Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VIỆC dạy kỹ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ
CHO VIỆC DẠY KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
(SOME EFFECTIVE SOLUTIONS FOR TEACHING ENGLISH LISTENING SKILL)

Tác giả: BÙI VĂN QUÂN
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Anh Văn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng

1


Nghĩa Hưng, ngày 25 tháng 05 năm 2016

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VIỆC DẠY KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
(SOME EFFECTIVE SOLUTIONS FOR TEACHING ENGLISH LISTENING SKILL)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến này áp được áp dụng đối với đối tượng học sinh các khối lớp (10, 11, 12).
- Áp dụng cho việc dạy kỹ năng nghe ở bậc THPT, bổ trợ cho các kỹ năng khác.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày: 24 tháng 08 năm 2009 đến 25 tháng 05 năm 2016
4. Tác giả
- Họ và tên: BÙI VĂN QUÂN
- Năm sinh: 1978


- Nơi thường trú: Đội 6, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Anh Văn
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường THPT C Nghĩa Hưng

2


- Địa chỉ liên hệ: Trường THPT C Nghĩa Hưng
- Điện thoại: 0944879181
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 5 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Trường THPT C Nghĩa Hưng
- Địa chỉ: Khu Đông Bình, thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định
- Điện thoại: 0350 3728748

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VIỆC DẠY
KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
(SOME EFFECTIVE SOLUTIONS FOR TEACHING ENGLISH LISTENING SKILL)

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay, trước xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế,
văn hoá và giáo dục đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải tự nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng giáo dục
của quốc gia mình từ đó đưa ra những sách lược phát triển cho phù hợp. Trong thời gian gần đây
Việt Nam chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
giáo dục. Với ngoại ngữ nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, có thể nói học sinh Việt Nam
rất giỏi trong việc sử dụng, vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng vào việc giải quyết các bài tập


3


dạng trắc nghiệm và dạng viết. Tuy nhiên, khả năng sử dụng Ngoại ngữ để giao tiếp của học sinh
chúng ta còn rất hạn chế bởi kỹ năng nghe, nói của đại đa số các em rất kém. Đảng và Nhà nước
ta đã có những chiến lược, sách lược cho sự phát triển đất nước, kèm theo đó là những đề án nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những đề án quan trọng đó là đề án: “Dạy và học ngoại
ngữ trong các nhà trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2020” cho ngành giáo dục - trong đó bộ
môn Tiếng Anh giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta cũng đã tạo ra được những sân chơi lý thú và bổ ích
cho học sinh như việc tổ chức cuộc cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet, Hội Thi hùng biện
tiếng Anh các cấp, thi Olymic tài năng tiếng Anh cấp toàn quốc... Nhưng đó không phải là sân
chơi cho tất cả các đối tượng học sinh.
Xuất phát từ mục đích của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp. Giao tiếp được thể hiện qua 4 kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, hai kỹ năng nghe và nói có thể được coi là hai kỹ năng
quyết định. Muốn giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta phải nghe tốt. Khi đã hiểu những gì người nói
muốn, người nghe có thể phản hồi lại bằng lời nói. Vậy “Làm thế nào để người học có thể nghe
tốt?” Đây là một bài toán nan giải không chỉ với những nhà hoạch định chính sách mà còn đối với
những người thực hiện chính sách.
Đã từ lâu chúng ta chỉ chú trọng đổi mới, thay sách giáo khoa, đề ra và áp dụng thang đánh giá
chuẩn cho giáo viên tiếng Anh cũng như thang kiến thức chuẩn cho học sinh ở từng cấp học,
nhưng rồi kết quả cụ thể vẫn chưa được đánh giá, kiểm chứng, thẩm định một cách rõ ràng. Bản
thân tôi cho rằng để việc dạy Ngoại ngữ đạt hiệu quả cao bên cạnh việc đổi mới nội dung chương
trình sách giáo khoa, chúng ta phải đổi mới công tác quản lý. Bản thân mỗi giáo viên phải đổi mới
thông qua việc sử dụng phương tiện dạy học, áp dụng những phương pháp mới, những thủ thuật
mới và những giải pháp mới vào trong giảng dạy.
Hiện nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã và đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình SGK
tiếng Anh cho tất cả các cấp học với việc đưa vào dạy sách giáo khoa thí điểm ở các trường học
cùng với sự ưu tiên hàng đầu là phát triển kỹ năng, khả năng giao tiếp cho học sinh. Cùng với việc
đổi mới về chương trình nội dung sách giáo khoa là sự thay đổi hàng loạt hình thức, phương pháp
dạy học cũng như thi cử, kiểm tra đánh giá. Để đạt được những mục tiêu đề ra cho mỗi cấp học,

mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại Trường THPT C Nghĩa Hưng, một ngôi
trường ở vùng nông thôn với đối tượng học sinh hầu như không có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong
những tình huống giao tiếp thực tế, bản thân tôi đã tự đúc rút ra được một số bài học kinh nghiệm
nhất định, thay đổi, cải tiến và đưa vào áp dụng một số thủ thuật trong việc giảng tiếng Anh nói

