Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đáp án cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai (giáo viên) 2017 -2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.93 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THPT
Dành cho giáo viên
Năm học 2017-2018
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: Dương Văn Đạt
Giới tính: Nam
Giáo viên bộ môn:
……………..……………………………….…...…..….…...........
Số điện thoại di động:
……………..………………….....Nhà riêng.....…...…..…..........
Email:
……………..……………………………….…...…..….…...........
Trường:
………………..…………………….…...…..…...……….............
Địa chỉ nhà trường:

……..…………………….............Tỉnh………......…...................

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Việc làm nào sau đây người tham gia giao thông phải thực hiện?
A. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
B. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham
gia giao thông đường bộ.
C. Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; nhường đường cho
người đi bộ, người già, trẻ em, người khuyết tật.
D. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, đội mũ


bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Câu 2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc
chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người
tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ
đường ray gần nhất?
A. 2 mét.

B. 3 mét.

C. 4 mét.

D. 5 mét.

Câu 3. Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” gồm những phương tiện
nào dưới đây?
A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật
kéo và các loại xe tương tự.
B. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho
người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
1


C. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe
tương tự.
Gồm xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe ô tô và các xe thô sơ khác do súc vật kéo.

2


Câu 4. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần

đường quy định thì bị xử phạt với mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
Câu 5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân
theo các quy định nào sau đây?
A. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình.
B. Chỉ được dừng, đỗ phương tiện tại nơi cho phép và bánh xe gần nhất không được cách
xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
C. Được phép dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy
nước.
D. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường
tối thiểu 10 mét.
Câu 6. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ .............
sao cho đúng về nội dung "Một số quy định sử dụng làn đường khi tham gia giao thông".
"Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng .............,
người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn
đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và
.....................
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, ..................... phải đi trên làn đường
bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với ..................... phải đi về bên
phải".
A. cọc tiêu – đèn chiếu xa – xe cơ giới – khoảng cách an toàn.
B. vạch kẻ phân làn đường – bảo đảm an toàn – xe thô sơ – tốc độ thấp hơn.
C. dải phân cách – đèn chiếu xa – xe máy chuyên dùng – tốc độ nhanh hơn.
D. đèn tín hiệu giao thông – bảo đảm an toàn – người đi bộ – tốc độ quy định.
Câu 7. Người điều khiển xe mô tô trên 50 phân khối bắt buộc phải có đầy đủ giấy tờ
nào sau đây?

A. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, giấy khám sức khỏe định kì của cơ quan y tế
cấp.
B. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, bảo hiểm tài sản cá nhân và căn cước công
dân.
C. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, giấy chứng nhận đăng kí xe và giấy
chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
D. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển và giấy kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ
môi trường.
Câu 8. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
kể cả xe máy điện sử dụng điện thoại di động thì bị xử phạt với mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
3


B. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
D. Không bị phạt tiền.
Câu 9. Biển nào báo hiệu phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe cơ giới đi ngược
chiều qua đường hẹp?

A. Biển 1.
C. Biển 3.
Câu 10. Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?

B. Biển 2.
D. Biển 4.

Xe mô tô

Xe tải


Xe con

A. Xe mô tô và xe tải.

B. Xe mô tô và xe con.

C. Xe con và xe tải.

D. Cả ba xe.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Để nâng cao hiệu quả đối với việc giáo dục an toàn giao thông trong trường
học, Thầy/Cô hãy xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh THPT của trường mình.
Câu 2. Để học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào tham gia giao thông
an toàn, theo Thầy/Cô cần đưa ra những giải pháp nào? Tại sao?


Câu 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
THPT của trường mình.
SỞ GD VÀ ĐT …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT …………
Số … KH/THPT- LP

