 100 mg/l với giới hạn phát
hiện là 2 mg/l. Độ lệch chuẩn của 7 thí nghiệm lặp lại ở nồng độ dung dịch clorua
20 mg/l, 60 mg/l và 90 mg/l lần lượt là 1,0; 1,2 và 0,6%[14, 24].

Hình 1.3: Sơ đồ phương pháp xác định clorua bằng cách đo điện thế dòng
chảy liên tục. SV1, SV2, SV3: Van điện từ 3 chiều. S: Dung dịch mẫu. W: Đường

8


thải dung dịch. M: Ống xoắn. D: Detector (cảm biến). ADC: Bộ chuyển đổi từ tín
hiệu tương tự sang kỹ thuật số. PC: Máy tính.

1.3.3. Phương pháp đo quang
Đối với các hợp chất khác nhau, clorua có số oxy hóa là -1, +1, +3, +5 và +7.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đo quang trực tiếp xác định hàm lượng clorua
nên phải xác định bằng phương pháp đo quang gián tiếp dựa trên phản ứng phân ly
phức có màu[10].
1.3.3.1. Phương pháp phân ly phức thủy ngân (II) diphenylcarbazone
Phương pháp được thực hiện dựa vào phản ứng giữa phức thủy ngân (II)
diphenylcarbazone và ion clorua:
N N
C

Hg + 2Cl- + 2H+

O

NH N
2

NH
HgCl2 + 2O

NH

C
N

N

Các chất gây ảnh hưởng: Axetat, brôm, iốt, thiocyanat, oxalat và sunphit đều
phân ly phức thủy ngân (II) diphenylcarbazone. Các ion đồng, sắt, coban, kẽm,

cadimi và chì đều phản ứng với diphenylcarbazone tạo thành hợp chất có màu. Vì
vậy, phải loại bỏ chúng khi xác định clorua. Phổ hấp thụ của thủy ngân (II)
diphenylcarbazone trong dung dịch cloroform được đo ở bước sóng 520 nm. Giới
hạn phát hiện đến 0,8 g clorua trong 5 ml dung dịch clorofom [10, 22, 31]. Hàm
lượng clorua được xác định thông qua đường chuẩn.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-VIS, Nhà xuất bản
đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Vũ Thăng Long (2003), Lý thuyết chung về hỏa cụ, Nhà máy Z121 - Tổng cục
CNQP - Bộ Quốc phòng.
3. Phạm Luận (2004), Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích phổ hấp thụ
quang phân tử UV-VIS, Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Lê Đức Ngọc (2007), Bài giảng xử lý số liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm, Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nhà máy Z121 (2002), Quy trình công nghệ sản xuất Bari-cromat.
6. Nhà máy Z121 (2006), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS-40:2006/HC21, Nhà máy Z121 Tổng cục CNQP - Bộ Quốc phòng.
7. Hoàng Nhâm (2006), Hóa học vô cơ, Vol. 2, Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. Trịnh Xuân Sơn (2006), Ăn mòn và bảo vệ kim loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
9. Tạ Thị Thảo (2006), Bài giảng chuyên đề thống kê trong hóa phân tích, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
10.A.K.Babko and A.T.Pilipenko (1976), Photometric analysis – method of
determining non-metal, Mir publishers Moscow, 328-329.

11.Alexiev, Angleline Stoyanova and Alexander (2005), "Surfactants and Kinetic
Determinations of Microelements", Trakia Journal of Sciences. 3(2), pp. 1-9.
12.Amra Odobašić, Selma Tuzlak, Sead Ćatić, Husejin Keran, I. Šestan (2011),
"Application ISP for Determination Chloride Ion in Natural and Drink Water",
European Journal of Scientific Research. 62(1), pp. 70-75.
13.B.J.Kosanke et al (2004), "Pyrotechnic Chemistry". 4, p. 30.
14.Claudineia R. Silva, Heberth J. Vieira, Larissa S. Canaes, Joaquim A. N´ obrega,
Orlando Fatibello-Filho (2004), "Flow injection spectrophotometric method for
chloride determination in natural waters using Hg(SCN)2immobilized in epoxy
resin", Talanta. 65, pp. 965–970.
15.E.K.Kim, L.D.Waddell, and J.E.Logan (1972), "Observations on Diagnostic Kits
for the Determination of Chloride", Clinical Biochemistry. 5, pp. 214 – 221.
16.E.N.Kapinus, et al. (2004), "Simultaneous determination of fluoride, chloride,
nitrite, bromide, nitrate, phosphate and sulfate in aqueuos solutions at 10-9 to 108 level by ion chromatoghraphy", Journal of chromatography B. 800(321–323).
17.Edward Lyn Lewis (1980), "the Practical Salinity Scale 1978 and Its
Antecedents", IEEE journal of Oceanic Engineering. 5(1), pp. 13 – 18.