4


chung cũng như từng kỹ năng nói riêng và đã gặt hái được những thành công nhất định. Những
kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất là những kinh nghiệm trong việc giảng dạy kỹ năng nói và kỹ
năng nghe. Trong phạm vi của sáng kiến này tôi muốn được chia sẽ cùng với quý đồng nghiệp:
Một số giải pháp hiệu quả cho việc giảng dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh.

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Theo phương pháp dạy học cổ truyền, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh học tập một cách
thụ động: chủ yếu ngồi nghe và ghi chép. Các em không có nhiều cơ hội tiếp cận và làm quen với
các tình huống giao tiếp cụ thể. Các em chỉ có cơ hội nghe và làm quen với giọng đọc của một,
hai hay ba thầy cô cùng với một chất giọng đọc xuyên suốt các đơn vị bài học trong băng đĩa mẫu.
Chính vì vậy khi đi vào thực tế hay khi thi nghe học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi nghe một
chất giọng hoàn toàn mới lạ với những tín hiệu gây nhiễu. Đây chính là một rào cản trong quá
trình giao tiếp hay làm bài tập trong bài thi nghe hiểu.
Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy là học sinh Trường THPT C Nghĩa Hưng trước đây có kỹ
năng nghe rất kém. Điều này có thể được nhận thấy qua sự so sánh về kết quả bài làm của các em
học sinh tham dự thi kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, Hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh, mà trong
các bài thi đó có phần thi nghe hiểu. Đa số các em mất điểm phần nghe nên kết quả tổng thể của
các em không cao, dẫn tới kết quả bài làm thấp dù điểm các phần thi khác của các em tương đối
cao.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN

Quá trình dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và áp dụng
những thủ thuật hay, những phương pháp dạy học mới có hiệu quả vào trong giảng dạy. Bản thân
tôi trong quá trình giảng dạy cũng đã tự đúc rút ra cho bản thân những kinh nghiệm riêng cho bản
thân mình. Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ giới thiệu một số giải pháp cho việc dạy kỹ năng
nghe. Sau khi áp dụng một số thủ thuật và một số phương pháp dạy nghe mà tôi tâm đắc vào trong
giảng dạy kỹ năng nghe, bản thân tôi nhận thấy kết quả phần kiểm tra kỹ năng nghe trong các bài
kiểm tra, các bài thi của học sinh có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là kết quả phần kiểm tra
nghe hiểu trong các bài thi HSG, các bài thi nghe – từ vựng trong các Hội thi hùng biện tiếng Anh
cấp trường, cấp tỉnh.

5


Để đảm bảo dạy kỹ năng nghe có hiệu quả trước hết đòi hỏi mỗi giáo viên dạy tiếng Anh phải xác
định được những khó khăn trong quá trình dạy nghe, nắm chắc các bước trong quá trình dạy nghe,
các dạng bài tập cần giải quyết trước, trong và sau khi nghe. Bên cạnh đó giáo viên phải cung cấp
đủ kiến thức về nội dung, chủ đề học sinh sắp nghe… Từ đó tìm ra những phương pháp, những
thủ thuật dạy nghe hiệu quả hơn.
2.1. Xác định rõ những khó khăn trong quá trình dạy nghe Tiếng Anh
Trước khi dạy kỹ năng nghe, mỗi giáo viên phải nhận thức rõ những khó khăn trong quá trình
giảng dạy sau:
- Sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh: tiếng Việt có đặc điểm là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết
tính (ranh giới của hình vị trùng với ranh giới của một từ và trùng với ranh giới của một âm tiết,
tức là mỗi một âm tiết là một hình vị là và là một từ). Trong lời nói, các âm tiết được phát âm tách
rời nhau, độ dài khi phát âm của các âm tiết (từ) luôn ngang bằng nhau, đồng thời, trong lời nói,
không có chuyện âm tiết này chồng lên âm tiết kia. Cũng bởi đặc điểm này mà người Việt thấy rất
khó khi phải tiếp xúc với một ngôn ngữ có những đặc điểm hình thái - ngữ âm khác hẳn tiếng mẹ
đẻ như tiếng Anh. Những đặc điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh có thể kể ra như: tiếng
Anh là ngôn ngữ đa âm tiết (multisyllabic) với sự tồn tại của trọng âm chính, trọng âm phụ khi từ
có từ hai âm tiết trở lên. Bên cạnh đó là sự tồn tại của phụ âm cuối, tổ hợp phụ âm cuối