Độc lâp – Tự do- Hạnh phúc


Phú Bình, ngày 10 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT …………….
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường THPT………………..
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tăng cường giáo dục, nâng cao hiểu biết cho học sinh về luật ATGT(An toàn giao thông).
- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân học sinh khi tham gia giao thông.
- Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ giúp các em học sinh
2. Yêu cầu:
- Đoàn trường, Tổ chủ nhiệm cùng phối hợp với các lớp để tổ chức thực hiện.
- Tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh đang công tác, học tập tại trường tham gia và hưởng ứng tích cực.
- Công tác tổ chức thực hiện được tiến hành khoa học, đảm bảo đúng tiến độ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Thời gian.
- Diễn ra trong cả năm học 2017 -2018.
2. Đối tượng tham gia:
- Tất cả các khối lớp trong trường THPT ……………………
3. Nội dung thực hiện:
3.1. Tích hợp cuộc thi văn nghệ “Tôi yêu Việt Nam” trong các giờ chào cờ đầu tuần.
a. Thời gian thực hiện.
- Khối sáng: từ 18/09/2017 – 03/02/2018 (20 tuần học)
- Khối chiều: từ 18/09/2017 – 22/12/2018 (11 tuần học)
b. Nội dung.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ (Hát, múa, tiểu phẩm…), khuyến khích các tiết mục là tiểu phẩm kịch.
- Chủ đề: “ATGT cho nụ cười ngày mai”.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện: Đoàn TNCSHCM trường THPT …………….
- Có kế hoạch thực hiện kèm theo kế hoạch này.
3.2. Thực hiện chương trình Ngoại khóa ATGT cho học sinh toàn trường.

a. Thời gian thực hiện.
- Khối 10: Trung tuần tháng 09/2017
- Khối 11, 12: Trung tuần tháng 11/2017.
b. Nội dung.


- Tổ chức thực hiện bằng hình thức gamshow hoặc triển lãm.
- Liên kết với phòng CSGT huyện Phú Bình để thực hiện chương trình.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện: Đoàn TNCSHCM trường THPT Lương Phú.
- Có kế hoạch thực hiện chi tiết kèm theo kế hoạch này
3.3. Xây dựng chương trình Nhật kí ATGT
a. Thời gian thực hiện.
- Thứ 6 hàng tuần trong các tháng từ tháng 9 đến 26/3.
b. Nội dung
- Thành lập nhóm TNXK (Thanh niên xung kích) phối hợp cùng Tổ chủ nhiệm theo dõi, tổng hợp việc thực hiện
ATGT của học sinh trên đường đi học đến trường và về nhà.
- Phối hợp cùng Đội CSGT huyện Phú Bình thực hiện các chuyên đề kiểm tra việc chấp hành luật ATGT đường
bộ của học sinh trên một số tuyến đường chính. (Đường đi về xã Tân Thành, đường đi về trung tâm huyện…)
- Cập nhật tình hình ATGT trong địa bàn huyện Phú Bình, tổng hợp viết bài đăng tin, sưu tầm các hình ảnh.
- Các bài việt sau khi kiểm duyệt phát trên loa phát thanh của nhà trường vào giờ ra chơi (10 phút) sáng và chiều
ngày thứ 6 hàng tuần. Các bài viết dàn và trưng bày trên bảng tin nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện: Đoàn TNCSHCM trường THPT Lương Phú, Tổ chủ nhiệm
khối sáng, chiều.
- Có kế hoạch thực hiện chi tiết kèm theo kế hoạch này.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban tổ chức:
Trưởng ban: ………………. - Hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.
Phó ban: ………………… – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.
Phó Ban : …………………..– Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú
Ủy Viên: ………………….. – Tổ trưởng tổ chủ nhiệm khối chiều.

Ủy viên: ………………….. – Tổ trưởng tổ chủ nhiệm khối sáng.
2. Thực hiện
a. Tổ chủ nhiệm
- Xây dựng kế hoạch tổ chức báo cáo Đảng ủy, BGH trường THPT Lương Phú, đồng thời chỉ đạo triển khai
kế hoạch đến 100% các lớp.
- Xây dựng dự trù kinh phí tham mưu với cấp ủy, BGH nhà trường.
b. Học sinh
- Những học sinh được huy động nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lập danh sách các thành viên tham gia, có sự thông báo và nắm bắt với GVCN và PHHS để quản lý học
sinh.


IV/ DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Kinh phí phát sinh dự kiến: …………
Tổng kinh phí dự kiến: ……….
(Chi từ quỹ Khuyến học Nhà trường)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ DUYỆT

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

………………………

……………….

(Kèm theo kế hoạch trên)

SỞ GD VÀ ĐT …………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG THPT ……….

