Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Cacbon-Silic Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.04 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI QUỐC HÙNG

TUYỂN CHỌN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƢƠNG CACBON-SILIC HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC PHÁT HIỆN
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI QUỐC HÙNG

TUYỂN CHỌN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP CHƢƠNG CACBON-SILIC HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11


Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu

Hà Nội - 2015

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................... i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ................................................................................................. vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ................................................................................ viii
Danh mục các hình ảnh ........................................................................................... ix
Mở đầu ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 6
1.2. Định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông....................................................... 7
1.2.1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục Trung học ................................ 7
1.2.2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ...................... 8
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học........................................ 9
1.3. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học ............................................ 10
1.3.1. Khái niệm năng lực ........................................................................................ 10
1.3.2. Đặc điểm của năng lực ................................................................................... 11
1.3.3. Cấu trúc của năng lực ..................................................................................... 11
1.3.4. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh ..................... 13
1.3.5. Các năng lực chuyên biệt của môn Hóa học .................................................. 13
1.4. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ...................................................... 14
1.4.1. Khái niệm về năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề .................................. 14
1.4.2. Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.................................... 14

1.4.3. Biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ....................... 15
1.4.4. Biểu hiện của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề .................................. 16
1.4.5. Các phương pháp đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh . 18
1.5. Phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ................................ 20
1.5.1. Khái niệm, bản chất phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ...
1.5.2. Quy trình dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề............ 21
1.5.3. Tình huống có vấn đề ..................................................................................... 23

3


1.5.4. Các mức độ của việc áp dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......... 25
1.5.5. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ....... 26
1.6. Bài tập hóa học – phƣơng tiện dạy học hiệu quả trong việc phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh ........................................................................ 27
1.6.1. Khái niệm ..................................................................................................... 27
1.6.2. Phân loại bài tập hóa học ............................................................................... 27
1.6.3. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học ....................................................... 29
1.6.4. Ý nghĩa bài tập hóa học .................................................................................. 30
1.7. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học và phát triển năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học ở trƣờng trung
học phổ thông hiện nay .......................................................................................... 31
1.7.1. Mục đích điều tra ........................................................................................... 31
1.7.2. Nội dung và phương pháp điều tra ................................................................. 31
1.7.3. Tiến hành điều tra........................................................................................... 32
1.7.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra .............................................................. 32
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 36
Chƣơng 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP CHƢƠNG CACBON-SILIC HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH ..... 37

2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng Cacbon - Silic hóa học lớp 11 trung
học phổ thông.......................................................................................................... 37
2.1.1. Mục tiêu chương Cacbon – Silic hoá học lớp 11 trung học phổ thông ......... 37
2.1.2. Cấu trúc chương Cacbon – Silic hoá học lớp 11 trung học phổ thông .......... 38
2.1.3. Những điểm chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương Cacbon –
Silic hoá học lớp 11 .................................................................................................. 39
2.2. Tuyến chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học định hƣớng phát triển
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh ......................................... 41
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học định hướng phát
triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh .................................... 41
2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề cho học sinh ........................................................................... 42

4


2.3. Hệ thống bài tập chƣơng Cacbon-Silic hoá học 11 trung học phổ thông
định hƣớng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh ..
2.3.1. Nguyên tắc sắp xếp hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề.................................................................................................. 43
2.3.2. Hệ thống bài tập vận dụng kiến thức chương Cacbon-Silic định hướng phát
triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề........................................................... 43
2.3.3. Hệ thống bài tập giải quyết vấn đề ................................................................. 48
2.3.4. Hệ thống bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn ............................... 55
2.4. Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh .................................................. 70
2.4.1. Phương hướng chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh ................................................................................. 70
2.4.2. Sử dụng bài tập hóa học tạo tình huống có vấn đề trong bài dạy nghiên cứu tài
liệu mới..................................................................................................................... 72

2.4.3. Sử dụng bài tập hóa học tạo tình huống có vấn đề để củng cố, phát triển mở
rộng kiến thức và rèn kĩ năng ................................................................................... 73
2.5. Thiết kế một số giáo án bài dạy có sử dụng hệ thống bài tập hóa học để
phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS ............................... 76
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 87
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................. 88
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .................................................................... 88
3.2. Nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............................................... 88
3.3. Kế hoạch và tiến hành thực nghiệm sƣ phạm .............................................. 88
3.3.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm ............................................................. 88
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................... 89
3.3.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá ............................................................................. 90
3.3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................... 90
3.4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................... 92
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...................................................... 98
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 102
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 105