(consonant/ consonant cluster) …
- Sự hạn chế của khuôn khổ lớp học: Người học ngoại ngữ thường bị “nhiễu tín hiệu” khi nghe
một phần vì họ quá thông minh và có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận thông tin.
Khi lần đầu nghe một thông tin nào đó, người nghe lập tức phải tra từ điển và tìm bằng được ý
nghĩa của câu nói, của từ mới, nếu không thì họ sẽ khó có thể thể tiếp nhận được câu thông tin,
hội thoại thứ hai. Vì thế phương pháp học tập của các em học sinh hiện nay là: nghe, tìm lại lời
thoại (script) và tra từ điển sau đó tiếp tục nghe. Đây không hằn là một phương pháp sai mà vấn
đề là học sinh nhiều khi quá phụ thuộc vào phương pháp học đơn thuần đó.
- Tài liệu nghe cho học sinh có thể thu thập từ nhiều nguồn nhưng để có thể cho học sinh nghe tất
cả và tiếp thu lượng kiến thức trong khoảng thời lượng là 45 phút vẫn là không đủ. Sự hạn chế của
khuôn khổ lớp học khi học một ngoại ngữ là trên lớp các em có thể tiếp thu được các kiến thức cơ
bản và khá thiết thực nhưng lại thiếu đi sự sinh động và chân thực của đời sống. Ngôn ngữ khi
tách rời đời sống chỉ là một ngôn ngữ chết, nó vừa là công cụ để truyền đạt thông tin vừa là công

6


cụ để biểu đạt cảm xúc. Điều mà khuôn khổ của lớp học không dễ dàng mang lại cho người nghe
đó là tính sinh động cũng như tính đa dạng của ngôn ngữ.
Chính vì những khó khăn trên nên người dạy phải dự tính trước được những vấn đề khó khăn mà
học sinh có thể gặp phải trong quá trình nghe để có giải pháp thích hợp, có hướng giải quyết các
vấn đề khó khăn của không chỉ người học mà còn cả của người dạy.
2.2. Các bước trong quá trình dạy nghe
Trong việc dạy kĩ năng nghe, ngoài dạy cho học sinh kiến thức, giáo viên cần chú trọng tới việc
dạy cho học sinh kỹ năng hoàn thành bài nghe. Một bài dạy nghe theo quan điểm của Underwood
(1989: 30-78) phải trải qua ba bước đó là:
* Pre-listening (Trước khi nghe): Mục đích của giai đoạn này là gợi mở hứng thú, đưa ra
thành bài tập nghe và tạo được động lực nghe cho học sinh. Phương pháp được áp dung ở giai
đoạn này là đưa ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề nghe. Bên cạnh đó có thể cung cấp thêm các
tài liệu để bổ sung kiến thức về ngôn ngữ cho chủ đề này. (Như tranh ảnh minh họa, bảng biểu,

các bài báo…). Giáo viên dạy nghe có thể hướng học đến một ngữ cảnh và những chỉ dẫn để học
sinh có thể đoán biết và nghe có định hướng. Giúp học sinh:
- Tìm ra được keyword trong một đoạn và chủ đề của toàn bài nghe, từ đó có thể đoán nghĩa được
cả câu thông qua ngữ cảnh.
- Đoán nghĩa qua ngữ pháp
- Đoán nghĩa qua nội dung diễn ngôn: Luyện tập nghe hiểu, đoán nghĩa qua ngữ cảnh diễn ngôn
- Đoán nghĩa qua ngữ điệu và trọng âm
* While-listening (Trong khi nghe): Học sinh nghe và chủ động sử dụng kiến thức của bản thân
cùng với những thông tin nghe được để xử lý, giải quyết các yêu cầu của bài tập từ đó hoàn thiện
bài tập. Trong giai đoạn này giáo viên có thể dừng lại ở những đoạn cần thiết, nhắc lại những phần
khó hoặc phần quan trọng.
* Post-listening (Sau khi nghe) Mục đích cần đạt được của giai đoạn này là tổng kết, và
nhấn mạnh lại một lần nữa. Và kiểm tra lại xem độ hiểu bài của học sinh tới đâu. Tổng kết về cấu
trúc ngữ pháp, từ mới, pháp âm và có thể liên kết với một số kỹ năng khác.
2.3. Định dạng bài tập nghe
Khi dạy nghe đòi hỏi mỗi giáo viên phải định dạng được các dạng bài tập nghe, qua đó giúp học
sinh nắm được các kỹ năng cơ bản để giải quyết các bài tập khi nghe. Các bài tập nghe thường
được thiết kế theo các dạng sau:

7


(1) Nghe, chọn bức tranh phù hợp với các đoạn hội thoại (Listen and choose the correct
picture for each conversation)

(2) Nghe lời chỉ dẫn để tìm được vị trí của nơi đến/ tòa nhà (Listen and choose the correct
place/ building…)
Nghe lời chỉ dẫn để tìm được vị trí của nơi đến/ tòa building…)
Listen and answer the question.


8


(3) Vẽ tranh trong khi nghe (Draw a picture while listening)
Học sinh nghe đoạn hội thoại miêu tả về vị trí của người vật sau đó vẽ minh họa lại bằng
tranh.
Listen to the tape and draw a picture, depending the information you hear.

(4) Nghe và sắp xếp lại các bức tranh theo thứ tự thời gian (Listen and rearrange the pictures in
the correct order of time)
Now we are going to listen to Mr. Lam, a cyclo driver, talk about his morning activities. The
pictures in the textbook on page 16 describe his activities. Listen to the tape, then number the
pictures in their correct order.

9


(5) Nghe và nối các nội dung liên quan lại với nhau (Listen and match/ tick…)

(6) Nghe và hoàn thành bảng (listen and complete the table/ chart..)
Học sinh phải nghe và hoàn thành chỗ trống trong bảng bằng thông tin nghe được từ bài nghe
( điền thông tin về thời gian, về lịch làm việc…)

10


(7) Nghe những từ quan trọng của đoạn hội thoại như số điện thoại, địa chỉ, các con số để
điền vào chỗ trống. (Listen and complete each blank with suitable information)

(8) Nghe và trả lời câu hỏi (Theo các nội dung chính của bài nghe) (Listen and answer the

questions)

11


(9) Nghe và chọn đáp án đúng sai (True/ false)

(10) Nghe và chọn chủ đề của đoạn tin tức hoặc đoạn hội thoại (Listen and choose the main
theme for for each conversation)
You will hear 5 conversations. Listen and choose the main theme for each conversation by
matching each conversation with a suitable picture.(0) has been done á an example.

Conversation 0 (Food)

……………………………..

…………………….

12


………………………

………………………….

………………………….

(11) Nghe để tìm ra từ chìa khóa (keyword) để hiểu được toàn bộ đoạn hội thoại hoặc chủ đề
bài nghe (Listen and find the keyword…)


(12) Nghe và dự đoán tình huống, kết quả có thể xảy ra (Listen and predict…)
Listen to the conversation between Mary and Peter and guess what is going to happen.

13


(The electrician may get an electric shock)
(13) Nghe để giải quyết vấn đề đề bài đưa ra sau khi nghe (Listen to.. and do the task(s) that
follow(s))

(14) Nghe và giải quyết các yêu cầu cụ thể (Listen and …)
- Tìm hiểu các yếu tố của đoạn thoại như địa điểm, thời gian nơi xảy ra cuộc thoại.
- Đoán tâm trạng của người nói thông qua giọng nói hoặc ngữ điệu.
- Chọn xem trong số những đoạn đã cho sẵn đâu là mở bài, thân bài, kết luận…
(15) Nghe, ghi lại nội dung để thực hiện một yêu cầu (Listen and take note in order to…)
- Chỉnh sửa, tóm tắt và ghi chép (ghi lại nội dung của cuộc hẹn và các yêu cầu trong bài hội
thoại)
(16) Nghe, tổng hợp thông tin và quyết định ý kiến (Listen, summarize and decide…). Học sinh
có thể đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trong bài nghe và bảo vệ chính kiến của mình.
2.4. Cung cấp kiến thức cho học sinh trước khi nghe
Xu hướng phát triển, hội nhập hiện nay đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tư duy đa lĩnh vực, đa
văn hóa,… vì chính những kiến thức này sẽ giúp các em thích nghi tốt trong các hoàn cảnh xã hội,
trong quá trình cộng tác làm việc nhóm, phát triển kỹ năng cộng tác với các cá nhân khác để cùng
nhau giải quyết các vấn đề cụ thể. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần chủ động trong việc cung cấp
cho học sinh các bài thực hành nghe trên mọi phương diện, sử dụng nhiều tài liệu mang tính thực
tế gắn liền với các lĩnh vự văn hóa - xã hội khác nhau.