Độc lâp – Tự do- Hạnh phúc

Số … KH/THPT- LP

Phú Bình, ngày … tháng … năm 2017

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VĂN NGHỆ
“TÔI YÊU VIỆT NAM” NĂM HỌC 2017 -2018
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường THPT …………..
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh toàn trường.
- Giáo dục,nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh.
- Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho nội dung các tiết chào cờ đầu tuần, tăng cường sự gắn bó, đoàn kết, tạo sân
chơi văn nghệ cho học sinh.
2. Yêu cầu:
- Tổ chủ nhiệm cùng phối hợp với các lớp để tổ chức thực hiện.
- Tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh đang công tác, học tập tại trường tham gia và hưởng ứng tích cực để nội
dung cuộc thi được thành công tốt đẹp;
- Công tác tổ chức thực hiện được tiến hành khoa học, đảm bảo đúng tiến độ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Thời gian.
- Khối sáng: từ 18/09/2017 – 03/02/2018 (20 tuần học)
- Khối chiều: từ 18/09/2017 – 22/12/2018 (11 tuần học)
2. Địa điểm
- Địa điểm: Sân khấu chính của nhà trường trong các giờ chào cờ.



3. Đối tượng tham gia:
- Tất cả các khối lớp trong trường THPT ………………….
4. Nội dung thực hiện:
- Tổ chức thi xây dựng và trình diễn các tiểu phẩm, ca, múa với chủ đề “ATGT cho nụ cười ngày mai”
- Mỗi lớp xây dựng từ 01 – 03 tiết mục thuộc một hoặc nhiều loại hình văn nghệ khác nhau trong thời gian
từ 5 - 7 phút.
- Các lớp tự chủ trong việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ phần thi của lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải duyệt nội dung trước khi cho diễn.
- Xử lý vào thi đua đối với các tập thể, cá nhân sơ sài trong công tác chuẩn bị, làm sai, làm xuyên tạc các
nội dung liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lịch sử của dân tộc.
- Tổ chủ nhiệm chuẩn bị phiếu chấm theo mẫu của BTC phát cho BGK trước khi biểu diễn.
- Lớp trực tuần đồng thời là lớp dự thi.
5. Thành phần Ban giám khảo:
- Các đ/c lãnh đạo, giáo viên phụ trách khối và giáo viên chủ nhiệm các lớp.
6. Cơ cấu giải thưởng:
- Khối sáng:
01 Giải A: 300.000đ (Cộng 40 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
02 Giải B: 200.000đ (Cộng 30 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
03 Giải C: 100.000đ (Cộng 20 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
14 Giải khuyến khích: 50.000đ
- Khối chiều:
01 Giải A: 300.000đ (Cộng 40 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
01 Giải B: 200.000đ (Cộng 30 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
01 Giải C: 100.000đ (Cộng 20 điểm vào tổng điểm thi đua cuối năm)
08 Giải khuyến khích: 50.000đ
Tổng: 2700.000đ
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban tổ chức:
Trưởng ban: ……………………. - Hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.
Phó ban: …………………….. – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.

Phó Ban : ……………………. – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú
Ủy Viên: ………………… – Tổ trưởng tổ chủ nhiệm khối chiều.
Ủy viên: ………………….. – Tổ trưởng tổ chủ nhiệm khối sáng.

2. Thực hiện
a. Tổ chủ nhiệm


- Xây dựng kế hoạch tổ chức báo cáo Đảng ủy, BGH trường THPT Lương Phú, đồng thời chỉ đạo triển khai
kế hoạch đến 100% các lớp.
- Xây dựng dự trù kinh phí tham mưu với cấp ủy, BGH nhà trường.
b. Các lớp.
- Những học sinh được huy động nghiêm túc thực hiện luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ
nhiệm.
- Lập danh sách các thành viên tham gia, có sự thông báo và nắm bắt với GVCN và PHHS để quản lý học
sinh.
IV/ DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Giải thưởng:……………đ
- Kinh phí phát sinh dự kiến: …………….đ
Tổng kinh phí dự kiến: …………..đ
(Chi từ quỹ Khuyến học Nhà trường)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ DUYỆT

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

……………….

……………………..

SỞ GD VÀ ĐT ………………………


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG…………………..
Số … KH/THPT- LP

Độc lâp – Tự do- Hạnh phúc

Phú Bình, ngày … tháng … năm 2017

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
“NHẬT KÍ AN TOÀN GIAO THÔNG” NĂM HỌC 2017 -2018
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường ……………………
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh toàn trường.
- Giáo dục,nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh.
- Đảm bảo trật tự ATGT, ngăn chặn và xử lí kịp thời những trường hợp cố ý vi phạm luật ATGT.
2. Yêu cầu:
- Tổ chủ nhiệm cùng phối hợp với các lớp để tổ chức thực hiện.


- Tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh đang công tác, học tập tại trường nếu được huy động thì tham gia và
hưởng ứng tích cực.
- Công tác tổ chức thực hiện được tiến hành khoa học, đảm bảo đúng tiến độ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Thời gian.
- Diễn ra trong toàn năm học.
2. Nội dung thực hiện:
2.1. Nhóm phóng viên.

- Liên kết với Đài PT TH huyện Phú Bình, đội CSGT huyện Phú Bình nắm bắt cập nhật thông tin, số liệu,
hình ảnh về tình hình giao thông trong huyện. Liên kết với đội thanh niên xung kích để lấy số liệu và nắm bắt
tình hình chấp hành giao thông của học sinh trong trường trên đường đi học về và đến lớp. Viết thành các bài tin
để dán lên bảng tin nhà trường và phát trên loa phát thanh của đoàn thanh niên.(Có giấy giới thiệu của nhà
trường)
- Phụ trách: Đ/c…………………….. – PBT Đoàn trường.
2.2. Nhóm thanh niên xung kích.
- Thực hiện đảm bảo trật tự ở cổng trường vào các ngày trong tuần. Chia thành 02 nhóm để thực hiện luân phiên.
Phân luồng học sinh và giám sát việc chấp hành luật ATGT của học sinh.
- Liên kết với Đội CSGT huyện tổ chức các chuyên đề kiểm tra việc chấp hành luật giao thông của học sinh từ 23 đợt/năm học. (Có văn bản đề nghị của nhà trường)
- Phụ trách: Đ/c ……………………….– PBT Đoàn trường.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban chỉ đạo:
Trưởng ban: ………………… - Hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.
Phó ban: ………………. – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú.
Phó Ban : ………………. – Phó hiệu trưởng trường THPT Lương Phú
Ủy Viên:…………………...– Bí thứ Đoàn trường THPT Lương Phú.
2. Thực hiện
a. Đoàn trường
- Xây dựng kế hoạch tổ chức báo cáo Đảng ủy, BGH trường THPT Lương Phú, đồng thời lựa chọn học
sinh,thành lập các đội nhóm để thực hiện.
b. Các lớp.
- Những học sinh được huy động nghiêm túc thực hiện luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
- Lập danh sách các thành viên tham gia, có sự thông báo và nắm bắt với GVCN và PHHS để quản lý học
sinh.
IV/ DỰ TRÙ KINH PHÍ
Tổng kinh phí dự kiến: ………


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ DUYỆT


NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

…………………………….

…………………………….


Câu 2: Để học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào tham gia giao
thông an toàn, theo Thầy/Cô cần đưa ra những giải pháp nào? Tại sao?
1. Những nguyên nhân khiến nhiều học sinh chưa nghiêm túc chấp hành luật
ATGT.
a. Sự quan tâm giáo dục chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao của gia đình, nhà
trường. Thực tế nhiều gia đình bố mẹ thiếu sự quan tâm nhắc nhở thường xuyên
tới con cái về việc ăn mặc, đầu tóc, phép ứng xử giao tiếp đặc biệt là văn hóa
tham gia giao thông. Có thể mua sắm cho con những chiếc xe máy điện rất đắt
tiền nhưng không để ý việc các em tham gia giao thông như thế nào. Có đội mũ
bảo hiểm hay không, xử lý các tình huống giao thông như thế nào. Nếu có giáo
dục thì sự giáo dục chưa đến nơi hoặc chưa đúng cách. Nhắc nhở một, hai lần
rồi cho qua, chưa sát xao, nghiêm khắc, thậm chí nhiều phụ huynh còn không
gương mẫu khi tham gia giao thông dẫn đến việc giáo dục thiếu hiệu quả.
Nhiều gia đình vì áp lực kinh tế lớn, bố mẹ phải đi làm xa hoặc những mâu thuẫn
trong đời sống gia đình khiến cho sự quan tâm của bố mẹ càng không thường xuyên. Từ
đó dẫn tới tâm lý bất cần, chán nản ở học sinh khiến các em dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu
từ bạn bè, xã hội. Càng không có ý thức chấp hành tốt kỉ luật và pháp luật. Theo số liệu
tổng hợp của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình bạo lực gia đình
năm 2016 cho thấy có 14.790 vụ bạo lực gia đình với tổng số nạn nhân là 13.524 người,
tổng số người gây bạo lực là 14.177 người. Từ con số trên cho thấy rõ ràng vai trò giáo
dục của gia đình ngày càng giảm sút. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề xã
hội khác ở tuổi vị thành niên tăng lên như bạo lực, trầm cảm, say xỉn, tệ nạn xã hội, vi