10


18.Hanna Instruments Instruction Manual for HI 3815 Chloride Test Kit,
Editor^Editors, Hanna Instruments.
19.Hector Peinado-Guevara, Carlos Green-Ruiz, Jaime Herrera-Berrientos, Oscar
Escolero-Fuentes, Omar Delgado-Rodriguez, Salvador Belmonte-Timenez, and
Maria Ladron de Guevara (2012), "Relationship between chloride concentration
and electrical conductivity in ground water and its estimation from vertical
electrical soundings (VESs) in Guasave, Sinaloa, Mexico", Ciencia e
investigacion agraria. 39(1), pp. 229–239.
20.J. van Staden and Tlowana, S. (2001), "Spectrophotometric determination of
chloride in mineral and drinking waters using sequential injection analysis",

Fresenius' Journal of Analytical Chemistry. 371(3), pp. 396–399.
21.Japan public health association (2001), Preventive measures against
enviromental mecury pollution and its health effects, Japan Public Health
Association.
22.Javier Galban, Maria L.Urarte, and Jose Aznarez (1989), "Spectrophotometric
Determination of Chloride with Malachite Creen and Tributylphosphate in
Chloroform", Microchemical Journal. 41, pp. 84–92.
23.Juliana S.F. Pereira, Liange O. Diehl, Fábio A. Duarte, Maria F.P. Santos,
Regina C.L. Guimarães, Valderi L. Dressler, Érico M.M. Flores (2008),
"Chloride determination by IC in petroleum coke after digestion by microwaveinduced combustion", Journal of Chromatography A. 1213, pp. 249-252.
24.Junsomboon, Jaroon and Jakmunee, Jaroon (2008), "Determination of chloride
in admixtures and aggregates for cement by a simple flow injection
potentiometric system", Talanta. 76, pp. 365-368.
25.Katshuhiko Yokoi (2001), "Colorimetric Determination of Chloride in
Biological Samples by Using Mercuric Nitrate and Diphenylcarbazone",
Biologycal Trace Element Research. 85, pp. 87-94.
26.L.G. Dias, A.M. Peres, T.P. Barcelos, J. Sá Morais, A.A.S.C. Machado (2010),
"Semi-quantitative and quantitative analysis of soft drinks using an electronic
tongue", Sensors and Actuators B. 154, pp. 111–118.
27.Margaret Neal, Colin Neal, Heather Wickham and Sarah Harman (2007),
"Determination of bromide, chloride, flouride, nitrate and sulphate by ion
chromatography: comparisons of methodologies for railfall, cloud water and
river waters at the Plynlimon catchments of mid-Wales", Hydrology and Earth
System Sciences. 11(1), pp. 294–300.
28.N.Rajesh, M.S.Hari (2007), "Spectrophotometric determination of Inorganic
mercury(II) after preconcentration of its diphenylthiocarbarzone complex on
cellulose column", Spectrochimica acta Part A Molecular and biomolecular
spectroscopy. 70(5), pp. 1104–1108.
29.Otto S. Wolfbeis, Petra Hochmuth (1984), "A New Method for the Endpoint
Determination in Argentometry Using Halide-Sensitive Fluorescent Indicators

and Fiber Optical Light Guides", Mikrochimica Acta. 3, pp. 129-148.

11


30.Pawlowicz, R (2013), Key Physical Variables in the Ocean: Temprature,
Salinity, and Density, Vol. 4, Nature Education Knowledge.
31.R. G. Schoenfeld, C. J. Lewellen (1964), "A Colorimetric Method for
Determination of Serum Chloride", Clinical Chemistry. 10(6), pp. 533–539.
32.Richard P. Taylor, Timothy J. James (1996), "Enzymatic Determination of
Sodium and Chloride in Sweet", Clinical Biochemistry. 29(1), pp. 33-37.
33.Rosen M.J, Kunjappu J.T (2012), Surfactants and Interfacial Phenomena, Vol.
118, John Wiley&Son, Hoboken New Jersy.
34.S. Thangavel, K. Dash, S.M. Dhavile, S.C. Chaurasia, T. Mukherjee (2004),
"Determination of traces of chloride and fluoride in H2SO4, H3PO4 and H3BO3
by in situ analyte distillation—ion chromatography", Journal of Chromatography
A. 1074, pp. 229–233.
35.Sheen R.T, Kahler H. L (1983), "Effects of Ions on Mohr Method for Chloride
Determination", Ind. Eng. Chem. Anal. Ed. 10(11), pp. 628-629.
36.University of Canterbury (2008), Determination of Chloride Ion Concentration
by Tittration Fajans’s Method, New Zealand.
37.University of Canterbury (2008), Determination of Chloride Ion Concentration
by Tittration Mohr’s Method, New Zealand.
38.University of Canterbury (2008), Determination of Chloride Ion Concentration
by Tittration Volhard’s Method, New Zealand.
39.Viviane G. Bonif´ acio, Luiz C. Figueiredo-Filho, Luiz H. Marcolino Jr.,
Orlando Fatibello-Filho (2006), "An improved flow system for chloride
determination in natural waters exploiting solid-phase reactor and long
pathlength spectrophotometry", Talanta. 72, pp. 663-667.
40.World Health Organization (1996), Guidelines for drinking-water quality, Vol.

2, WHO, Geneva.
41.World Health Organization (2013), WHO issues new guidance on dietary salt
and potassium, WHO, Geneva.

12



×