14



2.5. Các giải pháp cụ thể trong quá trình dạy nghe
2.5.1 Xác định trình độ đối tượng học sinh từng khối lớp, từng lớp học cụ thể (Identify the level
of the students)
Để tiết dạy nghe đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ đối tượng học sinh của
từng tiết dạy. Có như vậy giáo viên mới lựa chọn được nguồn tài liệu cũng như thiết kế được dạng
bài tập nghe phù hợp. Đây là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho tiết dạy.
Nếu giáo viên chỉ nhất nhất tuân theo nội dung sách giáo khoa hay một giáo trình nhất định, điều
này sẽ dẫn tới sự khô khan, nhàm chán cho đối tượng học sinh khá giỏi trong khi lại tạo ra sự quá
tải đối với học sinh trung bình hoặc yếu kém.
2.5.2. Xây dựng nội dung các bài nghe dựa theo chủ đề bài học, dựa theo tài liệu sách giáo khoa.
(Set up the content of the listening lessons depending on the theme of the unit)
Giáo viên có thể biên soạn, xây dựng nội dung tiết dạy dựa theo nội dung sách giáo khoa hoặc xây
dựng bài giảng dựa theo chủ đề sách giáo khoa nhưng độc lập về mặt nội dung và dạng bài tập,
tùy theo đối tượng học sinh. Điều này ban đầu có thể tạo ra sự e ngại, dè dặt không những ở giáo
viên mà còn cả ở đối tượng học sinh. Học sinh có thể đặt câu hỏi: “Tại sao thầy (cô) không dạy
theo sách giáo khoa? Lỡ mai thi vào nội dung sách giáo khoa thì sao?”…Tuy nhiên, mỗi giáo
viên nên nhớ rằng mục đích của học ngôn ngữ là để giao tiếp chứ không phải để đi thi, để đạt
điểm trên trung bình. Nếu giáo viên vượt qua được rào cản này thì hiệu quả của các tiết dạy nghe
sẽ được nâng lên rõ rệt.
2.5.3. Tìm nguồn tài liệu tương ứng, phù hợp nội dung, yêu cầu, kịch bản cho tiết dạy (Find the
suitable sources of material)
Muốn tìm một tài liệu hay, phù hợp theo chủ đề bài học đôi khi không dễ dàng gì, rất mất thời
gian và tốn công sức. Do vậy mỗi giáo viên phải biết sắp xếp thời gian, có kế hoạch tiếp cận khai
thác các nguồn tài liệu hay, đáng tin cậy như ở trong thư viện, ở hiệu sách và đặc biệt trên
Internet.
2.5.4. Xây dựng nội dung, kịch bản cho bài tiết dạy nghe (Build the content and scenario for the
listening lesson)
Mỗi giáo viên không chỉ được coi như một cuốn từ điển bách khoa mà còn là một diễn viên, một
đạo diễn chuyên nghiệp. Vì vậy, để có một tiết dạy hay, đầy lý thú và bổ ích cho học sinh, mỗi
giáo viên phải lên kế hoạch về mặt nội dung theo chủ đề. Tiếp đó giáo viên phải xây dựng kịch

bản cụ thể cho tiết dạy. Nếu kịch bản không hay, nội dung nhàm chán, giáo viên có xuất sắc đến
đâu đi chăng nữa thì kết quả mang lại cũng chỉ là sự thờ ơ lãnh đạm của khán giả (học sinh).