phạm pháp luật…trong đó có vi phạm luật ATGT.
Sự giáo dục của nhà trường từ cấp tiểu học đến THPT mặc dù đã có những thay đổi
những năm gần đây song vẫn nặng về kiến thức. Chưa thống nhất trong việc dạy kĩ năng,
lối sống, văn hóa ứng xử…Nếu có thì việc dạy còn mang tính lý thuyết chưa gắn bó chặt
chẽ với thực tế cuộc sống. Học sinh chỉ dừng lại ở việc nhận diện đúng sai chứ chưa
chuyển hóa các kiến thức thành lối sống, văn hóa bởi thế tính tự giác chưa cao.
b. Sự ảnh hưởng của phim ảnh và mạng xã hội.
Sự phát triển của internet cùng với mạng xã hội trong nhiều năm gần đây khiến
lượng thông tin bùng nổ không kiểm soát. Có nhiều phim ảnh chứa nội dung bạo lực, tác
động tiêu cực đến tâm lý. Các cảnh đánh chém, đấu đá, giải quyết thù oán khá phổ biến.
Các cảnh đua xe, chạy trốn, cố tình vi phạm luật giao thông khá nhiều trong những bộ


phim hành động. Những phim tâm lý xã hội thì chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng
hình mẫu văn hóa. Nhiều diễn viên chính diện trong phim không đội mũ hoặc đội mũ
không đúng chuẩn khi diễn các cảnh có tham gia giao thông trong phim. Từ tâm lý hâm
mộ, thần tượng các bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc nói năng và cả cách tham gia giao
thông của các diễn viên. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên khi đi vào tâm lý con
người đặc biệt là với tâm lý tò mò, nhạy cảm với cái mới của người trẻ.
Bên cạnh đó là sự phát triển của mạng xã hội. Các trang mạng xa hội ngoài mục đích
gắn kết mọi người thì đó là môi trường để kinh doanh, kiếm tiền bằng nhiều cách. Đặc
biệt là hiện tương câu like, trao đổi, mua bán like. Nhiều đối tượng sử dụng cách hình
ảnh video có nội dung bạo lực, khiêu dâm hoặc các lối sống hưởng thụ, buông thả như ăn
nhậu, vũ trường…để thu hút like. Nó tác động mạnh tới một bộ phận giới trẻ khiến các
em dễ sa ngã, sinh ra tâm lý học đòi, coi thường pháp luật.
c. Ảnh hưởng từ người lớn không gương mẫu, bạn bè xấu.
Muốn giáo dục có hiệu quả cao thì người trưởng thành phải làm gương. Nếu không
giáo dục khó hiệu quả. Nhiều phụ huynh nhắc nhở con cái nhưng bản thân lại không thực
hiện nghiêm túc. Hoặc khi đi ra đường học sinh thấy rằng nhiều người cũng không chấp
hành luật như không đội mũ, vượt đèn đỏ, đi quá tốc độ…bản thân các em cũng thấy rằng

việc chấp hành luật trở nên không quá cần thiết. Thực hiện cũng được không thực hiện
cũng không sao. Từ đó dẫn đến tâm lý lơ là khi thực hiện luật.
Nhiều học sinh vốn ngoan nhưng do bị ảnh hưởng bởi bạn bè từ đó ảnh hưởng những
thói quen xấu.
d. Tâm lý lứa tuổi
Lưa tuổi học sinh, đặc biệt từ 15- 18 tuổi là độ tuổi khẳng định mình. Các em muốn
thể hiện mình trước bạn bè và mọi người. Ở lứa tuổi này cái tôi cá nhân được đẩy rất cao
bởi vậy các em thích bộc lộ mình qua cách ăn mặc, nói năng, ứng xử…Nhiều em muốn
thể hiện với bạn bè về độ “chơi” của mình bằng việc nhuộm tóc, mặc đồ đắt tiền, đi xe
đẹp…và qua nhiều hành vi khác trong đó có việc tham gia giao thông. Nhiều học sinh
mặc dù chưa có bằng lái nhưng cố ý gửi xe máy ở ngoài trường học và sử dụng. Đặc biệt
phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ, thậm chí đèo 3 đèo bốn trước con mắt ngỡ ngàng
của bạn bè. Các em cho rằng làm như vậy là một cách để khẳng định cái tôi của mình
khiến bạn bè nể phục và trầm trồ.
e. Chưa áp dụng kiên quyết các hình phạt với học sinh vi phạm.