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã và đang được toàn xã hội
quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Định hướng đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW):
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, “cuộc cách mạng về
phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả
năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong quá
trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo dục
hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu giải pháp cụ thể cho
giáo dục phổ thông “thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau
năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chương trình phải
hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có trong
cuộc sống như năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề,...”
Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác
định cần chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ định hướng nội dung sang định
hướng phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt từng môn
học để giúp học sinh (HS) sống và phát triển trong xã hội hiện đại.
Trước những thách thức mới của yêu cầu phát triển xã hội, trong bối
cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới,
Nhà trường phải đào tạo người HS – lực lượng lao động nòng cốt trong tương
lai, có những năng lực chung trong đó có năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề (PH và GQVĐ) một cách độc lập. Như vậy, PH và GQVĐ không chỉ thuộc
phạm trù phương pháp dạy học (PPDH), mà còn trở thành mục đích của quá
6


trình dạy học trong nhà trường, giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong nội dung học
tập của HS và các vấn đề thực tiễn xã hội có liên quan.
Môn Hóa học là môn học trong nhóm môn khoa học tự nhiên, ở phổ
thông cung cấp cho học sinh những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn
chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ giữa công nghệ hóa học,

môi trường và con người. Vì vậy môn Hóa học có những điều kiện để GV
thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực GQVĐ cho HS một cách hiệu quả.
Trong dạy học hoá học, bài tập hóa học (BTHH) vừa là mục đích, vừa
là nội dung, PPDH và cũng là phương tiện dạy học hiệu quả để phát triển các
năng lực và rèn kĩ năng cho HS. Giải bài BTHH với tư cách là một PPDH, có
tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển HS. Đồng thời,
nó cũng là thước đo thực chất sự nắm vững kiến thức và kĩ năng hóa học của
HS.
Như vậy BTHH có vai trò quan trọng và hiệu quả sâu sắc trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo, hình thành phương pháp chung của việc tự học
hợp lí, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, năng lực PH và GQVĐ cho HS.
Song việc sử dụng BTHH trong dạy học chưa thực sự được GV chú trọng
đúng mức, GV còn tập trung rèn kĩ năng giải BTHH để đáp ứng yêu cầu thi
cử chưa chú ý đến việc sử dụng bài tập để phát triển các năng lực cho HS. Vì
vậy việc xây dựng và nghiên cứu s ử dụng hệ thống bài tập định hướng phát
triển năng lực trong dạy học hóa học một cách linh hoạt, có sự kết hợp hợp lý
với các PPDH khác để phát triển tối đa năng lực nhận thức và tư duy của HS,
năng lực PH và GQVĐ cho HS là yêu cầu cấp bách trong nhiệm vụ đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Tuyển chọn, xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập chương Cacbon-Silic (Hóa học 11) nhằm phát triển
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh THPT” làm đề tài
nghiên cứu của mình và áp dụng vào quá trình dạy và học môn Hóa học ở
trường THPT Thủy Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phòng.
7


2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương CacbonSilic - Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực PH và GQVĐ cho HS góp phần
đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học hoá học THPT.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n có liên quan ếđn đề tài về: Đổi mới PPDH, phát
triển năng lực PH và GQVĐ cho HS trong quá trình dạy - học Hóa học; BTHH
và mối quan hệ giữa BTHH với việc nâng cao năng lực PH và GQVĐ.
- Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hoá học THPT đi sâu vào
chương Cacbon – Silic hoá học lớp 11 THPT.
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập chương Cacbon-Silic Hóa học
11 và nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng trong việc phát triển năng
lực PH và GQVĐ cho HS.
- Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng BTHH để phát triển năng lực PH
và GQVĐ cho HS.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH trong dạy học ở trường phổ
thông hiện nay và trong việc phát triển năng lực PH và GQVĐ cho HS ở một
số trường THPT thành phố Hải Phòng.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, tính phù hợp của hệ
thống bài tập đã xây dựng và tính khả thi, hiệu quả của các phương pháp sử
dụng đã đề xuất nhằm phát triển năng lực PH và GQVĐ cho HS.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực PH và GQVĐ cho HS khi sử dụng hệ thống bài tập
chương Cacbon-Silic Hóa học 11 đã được chọn lọc và phân dạng trong dạy
học hoá học phổ thông.
8