15


2.5.5. Xây dựng, thiết kế giáo án cho tiết dạy (Design the leson plan for the listening lesson)
Khi đã có tài liệu, có kịch bản cho tiết dạy, giáo viên có thể tiến hành thiết kế giáo án chi tiết cho
tiết dạy. Để đảm bảo về mặt thời gian, nội dung cho tiết dạy giáo viên phải tiến hành tạo file âm
thanh, file phim ảnh, cắt dán file cho phù hợp với nội dung định dạng thiết kế trong bài dạy (sử
dụng các phần mềm làm phim, đổi định dạng phim: video converter, video studio, phần mềm cắt
file âm thanh (Mp3 cutter)...)
Khi xây dựng giáo án, giáo viên phải dự tính được các vấn đề khó khăn, những vấn đề phát sinh
trong quá trình giảng dạy (anticipate problems) để có thể chủ động xử lý các tình huống nảy sinh
trong tiết học.
2.5.6. Chuẩn bị các thiết bị trợ giảng cho tiết dạy (Prepare teaching-aids for the lesson)
Thực tế đây là một khâu không quan trọng nhưng nó góp phần rất quan trọng, tạo nên sự thành
công cho tiết dạy. Chúng ta sẽ không thể thành công khi trong tiết dạy nghe thiếu thiết bị nghe
nhìn. Chính vì thế, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các thiết bị hỗ trợ giảng dạy
như máy tính, bút chỉ laser, đài đĩa, phiếu học tập… (cassette, laptop, worksheets, laser pointer…)
2.5.7. Tiến hành dạy theo kế hoạch đã đề ra (Teaching the lesson as planned)
Sau khi đã có giáo án, tài liệu, các thiết bị trợ giảng…, giáo viên phải tiến hành khâu quan trọng
nhất là tiến hành giảng dạy. Tiết dạy phải đảm bảo yêu cầu các bước của một tiết dạy nghe với
những phương pháp đặc trưng, những thủ thuật phù hợp với từng định dạng bài tập.
2.5.8. Đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa nội dung bài dạy cho phù hợp hơn; thiết kế lại bài
dạy cho lớp học khác nếu cần thiết. (Evaluate and draw experience through each teaching
lesson; adjust the content so that it is more suitable than the old one; redesign the listening
lesson if necessary)
Mặc dù đã dạy song tiết dạy, nhưng việc xem xét, nhìn nhận, đánh giá rút kinh nghiệm sau tiết dạy
là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học, bởi nó giúp cho giáo viên có thể điều chỉnh

và hoàn thiện bản thân về phương pháp, củng cố, bổ sung kiến thức về chuyên môn, điều chỉnh
kịp thời cho những tiết dạy sau…
2.6. Một số bài dạy minh chứngcụ thể
* Dựa theo nội dung sách giáo khoa:
ENGLISH 10:

Unit 1. A DAY IN THE LIFE OF...
Lesson 3: C. Listening

I. Aim
Listening for details about a cyclo driver’s morning activities.

16


II. Objectives
By the end of the lesson, students will be able to
-

know what a cyclo driver does in the morning.

-

retell the story of the cyclo to the class.

III. Language focus
1.

Vocabulary: cyclo, pedal, purchase, occupation.


2.

Grammar: Present simple tense.

IV. Methods of teaching
- Eliciting
- Communicative approach
- Vocabulary translation
V. Anticipated problems
Ss may have difficulty in retelling Mr. Lam’s story to the class.
VI. Teaching- aids: Textbook, stereo, pictures, chart, laser pointer…
VII. Procedure
Stage/ Time
Warm- up
(5’)

Teacher’s activities

Students’ activities

- Greeting & checking participants.

- Greeting

- Leading Ss in a game

- Answer the teacher’s

* SHARK ATTACK


questions.

- Have Ss guess the word: DRIVER
. This word consists of 6 letters.

- Take part in the game

. It tells you about a job.
. Each time Ss can guess one

- Listen to the teacher to

letter. Each time Ss can guess only one letter. If it

understand the rules of the

is correct, the student can stand in his own
position. If it is wrong, he has to go down one step.

game.

In 3 stepss, if they can’t find the word, they
loose the game.

- Find the word by guessing
letters one by one.

17



Prelistening
(5’)

- Lead Ss in the news lesson.
* Before you listen
- Have Ss work in pairs, asking and answering
the questions given.

- Listen to the teacher.

. What can you see in the picture?
. Have you ever traveled by cyclo?
. When was it?
. Is it interesting to travel by cyclo?
. Which do you prefer, going by bicycle or by
cyclo? Give reason(s)?

- Work in pairs, asking and

* Pre-teach vocabulary

answering the questions given.

. district (n): giving examples: Nghia Hung
district, Thanh Xuan district
. pedal (n, v): explanation

18



. purchase (n): a thing a person buys.
- Ask Ss to listen and repeat all the words

Whilelistening
(22’)

given.

- Listen to the teacher.

- Pay Ss attention to these words because they

- Listen and repeat.

will appear in the listening text.

- Copy.