Nghị định 46/2016/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016 có quy
định rất rõ về hình thức, mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật giao thông
đường bộ trong đó có cả xe máy điện. Điều 17 quy định rõ “xử phạt người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe
tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao
thông” Tuy nhiên từ trước đến nay việc xử phạt đối với học sinh còn được nương nhẹ.
Việc xử phạt còn manh tính nhắc nhở vì vậy nhiều em học sinh coi thường việc chấp
hành luật.
2. Biện pháp
a. Cần có sự quan tâm chăm sóc nhắc nhở thường xuyên từ gia đình.
Giáo dục trong gia đình chiếm một vai trò rất quan trọng. Gia đình là nơi các em gắn
bó nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất tới tâm lý, đạo đức các em. Một đứa trẻ được quan
tâm và dạy dỗ tốt sẽ góp phần quan trọng tạo ra một công dân tốt. Mỗi bậc phụ huynh cần

thấy rõ va trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Cần làm gương trong lối
sống và việc tham gia giao thông. Tiền bạc không thể cho các em đạo đức và lòng nhân
hậu. Để mọi người nhận thức được điều này cần có sự truyền thông vận động mạnh mẽ từ
các tổ chức hội, các kênh thông tin truyền thông, các diễn đàn…
b. Tăng cường giáo dục kĩ năng, lối sống trong nhà trường theo hình thức mới
mẻ, sinh động, thực tế.
Việc dạy học kĩ năng sống, lối sống và hiểu biết văn hóa cần trở thành một môn học
có đầu tư trong hệ thống giáo dục. Chỉ ra cho trẻ biết rằng việc cảm ơn và xin lỗi là vô
cùng cần thiết, việc bỏ chạy khi thấy người bị nạn là vô nhân đạo, việc vượt đèn đỏ, đi ẩu
là thiếu văn hóa…Mỗi tiết học cần có nhưng minh chứng sinh động, cần đan xen các hoạt
động quan sát, trải nghiệm thực tế…
Cần nhiều hơn các chương trình tọa đàm, các buổi ngoại khóa để học sinh được phát
biểu, nêu suy nghĩ của mình. Đề học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập lý
thú, bổ ích. Nhất là khi chưa có một môn học giáo dục thực sự hiệu quả cho học sinh thì
các hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc tổ
chức cần có hiệu quả, tránh hình thức, khô cứng. Ví dụ tổ chức hùng biện, diễn kịch,
gamshow…
c.

Quản lý của nhà nước về các nội dung phim ảnh, trang mạng xã hội có tác động tiêu
cực đến tâm lý. Giáo dục cho học sinh khả năng đề kháng trước cái xấu.


Hiện nay Nhà nước đã có thông tư số: 09/2014/TT-BTTTT, Quy định chi tiết về hoạt
động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó có Điều 4 thông tư số:
09/2014/TT-BTTTT quy định điều kiện về tài chính, kỹ thuật. Nghị định số 72/2013/NĐCP về việc cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội:
Tuy nhiên việc quản lý các trang thông tin điện tử, mạng xã hội là một yếu tố cần
kiểm soát trong chiến lược phát triển con người Việt Nam. Hiện nay sự tồn tại tràn lan

của các fanpage, web site chưa có một cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ. Bất cứ ai, đối
tượng nào cũng có thể tạo lập để sử dụng như một kênh thông tin, trang phát ngôn của
mình. Nhà nước nên siết chặt hơn sự tồn tại hoạt động của các website, fanpage, blog,
diễn đàn và profile cá nhân trên facebook hoặc có một cơ chế đăng kí quản lý nào đó để
kiểm soát về mặt nội dung. Cũng cần quy định rõ về những loại mặt hàng được phép kinh
doanh và cần kiểm soát. Đặc biệt nhà trường cần có biện pháp giáo dục học sinh các kĩ
năng sử dụng và đề kháng trước các thông tin trên mạng xã hội



×