5. Vấn đề nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định hướng năng lực phần

Chương IV Cacbon-Silic (Hóa học 11 cơ bản) như thế nào và trong dạy học
để nâng cao được năng lực PH và GQVĐ cho học sinh THPT?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập đa dạng có sự chọn lọc và phân
dạng cụ thể, đồng thời có phương pháp sử dụng chúng một cách hợp lí trong
sự phối hợp với các PPDH tích cực sẽ giúp học sinh phát triển năng lực nhận
thức, năng lực PH và GQVĐ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học hoá học
phổ thông.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
BTHH chương Cacbon-Silic Hóa học 11 để phát triển năng lực PH và GQVĐ
cho HS.
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi 2 trường THPT
Thủy Sơn và THPT Lý Thường Kiệt - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập và điều tra khảo
sát mới từ 9/2013 đến 11/2014.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tổng quan cơ sở lí luận về phát triển năng lực PH và GQVĐ trong dạy
học và sử dụng BTHH trong dạy học hoá học để phát triển năng lực PH và
GQVĐ cho HS.
Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực
chương Cacbon-Silic - Hóa học 11, đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống
bài tập đã xây dựng trong dạy học để phát triển năng lực PH và GQVĐ cho
HS trung học phổ thông.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để chứng minh giả thuyết trên, đề tài sử dụng phối hợp các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau đây:
9



9.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, tổng quan các tài liệu về lý luận dạy học có liên quan đến
đề tài.
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác
nhau.
9.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, phỏng vấn GV và HS về thực trạng việc phát triển năng lực
GQVĐ cho HS trong dạy học hóa học.
Quan sát quá trình học tập của HS qua các giờ học, phỏng vấn HS.
Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của hệ thống
bài tập và các biện pháp đã đề xuất để bồi dưỡng năng lực PH và GQVĐ.
9.3. Phương pháp xử lí thông tin:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học
giáo dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chƣơng
Cacbon-Silic hóa học 11 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề cho học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình , sách

giáo khoa lớp 11 môn Hoá Học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá trong

quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường
THPT. Môn Hóa học (lưu hành nội bộ). Hà Nội.
5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số

phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6.

Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư


phạm ứng dụng. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2000), "Hội nghị tập huấn

phương pháp dạy học hóa học phổ thông". Hà Nội.
8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực

hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học
lớp 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề

chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
10.

Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chƣơng trình phát triển

giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học , kiểm tra đánh
giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá
học cấp Trung học phổ thông.
11.

Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn, Đào Thu Nga, Nguyễn Thị Hồng Thúy

(2007), Giới thiệu Giáo án Hóa học 11. Nxb Hà Nội.


11


12.

Nguyễn Cƣơng (1976), Cách tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy hóa

học ở trường phổ thông, Nghiên cứu Giáo dục.
13.

Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

và Đại học. Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục Việt Nam.
14.

Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương

pháp dạy học hoá học, Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
15.

Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại một số

vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội.
16.

Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

(Tái bản lần thứ 4), Nxb Giáo dục Việt Nam.
17.


Dƣơng Văn Đảm (2006), Hóa học quanh ta. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18.

Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19.

Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20.

Nguyễn Kế Hào (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nghiên cứu

Giáo dục.
21.

Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục.

22.

Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học

làm trung tâm, Nxb Giáo dục Hà Nội.
23.

Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic để nâng cao hiệu


quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ
thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
24.

Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn hoá

học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
25.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
26.

Quốc hội. Luật giáo dục 2005.

27.

Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạ y học hóa học



Học phần phương pháp dạy học hóa học 2. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
28.

Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Bài tập hóa học phổ thông, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

12



29.

Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Bài tập hóa học và thực hành giảng dạy bộ

môn hóa học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
30.

Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở

trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
31.

Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống .

Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32.

Nguyễn Xuân Trƣờng, Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung

Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách Giáo viên
Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
33.

Nguyễn Xuân Trƣờng, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên

(2009), Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
34.


Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung

Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004 2007). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
35.

Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Từ điển Bách khoa.

36.

M.I. Macmutốp (1977), Tổ chức dạy học, nêu vấn đề ở nhà trường. NXB

Giáo dục Mátxcơva (bản tiếng Nga).
37.

Weinert, Franz E. (2001), Đo lường hiệu suất trong các trường học. U

Weinheim. Basel.

13



×