* While you listen
Task 1. Now we are going to listen to Mr. Lam,

- Listen and repeat.

a cyclo driver, talk about his morning
activities. The pictures in the textbook on page

- Listen to the teacher.

16 describe his activities. Listen to the tape,
then number the pictures in their correct order.

- Listen to the teacher.
- Look at the picture and talk
about them.

- Have Ss listen to the tape.
- Ask Ss share their answers with their friends.

- Listen to the tape and

- Call on some Ss to give their answers.

number the pictures.

- Give feedback& comments.

- Share their answers with

Answer key: 1-e; 2-f; 3-a; 4-c; 5-b; 6-d

their friends.

Task 2. True/ false

- Present their answers and

- Let Ss read the Statements carefully.

give reasons.

- Play the tape again and ask Ss to listen and


- Copy the correct answers.

decide whether statements are true or false.

- Read the statements

1. Mr. Lam lives in District 1

carefully.

2. Mr. Lam usually gets up early

- Listen and check.

3. After Mr. Lam gets up, he rides his

- Compare their answers with

cyclo from District 5 to District 1.

their friends.

4. Mr. Lam first passengers are two pupils.

- Present their answers and

5. Mr. Lam has lunch at home with his family.

explain them.


19


6. After lunch Mr. Lam immediately goes back
to work.
Answer key:
1. F
2. T
3. F

After Mr. Lam gets up, he rides his

- Take note if necessary.

cyclo from District 5 to District 1.
4. F

Mr. Lam first passenger is an old man.

5. F

Mr. Lam has lunch at a

food Stall near Ben Thanh Market.
6. F

After lunch he takes a short rest.

* With good Ss: teacher may ask them to

repeat the whole sentences.
* After you listen
Post-

- Have Ss work in pairs to ask and answer

listening

about Mr. Lam’s activities, using the cues

(10 mins)

given.

- Work in pairs, asking and

- Have some Ss retell Mr. Lam’s story to the

answering about Mr. Lam’s

class.

activities.

- Give marks& comments.

- Retell the story silently.

- Give comment about the lesson & about the


- Retell Mr. Lam’s story to the

participants.

class.

Consolidatio . Ask Ss to write a passage about Mr. Lam’s
n
(1’)

- Listen to the teacher.

activities & prepare for the next lesson (Unit
1. Lesson 4: D. Writing)

- Write down in their note
books

Homework
(2’)

FEEDBACK
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………….

20


Theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ giải thích yêu cầu của bài nghe, cung cấp

một số từ vựng cần thiết, sau đó tiến hành cho học sinh nghe. Học sinh rất thụ động trong khi
nghe, đôi khi không biết mình sẽ sử dụng những thông tin mà thầy cô cung cấp để làm gì. Vì vậy
học sinh thường cảm thấy buồn chán mỗi khi đến giờ nghe. Tuy nhiên khi giáo viên áp dụng một
số thủ thuật mới vào tiết dạy nghe, học sinh sẽ hứng khởi hơn, kích thích được trí tưởng tượng của
các em về nội dung mà chúng sắp nghe. Học sinh luôn muốn biết mình sẽ nghe gì trong bài học
sắp tới, đối tượng trong bài nghe là ai, đến từ đâu… bởi các em đã có cơ hội đoán biết, thảo luận,
tìm hiểu về nội dung bài nghe trước khi nghe. Hơn nữa học sinh có thể chuyển hoạt động nghe
thành hoạt động nói hay viết sau khi nghe bởi các em đã được tiếp cận vấn đề trước khi nghe, giải
quyết vấn đề trong khi nghe. Ví dụ trước khi cho học sinh nghe để sắp xếp các bức tranh theo trật
tự đúng theo nội dung bài nghe, giáo viên cho học sinh tìm hiểu, hỏi và trả lời về các hoạt động
đang diễn ra trong tranh, từ đó có thể đưa ra những phán đoán mang tính logic.

VD:
Picture a:

A: What is he doing?
B: He is taking a woman to somewhere.

Picture b:

A: What is he doing?
B: He is having breakfast/ lunch…

Picture c:

A: What is he doing?
B: He is taking two students (a girl and a boy) to school/ home.

Picture d:


A: What is he doing?

21


B: He is having a rest.
Picture e:

A: What does he do?
B: He gets up.

Picture f:

A: What is he doing?
B: He is taking a man to somewhere.

