Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.82 KB, 3 trang )

Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ
chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay
Phạm Thị Thu Trang
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Võ Đình Toàn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Hoạt động bao thanh toán; Bao thanh
toán
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường đầy gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong bối
cảnh toàn cầu hoá thì cơ hội và thách thức càng lớn. Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh tế
năng động là sự đòi hỏi một cơ chế hoạt động nhạy bén và chuẩn mực. Do đó, Việt Nam nói
riêng và các nước đang phát triển nói chung cần đưa ra những chính sách hợp lý và khả thi. Nhất
là phải theo kịp các nước phát triển về công nghệ và dịch vụ.
Đồng thời, với việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, tham
gia các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh hàng hóa
dịch vụ ngoại thương. Mặt khác, việc tham gia các tổ chức, các nhóm, khối tài chính quốc tế
cũng tạo cho Việt Nam những áp lực nhất định về nhiều mặt như: hiện đại hóa hệ thống ngân
hàng, lành mạnh hệ thống tài chính,…Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán mới được
hình thành và chủ yếu là bao thanh toán trong nước. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập, bao
thanh toán là một trong những sản phẩm mà chúng ta phải áp dụng để bắt kịp với tốc độ phát
triển chung, đặc biệt là mảng bao thanh toán quốc tế.
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ. Đây được xem như một hình thức trợ vốn cho người bán hàng nhằm đảm bảo
quyền lợi cũng như nguồn vốn luân chuyển để tiếp tục sản xuất, tránh tình trạng ứ đọng vốn làm
giảm khả năng kinh doanh của bên bán hàng. Với hình thức cấp tín dụng mới mẻ này, cho phép


bên bán hàng có được những quyền lợi nhất định.
Tuy nhiên, hình thức bao thanh toán manh nha xuất hiện ở nước ta từ đầu thập niên 90
nhưng phải đến năm 2004 mới chính thức hoạt động ở Việt Nam sau khi Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao
thanh toán của các tổ chức tín dụng có hiệu lực, đến nay hình thức này còn khá mới và lạ lẫm
đối với nhiều doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam. Thêm vào đó, các quy định của pháp
luật về phương thức này còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, sau khi tìm hiểu tôi xin mạnh dạn
nghiên cứu về vấn đề bao thanh toán với đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ
chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay”.


Với trình độ và nhận thức còn hạn chế, đề tài sẽ còn rất nhiều khuyết điểm, do đó, kính
mong Quí thầy cô và các bạn cùng tham gia góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn./.
2. Mục đích nghiên cứu
Một là, trung nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt đông bao thanh toán như nguồn gốc, bản
chất, quy tắc hoạt động của bao thanh toán. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện và phát
triển hoạt động dịch vụ bao thanh toán ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Đồng thời,
tập trung nghiên cứu tình hình phát triển hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng
vào nước ta.
Hai là, căn cứ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh toán đánh giá pháp
luật Việt Nam hiện hành về hình thức bao thanh toán, thực trạng phát triển hoạt động bao thanh
toán ở nước ta và tìm ra nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động này ở Việt Nam. Đánh giá khách
quan về chính sách pháp luật điều chỉnh bao thanh toán ơ nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn
chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bao thanh toán.
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về bao
thanh toán ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật học về lý luận và dựa trên các quy định pháp

luật hiện hành gắn với tình hình phát triển dịch vụ bao thanh toán cũng như pháp luật về bao
thanh toán ở một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng thực tiễn nước nhà.
Đồng thời, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại ở Việt
Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng dựa trên tổng hoà của các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân - tổng hợp, phương pháp so sánh,
thống kê dựa trên tư tưởng Mac - LêNin.
5. Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng được đưa vào hoạt động ở Việt Nam chính
thức từ năm 2004 đến nay. Với 10 năm ra đời, hoạt động và phát triển, hoạt động này đã bước
đầu thu được những thành quả đáng ghi nhận và nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả. Ví dụ như Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hiền với “Phát triển nghiệp vụ
bao thanh toán của ngân hàng công thương tại Việt Nam”, hay đề tài “Tình hình thực hiện bao
thanh toán ở Việt Nam và một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán ứng dụng vào
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thái Bảo Luân,... Tuy nhiên, các
tác giả thường tập trung nghiên cứu nghiệp vụ kinh tế về bao thanh toán của các ngân hàng
thương mại ở nước ta mà chưa chú trọng đến pháp luật điều chỉnh hoạt động này ở Việt Nam.
Trong khi hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế, chưa
thực sự linh động và nhất quán. Chính vì thế, ở đề tài này tác giả muốn tìm hiểu một cách thống
nhất tạo cơ sở tiền đề nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghiệp vụ bao thanh toán.
Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh
toán trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khoa học và kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp
luật về bao thanh toán ở một số nước trên thế giới.
Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam, làm rõ những bất
cập, hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục.
Thứ ba, xác định những quan điểm chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về
bao thanh toán ở Việt Nam.
6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng.


Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bao thanh toán của tổ chức
tín dụng ở Viêt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về nghiệp vụ
bao thanh toán của tổ chức tín dụng.

References
I. Tiếng Việt
1.
Chính phủ (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6
năm 2010, Hà Nội.
2.
Nguyễn Đăng Dờn (2004), “Tiền tệ ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
3.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), “Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại ngân
hàng Công thương Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh.
4.
Phạm Xuân Hùng (2007), “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) ở
Việt Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
5.
Nguyễn Quỳnh Lan (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.
6.
Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 về việc ban hành qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ
sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, Hà Nội.

7.
Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày
06/09/2004 ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8.
Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày
19/04/2005 ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, Hà Nội.
9.
Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
10.
Ngân hàng Nhà nước (2005), Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 về
việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ
chức tín dụng, Hà Nội.
11.
Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín
dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
12.
Trần Hoàng Ngân-Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), “Bao thanh toán factoring
một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam”, Phát triển kinh tế (2006/số 187).
13.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng.
II. Tiếng Anh
14.
Asean Bankers Association (2012), Dox for factoring seminar
15.
Christopher Pass & Bryan Lones, Dictionary of Economic.

16.
World bank (2004), Financing small and medium-size Enterprises with
factoring: global growth in factoring and its potential.
17.
www.factor-chain.com Factors Chain International , General rules for
international factoring(GRIF).
18.
www.unidroit.org, Unidroit Convention On International Factoring, (1988),
Ottawa – Canada.



×