 Prediction: Order: 1 – c

2-…

Nếu giáo viên không thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp thì học sinh sẽ gặp
khó khăn trong khi nghe, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém sẽ không thể nghe được. Các em
thường sợ sệt khi bị giáo viên gọi trình bày kết quả nghe trước lớp dẫn tới bầu không khí lớp học
trầm lắng với những ánh mắt nhìn thầy cô đày vẻ sợ sệt, hay kết quả chỉ là sự cúi đầu. Sau khi áp
dụng những thủ thuật này vào trong việc giảng dạy kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt. Có đến
90% số học sinh muốn được trình bày kết quả sau khi nghe, giờ học trở lên sôi nổi hơn và kết quả
nghe của các em cao hơn nhiều so với những tiết học chưa có sự áp dụng ngững phương pháp,
những thủ thuật mới này. Điều đáng nói hơn là các em học sinh khá không những tìm được ý
chính mà các em còn tóm tắt được nội dung bài nghe khá tốt.
Hoạt động sau khi nghe cũng là một hoạt động quan trọng vì nó giúp học sinh có thể phát triển

đồng thời các kỹ năng ngôn ngữ khác: nói, viết. Ví dụ trong chương trình tiếng Anh lớp 12, bài 12
(Unit 12. WATER SPORTS), học sinh phải nghe một người phụ nữ nói về môn thể thao Bơi nghệ
thuật và hoàn thành các bài tập, sau đó tóm tắt lại nội dung bài nghe dựa vào những gợi ý đã cho.
ENGLISH 12:

Unit 12: WATER SPORTS
Lesson 3: C. Listening

I. Objectives:
1. Educational aim: By the end of this lesson, students will understand synchronized
Swimming
2. Knowledge:
- General knowledge: Students learn more about synchronized swimming
- New words: Words related to synchronized swimming
3. Skills:
- Listening and choosing multiple-choice questions

22


- Listening and understanding comprehension questions
II. Methods of teaching: Integrated, mainly communicative, eliciting
III. Anticipated problems: Ss may have difficulty in summarizing the content of the listening
asage
IV. Teaching aids: Student’s book, Cassette, CD, charts…
V. Procedure

23



Stages/
Time
Warm-up
(3’)

Teacher’s activities

Students’ activities

- Greeting

- Greeting

- Checking participants.

- Answer teacher’s questions.

- Lead Ss in the topic of the lesson
Prelistening
(8’)

Before you listen
- Ask students to close the books
- Ask some questions:
- Close the books
- Listen to the teacher
- Answer freely
- It is like ballet. It is the combination
of diving and gymnastics.
1. Where are they playing?


- Read in chorus then individually

2. What are the special features of this
sport?
3. Is it a popular sport?
- Let students read some new words
first in chorus then read individually
- Call on some students to read new
words
- Correct Ss’pronunciation
While you listen
Task 1. Listen to a woman talking
about synchronized swimming and
circle the most appropriate option (A,
B or C) to complete each of the
Whilelistening
(20’)

following sentences.
- Ask students to read 5 multiplechoice questions in the books first and - Read questions
underline key words
- Plays the tape 2 times and lets
students to do the task

- Listen to the tape carefully and then24
do the task


FEEDBACK

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Sau khi nghe, nếu giáo viên chỉ để học sinh nói một cách đơn điệu dựa vào những gợi ý
trong sách giáo khoa thì học sinh khó có thể nói hay, nói trôi chảy, đặc biệt là những học sinh
trung bình và những học sinh yếu kém, dẫn tới hiện tượng các em tự tách mình ra khỏi hoạt động
nhóm hoặc có tham gia chỉ là hình thức chiếu lệ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để học sinh có
thể thực hiện tốt yêu cầu mà bài tập đề ra? Giáo viên chỉ cần một thủ thuật nhỏ mang tính gợi mở
(eliciting) kết hợp phương pháp lấy ý kiến của học sinh (brainstorming) giúp học sinh có thể nói
ra được các cụm động từ gắn liền với các mốc thời gian đã cho:

1923/ Katherine Curtis/ found a
water ballet club

1907/ Annette Kellerman/ first
perform in a glass tank

Synchronized
swimming

1946/ first formal national
championships/ conduct

1984/ synchronized swimming/
become an Olympic event

Học sinh có thể dựa vào sơ đồ để hoàn thành nhiệm mà bài học đặ ra.
Tiết dạy do giáo viên tự thiết kế dựa theo chủ đề bài học:
ENGLISH 12: Theme: ENVIRONMENT
Unit 10. NATURE IN DANGER

Lesson 3: C. Listening
I. Aim
Listen for details about Nature in danger in a sppeech

25


×